Thảo luận kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 53)

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu:

4.5.1. Qua kết quả phân tích ANOVA, nếu tính thành tích nghiên cứu bao gồm cả các bài báo công bố trong nước và bài báo công bố quốc tế thì có sự khác nhau về trung bình của các nhóm yếu tố: Lợi ích cảm nhận về chuyên môn, Nâng cao uy tín và Nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước ở mức ý nghĩa quan sát sig.<0.1.

Trong đó, nhóm yếu tố Lợi ích chuyên môn thể hiện cảm nhận của giảng viên về lợi ích mang lại về mặt tinh thần, về kiến thức khi thực hiện nghiên cứu khoa học (hiểu sâu hơn về lý thuyết/chuyên môn, thoả mãn sự hiếu kỳ đối với kiến thức

mới, hiểu thêm về thực tiễn, giúp bài giảng thu hút hơn). Sự khác biệt đáng kể chỉ

thấy được ở nhóm giảng viên không thực hiện nghiên cứu (giá trị trung bình = 3.96) và nhóm thực hiện nghiên cứu nhiều (giá trị trung bình = 4.29). Điều này cho thấy,

nếu nhận thức của giảng viên về lợi ích chuyên môn mang lại qua việc thực hiện

nghiên cứu càng cao, và nếu bản thân người giảng viên đánh giá cao về việc nâng cao kiến thức của mình thì giảng viên có khuynh hướng thực hiện nhiều nghiên cứu. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chen và ctg (2006). Chen và ctg đã chứng minh rằng các yếu tố động viên từ bên trong (như nhu cầu khẳng định bản thân, nhu cầu đóng góp kiến thức mới, nhu cầu sáng tạo và tìm hiểu các mới) là

động lực để các giảng viên ở Athen thực hiện nghiên cứu khoa học.

Nhóm yếu tố về Nâng cao uy tín thể hiện cảm nhận của các giảng viên về khả năng thăng tiến/phát triển bản thân, tạo nên uy tín cho người giảng viên, nói chung là mang lại lợi ích cho bản thân giảng viên. Sự khác biệt có ý nghĩa được thấy

Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang

4.13, nghiên cứu nhiều = 3.96). Điều này có thể hiểu do hệ thống phong học hàm của

chúng ta dựa trên việc tính điểm công trình nghiên cứu. Do đó, nếu một cá nhân mong muốn nhận được học hàm phó giáo sư, giáo sư thì phải thực hiện nghiên cứu khoa học và có các công bố trên tạp chí chuyên ngành. Ngoài ra, việc thực hiện nhiều

nghiên cứu có giá trị cũng góp phần nâng cao uy tín cho nghiên cứu viên, giúp nghiên cứu viên có tiếng nói quan trọng trong giới khoa học. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chen và ctg (2006). Nghiên cứu của Chen và ctg cho thấy rằng các giảng viên đánh giá cao thành tích nghiên cứu lên việc thăng tiến, được bổ nhiệm vào các vị trí quản lý, được phong hàm giáo sư sẽ có động cơ thực

hiện nghiên cứu khoa học hơn.

Về nhóm yếu tố liên quan đến nguồn lực hỗ trợ nghiên cứu như kinh phí và thủ tục đăng kí đề tài, có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa nhóm không có nghiên cứu (mean = 2.7) và có nghiên cứu (nghiên cứu ít = 2.06, nghiên cứu nhiều

= 2.17). So sánh sự đánh giá của nhóm không nghiên cứu và nhóm có thực hiện nghiên cứu, ta thấy kết quả trái ngược với dự đoán thông thường về cảm nhận “ nếu

cá nhân cảm nhận rằng sự hỗ trợ của nhà nước không đủ sẽ không có động lực

thực hiện nghiên cứu”. Kết quả này có thể lý giải rằng vì không thường xuyên thực

hiện nghiên cứu khoa học nên nhóm giảng viên không có nghiên cứu trong vòng 5 năm trở lại đây chưa trải qua những khó khăn, mệt mỏi trong việc thực hiện các thủ

tục hành chính, nhóm này chỉ biết về quy trình tổng quát và từ quy trình này họ có cảm nhận là quy trình phức tạp chứ chưa có kinh nghiệm sâu sắc như nhóm giảng

viên có thực hiện nghiên cứu. Kết hợp với kết quả về Lợi ích chuyên môn ta có thể rút ra kết luận rằng: nếu một giảng viên thật sự đam mê với việc nghiên cứu khoa học thì mới có động lực thực hiện nghiên cứu khoa học trong điều kiện hiện

nay. Tuy nhiên, khi xét về mức độ thực hiện nghiên cứu nhiều hay ít thì rõ ràng nhóm có cảm nhận về sự hỗ trợ nguồn lực nghiên cứu cao hơn có kết quả nghiên cứu

cao hơn.

4.5.2. Nếu tính thành quả nghiên cứu chỉ là bài báo trong nước, ta có kết quả như

Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang

với nhóm yếu tố LICM, tương tự như khi tính thành tích nghiên cứu bao gồm cả bài báo quốc tế và bài báo trong nước chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm không có nghiên cứu, tức là có 0 bài báo trong vòng 5 năm với mean = 4.07 và nghiên cứu nhiều (có từ 3

bài báo trở lên trong 5 năm) với mean = 4.33.

Còn riêng đối với nhóm yếu tố NCUT, chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm không có nghiên cứu (có 0 bài báo trong vòng 5 năm) với mean = 3.71 và nghiên cứu ít (có từ 1 đến 2 bài báo trong 5 năm) với mean = 4. Sở dĩ có điều này là vì đối với nước ta,

việc phong hàm phó giáo sư, giáo sư dựa trên việc tính điểm công trình, số bài báo. Do

đó, để được công nhận về uy tín, khả năng của nghiên cứu viên, số lượng bài báo được

công bố trên tạp chí chuyên ngành là một chỉ tiêu khá quan trọng.

4. 5.3. Nếu tính thành tích nghiên cứu chỉ là các bài báo được công bố ở các

tạp chí quốc tế, kết quả phân tích phương sai cho thấy: Có sự khác nhau về trung bình của các nhóm yếu tố: Tài liệu tham khảo và Nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước.

Đối với nhóm yếu tố về Tài liệu tham khảo, chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa

nhóm không có nghiên cứu (có 0 bài báo trong vòng 5 năm) với mean = 3.32 và nghiên cứu nhiều (có từ 3 bài báo trở lên trong 5 năm) với mean = 2.92.

Đối với nhóm yếu tố về Nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước, chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm không có nghiên cứu (có 0 bài báo trong vòng 5 năm) với mean = 2.39

và nghiên cứu nhiều (có từ 3 bài báo trở lên trong 5 năm) với mean = 2.03.

Hai kết quả trên cho thấy rằng, nhóm giảng viên không có bài báo được công bố trong vòng 5 năm qua cho đánh giá rằng nguồn tài liệu tham khảo có mức dễ

dàng tiếp cận ở mức trung bình khá, còn nhóm giảng viên thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học lại cho rằng có chút trở ngại trong việc tìm tài liệu tham khảo. Kết quả

có sự phân biệt về yếu tố tài liệu tham khảo cũng khá phù hợp khi xét đến thực tế.

Các nghiên cứu muốn công bố ra các tạp chí quốc tế cần có những bước đột phá về

ý tưởng, muốn như vậy nghiên cứu viên phải đọc rất nhiều nghiên cứu cùng chủ đề

trên thế giới để biết thế giới đã đi đến đâu trong lĩnh vực ấy. Vì vậy, yếu tố tài liệu tham khảo là một điểm quan trọng trong các công bố quốc tế.

Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang

khó khăn trong sự hỗ trợ của nhà nước, nhưng nhóm thực hiện nhiều nghiên cứu do phải thực hiện thủ tục nhiều lần hơn nên có đánh giá xấu hơn về mức độ dễ dàng để

nhậnđược sự hỗ trợđó từ nhà nước.

4.5.4. Ngoài ra, việc phân tích phương sai cũng được thực hiện theo các nhóm lĩnh vực hoạt động. Kết quả cho thấy chỉ có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm Khoa học cơ bản (mean = 4.4) và Khoa học kỹ thuật (mean = 4.14) trong giá trị trung bình của yếu tố “Lợi ích chuyên môn”. Điều này có thể lý giải thông qua bản chất của lĩnh vực nghiên cứu. Nhóm Khoa học cơ bản thực hiện các nghiên cứu cơ bản

nhằm tìm ra những tri thức khoa học làm nền tảng cho các nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng khác, do vậy, các giảng viên hoạtđộng trong lĩnh vực Khoa học cơ bản là những người có sự tò mò, niềm khát khao khám phá kiến thức, mong muốn đóng góp vào kho tàng tri thức mới hơn ai hết.

Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang

KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Khuyến nghị:

Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:  Thay đổi thái độ đối với nghiên cứu trong đội ngũ giảng viên:

Thái độ là tiền đề dẫn đến xu hướng hành vi, do đó, muốn nâng cao t h à n h q uả nghiên cứu của các cán bộ giảng dạy, cần phải tác động làm cho các giảng viên có thái độ tích cực đối với việc thực hiện khoa học.

Theo kết quả khảo sát, thái độ của giảng viên đối với việc thực hiện nghiên cứu khoa học dao động từ 3.47 đến 4.62 (mức cao nhất là 5). Qua kết quả này có thể thấy giảng viên cũng có biểu hiện thái độ tích cực, nhận thức được khá rõ về

tầm quan trọng và lợi ích của nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, để đẩy mạnh hơn thành tích nghiên cứu khoa học, cần tác động để các giảng viên nhận rõ hơn và có thái độ tích cực hơn nữa về việc thực hiện nghiên cứu khoa học.

Để làm được điều đó cần có các buổi hội thảo, trong đó trình bày về hiện

trạng thành quả nghiên cứu, chất lượng nghiên cứu của Việt Nam so với các nước

trong khu vực; hướng phát triển trường Đại học Bách Khoa để trở thành một trường

đại học theo định hướng nghiên cứu; các lợi ích mang lại cho bản thân nghiên cứu

viên và xã hội khi thực hiện nghiên cứu khoa học, hơn hết cần nhấn mạnh rằng

nghiên cứu khoa học là một trong các nhiệm vụ quan trọng của giảng viên đại học.  Tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu:

Ngoài việc thay đổi thái độ, cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện

nghiên cứu khoa học. Hiện nay, đa số các giảng viên không có niềm đam mê nghiên cứu khoa học cao là vì khối lượng giờ giảng dạy trên lớp quá nhiều cùng với những nhiệm vụ “linh tinh” không liên quan đến chuyên môn như: quản lý học

vụ, theo dõi tình hình học tập của sinh viên mình chủ nhiệm, hướng dẫn thực tập tốt nghiệp… Vì vậy, cần phải có chính sách giảm nhẹ khối lượng giảng dạy cho những giảng viên đăng kí nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, việc nâng cao đời sống nghiên cứu viên cũng là vấn đề cần lưu ý nhiều.

Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang

bố quốc tế cần đưa rõ để khuyến khích các nghiên cứu khoa học có giá trị cao.

Về thủ tục đăng kí đề tài nghiên cứu, cần rút ngắn thời gian, quy trình đăng kí hoặc thành lập một đội chuyên hỗ trợ các giảng viên trong việc hoàn tất thủ tục, không để cho nghiên cứu viên phải phân tâm về những vấnđề ngoài chuyên môn.

Bảng 5.1. Tổng hợp các kiến nghị nhằmđầy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của trường.

Mục tiêu Hành động

Thay đổi thái độ của

giảng viên đối với hoạt động nghiên cứu khoa học

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học.

Hội thảo về ý nghĩa và lợi ích mang lại khi thực hiện

nghiên cứu khoa học.

Nhấn mạnh nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học, đặc biệt là giảng viên tại trường đại học

theo định hướng trở thành đại học nghiên cứu.

Giảm khối lượng giảng dạy cho các giảng viên đang thực hiện nghiên cứu khoa học.

Khen thưởng mạnh về tài chính cho các cá nhân, tập

thể có công trình khoa học có giá trị (công bố trên các tạp chí quốc tế có chỉ số ảnh hưởng cao).

Nâng cao đời sống giảng viên. Xây dựng môi trường

nghiên cứu

Hỗ trợ trong việc thực hiện các thủ tục.

Tóm lại, với việc thực hiện các thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số tin cậy Cronbach Alpha, thang đo các yếu tố thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học được kiểm định về độ giá trị và độ tin cậy. Phân tích phương sai (ANOVA) được thực hiện để tìm sự khác biệt về đánh giá của các nhóm

đối tượng có thành tích nghiên cứu khác nhau lên các nhóm yếu tố. Cuối cùng, kết quả được thảo luận, so sánh với nghiên cứu trước ở nước ngoài và các kiến nghị được đưa ra nhằm cải thiện thái độ đối với việc thực hiện nghiên cứu khoa học của

Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang

Kết luận:

Đề tài đã xác định được các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu

khoa học của giảng viên bao gồm:

(1)Thái độđối với nghiên cứu là một khái niệm bậc 2, bao gồm 2 thành phần: Thành phần Lợi ích chuyên môn: được đo lường bởi 4 biến quan sát:

 Hiểu sâu hơn về lý thuyết/chuyên môn

 Thoả mãn sự hiếu kỳđối với kiến thức mới.

 Hiểu thêm về thực tiễn.

 Giúp bài giảng thu hút hơn.

Thành phần Nâng cao uy tín được đo lường bởi 3 biến quan sát:

 Điều kiện để thăng tiến trong sự nghiệp/ phát triển bản thân.  Uy tín cho người giảng viên.

 Lợi ích cho bản thân giảng viên.

(2) Nhận thức về kiểm soát hành vi nghiên cứu bao gồm 4 thành phần: Thành phần Năng lực nghiên cứu viên được đo bởi 3 biến quan sát:

 Khả năng chuyên môn

 Khả năng hợp tác với đồng nghiệp

 Khả năng lập đề cương, thuyết phục về tính khả thi của đề tài

Thành phần Nhân lực hỗ trợ thực hiện nghiên cứu được đo lường bởi 2 biến

quan sát:

 Sinh viên/ học viên làm các công việc phụ giúp nghiên cứu.  Giảng viên làm trợ lý nghiên cứu

Thành phần Tài liệu tham khảođược đo lường bởi 2 biến quan sát:

 Nguồn tài liệu tham khảo có thể tiếp cận dễ dàng

 Nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ thông tin

Thành phần Nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước được đo lường bởi 2 biến quan sát:

 Thủ tục hành chính

 Kinh phí.

(3) Khi so sánh thái độ đối với nghiên cứu, cảm nhận về năng lực và sự thoả mãn đối với điều kiện nghiên cứu giữa các nhóm có thành tích nghiên cứu khác nhau, kết quả cho thấy

có sự khác nhau về giá trị trung bình về thái độ và Nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước đối với

Luận văn Thạc sĩ HV: Vưu Thị Thùy Trang

khi tính thành tích nghiên cứu là tổng số bài báo trong nước và bài báo quốc tế, và ngay cả

khi tính thành tích nghiên cứu chỉ là số lượng bài báo quốc tế; có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê về sự đánh giá yếu tố “tài liệu tham khảo” và “nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước” khi

phân nhóm thành tích nghiên cứu dựa trên bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong nước.

(4) Từ kết quả phân tích dữ liệu, luận văn đưa ra các kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt

động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ giảng dạy:

Khẳng định tầm quan trọng và lợi ích của việc thực hiện nghiên cứu khoa học thông qua các hội thảo, thay đổi tâm lý giảng viên, khẳng định nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng của người giảng viên đại học.

Tuyển chọn giảng viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, tạo không khí,

văn hoá nghiên cứu.

Giảm nhẹ khối lượng giảng dạy cho các giảng viên đăng kí nghiên cứu khoa học.

Hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính khi đăng kí đề tài nghiên cứu.

Ngoài ra, do có sự khác biệt về văn hoá, môi trường nghiên cứu, vấnđề kinh phí và thủ tục đăng kí đề tài là hai yếu tố mới có ảnh hưởng đến thành tích nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo:

Vì thời gian hạn chế và đây chỉ là bước nghiên cứu khám phá, đề tài chỉ mới dừng ở bước kiểm định, xây dựng thang đo các yếu tố thúc đẩy hoạt động nghiên

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)