Dự báo tình hình trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ hỗ trợ sau bán cho khách hàng điện tử của Công ty CP Truyền thông Văn hóa Việt (Trang 41)

PHẦN TRUYỀN THÔNG VĂN HÓA VIỆT 3.1 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU

3.2.1. Dự báo tình hình trong thời gian tớ

Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam:

Theo một số chuyên gia, 2012 được xem là năm khó khăn nhất trong 20 năm của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp bán lẻ gặp nhiều khó khăn, vừa cắt giảm chi phí đầu tư và nhân lực, vừa phải tính chuyện mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc xây dựng và cải thiện chất lượng website, từng bước xem đây là kênh quan

trọng, hiệu quả và tiết kiệm để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và chăm sóc khách hàng.

Thương mại điện tử trong năm 2012 đã xây dựng hoàn thiện được hệ thống hạ tầng cho thương mại điện tử, có thể nói gần như theo kịp tiến bộ của thế giới. Hiện các mô hình hay công cụ hỗ trợ như rao vặt, sàn giao dịch, website bán lẻ trực tuyến, mua theo nhóm, giải pháp thanh toán online, vận chuyển,… đều có tại thương mại điện tử Việt Nam.

Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế khi lĩnh vực thương mại điện tử bị lạm dụng gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vấn đề sức mua yếu cũng trở thành nhược điểm còn tồn tại. Theo ước tính, thương mại điện tử mới chiếm 0,3 đến 0,5% tổng doanh số bán lẻ tại Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá mức này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, khi có hơn 31 triệu người Việt sử dụng Internet, chiếm 35,5% dân số.

Nhiều dự báo cho rằng năm 2013 kinh tế thế giới cũng như Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn về chiều sâu, tái cấu trúc để bắt nhịp với nền kinh tế số. Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử là một hướng đi phù hợp với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế khi lĩnh vực bị lạm dụng gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vấn đề sức mua yếu cũng trở thành nhược điểm còn tồn tại. Theo ước tính, thương mại điện tử mới chiếm 0,3 đến 0,5% tổng doanh số bán lẻ tại Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá mức này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, khi có hơn 31 triệu người Việt sử dụng Internet, chiếm 35,5% dân số.

Với bối cảnh kinh doanh truyền thống ngày càng khó khăn, việc các doanh nghiệp tìm đến mạng Internet để bán hàng là xu thế tất yếu không thể thay đổi. Trong khoảng 5 năm nữa, doanh nghiệp nào không có mảng online tốt sẽ khó cạnh tranh. Bên cạnh đó, trước hiện trạng quyền lợi người tiêu dùng bị xâm hại, xu hướng nhờ bên thứ ba có uy tín làm chứng thực sẽ trở nên phổ biến hơn.

Dự báo sự phát triển của thị trường thiết kế website:

Hiện nay, có rất nhiều công ty tham gia vào thị trường thiết kế website, và con số này ngày càng tăng lên. Bỏ qua sự tụt dốc của nền kinh tế, thị trường thiết kế website vẫn đang phát triển không ngừng. Đây có thể coi là “một mỏ vàng thực sự” nếu các công ty có đủ khả năng và tiềm lực để khai thác.

Với sự phát triển của hệ thống thông tin hiện đại cũng như sự lớn mạnh của các website tìm kiếm, rao vặt, thông tin về dịch vụ thiết kế website cũng ngày càng minh bạch hơn. Khách hàng đã nắm được phần nào về sự khác biệt giá của các công ty, các yếu tố tạo ra sự khác biệt đó. Vì vậy giờ đây sự cạnh tranh về giá cả giữa các công ty thiết kế website đang ngày một gay gắt. Điều quan trọng là các công ty thiết kế website phải làm cho khách hàng thấy được cái lợi của website và internet đối với công việc kinh doanh với những mức giá thực hiện website hợp lý của một thiết kế website hiệu quả.

Bên cạnh đó, xu hướng thiết kế trang web của doanh nghiệp có nhiều thay đổi so với trước đây. Nếu những năm trước, doanh nghiệp chỉ yêu cầu các công ty thiết kế website làm thế nào cho trang web thật đẹp, chỉ chú trọng về mặt hình thức thì càng ngày nhu cầu của doanh nghiệp càng thực tế hơn. Ngoài những yếu tố về thẩm mỹ, doanh nghiệp rất quan tâm đến hiệu quả bán hàng mà trang web mang lại cho họ, hiệu quả về quảng bá thương hiệu, khả năng tiếp thị trực tuyến qua trang web…

Xu hướng trong thời gian tới các doanh nghiệp sẽ đầu tư cho việc thiết kế website thương mại điện tử, có các chức năng phục vụ giao dịch trực tuyến thay vì chỉ sử dụng website như một công cụ đơn giản để giới thiệu hình ảnh, sản phẩm của công ty.

Do có khá nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thiết kế web, ngoài vấn đề chất lượng sản phẩm, dịch vụ website và giá cả, khách hàng sẽ ngày một quan tâm hơn đến các chính sách hậu mãi, các dịch vụ sau bán của các công ty thiết kế web. Sự cạnh tranh sẽ lan rộng ra cạnh tranh các dịch vụ này. Điều này sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho khách hàng, đồng thời vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các công ty thiết kế website.

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ hỗ trợ sau bán cho khách hàng điện tử của Công ty CP Truyền thông Văn hóa Việt (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w