Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Phát triển chính sách xúc tiến với sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty TNHH đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương trên thị trường Hà Nội (Trang 32)

PHẨM THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THUỶ SẢN THÁI BÌNH DƯƠNG

3.2.2 Môi trường vi mô

3.2.2.1 Nhà cung ứng

Công ty chọn các nhà cung ứng thủy hải sản đa phần ở các tỉnh thành miền Bắc và miền Trung, nơi có vùng biển rộng và nguồn hải sản dồi dào. Hiện tại công ty có 3 nhà cung ứng chính, một nhà cung ứng ở Thanh Hóa và hai nhà cung ứng tại Hải Phòng, họ có thể cung cấp các nguồn nguyên liệu quan trọng và ổn định cho công ty. Cứ 1 tháng lại cung cấp nguyên liệu, các nhà cung ứng quyết định về số lượng cũng như chất lượng và đảm bảo thời gian cung ứng nên nếu có gì xảy ra trong quá trình

vận chuyển hay cung cấp thủy sản thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

3.2.2.2 Khách hàng mục tiêu

Hiện nay khách hàng mục tiêu của công ty là các siêu thị, khách sạn, nhà hàng có nhu cầu bán lẻ và tiêu thụ trực tiếp sản phẩm thủy sản đông lạnh tại Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc.

3.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh

Một số công ty đối thủ cạnh tranh như Công ty chế biến thủy sản Đông Đô, Công ty thủy sản Gia Định, Công ty cổ phần Hưng Thịnh, Công ty Thái Hoàng Minh, Công ty Thủy Sản 1, Công ty thương mại thủy sản hải sản Thuận Hải, ...Trong đó phải kể đến đối thủ cạnh tranh chính của công ty là Công ty chế biến thủy sản Đông Đô. Công ty này có ưu thế là xuất hiện trên thị trường sớm hơn công ty của ta, quy mô công ty lại lớn hơn chính vì thế họ có bề dày kinh nghiệm và lượng khách hàng trung thành, ngoài ra nguyên liệu thủy sản mà nhà cung ứng cho công ty Đông Đô lại rất ổn định, không có chuyện thiếu hàng. Nhược điểm của đối thủ cạnh tranh là giá bán khá cao so với thị trường và chỉ phân phối vào các siêu thị và khách sạn, không phân phối vào nhà hàng, khu công nghiệp, nên đây là lợi thế cho công ty đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương khi phân phối bán sản phẩm vào các nhà hàng. Để tiêu thụ sản phẩm thì cần phải lôi kéo sự chú ý của khách hàng về phía công ty bằng cách khuyến mại, xúc tiến bán hay quảng cáo, PR, cạnh tranh chỗ bán như việc nhiều công ty thủy sản phân phối vào cùng một siêu thị như Big C chẳng hạn.

3.2.2.4 Trung gian marketing

Trung gian marketing chủ yếu của công ty là các siêu thị lớn, nhỏ tại Hà Nội và các thành phố thuộc miền bắc như Big C, Fivi Mart, Hapro Mart,… những siêu thị được đông đảo người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sản phẩm tại đây giúp công ty quảng bá sản phẩm, họ trưng bày và lại bán ra với giá ưu đãi cho khách hàng thông qua khuyến mãi. Tuy nhiên theo đánh giá thì năng lực của những trung gian này chưa đồng đều, hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Một số hệ thống chuỗi siêu thị có quy mô lớn luôn có mức tiêu thụ sản phẩm cao như: Big C, Intimex, Fivimart, Le’smart, Hapro … Bên cạnh đó là các siêu thị tiện lợi, các đại lý có mức tiêu thụ vừa và nhỏ dẫn đến mặt bằng chung không đồng đều.

3.2.2.5 Công chúng

Hoạt động marketing và kinh doanh của công ty tốt hay không tốt bị ảnh hưởng một phần từ phía công chúng. Sự đánh giá, những nhận xét khách quan từ phía công chúng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín cũng như hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu như một bài báo có đăng một tin tức không hay về sản phẩm của công ty như chất lượng không tốt, không đảm bảo vệ sinh thì sẽ ảnh hưởng dài đến cả quá trình cố gắng xây dựng thương hiệu cũng như khiến người tiêu dùng tránh xa sản phẩm.

Một phần của tài liệu Phát triển chính sách xúc tiến với sản phẩm thủy sản đông lạnh của công ty TNHH đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương trên thị trường Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w