Các bước thực hiện nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28)

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

3.1.Các bước thực hiện nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là nghiên cứu định lượng. Dữ liệu được thu thập thông qua một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi với đối tượng trả lời là các giảng viên.

Các bước thực hiện nghiên cứu:

Bước 1: Xây dựng thang đo:

Thang đo sơ bộ được dựa vào các thang đo của các nghiên cứu trước đây tại các nước và được sắp xếp lại theo mô hình lý thuyết TPB. Để kiểm định lại các thang đo

xem có phù hợp hay chưa, tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ.

Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ:

Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu dựa trên thang đo sơ bộ ban đầu. Mục đích của

các cuộc phỏng vấn này là: (1) khám phá các yếu tố thúc đẩy bản thân đối tượng

được phỏng vấn thực hiện nghiên cứu khoa học. Từ đó đưa ra các điều chỉnh và/ hoặc thêm bớt các câu hỏi cho phù hợp; (2) tham khảo ý kiến của các đối tượng phỏng vấn về cách thức đo lường khái niệm thành quả nghiên cứu phù hợp với thực

tế hiện nay. Cuộc phỏng vấn được thực hiện đối với giảng viên có học vị tiến sĩ và có kinh nghiệm nghiên cứu tại trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM.

Bước 3: Hoàn chỉnh thang đo chính thức:

Từ các thang đo ban đầu, thang đo chính thức được hiệu chỉnh dựa trên kết quả

nghiên cứu sơ bộ. Các điều chỉnh này bao gồm chỉnh sửa từ ngữ, nội dung câu hỏi, hình thức thang đo và hình thức bảng câu hỏi.

Bước 4: Thu thập dữ liệu chính thức:

Thu thập dữ liệu chính thức được thực hiện tại các khoa của trường bằng cách gửi

bảng câu hỏi trực tiếp đến các giảng viên. Sau đó loại ra các bảng câu hỏi không hợp lệ và nhập dữ liệu . Công cụ thu thập là bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh.

Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang

Bước 5: Xử lý kết quả:

Kiểm định sơ bộ thang đo với EFA: Phương pháp đánh giá là phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA). Quá trình đánh giá và sàng lọc được thực hiện qua 2 bước với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS: (1) Phân tích riêng cho từng thang đo để đánh giá tính đơn hướng của các thang đo; (2) Phân tích chung các thang đo với nhau để đánh giá sơ bộ độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt. Độ

tin cậy của thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach Alpha. Trong quá trình này, các biến không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ.

Phân tích ANOVA: Thực hiện phân tích ANOVA nhằm tìm xem có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm yếu tố thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và thành tích đạt được của giảng viên. Quá trình thực hiện phân tích gồm 2

bước: (1) Thực hiện phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA); (2) Thực

hiện phân tích sâu ANOVA (Post Hoc).

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28)