5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.2. Thực hiện nghiên cứu:
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Bước nghiên cứu định tính được thực hiện dựa trên kỹ thuật phỏng vấn sâu với 6 giảng viên có học vị tiến sĩ đang giảng dạy tại các Khoa: Điện – Điện tử (2 giảng viên), Cơ khí (1 giảng viên), Khoa học cơ bản (2 giảng viên) và Quản lý công nghiệp (1 giảng viên) đại diện cho các lĩnh vực
khoa học: kỹ thuật, cơ bản và quản lý. Các giảng viên được chọn thực hiện phỏng vấn có
nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, thành quả nghiên cứu với mục đích có thể lấy được ý kiến
từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Tống quát về các thông tin nghiên cứu định tính:
Số lượng tham gia phỏng vấn là 6 giảng viên có học vị tiến sĩ, các giảng viên này
đã và đang thực hiện các đề tài nghiên cứu, tróng đó có 3 giảng viên tham gia hoạt động
nghiên cứu dưới 5 năm và 3 giảng viên tham gia trên 5 năm.
Nội dung của các cuộc phỏng vấn bao gồm các nội dung xoay quanh về thái độ
Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang
mà nghiên cứu khoa học mang lại cho bản thân giảng viên, cho xã hội…; các ảnh
hưởng từ bên ngoài và bên trong giảng viên đến ý định thực hiện nghiên cứu khoa học (những điều kiện thuận lợi và khó khăn, năng lực và nguồn lực).
Công cụ thực hiện phỏng vấn là bảng câu hỏi (phụ lục). Kết quả phỏng vấn định tính
được trình bày trong bảng 3.1 dướiđây.
Bảng 3.1 - Kết quả phỏng vấn:
Các chủ đề thảo luận Ý kiến giảng viên
1. Giảng viên thấy các lợi ích, ý nghĩa của việc
thực hiện nghiên cứu khoa học như thế nào?
a. Nghiên cứu sẽ giúp cho giảng viên hiểu rõ hơn và sâu hơn về lý thuyết và thực tiễn, từ đó hỗ
trợ cho hoạt động giảng dạy bằng cách đưa các
kết quả nghiên cứu vào trong bài giảng sẽ làm
sinh động và thu hút được sinh viên tích cực
học tập.
b. Về việc uy tín của giảng viên có tăng lên theo số công trình nghiên cứu hay không thì vẫn
chưa thể hiện rõ, chủ yếu là đối với giảng viên có học hàm. Có ý kiến khác: nếu đã thực hiện
nhiều nghiên cứu khoa học thì bản thân giảng
viên đó có uy tín và dễ dàng được thông qua cho những đề xuất nghiên cứu sau đó hơn.
a. Hầu hết các giảng viên đều cho rằng thủ tục
đăng kí rườm rà gây mệt mỏi và tạo tâm lý e ngại cho giảng viên mỗi khi muốn đăng kí đề
tài nghiên cứu. 2. Trong quá trình thực
hiện nghiên cứu khoa
học, giảng viên gặp
những khó khăn, trở ngại
nào? b. Kinh phí cho đề tài không nhiều và việc sử dụng và thanh quyết toán kinh phí rất mất nhiều
Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang
c. Giảng viên có học vị tiến sĩ thường khối lượng
giảng dạy rất nhiều nên thời gian dành cho nghiên cứu hạn chế.
d. Một số quy định, hướng dẫn còn chưa rõ ràng và hợp lý gây khó khăn trong quá trình thực
hiện nghiên cứu
3. Để đẩy mạnh hoạt động
nghiên cứu khoa học
cần cải tiến vần đề gì?
a. Bản thân giảng viên: cần có sự đam mê, nhiệt
quyết nghiên cứu. Cần có kiến thức chuyên sâu về
lĩnh vực nghiên cứu. Giảng viên phải giỏi ngoại
ngữ và có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp.
Giảng viên cần dành thời gian hợp lý cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.
b. Cơ sở vật chất: cần có thêm nguồn để truy cập
tài liệu tham khảo, hệ thống phòng thí nghiệm
với đầy đủ trang thiết bị cần thiết cập nhật công
nghệ mới.
c. Tăng nguồn kinh phí cho đề tài.