PHẨM THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THUỶ SẢN THÁI BÌNH DƯƠNG
3.2.1 Môi trường vĩ mô
3.2.1.1.Môi trường tự nhiên
Với ngành thủy sản nói riêng , môi trường tự nhiên khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp. Nguyên liệu được cung cấp nhờ quá trình đánh bắt hoặc nuôi trồng thủy sản, chưa kể đến quá trình bảo quản, chế biến vận chuyển, nhiệt độ, độ ẩm … ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm đặc biệt là thủy sản đông lạnh, sản phẩm tươi sống sau khi đánh bắt cần bảo quản khắt khe vì dễ hư hỏng. Bờ biển nước ta dài hơn 3000km có nguồn tài nguyên hải sản dồi dào, tuy nhiên không phải là vô tận, với cách đánh bắt quá nhiều và lãng phí như hiện nay chính vì thế trường hợp thiếu hụt nguyên vật liệu vẫn có thể xảy ra chưa kể thiên tai lũ lụt, bão là những rủi ro không thể lường trước được, ngoài ra hiện tượng ôi nhiễm biển hay do sự cố bị đổ dầu ra biển khiến lượng lớn các sinh vật biển bị chết, khu vực đó bị ôi nhiễm, không thể phục hồi gây sự lãng phí.
3.2.1.2 Môi trường kinh tế
Kinh tế đi lên, đời sống nhân dân càng được cải thiện thì những đòi hỏi và nhu cầu cũng tăng lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), kim ngạch xuất nhập khẩu, lạm phát và thất nghiệp, tỷ giá, lãi xuất ngân hàng, … đây đều là các yếu tố kinh tế chủ yếu tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố như tỷ giá, lạm phát, lãi xuất có thể dẫn đến việc tăng hoặc giảm giá sản phẩm, sự cạnh tranh về giá giữa các đối thủ cạnh tranh dẫn đến ảnh hưởng giá cả hàng hóa và chu kì sống của sản phẩm. Trong thời kì kinh tế khó khăn, lạm phát cao và biến động bất thường dẫn đến giá cả mọi thứ đều tăng theo, chỉ số tiêu dùng sụt giảm, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu nên giá của sản phẩm công ty cũng được điều chỉnh để phù hợp với thị trường tiêu thụ, lãi xuất vay vốn cao cũng dẫn đến trở ngại cho công ty, kinh tế suy thoái, đầu năm 2011 công ty phải tìm cách tìm kiếm mở rộng thị trường, ngoài Hà Nội ra các tỉnh và thành phố miền bắc để tiêu thụ sản phẩm, hoặc các chính sách giảm giá khuyến mại để kích cầu, lôi kéo người tiêu dùng.
3.2.1.3 Môi trường khoa học công nghệ
Chất lượng và an toàn là ưu tiên hàng đầu, cùng với phát triển xã hội, tốc độ phát triển công nghệ ngày càng tăng, chi phí dành cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ là rất lớn, sử dụng công nghệ vào các khâu sẽ đảm bảo chất lượng cho sản phẩm tuy nhiên việc áp dụng cần đòi hỏi có kinh nghiệm và chi phí bỏ ra mua các thiết bị khá tốn kém, thủy sản đông lạnh là sản phẩm đòi hỏi quá trình một cách khắc khe, để đảm bảo chất lượng cũng như tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, khâu bảo quản rất quan trọng bởi thủy sản là dạng sản phẩm rất dễ hư hỏng chính vì thế công ty đã sử dụng công nghệ vào các khâu chế biến theo dây chuyền công nghệ máy móc để sản xuất cũng như chế biến, bảo quản thủy sản như băng chuyền IQF 500kg/mẻ, tủ đông Shangchi, tủ đông gió, máy hút chân không, máy đóng gói chân không, hệ thống kho lạnh 360T, máy thực phẩm hấp 2 ngăn, lò hơi 500kg, dàn ngưng Baltimore và bảo quản đông lạnh trong tủ lạnh chuyên dùng, đối với thủy sản như cá, tôm, mực thì bảo quản ở -25 độ C, việc sử dụng công nghệ khoa học vào quá trình sản xuất để tiết kiệm sức lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm tươi ngon cho đến tay người tiêu dùng.
3.2.1.4 Môi trường nhân khẩu học
Hà Nội là nơi có tiềm năng phát triển kinh tế bậc nhất đất nước với mật độ dân số đông, lượng tri thức lớn, lao động dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển trình độ dân trí ngày càng cao hơn. Dân cư đông thì lượng tiêu thụ thực phẩm lớn, với lượng trí thức cao thì đòi hỏi chất lượng cho bữa ăn của họ cũng tốt hơn, thủy sản là một trong những món ăn giá trị dinh dưỡng cao và không thể thiếu trong các bữa ăn, tiệc tùng, sinh nhật , đám cưới,… chính điều này đã thúc đẩy công ty đáp ứng những sản phẩm cần thiết cho người tiều dùng cùng với các sản phẩm biến thể đa dạng, nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
3.2.1.5 Môi trường văn hóa xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa cao tạo điều kiện nâng cao đời sống và mức thu nhập bình quân của người dân, chính vì vậy nhu cầu đối với sản phẩm của họ ngày càng cao, vấn đề bây giờ không chỉ để ăn no, duy trì bữa ăn hàng ngày mà đối với họ còn là ăn ngon, vấn đề quan trọng nữa là an toàn vệ sinh. Thói quen ăn uống, mua sắm, dùng hàng gì, ăn cái gì, ở đâu, ăn như thế nào? chính vì vậy doanh nghiệp tìm cách thích ứng với những yếu tố môi trường thay cho việc thay đổi
nó, sản phẩm đã chế biến đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người dân, thói quen ăn uống với các món ăn quen thuộc của người Việt là như canh chua, chả cá, kho tộ, kho tiêu, lẩu cá, nắm bắt được nhu cầu này công ty đã cung cấp những sản phẩm chế biến sẵn phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng, khi mua về khách hàng chỉ cẩn bỏ ra dùng luôn hoặc chế biến đơn giản lại là có ngay món ăn ngon , không mất đi hương vị vốn có của nó. Ngày này việc chế biến trong các bữa ăn hoặc tiệc tùng, sinh nhật cần nhanh chóng và tiết kiệm thời gian nên sản phẩm bày bán ở siêu thị hay các nhà hàng, khách sạn là sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm đóng hộp như cá hộp , mực chiên,…
3.2.1.6 Môi trường pháp lý
An toàn và chất lượng là yêu cầu số 1 trong ngành thực phẩm nên các quy định luật pháp về luật thủy sản hay luật an toàn thực phẩm tác động trực tiếp đến quá trình kinh doanh của công ty. Để có được quyền kinh doanh và hoạt động thì cần đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, luật an toàn thực phẩm quy định các yêu cầu về chất lượng mà sản phẩm của công ty được phép bán cho người tiêu dùng, chỉ số an toàn trong các sản phẩm thủy sản, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001- 2000, tiêu chuẩn hoạt động sản xuất tốt – GMP, quy trình vệ sinh chuẩn- SSOP, có được yêu cầu này thì công ty mới được phép kinh doanh và mua bán, ngoài ra các luật trong ngành thủy sản như việc được phép đánh bắt và khai thác thủy sản hay khi chế biến, nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, dụng cụ chế biến, vệ sinh, hệ thống nước thải, chất thải khí thải, trang thiết bị phải được kiểm tra chất lượng sản phẩm phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.