Đề tài nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm tìm ra các
Trang 1
VƯU THỊ THÙY TRANG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2VƯU THỊ THÙY TRANG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ THỊ PHƯƠNG ANH
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài: 7
2 Mục đích nghiên cứu: 9
3 Phạm vi nghiên cứu: 9
4 Phương pháp nghiên cứu: 9
5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 10
Chương 1: TỔNG QUAN 11
1.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nước: 11
1.2 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước: 13
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 17
2.1 Khái niệm: 17
2.2 Khung lý thuyết của đề tài: 22
2.3 Mô hình lý thuyết của đề tài: 26
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 Các bước thực hiện nghiên cứu: 28
3.2 Thực hiện nghiên cứu: 29
3.3 Xây dựng thang đo: 31
3.4 Thiết kế nghiên cứu định lượng: 35
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
4.1 Mẫu khảo sát: 37
4.2 Kiểm định thang đo: 38
4.3 So sánh mức độ đánh giá của giảng viên về các yếu tố theo thành quả nghiên cứu: 46
4.4 Đánh giá của giảng viên về các yếu tố theo lĩnh vực nghiên cứu: 52
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu: 53
KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 57
Khuyến nghị: 57
Kết luận: 59
Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo: 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 63
Phụ lục 1: NỘI DUNG PHỎNG VẤN GẢNG VIÊN 63
Phụ lục 2: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN 64
Phụ lục 3: PHIẾU KHẢO SÁT 69
Trang 4Phụ lục 4: CÁC BẢNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 72
Phụ luc 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ TỔNG HỢP 76
Phụ lục 6: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC THANG ĐO 78
Phụ lục 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA PHÂN NHÓM THEO THÀNH QUẢ NGHIÊN CỨU 82
Phụ lục 8: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA – PHÂN NHÓM THEO LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 91
DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 – Kết quả nghiên cứu định tính 28
Bảng 3.2 – Thang đo Thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu 30
Bảng 3.3 – Thang đo các biến nằm ngoài tầm kiểm soát 30
Bảng 3.4 – Thang đo Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu 31
Bảng 3.5 – Thang đo thành tích nghiên cứu 32
Bảng 3.6 – Cấu trúc bảng hỏi……… 33
Bảng 4.1 – Mẫu khảo sát……… 36
Bảng 4.2 – Kết quả EFA thang đo Thái độ đối với nghiên cứu khoa học 37
Bảng 4.3 – Kết quả EFA thang đo các ràng buộc xã hội 38
Bảng 4.4 – Kết quả EFA thang đo Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu 39
Bảng 4.5 – Kết quả KMO & Bartlett’s Test 40
Bảng 4.6 – Kết quả phân tích nhân tố tổng hợp 40
Bảng 4.7 – Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình 41
Bảng 4.8 – Kết quả phân tích ANOVA theo nhóm thành tích nghiên cứu (thành tích nghiên cứu được hiểu là tổng số bài báo trong nước và quốc tế) … …… 45
Bảng 4.9 – Kết quả phân tích ANOVA (thành tích nghiên cứu được hiểu là tổng số bài báo trong nước) 47
Bảng 4.10 - Kết quả phân tích ANOVA (thành tích nghiên cứu được hiểu là tổng số bài báo quốc tế) … 48
Bảng 4.11 – Kết quả phân tích ANOVA theo lĩnh vực nghiên cứu 49
Bảng 5.1 – Tổng hợp các kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH 54
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình Lý thuyết hành vi hoạch định TPB 22 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị 24
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
CBGD Cán bộ giảng dạy
CGCN Chuyển giao công nghệ
ĐHQG-HCM Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
NCKH Nghiên cứu khoa học
Trang 7
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Cùng với xu hướng hội nhập và phát triển của đất nước ngày càng sâu rộng với thế giới, giáo dục đại học cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức không nhỏ Chúng ta có nhiều cơ hội để tiếp cận với những thành tựu trong lĩnh vực giáo dục của các nước trên thế giới và đó cũng là thách thức đòi hỏi giáo dục Việt Nam phải đổi mới để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của xã hội và quá trình hội nhập
Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam luôn đưa ra các mục tiêu phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, đã có nhiều trường đại học xây mới và các chính sách nhằm phát triển một số trường đại học đẳng cấp quốc tế Theo hệ thống xếp hạng trường đại học trên thế giới, hai hệ thống được nhiều người biết đến nhất là Bảng xếp hạng học thuật các trường đại học trên thế giới (tiếng Anh là Academic Ranking
of World Universities, viết tắt là ARWU) của Viện Giáo dục đại học thuộc trường Đại học Giao thông Thượng Hải (tiếng Anh là Shanghai Jiao Tong University, viết tắt là SJTU) và bảng xếp hạng các trường đại học quốc tế của THES Cả 2 hệ thống này đều có đặt vấn đề
về chỉ số nghiên cứu khoa học Một trường đại học phải có các công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí quốc tế có uy tính, được nhiều người trích dẫn
Theo giải pháp chiến lược giáo dục đại học Việt Nam: “Tổ chức một số trường đại học theo định hướng nghiên cứu Đến năm 2020 có khoảng 30 trường đại học theo định hướng nghiên cứu cơ bản Tăng cường găn kết giữa nghiên cứu khoa học với nhu cầu xã hội thông qua việc hình thành các liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học với các doanh nghiệp Nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ sẽ chiếm giữ một tỉ lệ quan trọng trong tổng nguồn thu của một cơ sở giáo dục đại học, đạt 20% vào năm 2020” Như vậy, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của trường đại học là hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học Từ đó vấn đề được đặt ra là đội ngũ giảng viên của nhà trường phải thực sự đủ mạnh, là những người có năng lực chuyên môn tốt để giúp nhà
Trang 8trường nâng cao chất lượng đào tạo Một học viện được xếp vào hàng các trường đại học mạnh về nghiên cứu khoa học thường được cho rằng có chất lượng chương trình, ban giảng huấn và sinh viên tốt (Hu & Gill, 2000)
Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Văn Phong thì hoạt động khoa học công nghệ là một trong những lĩnh vực quan trọng của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt trong giai đoạn quan trọng, có tính bước ngoặc của dân tộc Những năm qua, đội ngũ tham gia nghiên cứu khoa học khá đông đảo, chất lượng khá đảm bảo Tuy nhiên, so với nhịp độ phát triển nhanh như hiện nay, lực lượng làm công tác khoa học tuy đông nhưng vẫn chưa đủ Đội ngũ làm công tác khoa học chưa được thống kê và chăm lo, thúc đẩy phát triển như mong muốn Muốn đưa được khoa học công nghệ vào cuộc sống, tác động vào nên kinh tế, đây phải là lực lượng quan trọng, là chủ thể và trung tâm của công tác nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM là trường đại học thuộc khối ngành kỹ thuật Mục tiêu của nhà trường là “trở thành một trong các trường hàng đầu của cả nước theo định hướng nghiên cứu, ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong khu vực Châu
Á ở các mặt: Môi trường làm việc, học tập và nghiên cứu; Chương trình và chất lượng đào
tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ” Do đó, hoạt động nghiên
cứu khoa học luôn là mục tiêu quan trọng của nhà trường trong quá trình phát triển Điều
đó cũng đồng nghĩa với việc nhà trường cần khuyến khích các giảng viên tham gia thực hiện nhiều công trình NCKH có giá trị
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học của trường còn nhiều bất cập Theo kết quả tự đánh giá của nhà trường thì tiêu chuẩn về Nghiên cứu khoa học được đánh giá là thấp so với các tiêu chuẩn khác B́nh quân số bài đăng tạp chí trong nước và ngoài nước trên giảng viên cơ hữu trong 5 năm gần đây khoảng 1,27 Một trong những tồn tại mà nhà trường đưa ra đó là giảng viên của nhà trường chưa thật sự chú trọng công tác nghiên cứu khoa học Đó cũng là thực trạng chung đối với các trường đại học tại Việt Nam
Việc thực hiện nghiên cứu khoa học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
Trang 9bản thân người nghiên cứu là yếu tố quan trọng nhất để có thể có một công trình nghiên cứu khoa học tốt Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân thúc đẩy các cá nhân này trong việc nghiên cứu khoa học là rất cần thiết Đề tài nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường
2 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giảng viên trường đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nghiên cứu khoa học, thông qua đó so sánh đánh giá của giảng viên giữa các nhóm ngành khoa học khác nhau, giảng viên giữa các nhóm có nâng suất nghiên cứu khác nhau; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến công tác nghiên cứu khoa học tại trường
3 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu này tiến hành khảo sát các giảng viên đang giảng dạy ở các lĩnh vực khoa học: cơ bản, kỹ thuật và quản lý tại trường đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
4 Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Câu hỏi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu sẽ giúp trả lời cho các câu hỏi sau:
(1) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến giảng viên Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM thực hiện nghiên cứu khoa học ?
(2) Có hay không sự khác biệt về đánh giá của giảng viên giữa các nhóm ngành khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý ?
(3) Có hay không sự khác biệt về đánh giá của giảng viên giữa các nhóm có thành quả nghiên cứu khoa học khác nhau ?
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua
Trang 10phương pháp phỏng vấn sâu với 6 giảng viên và phương pháp phỏng vấn chuyên gia
để điều chỉnh các thuật ngữ trong thang đo
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi với các giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên tại
6 Khoa của trường
Các dữ liệu được thu thập, mã hóa và thực hiện các thống kê dựa trên phần mềm SPSS Kiểm định thang đo sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, hệ số tin cậy Cronbach alpha Thực hiện phân tích ANOVA gồm: phân tích phương sai 1 yếu tố (One – way ANOVA), thực hiện phân tích sâu ANOVA (Post Hoc)
5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu: Do thời gian có hạn nên nghiên cứu chỉ tập trung vào
xem xét ý kiến của các giảng viên có học vị tiến sĩ đang giảng dạy tại trường Đại học
Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giảng
viên nghiên cứu khoa học
Trang 11mộ từ sinh viên, đồng nghiệp
Cho đến nay, tại Việt Nam rất ít các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này Trên thế giới đã có một số nghiên cứu liên quan như: Behymer (1974), Finkelstein (1984)
đã khẳng định tác động của các yếu tố bên ngoài và bên trong đến năng suất nghiên cứu trong các khoa giảng dạy, Bulter và Cantrell (1991) đã chứng minh tác động của 6 yếu tố bên ngoài đến việc thực hiện NCKH, hay Chen, Gupta và Hoshower (2006) cũng đã công bố nghiên cứu của mình về những yếu tố thúc đẩy đến từ môi trường bên ngoài và từ bên trong cá nhân trong việc thực hiện nghiên cứu khoa học
1.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nước:
Nguyễn Thúy Nga (2005) đã thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu khoa học trong
giảng viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học” Mục đích nghiên cứu nhằm khảo sát
ý kiến của giảng viên về các vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ða số các giảng viên đều cho rằng việc nghiên cứu khoa học có tác động đến giảng viên: 10/16 ý kiến cho là nhiều và rất nhiều cho câu hỏi Việc nghiên cứu khoa học có tác động như thế nào đến quá trình giảng dạy? 62.5% giáo viên trả lời rằng chúng ta rất cần phải nghiên cứu tìm hiểu về sinh viên và việc học tập của họ trong quá trình giảng dạy 47.5% đồng ý ở mức độ cần Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, các giảng viên có thực sự có kinh nghiệm đối với việc nghiên cứu hay không? Bảng thống kê cho chúng ta thấy rằng có đến hơn 60% giáo viên đã từng nghiên cứu khoa học ở nhiều hình thức
Trang 12nghiên cứu khác nhau như bài nghiên cứu, các bài khóa luận và đặc biệt là luận văn trong khi họ học chương trình thạc sĩ Con số 62.5 % đã từng nghiên cứu phù hợp với con số 62.5% giảng viên có bằng Thạc sĩ Có thể nhận thấy là hầu hết các giảng viên làm quen và tiến hành nghiên cứu trong quá trình học tập của chính họ và do yêu cầu của chương trình học tập Trong thực tế, hầu như rất ít giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học sau khi họ hoàn tất chương trình học Bài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các nguyên nhân cho việc công tác nghiên cứu hiện nay chưa được tập trung chú ý và
đã nhận được các ý kiến phản hồi như sau: 68 % giáo viên cho rằng nguyên nhân chính của việc họ ít/không tham gia nghiên cứu khoa học là do không có thời gian
Tại hội thảo “Giải pháp tạo động lực cho giảng viên ĐH tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ” do Bộ GD& ĐT tổ chức 2010 Tại hội
thảo các chuyên gia cho rằng hoạt động NCKH chưa gắn kết chặt chẽ với đào tạo, đặc biệt là đào tạo tiến sỹ Hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu phục vụ sản xuất và đời sống chưa được đẩy mạnh Ông Lê Minh Tiến (ĐH Mở TPHCM), cho rằng nguồn thu nhập chính yếu của các giảng viên ĐH hiện nay đến từ việc giảng dạy trong khi đó NCKH vừa tốn nhiều thời gian, công sức, trong khi thu nhập lại ít ỏi Thực tế, nhiều giảng viên dạy vượt quá 200%-300% số giờ quy định để tăng thêm thu nhập Như vậy, không có động lực tài chính từ việc NCKH nên giảng viên “lười” NCKH cũng là điều
dễ hiểu Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để tạo động lực cho giảng viên NCKH, các trường nên quy định nghiên cứu khoa học như một hoạt động bắt buộc đối với giảng viên Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần thường xuyên cử giảng viên dự các hội nghị nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước
Theo GS Đào Trọng Thi: “Phải thay đổi cách nghĩ, cách làm thì nghiên cứu khoa học trong trường ĐH mới có được chất lượng Ở Việt Nam, công tác quản lý rất yếu Khi xét duyệt đề tài, không chỉ xem dự toán có đúng yêu cầu không mà còn cần phải tính chi trả nhân công một cách xứng đáng Từ trước tới nay, ta vẫn coi cán bộ như là người ăn lương nên khi duyệt kinh phí cho đề tài, chỉ tính đến phần mua cơ sở vật chất, thiết bị Cán
bộ không được trả công thì người ta phải lấy lẹm vào phần mua nguyên vật liệu, vào phần
Trang 13thực địa khảo sát, thậm chí phải trả tiền thuê sinh viên làm thêm, cứ thế thì nghiên cứu khoa học làm sao có chất lượng được”
Giảng viên và công tác nghiên cứu khoa học: Giảng viên trường đại học ngoài
nhiệm vụ giảng dạy còn phải tham gia nghiên cứu khoa học Tuy nhiên việc trong quá trình giảng dạy phải luôn tiếp cận với kiến thức mới để cập nhật vào bài giảng và sử dụng phương pháp giảng dạy mới Điều đó yêu cầu một giảng viên đại học thực thụ phải là một chuyên gia về một chuyên ngành nhất định Do đó, giảng viên đại học bắt buộc phải tham gia công việc nghiên cứu khoa học, vận dụng những kiến thức mới mẻ vào hoạt động thực tiễn, đồng thời có nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức sinh viên trong những hoạt động nghiên cứu khoa học, xem đó là một trong những nhiệm
vụ chính của mình
Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Văn Phong thì hoạt động khoa học công nghệ là một trong những lĩnh vực quan trọng của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt trong giai đoạn quan trọng, có tính bước ngoặc của dân tộc Những năm qua, đội ngũ tham gia nghiên cứu khoa học khá đông đảo, chất lượng khá đảm bảo Tuy nhiên, so với nhịp độ phát triển nhanh như hiện nay, lực lượng làm công tác khoa học tuy đông nhưng vẫn chưa đủ Đội ngũ làm công tác khoa học chưa được thống kê và chăm lo, thúc đẩy phát triển như mong muốn Muốn đưa được khoa học công nghệ vào cuộc sống, tác động vào nên kinh tế, đây phải là lực lượng quan trọng, là chủ thể và trung tâm của công tác nghiên cứu khoa học
Tại Việt Nam các công trình nghiên cứu về vấn đề động lực thúc đẩy giảng viên thực hiện nghiên cứu khoa học trong trường đại học còn rất hạn chế Chủ yếu là tổ chức các hội thảo/hội nghị để bàn luận về vấn đề này
1.2 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước:
Nghiên cứu của Blackburn & Lawrence (1995) đã nghiên cứu và đưa ra mô hình
về động cơ, sự mong đợi và sự thỏa mãn trong công việc của các giảng viên Nền tảng lý thuyết của nghiên cứu này là các lý thuyết về nhu cầu, thuyết về các giai đoạn của cuộc đời (life-stage theory), thuyết xã hội hoá và thuyết tăng cường; mẫu được khảo sát từ học viện Carnegie (Carnegie Foundation) năm 1987 Thành phần mô hình được liên kết với
Trang 14nhau tạo thành mô hình các yếu tố động viên đến từ nhận thức (cognitive motivation framework) Kết quả nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nghiên cứu, cụ thể:
1) Các biến nhân khẩu – xã hội học (socio-demographic variables) như: giới tính, chủng tộc, tuổi tác
2) Các biến liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp (professional career variables) như: trường đào tạo, thành tích nghiên cứu, tuổi nghề, cấp bậc trong sự nghiệp
3) Môi trường làm việc (enviromental variables): văn hóa nghiên cứu tại nơi làm việc, kinh phí cho nghiên cứu, vị trí địa lí, hệ thống khen thưởng, hệ thống đánh giá năng lực làm việc của khoa, viện đối với cá nhân
4) Các biến cố không thể kiểm soát (social contingencies): bao gồm các biến cố xảy ra với từng cá nhân như sinh con, vợ/chồng bị bệnh, các xung đột trong gia đình,
Nghiên cứu của Sax và ctg (2002) khảo sát mức độ ảnh hưởng của giới tính và các
yếu tố thuộc nhóm các ảnh hưởng từ gia đình đến năng suất nghiên cứu Mô hình nghiên cứu đề xuất 5 nhóm yếu tố tác động đến năng suất nghiên cứu, bao gồm: 1/ Các biến nhân khẩu học; 2/ Đặc điểm của nơi công tác (loại hình viện nghiên cứu, loại hợp đồng kí kết với cơ quan ); 3/ Đặc điểm cá nhân (như học hàm, lương bổng, định hướng nghiên cứu, stress trong công việc); 4/ Lĩnh vực nghiên cứu (tuỳ theo cách phân loại, các lĩnh vực nghiên cứu được chia thành 3 cặp: hard/ soft, cơ bản/ ứng dụng, life/ nonlife); 5/ Nhóm yếu tố liên quan đến gia đình, bao gồm tình trạng hôn nhân, con cái, tress ở nhà, áp lực tài chính, thời gian dành cho việc nhà, chăm sóc con cái… Với 8544 phản hồi từ các giảng viên toàn thời gian tại 57 trường đại học trên toàn Hoa Kỳ, kết quả hồi quy đa biến cho thấy các biến liên quan đến tình trạng gia đình có tác động không đáng kể, 2 nhóm yếu tố
có tác động mạnh nhất là nhóm về đặc điểm môi trường làm việc và đặc điểm của cá nhân (như cấp bậc/ học hàm, Lương bổng, Định hướng/ Thái độ đối với nghiên cứu, Sự mong mỏi có sự công nhận từ người khác)
Nghiên cứu của Chen, Gupta & Hoshower (2006) đã thực hiện nghiên cứu về
các yếu tố chính thúc đẩy các giảng viên khoa kinh doanh thực hiện nghiên cứu khoa học Với 670 bảng câu hỏi gởi đến 10 trường Đại học, 320 giảng viên đã phản
Trang 15hồi lại và cho ra kết quả như sau: các giảng viên đánh giá cao phần thưởng có giá trị cả về vật chất và tinh thần đều có năng suất nghiên cứu cao hơn nhóm còn lại Qua phân tích dữ liệu thu thập được, nghiên cứu của Chen, Gupta & Hoshower (2006) đã cho các kết quả sau: Các giảng viên chưa vào biên chế (untenured) được động viên nhiều hơn bởi các phần thưởng có giá trị vật chất, thể hiện ra bên ngoài (extrinsic awards) Các giảng viên biên chế (tenured) thì lại được động viên nhiều bởi các phần thưởng mang giá trị tinh thần (ví dụ như thoả mãn sự ham học hỏi, sự
tò mò về kiến thức mới, hài lòng vì những cống hiến của mình cho nền khoa học ) Năng suất nghiên cứu có tương quan dương với tình trạng hợp đồng với trường đại học (giảng viên được kí hợp đồng dài hạn với trường có năng suất cao hơn), tỉ lệ
% thời gian dành cho nghiên cứu trên tổng thời gian làm việc (tỉ lệ % dành cho nghiên cứu càng cao thì năng suất càng cao), nhưng lại có tương quan âm với số năm làm việc trong lĩnh vực giáo dục Không có tương quan giữa năng suất nghiên cứu với lĩnh vực mà giảng viên đang làm việc Không có mối liên hệ giữa năng suất nghiên cứu và giới tính Như vậy, trong nghiên cứu này, Chen, Gupta & Hoshower
(2006) đã tìm ra được các yếu tố bên trong và các ảnh hưởng từ xã hội bên ngoài đến động cơ thực hiện nghiên cứu Tuy nhiên, nghiên cứu không có bước
kiểm chứng từ động cơ đến hành vi, trong khi trong thực tế các ý định muốn trở thành hành vi phải có thêm các điều kiện thuận lợi Các yếu tố về môi trường làm việc, năng lực, nguồn lực để thực hiện nghiên cứu đều được bỏ qua, xem như các giảng viên đều có điều kiện, năng lực như nhau để thực hiện nghiên cứu
Nghiên cứu của Azad & Seyyed (2007), áp dụng khung lý thuyết được xây
dựng bởi Blackburn & Lawrence (1995), qua phân tích dữ liệu từ 233 hồi đáp bằng cách so sánh giữa 2 nhóm: nhóm có năng suất nghiên cứu cao và có năng suất nghiên cứu thấp đã đưa ra các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nghiên cứu tại các nước GCC (các tiểu vương quốc Ả Rập) như sau: 1/ Nhóm các biến nhân khẩu học; 2/ Nhóm các biến về Sự tự biết mình và năng lực cá nhân (Self-knowledge & individual competencies) thể hiện các động cơ dẫn đến việc thực hiện nghiên cứu, các quan niệm của cá nhân về ý nghĩa của việc thực hiện nghiên
Trang 16cứu đối với bản thân và việc đánh giá về các năng lực của bản thân để có thể thực hiện nghiên cứu; 3/ Nhóm yếu tố về môi trường làm việc (work environment) thể hiện về những kỳ vọng, quy định của nơi làm việc, các điều kiện cơ sở vật chất, hỗ trợ về nguồn lực từ nơi làm việc để có thể thực hiện nghiên cứu; 4/ Các mối quan tâm khác ngoài xã hội mà bản thân không thể kiểm soát (social contingencies), bao gồm các biến cố xảy ra với riêng từng cá nhân
Tóm lại, qua các nghiên cứu trên, có thể thấy lý thuyết nền tảng được sử dụng
là các lý thuyết động viên – chủ yếu là thuyết mong đợi (Expectancy Theory), giải thích các yếu tố tạo nên động cơ thực hiện nghiên cứu của các giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường, viện nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy sự ảnh hưởng của các nhóm yếu tố môi trường bên ngoài (các thuận lợi hay khó khăn đến từ cơ chế quản lý, cơ sở vật chất, sự hỗ trợ về nguồn lực, nhân lực); các nguyên nhân đến từ bên trong cá nhân (về năng lực, thái độ, quan niệm về hành vi mình sẽ thực hiện, hay nói cụ thể là việc thực hiện nghiên cứu); ngoài ra, các nhóm yếu tố
về nhân khẩu học và các mối quan tâm, ràng buộc bên ngoài xã hội cũng có nhiều ảnh hưởng đến việc thực hiện nghiên cứu của các giảng viên, nghiên cứu viên
Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu trình bày ở trên chỉ mới dừng ở mức “các yếu tố thúc đẩy tạo thành động cơ”, và giả định rằng từ động cơ sẽ cho ra hành động thực tế, điều này để thể hiện qua việc áp dụng các lý thuyết động viên Việc giả định này chưa chính xác vì từ động cơ, muốn dẫn đến hành vi cần phải qua một quá trình;
và phải có hội đủ một số điều kiện cụ thể thì động cơ mới có thể được chuyển thành hành vi; như Thuyết TPB đã phát biểu: ý định dẫn đến hành vi của con người được dự báo bởi: thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và cảm nhận về kiểm soát hành vi; các ý định đó cùng với nhận thức về kiểm soát hành vi giải thích cho các hành vi khác nhau đáng kể trong thực tế
Trang 17Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm:
Nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu là quá trình có hệ thống thu thập và phân tích thông tin để tăng sự
hiểu biết của chúng ta về hiện tượng này được nghiên cứu Đây là chức năng của nhà nghiên cứu đóng góp vào sự hiểu biết về hiện tượng này và để truyền đạt sự hiểu biết cho người khác
Ngoài ra, gần giống với nghiên cứu, giải quyết vấn đề (problem solving) cũng dựa trên các phương pháp thử và sai, quy nạp, diễn dịch để tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó Tuy nhiên, các giải pháp này được dựa trên nền các thông tin và kiến thức khoa học có sẵn để đưa ra giải pháp cụ thể cho một vấn đề cụ thể trong thực tiễn Hay nói cách khác, giải quyết vấn đề là khi chúng ta đã có đủ mọi thông tin,
và việc chúng ta phải làm là tìm ra mối liên hệ giữa các thông tin đã có Nghiên cứu khác với giải quyết vấn đề ở điểm: nghiên cứu là tìm ra những thông tin mà người khác chưa tìm thấy
Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử
nghiệm Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn
Tóm lại, nghiên cứu khoa học là quá trình áp dụng các ý tưởng, phương pháp
và chuẩn mực khoa học để tạo ra kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hoặc dự đoán các sự việc hay hiện tượng (Cooper & Schindler, 2006)
Phân loại nghiên cứu: Nghiên cứu được phân chia thành 2 loại:
Nghiên cứu cơ bản (basic research, pure research, fundamental research):
đây là các nghiên cứu nhằm tìm ra những tri thức khoa học làm nền tảng cho các nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng khác (theo định nghĩa của wikipedia) Một nghiên cứu cơ bản đạt tiêu chuẩn là một nghiên cứu tìm ra được tri thức mới và
Trang 18có ý nghĩa, đóng góp được vào kho tàng tri thức chung của nhân loại Chính vì vậy, yêu cầu cơ bản nhất của nghiên cứu cơ bản là việc công bố quốc tế, nghĩa là kết quả nghiên cứu phải được kiểm định và công bố trên các tạp chí khoa học trong nước hoặc quốc tế và hội nghị quốc tế có uy tín (Hồ Tú Bảo, 2008)
Nghiên cứu ứng dụng (applied research): đây là các nghiên cứu nhằm tìm ra các tri
thức khoa học để giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tế Do vậy, các kết quả của nghiên cứu thông thường chỉ phù hợp với các đặc tính tự nhiên, địa lí, xã hội của các vùng khác nhau và không hoàn toàn mới trong kho tàng trí thức của nhân loại Vì thế, tính cấp thiết hay cần thiết của nghiên cứu được nhấn mạnh hơn cả
Tính chất của công việc nghiên cứu: Là quá trình áp dụng các ý tưởng, phương
pháp và chuẩn mực để tạo ra kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hoặc dự đoán các sự việc hay hiện tượng, công việc nghiên cứu có các đặc điểm sau (Dolhenty, 2003, http://www.radicalacademy.com/essayscience3.htm):
Tính khách quan: các ý kiến và nhận định chủ quan của cá nhân không được ảnh
hưởng đến quá trình và kết quả nghiên cứu
Sự chính xác: các thuật ngữ phải được định nghĩa chính xác, các khái niệm
được giải thích rõ ràng và sử dụng nhất quán, kết luận đưa ra phải chính xác Các kết quả phải được kiểm định và tự điều chỉnh
Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu:
Sản phẩm chính của hoạt động nghiên cứu là kiến thức mới Các kiến thức đó
sẽ được sử dụng theo 2 cách: Làm lý thuyết nền tảng cho các nghiên cứu sau Ứng dụng các kiến thức đó vào hoạt động sản xuất, xã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước Cụ thể, các sản phẩm của hoạt động nghiên cứu được thể hiện thông qua: Các báo cáo nghiên cứu, bài báo công bố trên tạp chí khoa học có uy tín, báo cáo tại hội nghị chuyên ngành, các bài báo cáo này thực hiện việc truyền bá kiến thức mới tạo ra từ hoạt động nghiên cứu đến cho toàn xã hội nói chung và giới khoa học-
kỹ thuật nói riêng, từ đó, các biện pháp cải tiến, ứng dụng được triển khai để phục vụ cho sản xuất, xã hội Các bằng sáng chế (patent) và bản quyền trong và ngoài nước Sách (ấn phẩm khoa học)
Trang 19Hoạt động nghiên cứu đối với tổ chức (trường đại học hay viện nghiên cứu):
Hoạt động của một trường đại học hay viện nghiên cứu bao gồm: giảng dạy, nghiên cứu và thực hiện các tư vấn có hàm lượng tri thức cao Trong đó, đối với trường đại học thì hoạt động nghiên cứu hàn lâm được xem như là một hoạt động chính (Long và ctg, 1998), và nhiệm vụ đối với viện nghiên cứu là tìm ra tri thức mới hay ứng dụng tri thức tạo ra từ nghiên cứu để áp dụng cải tiến công nghệ tạo hiệu quả trong đời sống và sản xuất
Nghiên cứu đối với cá nhân:
Đối với giảng viên trường đại học, ngoài nhiệm vụ giảng dạy thì nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng mà giảng viên phải thực hiện Vì đối với công việc giảng dạy đòi hỏi giảng viên không ngừng nâng cao kiến thức, cập nhật tri thức mới và giảng viên phải thực sự là chuyên gia về một chuyên ngành nhất định Điều này chỉ có thể hình thành qua thực tiễn nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu Ngoài việc thực hiện nghiên cứu là một trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện với trường và xã hội, một cá nhân khi đã chọn con đường trở thành giảng viên đại học có nghĩa là cá nhân đó phải có niềm đam mê mãnh liệt với nghiên cứu, đam mê với việc tìm kiếm, sáng tạo ra tri thức mới và mong muốn được truyền đạt các tri thức, kinh nghiệm đến cho sinh viên, đội ngũ trí thức tương lai Như vậy, một cá nhân thực hiện nghiên cứu không phải chỉ vì đó là những quy định bắt buộc tại nơi làm việc hay tiêu chuẩn cơ bản để được thăng tiến, vì học hàm, học vị, mà còn vì các lí do cá nhân như niềm say mê khám phá, sự hiếu kỳ với kiến thức mới, lòng mong mỏi được đóng góp
và kho tàng tri thức của nhân loại
Thành quả (nâng suất) nghiên cứu khoa học:
Năng suất là thước đo hiệu quả hoạt động của một quá trình sản xuất, là tỉ lệ giữa sản phầm đầu ra và các nguyên liệu đầu vào, hoặc được tính bằng mức tiêu thụ trong cùng một thời gian (Witzel, 1999) Vì sản phẩm của việc nghiên cứu khoa học là các công bố mang tính học thuật, năng suất nghiên cứu được Print & Hatie (1997) định nghĩa là tổng số các nghiên cứu mang tính học thuật tại
trường đại học trong một khoảng thời gian nhất định
Trang 20Các quan điểm khác như Jacobs và ctg, 1986; Kurz & ctg, 1989 cho rằng năng suất nghiên cứu là một thước đo các nỗ lực trong hoạt động của giới học thuật Gaston (1970) chỉ ra rằng khái niệm này bao gồm hai yếu tố cấu thành: sự sáng tạo tri thức (tính bằng số nghiên cứu và sự phân phối tri thức (tức là mức độ phổ biến của tri thức nghiên cứu được)
Theo đó, thành quả nghiên cứu được thể hiện thông qua số lượng những công trình trên các tạp chí khoa học chuyên ngành; kỷ yếu hội nghị; viết sách; hướng dẫn luận văn hoặc các nghiên cứu của học viên cao học, nghiên cứu sinh; được các thừa nhận của giới nghiên cứu; chịu trách nhiệm chủ nhiệm đề tài; nhận các bằng sáng chế và bản quyền; thực hiện các khảo sát chuyên sâu; phát triển các thiết kế, thí nghiệm ra thực tế; tham gia các hội thảo và bình luận chuyên môn (Creswell,1986)
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thành quả nghiên cứu, do đó cách thức đo lường thành quả nghiên cứu cũng khác nhau Tuy nhiên, để đo lường thành quả nghiên cứu, cần thực hiện đo trên cả 2 phương diện: số lượng và chất lượng nghiên cứu
Về số lượng:
Dữ liệu dùng để đo số lượng nghiên cứu thường là số lượng các công trình nghiên cứu được công bố trong một thời gian cụ thể, thông thường là 2 năm tính từ khi thực hiện cuộc khảo sát trở về trước (Sax và ctg (2002), Chen và ctg (2006), Lertputtarak (2008)) Rotten (1990) đề nghị đo năng suất nghiên cứu dựa trên số lượng đầu sách, bài báo, báo cáo khoa học, tập san, các bài bình luận Ngoài ra, theo Creswell (1986), năng suất nghiên cứu còn có thể được đo dựa trên số lượng công trình trên các tạp chí chuyên ngành; kỷ yếu hội nghị; sách xuất bản; hướng dẫn luận văn hoặc các nghiên cứu của học viên cao học, nghiên cứu sinh; được các thừa nhận của giới nghiên cứu; các đề tài chịu trách nhiệm chủ nhiệm; các bằng sáng chế và bản quyền; các khảo sát chuyên sâu; phát triển các thiết kế, thí nghiệm ra thực tế; việc tham gia các hội thảo
và bình luận chuyên môn
Trang 21Về chất lượng: hiện nay có 2 chỉ tiêu đánh giá:
Chất lượng nghiên cứu được đánh giá qua hệ thống bình chọn của một hội đồng khoa học, việc đánh giá này có thể không chính xác do ảnh hưởng của cá nhân nhà nghiên cứu được đưa ra đánh giá, hoặc có sự ảnh hưởng của uy tín của học viện (Folger và ctg, 1970) Ngoài ra, Nelson và ctg (1983) bổ sung thêm rằng: (1) Chất lượng công việc của một cá nhân không được bình luận bởi hội đồng, (2) Tiêu chí đăng tải của các tạp chí khác nhau, có tạp chí chú trọng vào sự đóng góp, củng
cố vào kiến thức nền tảng, có tạp chí lại chú trọng vào việc sáng tạo ra tri thức mới, (3) Chất lượng nghiên cứu có thể được nhìn nhận khác nhau theo các hội đồng khác nhau
Cách đánh giá thứ hai dựa trên số lần được trích dẫn Thực tế là một công trình được nhiều người trích dẫn chứng tỏ công trình đó có tác động lớn đến các nghiên cứu sau và đó là công trình có giá trị Tuy nhiên, cũng không phải không có trường hợp trích dẫn một kết quả để chứng minh rằng kết quả đó không có giá trị Hơn nữa, việc đếm số lần trích dẫn cũng có một số hạn chế đáng kể như: (1) một công trình được phổ biến rộng rãi trên nhiều tạp chí thì sẽ được biết đến nhiều và đuợc trích dẫn nhiều; (2) hoặc các nhà nghiên cứu mới vào nghề, có các bài báo viết chung khi được trích dẫn bài báo của mình thường bị bỏ sót tên; (3) việc trích dẫn vẫn còn tiếp tục vô hạn trong tương lai trong khi thời gian khảo sát là hữu hạn
Ngoài ra, để đánh giá năng suất nghiên cứu theo cả 2 khía cạnh số lượng và chất lượng, Smith & ctg (2008) đã đưa ra quá trình đánh giá thông qua 4 bước như sau:
Bước 1: xác định số lượng của các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí có uy tín Bước 2: xác định phần trăm đóng góp trong công trình, một công trình có càng nhiều đồng tác giả thì phần trăm đóng góp của mỗi cá nhân càng nhỏ (theo Young và ctg, 1996)
Bước 3: xác định trọng số cho các tạp chí Mỗi một công trình khi được công bố trên các tạp chí khác nhau sẽ có số điểm khác nhau, trọng số cho các tạp chí được xác định dựa trên cảm nhận của các chuyên gia về độ uy tín của tạp chí đó, tạp chí càng uy tín thì số điểm càng cao (theo Malhotra & Kher,1996; Babbar và ctg, 2000)
Trang 22Bước 4: với mục đích tạo ra sự công bằng cho những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm nhiều và nhà nghiên cứu có kinh nghiệm ít hơn, số lượng công trình được chia cho thời gian tính từ lúc nhà nghiên cứu nhận bằng tiến sĩ đến lúc thực hiện khảo sát (theo Fogarty & Ruhl, 1997)
Ngoài ra, cách đánh giá thành quả khoa học cũng được dựa trên chỉ số H (trích nguồn: GS Nguyễn Văn Tuấn – “Chi số H trong nghiên cứu Khoa học”): Các nhà quản lí đánh giá thành quả của một nhà khoa học thường chủ yếu dựa vào 3 chỉ số: Số lượng bài báo khoa học công bố; Tổng số lần trích dẫn các bài báo; và Hệ số ảnh hưởng của tập san khoa học
2.2 Khung lý thuyết của đề tài:
Theo như các nghiên cứu tác giả đã tìm hiểu có liên quan đến đề tài thì các lý thuyết về hành vi được sử dụng để giải thích động cơ thực hiện nghiên cứu khoa học của giảng viên như: Thuyết mong đợi (Expectancy Theory) (V’room, 1964); Thuyết công bằng (Equity Theory) (Adam, 1962), Thuyết tăng cường (Reinforcement Theory) (Skinner, 1953) Trong luận văn này, lý thuyết Hành vi hoạch định (Azjen, 1991) - phát triển dựa trên nền tảng của các lý thuyết động viên - được áp dụng để phân tích hành vi thực hiện nghiên cứu khoa học của các giảng viên tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM
Thuyết mong đợi/kỳ vọng:
Thuyết mong đợi này do Victor Vroom; giáo sư Trường Quản trị Kinh doanh Yale đưa ra, thuyết này cho rằng một cá nhân sẽ hành động theo một cách nhất định dựa trên những mong đợi về một kết quả nào đó hay sự hấp dẫn của kết quả đó với cá nhân Mô hình này do V Vroom đưa ra vào năm 1964, sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi một vài người khác, bao gồm cả các học giả Porter và Lawler (1968) Thuyết mong đợi là một trong những lý thuyết động viên được sử dụng nhiều nhất để nghiên cứu về các yếu
tố thúc đẩy thành quả nghiên cứu Mô hình động cơ tại nơi làm việc của V’room được xây dựng dựa trên khía cạnh kỳ vọng của cá nhân đối với nơi làm việc Thuyết mong đợi, hay có thể xem là động cơ thúc đẩy dựa trên nhận thức, giúp nhà nghiên
Trang 23cứu hiểu được lí do một cá nhân ra quyết định chọn một trong nhiều cách hành xử khác nhau V’room (1964), chỉ ra rằng mọi người có động cơ làm việc khi họ kỳ vọng rằng công việc họ đang làm sẽ đưa đến một kết quả mà họ mong đợi và họ sẽ nhận được các lợi ích từ công việc đó
Thuyết mong đợi bao gồm 3 cặp khái niệm: mong đợi giữa sự nỗ lực – thành tích, mong đợi giữa thành tích – lợi ích, giá trị của phần thưởng (valence)
Mong đợi giữa sự nỗ lực – thành tích (EP) có nghĩa là mức độ mà một người
đánh giá khả năng của mình và nhận thức của cá nhân đó về những yếu tố trong môi trường công việc mà họ xứng đáng nhận được (Bateman & Zeithaml, 1993) Sự mong đợi là niềm tin rằng khi một cá nhân nỗ lực (E) thì họ sẽ đạt được các kết quả (P) mong muốn Niềm tin này dựa trên kinh nghiệm quá khứ của cá nhân, sự tự tin, và sự đánh giá về độ khó của mục tiêu (Bartol & ctg, 1998) Đối với các mục tiêu, cá nhân phải tự tin rằng khả năng của mình cao hơn mục tiêu kỳ vọng Ngược lại, nếu một người nhận thấy rằng khả năng của mình không thể với tới mục tiêu thì động cơ thúc đẩy việc thực hiện của họ sẽ thấp Mặt khác, nếu mục tiêu được đặt quá cao dẫn đến xác suất thành công thấp thì cũng đưa đến sự mong đợi thấp
Mong đợi giữa thành tích – lợi ích mang lại (PO) được hiểu là khả năng thành tích
đạt được sẽ đem đến những lợi ích nào Các lợi ích bao gồm các phần thưởng tiềm năng như tiền thưởng hay sự thăng tiến (các phần thưởng này gọi là phần thưởng mang giá trị vật chất, thể hiện ra bên ngoài cá nhân), hay cảm giác thành công (phần thưởng mang giá trị tinh thần, thoả mãn nội tâm bên trong cá nhân
Giá trị của phần thưởng (Valence) là sự đánh giá của cá nhân về các giá trị của phần
thưởng hay kết quả mà họ sẽ đạt được sau khi thực hiện hành vi (Bartol & ctg, 1998)
Ba nhóm cặp khái niệm trên được Staw (1984) kết hợp theo công thức sau:
EP * PO * Giá trị của phần thưởng = Động cơ thúc đẩy
V’room (1964) cho rằng các cá nhân được động viên khi thoả mãn 3 điều kiện sau: họ thoả mãn với phần thưởng sẽ đạt được; họ tin rằng hành động của họ sẽ mang đến kết quả/ phần thưởng đó; họ tin rằng họ có khả năng để thực hiện hành vi
Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB):
Trang 24Lý thuyết hành vi hoạch định TPB (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA, Ajzen & Fishbein, 1975), lý thuyết này giả định rằng, một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các ý định (động cơ) để thực hiện hành vi đó Các ý định được giả sử bao gồm các nhân tố, động cơ ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991)
Thuyết TPB phát biểu rằng ý định dẫn đến hành vi của con người được dự báo bởi: thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và cảm nhận về kiểm soát hành vi Các
ý định đó cùng với nhận thức về kiểm soát hành vi giải thích cho các hành vi khác nhau đáng kể trong thực tế Thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi được cho là có liên quan chủ yếu với tập hợp các niềm tin về hành vi, chuẩn mực và sự kiểm soát đến hành vi mà theo Ajzen & Fishbein (2005) tập hợp này lại bị tác động bởi nhiều yếu tố nhân khẩu – xã hội học như là xã hội, văn hoá, cá tính và các nhân tố ngoại cảnh
Hình 2.1 Mô hình Lý thuyết hành vi hoạch định TPB (I Azjen, 1991)
Thái độ dẫn đến hành vi (A): Thái độ dẫn đến hành vi là mức độ mà biểu
hiện của hành vi đó được chính bản thân cá nhân đánh giá là tích cực hoặc tiêu cực Dựa trên mô hình kỳ vọng – giá trị, thái độ dẫn đến hành vi được định nghĩa là toàn
bộ niềm tin có thể dẫn đến hành vi liên hệ hành vi đó với những hậu quả và các thuộc tính khác nhau
Chuẩn chủ quan (SN): Chuẩn chủ quan là sức ép xã hội về mặt nhận thức để tiến
hành hoặc không tiến hành hành vi nào đó Tương tự như mô hình kỳ vọng – giá trị về thái
độ dẫn đến hành vi, giả định rằng Chuẩn chủ quan được định nghĩa là toàn bộ những niềm
Thái độ đối với
Trang 25tin được chuẩn hóa liên quan đến mong đợi về những ám chỉ quan trọng
Nhận thức về kiểm soát hành vi (PBC): Nhận thức về kiểm soát hành vi nói
đến nhận thức của con người về khả năng của họ để thực hiện một hành vi đã qui định Tương tự như mô hình kỳ vọng – giá trị về thái độ dẫn đến hành vi, giả định rằng Nhận thức về kiểm soát hành vi được định nghĩa là toàn bộ niềm tin về sự kiểm soát, ví dụ như, những niềm tin về sự hiện diện của các yếu tố xúc tiến hoặc cản trở sự thực hiện hành vi
Ý định (I): Ý định là sự biểu thị về sự sẵn sàng của mỗi người khi thực hiện một
hành vi đã qui định, và nó được xem như là tiền đề trực tiếp dẫn đến hành vi Ý định dựa trên các ước lượng bao gồm Thái độ dẫn đến hành vi, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi và các trọng số được gán cho mỗi ước lượng này tùy vào tầm quan trọng của chúng
Hành vi (B): Hành vi là sự phản ứng hiển nhiên có thể nhận thấy được thực hiện
trong tình huống đã qui định cùng với mục tiêu đã qui định trước đó Những quan sát hành vi đơn lẻ có thể được tổng hợp nhiều lần trong các phạm vi để tạo ra một phép
đo tiêu biểu về hành vi mang tính bao quát Theo TPB, Hành vi là một hàm bao gồm các ý định thích hợp và Nhận thức kiểm soát hành vi Về mặt khái niệm, Nhận thức về kiểm soát hành vi được dùng để làm giảm bớt ảnh hưởng của Ý định lên Hành vi, do đó, một ý định được tán thành chỉ dẫn đến Hành vi chỉ khi mà Nhận thức
về kiểm soát hành vi đủ mạnh Thực tế, các ý định và Nhận thức về kiểm soát hành
vi đều được cho rằng là những yếu tố chính dẫn đến hành vi khi mà chúng không có
sự tác động qua lại
Tóm lại, nếu thái độ đối với hành vi là tốt (cá nhân nhìn nhận hành vi đó là tốt), và
xã hội cũng nhìn nhận hành vi đó là đúng đắn; bản thân cá nhân có sự kiểm soát cao đối với hành vi (hay nói một cách khác là cá nhân chắc chắn có những điều kiện thuận lợi để thực hiện hành vi) thì cá nhân đó càng có động cơ mạnh mẽ để thực hiện hành vi Hơn nữa, nếu một cá nhân thấy rằng khả năng kiểm soát hành vi thực tế của mình cao thì họ sẽ
có khuynh hướng thực hiện các ý định của mình ngay khi có cơ hội
Trang 26Thái độ đối với việc
thực hiện nghiên cứu
Các biến cố nằm
ngoài tầm kiểm soát
Nhận thức về hành vi
kiểm soát
2.3 Mô hình lý thuyết của đề tài:
Từ hai mô hình lý thuyết trên, tác giả nhận thấy có sự tương đồng về nội dung Các khái niệm của cả 2 thuyết đều thể hiện các yếu tố bên trong cá nhân cũng như tác động từ môi trường bên ngoài lên động cơ thực hiện hành vi Ngoài ra, hai thuyết còn thể hiện nhận thức của con người về khả năng của họ để thực hiện một hành vi đã qui định Vì vậy, thuyết TPB được sử dụng trong luận văn này để giải thích các nguyên nhân thúc đẩy giảng viên nghiên cứu tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM Áp dụng thuyết TPB cùng với các nhóm yếu tố tác động đến thành quả nghiên cứu từ các nghiên cứu được trình bày ở phần trên, mô hình nghiên cứu được đề xuất như hình 2.2
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề nghị
Do bản chất nghiên cứu này là nghiên cứu khám phá nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưở n g đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học Bách Khoa TP.HCM nên các giả thuyết thống kê không được đặt ra
Thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu: Theo lý thuyết hành vi hoạch định
(Azjen,1991), thái độ dẫn đến hành vi là mức độ mà biểu hiện của hành vi đó được chính bản thân cá nhân đánh giá là tích cực hoặc tiêu cực Như vậy, thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu chính là các quan điểm, đánh giá của các giảng viên đối với việc thực hiện nghiên cứu khoa học Điều này cũng có nghĩa là việc thực hiện nghiên cứu khoa học
Thành quả nghiên cứu Lĩnh vực nghiên cứu
Trang 27đối với mỗi cá nhân sẽ có một mức ý nghĩa khác nhau; cũng như họ có những cảm nhận khác nhau về các lợi ích mang lại cho bản thân và xã hội khi thực hiện nghiên cứu khoa học Và, từ những đánh giá đó đã tạo động lực cho các giảng viên thực hiện nghiên cứu
(Sax và ctg (2002); Chen, Gupta & Hoshower (2006); Azad & Seyyed, (2007))
Các biến cố nằm ngoài tầm kiểm soát: Nhóm các yếu tố này đã được kiểm
chứng trong các nghiên cứu trước (Creamer, 1995, 1998; Hamovitch & Morgenstern, 1977; Astin & Davis, 1985; Sax và ctg, 2002; Chen, Gupta & Hoshower, 2006; Azad
& Seyyed, 2007) và kết quả là có ảnh hưởng
Thực tế hiện nay Giảng viên không chỉ sống nhờ vào việc giảng dạy, nghiên cứu thuần túy mà còn phải tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội, tham gia cố vấn … để có thể đảm bảo tài chính gia đình cũng như điều kiện cho bản thân có được các kiến thức thực
tế để đem vào bài giảng thì nhóm yếu tố này cần được đưa vào mô hình để có thể khảo sát mức độ ảnh hưởng đến thành tích nghiên cứu
Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu: Theo lý thuyết hành vi hoạch định
thì nhận thức về kiểm soát hành vi được định nghĩa là toàn bộ niềm tin về sự kiểm soát Áp dụng vào việc nghiên cứu hành vi thực hiện nghiên cứu khoa học của các giảng viên, được hiểu là sự tự đánh giá của cá nhân về khả năng thực hiện nghiên cứu khoa học của mình Các yếu tố cá nhân dùng để đánh giá khả năng thành công của mình bao gồm năng lực cá nhân (Azad & Seyyed (2007)), điều kiện và môi trường làm
việc (Blackburn & Lawrence, 1995; Sax và ctg, 2002; Chen và ctg, 2006; Azad &
Seyyed, 2007; Lertputtarak, 2008)
Thành quả nghiên cứu: Thành quản nghiên cứu được tính bằng số lượng bài báo
công bố trên các tạp chí chuyên ngành (cả tạp chí chuyên ngành trong nước và tạp chí chuyên ngành quốc tế) Ngoài ra, yếu tố “lĩnh vực nghiên cứu” được sử dụng làm biến kiểm soát để kiểm định xem có sự khác biệt về kết quả giữa các nhóm lĩnh vực hoạt động hay không
Trang 28Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Các bước thực hiện nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là nghiên cứu định lượng Dữ liệu được thu thập thông qua một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi với đối tượng trả lời là các giảng viên
Các bước thực hiện nghiên cứu:
Bước 1: Xây dựng thang đo:
Thang đo sơ bộ được dựa vào các thang đo của các nghiên cứu trước đây tại các nước và được sắp xếp lại theo mô hình lý thuyết TPB Để kiểm định lại các thang đo xem có phù hợp hay chưa, tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ
Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ:
Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu dựa trên thang đo sơ bộ ban đầu Mục đích của các cuộc phỏng vấn này là: (1) khám phá các yếu tố thúc đẩy bản thân đối tượng được phỏng vấn thực hiện nghiên cứu khoa học Từ đó đưa ra các điều chỉnh và/ hoặc thêm bớt các câu hỏi cho phù hợp; (2) tham khảo ý kiến của các đối tượng phỏng vấn về cách thức đo lường khái niệm thành quả nghiên cứu phù hợp với thực
tế hiện nay Cuộc phỏng vấn được thực hiện đối với giảng viên có học vị tiến sĩ và có kinh nghiệm nghiên cứu tại trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Bước 3: Hoàn chỉnh thang đo chính thức:
Từ các thang đo ban đầu, thang đo chính thức được hiệu chỉnh dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ Các điều chỉnh này bao gồm chỉnh sửa từ ngữ, nội dung câu hỏi, hình thức thang đo và hình thức bảng câu hỏi
Bước 4: Thu thập dữ liệu chính thức:
Thu thập dữ liệu chính thức được thực hiện tại các khoa của trường bằng cách gửi bảng câu hỏi trực tiếp đến các giảng viên Sau đó loại ra các bảng câu hỏi không hợp lệ và nhập dữ liệu Công cụ thu thập là bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh
Trang 29Bước 5: Xử lý kết quả:
Kiểm định sơ bộ thang đo với EFA: Phương pháp đánh giá là phân tích nhân
tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) Quá trình đánh giá và sàng lọc được thực hiện qua 2 bước với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS: (1) Phân tích riêng cho từng thang đo để đánh giá tính đơn hướng của các thang đo; (2) Phân tích chung các thang đo với nhau để đánh giá sơ bộ độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach Alpha Trong quá trình này, các biến không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ
Phân tích ANOVA: Thực hiện phân tích ANOVA nhằm tìm xem có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm yếu tố thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và thành tích đạt được của giảng viên Quá trình thực hiện phân tích gồm 2 bước: (1) Thực hiện phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA); (2) Thực hiện phân tích sâu ANOVA (Post Hoc)
3.2 Thực hiện nghiên cứu:
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính Bước nghiên cứu
định tính được thực hiện dựa trên kỹ thuật phỏng vấn sâu với 6 giảng viên có học vị tiến sĩ đang giảng dạy tại các Khoa: Điện – Điện tử (2 giảng viên), Cơ khí (1 giảng viên), Khoa học cơ bản (2 giảng viên) và Quản lý công nghiệp (1 giảng viên) đại diện cho các lĩnh vực khoa học: kỹ thuật, cơ bản và quản lý Các giảng viên được chọn thực hiện phỏng vấn có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, thành quả nghiên cứu với mục đích có thể lấy được ý kiến
từ nhiều khía cạnh khác nhau
Tống quát về các thông tin nghiên cứu định tính:
Số lượng tham gia phỏng vấn là 6 giảng viên có học vị tiến sĩ, các giảng viên này
đã và đang thực hiện các đề tài nghiên cứu, tróng đó có 3 giảng viên tham gia hoạt động nghiên cứu dưới 5 năm và 3 giảng viên tham gia trên 5 năm
Nội dung của các cuộc phỏng vấn bao gồm các nội dung xoay quanh về thái độ của giảng viên đối với việc thực hiện nghiên cứu khoa học bao gồm những lợi ích
Trang 30mà nghiên cứu khoa học mang lại cho bản thân giảng viên, cho xã hội…; các ảnh hưởng từ bên ngoài và bên trong giảng viên đến ý định thực hiện nghiên cứu khoa học (những điều kiện thuận lợi và khó khăn, năng lực và nguồn lực)
Công cụ thực hiện phỏng vấn là bảng câu hỏi (phụ lục) Kết quả phỏng vấn định tính được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây
Bảng 3.1 - Kết quả phỏng vấn:
Các chủ đề thảo luận Ý kiến giảng viên
1 Giảng viên thấy các lợi
ích, ý nghĩa của việc
thực hiện nghiên cứu khoa
học như thế nào?
a Nghiên cứu sẽ giúp cho giảng viên hiểu rõ hơn
và sâu hơn về lý thuyết và thực tiễn, từ đó hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy bằng cách đưa các kết quả nghiên cứu vào trong bài giảng sẽ làm sinh động và thu hút được sinh viên tích cực học tập
b Về việc uy tín của giảng viên có tăng lên theo
số công trình nghiên cứu hay không thì vẫn chưa thể hiện rõ, chủ yếu là đối với giảng viên
có học hàm Có ý kiến khác: nếu đã thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học thì bản thân giảng viên đó có uy tín và dễ dàng được thông qua cho những đề xuất nghiên cứu sau đó hơn
a Hầu hết các giảng viên đều cho rằng thủ tục đăng kí rườm rà gây mệt mỏi và tạo tâm lý e ngại cho giảng viên mỗi khi muốn đăng kí đề tài nghiên cứu
2 Trong quá trình thực
hiện nghiên cứu khoa
học, giảng viên gặp
những khó khăn, trở ngại
nào? b Kinh phí cho đề tài không nhiều và việc sử
dụng và thanh quyết toán kinh phí rất mất nhiều thời gian
Trang 31c Giảng viên có học vị tiến sĩ thường khối lượng giảng dạy rất nhiều nên thời gian dành cho nghiên cứu hạn chế
d Một số quy định, hướng dẫn còn chưa rõ ràng
và hợp lý gây khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu
b Cơ sở vật chất: cần có thêm nguồn để truy cập tài liệu tham khảo, hệ thống phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị cần thiết cập nhật công nghệ mới
c Tăng nguồn kinh phí cho đề tài
3.3 Xây dựng thang đo:
3.3.1 Thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu:
Thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu chính là các quan điểm, đánh giá của giảng viên đối với việc thực hiện nghiên cứu khoa học Theo kết quả nghiên cứu của Chen, Gupta & Hoshower (2006):
Nếu một cá nhân đánh giá cao và cho rằng việc thực hiện nghiên cứu là một hành vi tốt, mang lại lợi ích thì cá nhân đó sẽ có nhiều động lực để thực hiện
nghiên cứu khoa học
Ngược lại, nếu một cá nhân nghĩ rằng việc thực hiện nghiên cứu khoa học là không quan trọng, không cần thiết đối với bản thân thì họ sẽ có ít động lực
hơn hay thậm chí là không có ý định thực hiện nghiên cứu
Trang 32Do đó, thang đo thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu của các giảng viên bao
gồm các biến đo lường nội dung trên
Trong nghiên cứu này, thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu được đo lường dựa theo kết quả nghiên cứu của Chen, Gupta & Hoshower, và khái niệm thái độ đối với hành vi trong lý thuyết TPB Sau khi được điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 8 biến quan sát Các biến này được đo lường bằng thang đo likert 5 điểm (từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý)
Bảng 3.2: Thang đo Thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu
Tên biến Biến quan sát Nguồn
TD01 Nghiên cứu giúp hiểu sâu hơn về lý
thuyết/chuyên môn
Kết quả nghiên cứu định tính
TD 02 Nghiên cứu giúp thoả mãn sự hiếu kỳ
đối với kiến thức mới
Chen, Gupta &
Hoshower (2006)
TD 03 Nghiên cứu giúp hiểu thêm về thực tế Kết quả nghiên cứu định tính
TD 04 Nghiên cứu là điều kiện để thăng tiến
trong sự nghiệp/ phát triển bản thân
Chen, Gupta & Hoshower (2006)
TD 05 Thực hiện nhiều nghiên cứu có giá trị
tạo nên uy tín cho người giảng viên
Chen, Gupta &
Hoshower (2006)
TD 07 Đem kết quả nghiên cứu vào giảng
dạy giúp bài giảng thu hút hơn
Kết quả nghiên cứu định tính
TD 08 Nghiên cứu mang lại lợi ích cho bản
thân giảng viên
Azjen (1991)
3.3.2 Các biến cố nằm ngoài tầm kiểm soát (social congtingencies):
Các mối quan tâm này bao gồm: trách nhiệm đối với gia đình hoặc những sự cố xảy ra bất ngờ như áp lực về tài chính, quan hệ gia đình không tốt… (Creamer,
1995, 1998; Hamovitch & Morgenstern, 1977; Astin & Davis, 1985; Sax và ctg, 2002; Chen và ctg, 2006; Azad & Seyyed, 2007) Sau khi được điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 5 biến quan sát Các biến này được đo lường bằng thang đo likert 5 điểm (từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý)
Trang 33Bảng 3.3: Thang đo các biến cố nằm ngoài tầm kiểm soát:
Tên biến Biến quan sát Nguồn
RB09 Tài chính của gia đình phần lớn dựa vào thu
nhập hiện tại của Thầy/ Cô
Azad & Seyyed, 2007
RB10 Thầy/ Cô dành phần lớn thời gian làm việc cho
công tác quản lý
Kết quả nghiên cứu định tính
RB11 Thầy/Cô dành thời gian phần lớn cho giảng dạy
và hướng dẫn luận văn/luận án
Kết quả nghiên cứu định tính
RB12 Việc chăm sóc gia đình luôn làm cho
Thầy/ Cô bận rộn
Sax và ctg, 2002; Azad & Seyyed, 2007 RB13 Sức khỏe làm ảnh hưởng đến việc nghiên cứu
của Thầy/Cô
Azad & Seyyed, 2007
3.3.3 Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu:
Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu được hiểu là sự tự đánh giá của cá nhân về khả năng thực hiện nghiên cứu khoa học của mình Các yếu tố cá nhân dùng để đánh giá khả năng thành công của mình bao gồm năng lực cá nhân (Azad &
Seyyed (2007)), điều kiện và môi trường làm việc (Blackburn & Lawrence, 1995;
Sax và ctg, 2002; Chen và ctg, 2006; Azad & Seyyed, 2007; Lertputtarak, 2008) Thang đo này đo 2 khía cạnh: năng lực của bản thân giảng viên và các nguồn lực hỗ trợ cho giảng viên trong công tác nghiên cứu; bao gồm 12 biến quan sát Các biến này được đo lường bằng thang đo likert 5 điểm (từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý)
Bảng 3.4: Thang đo Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu
Tên biến Biến quan sát
Biến quan sát
Nguồn
KS14 Thầy/ Cô hiện đang có rất nhiều ý tưởng cho
các nghiên cứu tiếp theo
Azad & Seyyed, 2007
KS15 Việc tiến hành nghiên cứu là một việc
không quá khó khăn đối với Thầy/ Cô
Azad & Seyyed, 2007
KS16 Thầy/ Cô có thể hợp tác với đồng nghiệp cùng
hoặc khác trường/ khoa để thực hiện nghiên cứu
mà không gặp trở ngại gì
Azad & Seyyed, 2007
Trang 34KS17 Thầy/ Cô tự tin rằng mọi đề xuất cho đề tài
nghiên cứu mới của mình đều sẽ được thông qua
dễ dàng
Kết quả nghiên cứu định tính
KS18 Các hoạch định về tiến độ, tài chính của đề tài
của Thầy/ Cô đều không sai lệch nhiều so với thực tế
Azad & Seyyed, 2007
KS19 Thầy/ Cô có thể dễ dàng huy động nhiều sinh
viên/ học viên làm các công việc phụ trong nghiên cứu
Azad & Seyyed, 2007
KS20 Nơi Thầy/ Cô công tác luôn có nhiều giảng viên
có thể làm trợ lý nghiên cứu cho Thầy/ Cô
Azad & Seyyed, 2007
KS21 Nguồn tài liệu tham khảo dễ dàng tiếp cận Kết quả nghiên cứu
định tính KS22 Nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ thông tin mà
KS24 Thủ tục hành chính khi thực hiện đề tài
nghiên cứu đơn giản và dễ dàng
Kết quả nghiên cứu định tính
KS25 Kinh phí dành cho nghiên cứu hiện nay đáp ứng
được yêu cầu để thực hiện nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu định tính
3.3.4 Thành quả nghiên cứu:
Thành quả nghiên cứu của giảng viên được đo ở nhiều góc độ: tổng số các nghiên cứu mang tính học thuật tại trường đại học trong một khoảng thời gian nhất định (Print & Hatie, 1997), theo Creswell (1986), thành quả nghiên cứu còn có thể được đo dựa trên số lượng công trình trên các tạp chí chuyên ngành; kỷ yếu hội nghị; sách xuất bản; hướng dẫn luận văn hoặc các nghiên cứu của học viên cao học, nghiên cứu sinh…
Đề tài luận văn chỉ thực hiện đo lường thành quả nghiên cứu khoa học của các cán
bộ giảng dạy thông qua các bài báo, công trình được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước trong vòng 5 năm tính từ thời điểm khảo sát
Trang 35Bảng 3.5: Thang đo thành quả nghiên cứu:
Tên biên Biến quan sát Nguồn
BBTN Số lượng các bài báo đã công bố (hoặc chấp
nhận đăng) trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước trong vòng 5 năm trở lại đây
Kết quả nghiên cứu định tính
BBNN Số lượng các bài báo đã công bố (hoặc chấp
nhận đăng) trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế trong vòng 5 năm trở lại đây
Kết quả nghiên cứu định tính
3.4 Thiết kế nghiên cứu định lượng:
3.4.2 Công cụ thu thập dữ liệu:
Bảng câu hỏi có cấu trúc được thiết kế để làm công cụ thu thập dữ liệu cho đề tài Bảng câu hỏi đầu tiên được thiết kế dựa trên bộ thang đo sơ bộ Sau đó được cải tiến và hiệu chỉnh dần sau khi có kết quả nghiên cứu định tính Bảng câu hỏi trước khi đưa ra khảo sát định lượng chính thức sẽ được kiểm tra bằng cách tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc lập các bản câu hỏi để kiểm tra ngôn từ, trình bày có phụ hợp hay chưa, câu văn có bị tối nghĩa hay không? Từ đó hiệu chỉnh các lỗi này và tiến hành thu thập dữ liệu Bảng câu hỏi chính thức được đính kèm trong phần Phụ lục
Trang 36Bảng 3.6 – Cấu trúc bảng câu hỏi
Câu Nội dung Giá trị
1-25
Các yếu tố thúc đẩy
giảng viên thực hiện
nghiên cứu khoa học
‘1’: Hoàn toàn không đồng ý
Thành quả nghiên cứu
khoa học của giảng viên
Bảng câu hỏi để trống cho đối tượng khảo sát
tự điền vào, sau đó tiến hành phân loại:
‘1’: không có bài báo
‘3’: Khoa Kỹ thuật Hóa học
‘4’: Khoa Kỹ thuật Xây dựng
‘5’: Khoa Cơ bản
‘6’: Khoa Quản lý Công nghiệp
‘7’: Khoa Môi trường
3.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện bằng cách gửi bảng khảo sát trực tiếp đến từng giảng viên: 169 bảng câu hỏi được phát ra, thu lại được 150 bảng câu hỏi và các bảng câu hỏi đều hợp lệ Dữ liệu được mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS để xử
lý thống kê
Trang 37Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Với 150 mẫu hợp lệ được tiến hành xử lý và phân tích với phần mềm SPSS 15.0 với các nội dung như sau:
Mô tả mẫu khảo sát
Đánh giá thang đo các khái niệm
Điều chỉnh mô hình nghiên cứu
Phân tích phương sai (ANOVA) để tìm ra điểm khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố thúc đẩy giảng viên thực hiện nghiên cứu khoa học giữa các nhóm giảng viên không có nghiên cứu, nghiên cứu ít và thực hiện nghiên cứu nhiều; giữa các nhóm lĩnh vực hoạt động nghiên cứu (khoa học cơ bản; khoa học kỹ thuật; khoa học quản lý)
4.1 Mẫu khảo sát:
4.1.1 Đặc điểm mẫu khảo sát:
Tổng cộng có 150 bảng câu hỏi đạt yêu cầu đưa vào phân tích Đối tượng trả lời các bảng khảo sát này các giảng viên có học vị tiến sĩ tại các Khoa Trong đó các phản hồi khoa Điện – Điện tử chiếm 35.3%, Kỹ thuật xây dựng chiếm 22%, Khoa Kỹ thuật hóa học (16%), Cơ khí (10.7%), Khoa Cơ bản và Quản lý Công nghiệp, Môi trường (16%) Như vậy, kích thước mẫu và đối tượng trả lời bảng khảo sát đáp ứng đúng yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu
4.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu:
Về lĩnh vực nghiên cứu, mẫu khảo sát gồm 18 tiến sĩ nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cơ bản chiếm tỷ lệ 12%, 15 tiến sĩ hoạt động trong lĩnh vực quản lý chiếm tỷ lệ 10% và
117 tiến sĩ nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật chiếm tỷ lệ 78%
Xét theo học hàm, mẫu khảo sát bao gồm 2 giáo sư chiếm tỷ lệ 1.3%, 29 phó giáo sư với tỷ lệ là 19.3% và chiếm đa số là các tiến sĩ chưa có học hàm với số lượng là 119 người, chiếm tỷ lệ 79.3%
Xét về thành quả nghiên cứu, mẫu khảo sát gồm có 22 vị tiến sĩ không có bài báo
tính cho cả tạp chí chuyên ngành trong nước và tạp chí quốc tế) được đăng hay chấp nhận đăng trong vòng 5 năm gần đây, chiếm tỷ lệ 14.7%; 36 vị tiến sĩ có từ 1- 2 bài báo (tính cho
Trang 38cả tạp chí chuyên ngành trong nước và tạp chí quốc tế) được đăng hay chấp nhận đăng trong vòng 5 năm gần đây, chiếm tỷ lệ 24%; và 92 vị tiến sĩ có trên 2 bài báo (tính cho cả tạp chí chuyên ngành trong nước và tạp chí quốc tế) được đăng hay chấp nhận đăng trong vòng 5 năm gần đây, chiếm tỷ lệ 61.3% trong tổng số mẫu
Tính bài báo được công bố trên tạp chí quốc tế trong 5 năm gần đây, mẫu khảo
sát gồm 74 giảng viên không có bài báo được công bố, chiếm tỷ lệ 49.3%; 43 vị tiến sĩ có từ 1 đến 2 bài báo (28.7%) và 33 vị tiến sĩ có từ 2 bài báo trở lên được công bố, chiếm tỷ lệ 22%
Tính bài báo được công bố trên tạp chí chuyên ngành trong nước, mẫu khảo sát bao
gồm 43 giảng viên không có công bố trong vòng 5 năm trở lại đây, chiếm 28.7%; 45 giảng viên có từ 1 đến 2 bài báo công bố với tỷ lệ 30% còn lại là 62 giảng viên có từ 3 bài báo được công bố, chiếm tỷ lệ 41.3% trong tổng số mẫu
4.2 Kiểm định thang đo:
Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hai công cụ chính là: Phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) và hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Đầu tiên, phân tích EFA sử dụng phương pháp trích Principal Components với phép xoay Quartimax và điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue ≥ 1 cho tất cả các khái niệm nghiên cứu trong mô hình lý thuyết Phép xoay Quartimax thực hiện xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hoá số nhân tố có hệ số lớn tại cùng một biến, vì vậy
Trang 39sẽ tăng cường khả năng giải thích các biến (Hoàng Trọng, 2005, trang 270) Trong quá trình này các biến quan sát không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ và các biến đạt yêu cầu sẽ được thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha Tiêu chuẩn chọn khi phân tích nhân tố là các biến phải có hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0.4, tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1988) Sự khác biệt giá trị hệ số chuyển tải của 1 biến trong nhân tố không nhỏ hơn 0.3 để đảm bảo sự phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al-Tamimi, 2002)
Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các biến đo quan sát trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng, 2005) Tiêu chuẩn chọn là các biến phải có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) >0.3 (Nunnally & Burnstein, 1994), hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 là chấp nhận được trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội (Bagozzi và ctg, 1994)
4.2.1 Thang đo Thái độ đối với nghiên cứu khoa học:
Thái độ đối với nghiên cứu khoa học được đặt tên là TD và được đo bằng 8 biến quan sát (từ TD01 đến TD08)
Bảng 4.2 Kết quả EFA thang đo Thái độ đối với nghiên cứu khoa học
Hệ số tải nhân tố Biến quan sát 1 2
Trang 40Kết quả EFA cho thấy rằng thang đo thái độ đối với nghiên cứu là một khái niệm bậc 2, bao gồm 2 thành phần:
Thành phần Lợi ích chuyên môn: được đo lường bởi 5 biến TD01- 03 và TD06, TD08; với các hệ số tải nhân tố dao động từ 504 đến 686 (> 4)
Thành phần Nâng cao uy tín được đo lường bởi 3 biến TD04_05 và TD07; với các hệ số tải nhân tố dao động từ 6 đến 859 (>.4)
Sau khi phân tích EFA, các thành phần trong thang đo được trải qua bước kiểm định
về độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach Alpha Kết quả cho thấy hệ số Cronbach Alpha của thành phần Lợi ích chuyên môn là 644 và Cronbach Alpha của thành phần nâng cao uy tín là 681 (>.6), hệ số tương quan biến tổng dao động từ 3.69 đến 5.27 Như vậy, thang đo này đạt về độ giá trị và độ tin cậy
4.2.2 Thang đo các biến cố không thể kiểm soát (hay các ràng buộc xã hội):
Thang đo các biến cố mà bản thân giảng viên không thể kiểm soát (hay các ràng buộc
xã hội) được đặt tên là RB và được đo bằng 5 biến quan sát (từ RB09 đến RB13)
Bảng 4.3 Kết quả EFA thang đo các ràng buộc xã hội
Hệ số Cronbach Alpha 261 535 Kết quả EFA cho thấy rằng thang đo các ràng buộc xã hội là một khái niệm bậc 2, bao gồm 2 thành phần:
Thành phần Áp lực về tài chính: được đo lường bởi các biến RB09 và RB11, với các hệ số tải nhân tố dao động từ 621 đến 806 (> 4)