Xây dựng thang đo:

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31)

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

3.3.Xây dựng thang đo:

3.3.1. Thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu:

Thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu chính là các quan điểm, đánh giá của giảng viên đối với việc thực hiện nghiên cứu khoa học. Theo kết quả nghiên cứu của

Chen, Gupta & Hoshower (2006):

 Nếu một cá nhân đánh giá cao và cho rằng việc thực hiện nghiên cứu là một

hành vi tốt, mang lại lợi ích thì cá nhân đó sẽ có nhiều động lực để thực hiện

nghiên cứu khoa học.

 Ngược lại, nếu một cá nhân nghĩ rằng việc thực hiện nghiên cứu khoa học là không quan trọng, không cần thiết đối với bản thân thì họ sẽ có ít động lực hơn hay thậm chí là không có ý định thực hiện nghiên cứu.

Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang

Do đó, thang đo thái độđối với việc thực hiện nghiên cứu của các giảng viên bao gồm các biến đo lường nội dung trên.

Trong nghiên cứu này, thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu được đo

lường dựa theo kết quả nghiên cứu của Chen, Gupta & Hoshower, và khái niệm thái độ đối với hành vi trong lý thuyết TPB. Sau khi được điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 8 biến quan sát. Các biến này được đo lường bằng thang đo likert 5 điểm (từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.2: Thang đo Thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu

Tên biến Biến quan sát Nguồn

TD01 Nghiên cứu giúp hiểu sâu hơn về lý thuyết/chuyên môn.

Kết quả nghiên cứuđịnh tính TD 02 Nghiên cứu giúp thoả mãn sự hiếu kỳ

đối với kiến thức mới.

Chen, Gupta & Hoshower (2006)

TD 03 Nghiên cứu giúp hiểu thêm về thực tế. Kết quả nghiên cứu định tính TD 04 Nghiên cứu là điều kiện để thăng tiến

trong sự nghiệp/ phát triển bản thân.

Chen, Gupta & Hoshower (2006)

TD 05 Thực hiện nhiều nghiên cứu có giá trị

tạo nên uy tín cho người giảng viên.

Chen, Gupta & Hoshower (2006) TD 07 Đem kết quả nghiên cứu vào giảng

dạy giúp bài giảng thu hút hơn.

Kết quả nghiên cứuđịnh tính TD 08 Nghiên cứu mang lại lợi ích cho bản

thân giảng viên.

Azjen (1991)

3.3.2. Các biến cố nằm ngoài tầm kiểm soát (social congtingencies):

Các mối quan tâm này bao gồm: trách nhiệm đối với gia đình hoặc những sự cố

xảy ra bất ngờ như áp lực về tài chính, quan hệ gia đình không tốt… (Creamer, 1995, 1998; Hamovitch & Morgenstern, 1977; Astin & Davis, 1985; Sax và ctg, 2002; Chen và ctg, 2006; Azad & Seyyed, 2007). Sau khi đượcđiều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 5 biến quan sát. Các biến này được đo lường bằng thang đo likert 5 điểm (từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn

Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.3: Thang đo các biến cố nằm ngoài tầm kiểm soát:

Tên biến Biến quan sát Nguồn

RB09 Tài chính của gia đình phần lớn dựa vào thu nhập hiện tại của Thầy/ Cô.

Azad & Seyyed, 2007 RB10 Thầy/ Cô dành phần lớn thời gian làm việc cho

công tác quản lý.

Kết quả nghiên cứu định tính

RB11 Thầy/Cô dành thời gian phần lớn cho giảng dạy và hướng dẫn luận văn/luận án.

Kết quả nghiên cứu định tính

RB12 Việc chăm sóc gia đình luôn làm cho Thầy/ Cô bận rộn.

Sax và ctg, 2002; Azad & Seyyed, 2007 RB13 Sức khỏe làm ảnh hưởng đến việc nghiên cứu

của Thầy/Cô.

Azad & Seyyed, 2007

3.3.3. Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu:

Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu được hiểu là sự tự đánh giá của cá nhân về khả năng thực hiện nghiên cứu khoa học của mình. Các yếu tố cá nhân dùng để đánh giá khả năng thành công của mình bao gồmnăng lực cá nhân (Azad & Seyyed (2007)), điều kiện và môi trường làm việc (Blackburn & Lawrence, 1995; Sax và ctg, 2002; Chen và ctg, 2006; Azad & Seyyed, 2007; Lertputtarak, 2008).

Thang đo này đo 2 khía cạnh: năng lực của bản thân giảng viên và các nguồn

lực hỗ trợ cho giảng viên trong công tác nghiên cứu; bao gồm 12 biến quan sát. Các biến này được đo lường bằng thang đo likert 5 điểm (từ 1: hoàn toàn không

đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.4: Thang đo Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu

Tên biến Biến quan sát

Biến quan sát

Nguồn

KS14 Thầy/ Cô hiện đang có rất nhiều ý tưởng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Azad & Seyyed, 2007 KS15 Việc tiến hành nghiên cứu là một việc

không quá khó khăn đối với Thầy/ Cô.

Azad & Seyyed, 2007 KS16 Thầy/ Cô có thể hợp tác với đồng nghiệp cùng

hoặc khác trường/ khoa để thực hiện nghiên cứu

mà không gặp trở ngại gì.

Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang

KS17 Thầy/ Cô tự tin rằng mọi đề xuất cho đề tài nghiên cứu mới của mình đều sẽ được thông qua dễ dàng.

Kết quả nghiên cứu định tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KS18 Các hoạch định về tiến độ, tài chính của đề tài của Thầy/ Cô đều không sai lệch nhiều so với

thực tế.

Azad & Seyyed, 2007

KS19 Thầy/ Cô có thể dễ dàng huy động nhiều sinh viên/ học viên làm các công việc phụ trong nghiên cứu.

Azad & Seyyed, 2007

KS20 Nơi Thầy/ Cô công tác luôn có nhiều giảng viên có thể làm trợ lý nghiên cứu cho Thầy/ Cô.

Azad & Seyyed, 2007

KS21 Nguồn tài liệu tham khảo dễ dàng tiếp cận. Kết quả nghiên cứu định tính

KS22 Nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ thông tin mà Thầy/ Cô cần.

Kết quả nghiên cứu định tính

KS23 Cơ sở vật chất (hệ thống phòng thí nghiệm, hệ

thống máy tính, internet..) đáp ứng được yêu cầu

cho việc thực hiện nghiên cứu của Thầy/ Cô.

Kết quả nghiên cứu định tính

KS24 Thủ tục hành chính khi thực hiện đề tài nghiên cứuđơn giản và dễ dàng.

Kết quả nghiên cứu định tính

KS25 Kinh phí dành cho nghiên cứu hiện nay đáp ứng được yêu cầuđể thực hiện nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu định tính

3.3.4. Thành quả nghiên cứu:

Thành quả nghiên cứu của giảng viên được đo ở nhiều góc độ: tổng số các

nghiên cứu mang tính học thuật tại trường đại học trong một khoảng thời gian nhất định (Print & Hatie, 1997), theo Creswell (1986), thành quả nghiên cứu còn có thể được đo dựa trên số lượng công trình trên các tạp chí chuyên ngành; kỷ yếu hội nghị; sách xuất bản; hướng dẫn luận văn hoặc các nghiên cứu của học viên cao học, nghiên cứu sinh…

Đề tài luận văn chỉ thực hiện đo lường thành quả nghiên cứu khoa học của các cán

bộ giảng dạy thông qua các bài báo, công trình được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước trong vòng 5 năm tính từ thời điểm khảo sát.

Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang

Bảng 3.5: Thang đo thành quả nghiên cứu:

Tên biên Biến quan sát Nguồn

BBTN Số lượng các bài báo đã công bố (hoặc chấp

nhận đăng) trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước trong vòng 5 năm trở lạiđây.

Kết quả nghiên cứu định tính

BBNN Số lượng các bài báo đã công bố (hoặc chấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhận đăng) trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế trong vòng 5 năm trở lạiđây.

Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31)