Mô hình lý thuyết của đề tài:

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26)

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

2.3.Mô hình lý thuyết của đề tài:

Từ hai mô hình lý thuyết trên, tác giả nhận thấy có sự tương đồng về nội dung.

Các khái niệm của cả 2 thuyết đều thể hiện các yếu tố bên trong cá nhân cũng như tác động từ môi trường bên ngoài lên động cơ thực hiện hành vi. Ngoài ra, hai thuyết còn thể hiện nhận thức của con người về khả năng của họ để thực hiện một hành vi đã qui

định. Vì vậy, thuyết TPB được sử dụng trong luận văn này để giải thích các nguyên nhân thúc đẩy giảng viên nghiên cứu tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM. Áp dụng thuyết TPB cùng với các nhóm yếu tố tác động đến thành quả nghiên cứu từ

các nghiên cứu được trình bày ở phần trên, mô hình nghiên cứu được đề xuất như

hình 2.2.

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề nghị.

Do bản chất nghiên cứu này là nghiên cứu khám phá nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưở n g đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học Bách Khoa TP.HCM nên các giả thuyết thống kê không được đặt ra.

Thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu: Theo lý thuyết hành vi hoạch định (Azjen,1991), thái độ dẫn đến hành vi là mức độ mà biểu hiện của hành vi đó được chính

bản thân cá nhân đánh giá là tích cực hoặc tiêu cực. Như vậy, thái độ đối với việc thực

hiện nghiên cứu chính là các quan điểm, đánh giá của các giảng viên đối với việc thực

hiện nghiên cứu khoa học. Điều này cũng có nghĩa là việc thực hiện nghiên cứu khoa học Thành quả nghiên cứu

Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang

đối với mỗi cá nhân sẽ có một mức ý nghĩa khác nhau; cũng như họ có những cảm nhận

khác nhau về các lợi ích mang lại cho bản thân và xã hội khi thực hiện nghiên cứu khoa

học. Và, từ những đánh giá đó đã tạo động lực cho các giảng viên thực hiện nghiên cứu

(Sax và ctg (2002);Chen, Gupta & Hoshower (2006); Azad & Seyyed, (2007)).

Các biến cố nằm ngoài tầm kiểm soát: Nhóm các yếu tố này đã được kiểm chứng trong các nghiên cứu trước (Creamer, 1995, 1998; Hamovitch & Morgenstern, 1977; Astin & Davis, 1985; Sax và ctg, 2002; Chen, Gupta & Hoshower, 2006; Azad & Seyyed, 2007) và kết quả là có ảnh hưởng.

Thực tế hiện nay Giảng viên không chỉ sống nhờ vào việc giảng dạy, nghiên cứu thuần

túy mà còn phải tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội, tham gia cố vấn … để có thể đảm bảo tài chính gia đình cũng như điều kiện cho bản thân có được các kiến thức thực

tế để đem vào bài giảng thì nhóm yếu tố này cần được đưa vào mô hình để có thể khảo

sát mức độ ảnh hưởng đến thành tích nghiên cứu.

Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu: Theo lý thuyết hành vi hoạchđịnh thì nhận thức về kiểm soát hành vi được định nghĩa là toàn bộ niềm tin về sự kiểm

soát. Áp dụng vào việc nghiên cứu hành vi thực hiện nghiên cứu khoa học của các giảng viên, được hiểu là sự tự đánh giá của cá nhân về khả năng thực hiện nghiên cứu

khoa học của mình. Các yếu tố cá nhân dùng để đánh giá khả năng thành công của

mình bao gồm năng lực cá nhân (Azad & Seyyed (2007)), điều kiện và môi trường làm việc (Blackburn & Lawrence, 1995; Sax và ctg, 2002; Chen và ctg, 2006; Azad & Seyyed, 2007; Lertputtarak, 2008).

Thành quả nghiên cứu: Thành quản nghiên cứu được tính bằng số lượng bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành (cả tạp chí chuyên ngành trong nước và tạp chí chuyên ngành quốc tế). Ngoài ra, yếu tố “lĩnh vực nghiên cứu” được sử dụng làm biến kiểm soát để kiểm định xem có sự khác biệt về kết quả giữa các nhóm lĩnh vực hoạt động hay không.

Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26)