1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường đại học đồng nai

115 3,3K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Các tác giả đã kiểm chứng các yếu tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học, có thể kể đến một số yếu tố như: cảm nhận sự khát khao, cảm nhận sự tự tin, cảm nhận mô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:

TS TỪ VĂN BÌNH

TP Hồ Chí Minh, năm 2016

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai” là bài nghiên cứu của chính tôi

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở nơi khác

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà không được trích dẫn theo quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại trường đại học hoặc

cơ sở đào tạo khác

TP Hồ Chí Minh, năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Hoài Ân

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy Tiến sĩ Từ Văn Bình, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã rất tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường, quý thầy cô khoa Đào tạo Sau đại học, quý thầy cô giảng viên trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh đã tổ chức, truyền đạt những kiến thức bổ ích, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập tại trường

Xin cảm ơn các em sinh viên đã giúp tôi hoàn thành việc thu thập dữ liệu nghiên cứu cho luận văn

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn quý bạn bè, đồng nghiệp, những người thân yêu

đã luôn động viên, chia sẻ, hết lòng hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này

TP Hồ Chí Minh, năm 2016 Tác giả

Nguyễn Thị Hoài Ân

Trang 6

TÓM TẮT

Ở Việt Nam hiện nay, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được xã hội công nhận bằng việc đóng góp các kết quả đáng kể vào nền kinh tế của đất nước, với GDP chiếm khoảng 45% tổng GDP của cả nước, hàng năm thu hút hơn 90% lao động mới vào làm việc Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có kế hoạch hỗ trợ thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp nhỏ đặc biệt là chính sách khuyến khích sinh viên KSKD Điều này được giải thích là do các nhà nghiên cứu hy vọng rằng những doanh nhân được đào tạo tốt sẽ tạo ra các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và mạnh hơn những cá nhân khác

Để khuyến khích sinh viên sau khi ra trường sẽ KSKD, các nhà nghiên cứu tin rằng cần phải có các tác động ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường

Tiếp nối các nghiên cứu theo lý thuyết hành vi hợp lý và lý thuyết dự định, luận văn đặt ra mục tiêu là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và yếu tố tính cách cá nhân đến ý định KSKD của sinh viên trường Đại học Đồng Nai

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính với phương pháp thảo luận nhóm với 10 sinh viên thuộc hai ngành QTKD và Kế toán ở hai hệ Cao đẳng và Đại học nhằm điều chỉnh và phát triển thang đo cho 6 yếu tố được rút ra từ cơ sở lý thuyết của nghiên cứu Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp sinh viên năm cuối tại trường Đại học Đồng Nai Kết quả có 350 bảng câu hỏi đạt yêu cầu được đưa vào nhập liệu, mã hóa, làm sạch, phân tích và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0

Sau khi kiểm định thang đo bằng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết của mô hình đã khẳng định ý định KSKD của sinh viên trường Đại học Đồng Nai chịu ảnh hưởng cùng chiều và xếp theo thứ tự mức độ giảm dần ảnh hưởng của 6 yếu tố: Mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa về KSKD, Cảm nhận sự khát khao KSKD,

Trang 7

Cảm nhận tính khả thi KSKD, Truyền cảm hứng KSKD trong nhà trường, Ý kiến người xung quanh và Phương thức học qua thực tế

Kiểm định T-Test và phân tích Anova cho thấy có sự khác biệt về ý định KSKD của sinh viên ngành QTKD và ngành Kế toán, có sự khác biệt về ý định KSKD của sinh viên hệ Cao đẳng và hệ Đại học

Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã gợi ý một số giải pháp cho nhà trường và các

cơ quan ban ngành thông qua các hoạt động đào tạo, hỗ trợ, tuyên truyền nhằm gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng, tạo động lực gia tăng ý định KSKD cho sinh viên

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC BẢNG x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do nghiên cứu 1

1.2 Vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 4

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 5

1.4 Đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu 5

1.4.1 Đối tượng khảo sát 5

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

1.5 Phương pháp nghiên cứu 5

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6

1.7 Kết cấu của luận văn 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7

2.1 Các khái niệm liên quan đến KSKD 7

2.1.1 Khởi sự kinh doanh 7

2.1.2 Người khởi sự kinh doanh (Entrepreneur) 8

Trang 9

2.1.3 Các loại hình khởi sự kinh doanh 8

2.1.4 Ý định khởi sự kinh doanh 9

2.2 Các lý thuyết về ý định KSKD 9

2.2.1 Lý thuyết dự định của Ajzen (1991) 9

2.2.2 Lý thuyết sự kiện KSKD của Shapero và Sokol (1982) 10

2.3 Các mô hình nghiên cứu trước đây về ý định khởi sự kinh doanh 11

2.3.1 Mô hình về ý định củaAjzen (1991) 11

2.3.2 Mô hình của Shapero và Sokol (1982) 12

2.3.3 Mô hình của Krueger và Brazeal (1994) 13

2.3.4 Mô hình Lüthje và Franke (2004) 14

2.3.5 Mô hình của Wilbard (2009) 14

2.3.6 Mô hình của Wongnaa và Seyram (2014) 15

2.4 Các nghiên cứu trước ở Việt Nam 16

2.5 Thực trạng KSKD của sinh viên hiện nay 22

2.6 Các giả thuyết nghiên cứu của luận văn 23

2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất 26

2.8 So sánh với các nghiên cứu trước 27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

3.1 Nghiên cứu định tính 43

3.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 43

3.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính 44

3.2 Nghiên cứu định lượng 46

3.2.1 Các biến và thang đo trong mô hình 46

Trang 10

3.2.2 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu 51

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57

4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 57

4.2 Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến ý định KSKD của sinh viên 58

4.3 Thống kê mô tả thang đo ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên 62

4.4 Phân tích thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên 63 4.4.1 Thang đo hệ số Cronbach’s Alpha 63

4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên 66

4.5 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu 69

4.6 Phân tích tương quan 69

4.7 Phân tích hồi quy tuyến tính 71

4.7.1 Mô hình hồi quy 71

4.7.2 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy 73

4.7.3 Kiểm định các giả thuyết của mô hình và thảo luận các kết quả 75

4.7.4 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính 78

4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu 82

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

5.1 Kết luận 85

5.2 Kiến nghị 86

5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 89

5.3.1 Các hạn chế 89

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 11

PHỤ LỤC A: GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI 96

PHỤ LỤC B: NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM 99

PHỤ LỤC C: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG 101

PHỤ LỤC D: OUTPUT KẾT QUẢ XỬ LÝ BẰNG PHẦN MỀM SPSS 22.0 105

Trang 12

MỤC LỤC HÌNH

Hình 2.1: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982) 12

Hình 2.2: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Ajzen (1991) 13

Hình 2.3: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Krueger và Brazeal (1994) 13

Hình 2.4: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Lüthje và Franke (2004) 14

Hình 2.5: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Wilbard (2009) 15

Hình 2.6: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh Wongnaa và Seyram (2014) 16

Hình 2.7: Mô hình ý định KSKD của Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011) 17

Hình 2.8: Mô hình ý định khởi sự kinh doanh của Nguyễn Doãn Chí Luân (2012) 18

Hình 2.9: Mô hình tiềm năng khởi sự kinh doanh của Nguyễn Thu Thủy (2015) 19

Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

Hình 4.1: Biểu đồ phân tán giữa hai biến giá trị phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi quy ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên 60

Hình 4.2: Phân phối của phần dư quan sát của phương trình hồi quy ý định KSKD của sinh viên 61

Hình 4.3: Biểu đồ P-P Plot cho phương trình hồi quy ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên 62

Trang 13

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 2.1 : Tổng hợp các nghiên cứu trước 21

Bảng 2.2 : Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận văn 26

Bảng 3.1: Thang đo ý kiến người xung quanh 31

Bảng 3.2: Thang đo cảm nhận sự khát khao khởi sự kinh doanh 32

Bảng 3.3: Thang đo cảm nhận tính khả thi khởi sự kinh doanh 32

Bảng 3.4: Thang đo truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh trong nhà trường 33

Bảng 3.5: Thang đo phương thức học qua thực tế 34

Bảng 3.6: Thang đo mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa về KSKD 34

Bảng 3.7: Thang đo ý định KSKD của sinh viên 35

Bảng 4.1: Kết quả khảo sát số lượng sinh viên theo giới tính 41

Bảng 4.2: Kết quả khảo sát số lượng sinh viên theo trình độ học vấn 41

Bảng 4.3: Kết quả khảo sát số lượng sinh viên theo chuyên ngành đào tạo 42

Bảng 4.4: Kết quả khảo sát số lượng sinh viên theo công việc làm thêm 43

Bảng 4.5: Thống kê mô tả thành phần ý kiến người xung quanh 45

Bảng 4.6: Thống kê mô tả thành phần cảm nhận sự khát khao khởi sự kinh doanh 45

Bảng 4.7: Thống kê mô tả thành phần cảm nhận tính khả thi khởi sự kinh doanh 46

Bảng 4.8: Thống kê mô tả thành phần truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh trong nhà trường 46

Bảng 4.9: Thống kê mô tả thành phần phương thức học qua thực tế 47

Bảng 4.10: Thống kê mô tả thành phần mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa 48

Bảng 4.11: Thống kê mô tả các biến thuộc ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên 48

Bảng 4.12: Kết quả phân tích thang đo ý kiến người xung quanh 49

Bảng 4.13: Kết quả phân tích thang đo cảm nhận sự khát khao khởi sự kinh doanh 49

Bảng 4.14: Kết quả phân tích thang đo cảm nhận tính khả thi khởi sự kinh doanh 50

Bảng 4.15: Kết quả phân tích thang đo truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh trong nhà trường 50

Bảng 4.16: Kết quả phân tích thang đo phương thức học qua thực tế 51

Trang 14

Bảng 4.17: Kết quả phân tích thang đo mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa sau khi loại biến NK6 51 Bảng 4.18: Kết quả phân tích thang đo ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên 52 Bảng 4.19: Hệ số KMO và Barlett’s sau phân tích nhân tố khám phá 53 Bảng 4.20: Bảng xoay các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai 54 Bảng 4.21: Ma trận tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai 57 Bảng 4.22: Kết quả mô hình phân tích hồi quy của ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên 59 Bảng 4.23: Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu 63 Bảng 4.24: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định T-Test cho ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai theo giới tính 63 Bảng 4.25: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định T-Test cho ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai theo ngành học 64 Bảng 4.26: Giá trị trung bình của ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai theo ngành học 64 Bảng 4.27: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định T-Test cho ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai theo trình độ đào tạo 65 Bảng 4.28: Giá trị trung bình của ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai theo trình độ đào tạo 66 Bảng 4.29: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định T-Test cho ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai theo công việc làm thêm 67 Bảng 4.30: Giá trị trung bình của ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai theo công việc làm thêm 68

Trang 15

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

EFA : Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

KMO : Kaiser Meyer Olkin – Chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố

VIF : Variance Inflation Factor – Hệ số phóng đại phương sai

Trang 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do nghiên cứu

Một trong những động lực cho phát triển kinh tế phải nói đến vấn đề khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập các doanh nghiệp Chính sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp đã làm cho nền kinh tế phát triển Khu vực có tỷ lệ thành lập doanh nghiệp cao thường có tốc độ phát triển kinh tế cao, bên cạnh đó việc thành lập doanh nghiệp mới còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, làm giàu cho chính bản thân chủ doanh nghiệp Các doanh nghiệp mới thành lập ngoài việc đóng góp vào GDP của nền kinh tế còn tạo ra nhiều việc làm cho lao động và làm giàu cho chính chủ doanh nghiệp Hiện nay, chính phủ các nước đang nỗ lực để thúc đẩy việc khởi sự kinh doanh trong giới trẻ, đặc biệt là giới sinh viên – nguồn doanh nhân đầy tiềm năng cho đất nước Bởi lẽ, sinh viên được đào tạo tốt sẽ có tiềm năng trở thành doanh nhân giỏi, tạo ra các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, mạnh hơn những cá nhân có trình độ thấp hơn

Ở Việt Nam, kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới vào năm 1986, nền kinh tế đã ngày càng phát triển với vai trò không thể phủ nhận của doanh nhân Doanh nhân Việt Nam ngày càng được tạo môi trường phát triển và trở thành doanh nhân là ước muốn của 63,4% người trưởng thành (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2014) Với những đóng góp của mình, giới doanh nhân Việt Nam đã được xã hội nhìn nhận, đánh giá, tôn trọng và được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc định hướng tinh thần doanh nhân cho sinh viên và giới trẻ - nhân tố chính trong công cuộc xây dựng nền kinh tế Việt Nam năng động và bền vững Hàng loạt các chương trình hỗ trợ và khuyến khích người dân, sinh viên khởi nghiệp đã ra đời như chương trình khởi nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cuộc thi “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”, chương trình “Làm giàu không khó”, các câu lạc bộ khởi nghiệp,…Tuy vậy, khởi sự kinh doanh ở sinh viên Việt Nam còn thấp, phần lớn sinh viên ra trường đều có xu hướng đăng ký tuyển dụng vào các doanh nghiệp đang hoạt động Có nhiều ý kiến cho rằng chương trình

Trang 17

giáo dục phổ thông hiện nay tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu kiến thức về khởi nghiệp, các bài học còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn Bên cạnh đó, những đơn vị đào tạo, hỗ trợ về khởi nghiệp còn rất ít dẫn đến giới trẻ, đặc biệt là sinh viên thiếu kiến thức, thiếu tự tin để tự mình tạo dựng công việc

Vậy câu hỏi quản lý được đặt ra là các trường đại học, gia đình và xã hội cần làm

gì để sinh viên Việt Nam có niềm đam mê và tự tin khởi nghiệp Xuất phát từ câu hỏi này, việc đi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên

là rất cần thiết

Trường Đại học Đồng Nai trực thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai – tiền thân là trường Cao đẳng sư phạm Đồng Nai với gần 40 năm thành lập và phát triển Từ năm 2010, trường mở thêm các ngành ngoài sư phạm (gồm Quản trị kinh doanh, Tài chính Ngân hàng, Kế toán) và trở thành trường Đại học công lập đầu tiên của tỉnh Đồng Nai đào tạo đa ngành, đa nghề Với xuất phát điểm là một trường sư phạm, hơn hết trường đặt mục tiêu tăng tính hiệu quả trong việc đầu tư giáo dục đại học, đầu tư cho tỉnh nhà và các khu vực lân cận những doanh nhân có đức có tài Từ những mục tiêu đó, việc tập trung vào sinh viên và hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên trở thành doanh nhân là rất quan trọng, trong đó phải kể đến việc khơi gợi và hình thành ý

định khởi sự kinh doanh Đó là lý do luận văn đề xuất đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng

đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai”

1.2 Vấn đề nghiên cứu

Khởi sự kinh doanh là một phạm trù phức tạp liên quan tới nhiều hoạt động như nhận biết và đánh giá cơ hội, tìm kiếm và phân bổ nguồn lực, chấp nhận rủi ro, sáng tạo cách giải quyết vấn đề Lowell (2003) đã phát biểu trong nghiên cứu của mình rằng

“chúng ta biết rất ít về lý do tại sao người ta lại khởi sự kinh doanh, các nhân tố ủng hộ, ngăn cản việc khởi sự kinh doanh” Khởi sự kinh doanh là đề tài được rất nhiều tác giả quan tâm và cho ra đời hàng loạt bài nghiên cứu Các nghiên cứu về khởi sự kinh doanh

có thể tập trung thành 4 vấn đề: một là nghiên cứu về quá trình phát hiện khai thác cơ hội

Trang 18

kinh doanh, hai là nghiên cứu về đặc điểm cá nhân và nhóm, quá trình hình thành vốn tri thức và vốn con người cho khởi sự, ba là nghiên cứu về các phương thức khởi sự kinh doanh, bốn là nghiên cứu về yếu tố văn hóa, thể chế và môi trường tạo thuận lợi và cản trở khởi sự kinh doanh Luận văn đặc biệt quan tâm đến lý do, các yếu tố tác động dẫn đến việc một cá nhân có ý định tiến hành các hoạt động để khởi sự kinh doanh và thành lập một doanh nghiệp mới

Nhiều nghiên cứu trên thế giới về khởi sự kinh doanh đã đi theo lý thuyết dự định khởi sự kinh doanh với nhiều góc nhìn khác nhau như Shapero và Sokol (1982), Ajzen (1991), Krueger và Brazeal (1994) Các tác giả đã kiểm chứng các yếu tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học, có thể kể đến một số yếu tố như: cảm nhận

sự khát khao, cảm nhận sự tự tin, cảm nhận môi trường giáo dục đại học,…Kết quả của các nghiên cứu đã thể hiện mức độ tác động khác nhau của các yếu tố đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên đồng thời sự tác động cũng có chiều hướng khác nhau đối với các đối tượng và phạm vi nghiên cứu được thực hiện tại nhiều quốc gia khác nhau Tuy nhiên các nghiên cứu này tập trung chủ yếu ở các nước có nền kinh tế phát triển, môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh doanh, việc nghiên cứu tác động kết hợp giữa yếu tố môi trường với trải nghiệm cá nhân trong quá trình học tại trường đại học đến

ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên là chưa có

Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu theo lý thuyết dự định khởi sự kinh doanh nhưng đối tượng khảo sát là phụ nữ đã tốt nghiệp thạc sĩ như nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Chi (2013), đối tượng khảo sát là nam giới như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2010) Có nghiên cứu của Nguyễn Doãn Chí Luân (2012) nghiên cứu ý định khởi

sự kinh doanh trên đối tượng là sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng lại chưa xét đến yếu tố hoạt động ngoại khóa, ảnh hưởng từ ý kiến những người xung quanh đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Gần đây nhất là nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015) về tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học trên khu vực thành phố Hà Nội đã nghiên cứu theo lý thuyết dự định, tuy nhiên phạm vi khảo sát khá rộng cộng với Hà Nội là khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước, có tốc độ phát triển

Trang 19

kinh tế nhanh Do đó, tính tới thời điểm hiện tại, việc nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh trên đối tượng là sinh viên tại một trường học cụ thể theo quan điểm kết hợp tác động của các yếu tố môi trường xã hội và các trải nghiệm cá nhân trong đó có các trải nghiệm trong quá trình đại học là cần thiết

Nhìn chung nghiên cứu về khởi sự kinh doanh là một đề tài đáng quan tâm và nghiên cứu Trong khởi sự kinh doanh thì lĩnh vực tìm ra những nguyên do hay các yếu tố tác động đến ý định tiến hành các hoạt động để khởi sự kinh doanh và thành lập một doanh nghiệp mới của một cá nhân là nghiên cứu rất có ý nghĩa thực tiễn và cần thiết

Với nhiều nghiên cứu lược khảo trên đây cho thấy vấn đề về tác động kết hợp giữa yếu tố môi trường xã hội với trải nghiệm cá nhân trong quá trình học tại trường đại học đến ý định khởi sự kinh doanh của khách thể nghiên cứu là sinh viên hiện nay chưa có nhiều và cần nghiên cứu

Vì vậy vấn đề nghiên cứu của đề tài này là tập trung vào các yếu tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai trong giai đoạn 2015-

2016

1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn hướng đến các mục tiêu sau:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định KSKD của sinh viên trường Đại học Đồng Nai

- Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định KSKD của sinh viên trường Đại học Đồng Nai

- Kiểm tra sự khác biệt về ý định KSKD của sinh viên trường Đại học Đồng Nai theo giới tính, trình độ đào tạo, ngành học, năm ra trường đúng hạn, trình độ ngoại ngữ, công việc làm thêm, nghề nghiệp của bố, nghề nghiệp của mẹ

- Đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm khơi gợi, hình thành và gia tăng ý định KSKD cho sinh viên

Trang 20

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai? Mức độ tác động của từng yếu tố như thế nào?

- Có hay không sự khác biệt về ý định KSKD của sinh viên trường Đại học Đồng Nai theo giới tính, trình độ đào tạo, ngành học, năm ra trường đúng hạn, trình độ ngoại ngữ, công việc làm thêm, nghề nghiệp của bố, nghề nghiệp của mẹ?

- Giải pháp, chính sách nào có thể được đề ra nhằm khơi gợi và hình thành ý định khởi sự kinh doanh cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay?

1.4 Đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là sinh viên năm cuối hệ Cao đẳng, Đại học khoa Kinh tế của trường Đại học Đồng Nai Lý do chọn nhóm sinh viên nêu trên vì sinh viên hệ chính quy, năm cuối chưa tốt nghiệp là nhóm người đang trong giai đoạn lựa chọn nghề nghiệp

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:

- Nghiên cứu định tính để chuẩn hóa thang đo và bảng câu hỏi, thông qua hình thức thảo luận nhóm 10 sinh viên cuối khóa

- Nghiên cứu định lượng để kiểm định các giả thuyết của mô hình dựa trên mẫu nghiên cứu gồm 350 sinh viên với phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2016 và thông qua phương pháp phỏng vấn là gửi

Trang 21

bảng câu hỏi trực tiếp đến sinh viên Luận văn sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để ước lượng hồi quy

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Kết quả của nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho:

- Các trường đại học, các cơ quan, ban ngành trên địa bàn các tỉnh thành phố nhằm xây dựng chính sách phù hợp, các chương trình hỗ trợ hiệu quả nhằm thúc đẩy sinh viên khởi sự kinh doanh

- Các Hội doanh nghiệp, các tổ chức có liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nâng cao hiệu quả thiết kế và cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh

- Sinh viên các khóa, các ngành học có quan tâm và có ý định KSKD

1.7 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn gồm 5 chương, nội dung chính của từng chương như sau: Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm đặt vấn đề nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về ý định khởi sự kinh doanh, các mô hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, mô hình đề xuất và các giả thuyết trong nghiên cứu

Chương 3 mô tả phương pháp nghiên cứu, cách thức thu thập, xử lý số liệu, kiểm định mô hình

Chương 4 phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả nghiên cứu thu được

Chương 5 trình bày kết luận chính của nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 22

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết của nghiên cứu Trên cơ sở này, mô hình nghiên cứu được xây dựng cùng với các giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình Chương 2 gồm hai phần chính, đầu tiên trình bày cơ sở lý thuyết về ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên, sau đó đề cập đến giả thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1 Các khái niệm liên quan đến KSKD

2.1.1 Khởi sự kinh doanh

Khởi sự theo từ điển tiếng Việt là bắt đầu một cái gì mới Khởi sự kinh doanh theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới Trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, khởi sự kinh doanh gắn với thuật ngữ “tinh thần doanh nhân – entrepreneurship” và các nghiên cứu trong lĩnh vực này

Tinh thần doanh nhân cũng được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau1 Theo nghĩa hẹp, “tinh thần doanh nhân” là việc một cá nhân bắt đầu một công việc kinh doanh của riêng mình, hay việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo một doanh nghiệp mới và tự làm chủ, hoặc việc tạo lập một công việc kinh doanh bằng đầu tư vốn hay mở cửa hàng kinh doanh Còn theo nghĩa rộng, “tinh thần doanh nhân” là một thái độ làm việc đề cao tính tự chủ, sáng tạo, đổi mới và chấp nhận rủi ro tạo ra các giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại; là một phong cách nhận thức và suy nghĩ; là dự định phát triển nhanh

Trong nghiên cứu này, khởi sự kinh doanh được hiểu theo nghĩa hẹp của “tinh thần doanh nhân” Theo đó, khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tận dụng cơ hội thị trường tạo dựng một công việc kinh doanh mới

1https://en.wikipedia.org/wiki/Entrepreneurship

Trang 23

2.1.2 Người khởi sự kinh doanh (Entrepreneur)

Có rất nhiều tác giả định nghĩa về người khởi sự kinh doanh Theo Bird (1988), người khởi sự kinh doanh là người bắt đầu hoặc tạo dựng một công việc kinh doanh mới MacMillan và Katz (1992) lại cho rằng người khởi sự kinh doanh là người kiếm tiền bằng cách bắt đầu hoặc quản trị công việc kinh doanh có tính rủi ro

Trong nghiên cứu này, người khởi sự kinh doanh được hiểu là cá nhân tạo dựng công việc kinh doanh mới

2.1.3 Các loại hình khởi sự kinh doanh

Có thể dùng nhiều tiêu chí khác nhau để phân thành các loại hình khởi sự kinh doanh

Nếu phân loại khởi sự kinh doanh theo động cơ, gồm có:

- Khởi sự kinh doanh để nắm bắt cơ hội Đây là quan điểm của Austin (2006), tác giả này cho rằng khởi sự kinh doanh là việc tận dụng các cơ hội kinh doanh để làm giàu trong điều kiện nguồn lực có hạn bằng việc khởi xướng các hoạt động sáng tạo

- Khởi sự kinh doanh vì cần thiết Trong những trường hợp cá nhân bắt buộc phải khởi sự kinh doanh như là một phương thức để duy trì sự sống, thoát nghèo như hoàn cảnh gia đình xô đẩy, nợ nần,…Đối với những cá nhân khởi sự kinh doanh vì cần thiết,

thường họ sẽ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ đã có trên thị trường

Nếu phân loại khởi sự kinh doanh theo số người tham gia, gồm có:

- Khởi sự kinh doanh bằng cách tự mình tiến hành

- Khởi sự kinh doanh do một nhóm người cùng tiến hành

Nếu phân loại theo mục đích khởi sự kinh doanh, gồm có:

- Khởi sự kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận

- Khởi sự kinh doanh vì mục tiêu phi lợi nhuận

Như vậy, dù phân loại theo tiêu chí nào thì khởi sự kinh doanh là công việc có ý nghĩa cho những cá nhân ưa mạo hiểm, ưa thách thức, thích sáng tạo Trong nghiên cứu này, để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở sinh viên đại học là những người đang lựa

Trang 24

chọn nghề nghiệp cho tương lai, khởi sự kinh doanh được hiểu là một quá trình tạo ra một

tổ chức kinh doanh mới, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận để tận dụng cơ hội thị trường

2.1.4 Ý định khởi sự kinh doanh

Theo Krueger (2003) ý định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện một hành vi Ý định đại diện cho mức độ cam kết về hành vi sẽ thực hiện trong tương lai (Krueger, 1993) Có rất nhiều định nghĩa khác nhau của các tác giả về ý định khởi sự kinh doanh, tuy nhiên chúng đều thống nhất về mặt nội hàm Theo Bird (1988), ý định khởi sự kinh doanh là trạng thái tâm lý cá nhân hướng đến việc hình thành, thiết lập hình thức hoạt động kinh doanh Theo Krueger (1993), ý định khởi sự kinh doanh là cam kết khởi

sự bằng việc tạo lập doanh nghiệp mới Shapero và Sokol (1982) cho rằng những người

có ý định khởi sự kinh doanh là những cá nhân sẵn sàng tiên phong trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà họ nhận biết được Hành động khởi sự kinh doanh sẽ diễn ra nếu một cá nhân có thái độ tích cực, có suy nghĩ, ý định về hành động đó Một ý định mạnh mẽ sẽ luôn dẫn tới nỗ lực để bắt đầu khởi sự công việc kinh doanh Quan điểm này cũng được ủng hộ bởi Krueger và Brazeal (1994), hai tác giả cho rằng người có ý định khởi sự kinh doanh sẽ là người chấp nhận rủi ro và tiến hành các hoạt động cần thiết khi họ nhận thấy tín hiệu của cơ hội kinh doanh Begley và Tan (2001) phát biểu rằng những cá nhân có ý định khởi sự kinh doanh là những người chưa thực hiện hành vi nào

để khởi sự kinh doanh (họ chưa tìm kiếm cơ hội, chưa huy động vốn hay làm bất cứ hoạt động xúc tiến cơ hội kinh doanh,…) nhưng họ khao khát và có niềm tin tích cực vào khả năng thành công khi khởi sự kinh doanh

Như vậy, ý định khởi sự kinh doanh có khả năng dự báo chính xác các hành vi khởi sự kinh doanh trong tương lai

2.2 Các lý thuyết về ý định KSKD

2.2.1 Lý thuyết dự định của Ajzen (1991)

Lý thuyết dự định cho rằng hành vi của con người là kết quả của dự định thực hiện hành vi và kiểm soát của họ Dự định thực hiện hành vi chịu tác động của 3 yếu tố:

Trang 25

(1) Thái độ của cá nhân đối với hành vi: thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hoặc tích cực của cá nhân về việc KSKD Đó không chỉ đơn giản là cảm giác của cá nhân

mà còn cả việc cân nhắc đánh giá giá trị của KSKD

(2) Ý kiến người xung quanh: đo lường các áp lực của xã hội mà một cá nhân tự cảm nhận được về việc tiến hành hoặc không tiến hành các hành vi KSKD

(3) Cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi: được định nghĩa là quan niệm của cá nhân về độ khó dễ trong hoàn thành các hành vi KSKD Yếu tố kiểm soát hành vi được nhận thức bao gồm hai thành phần: yếu tố bên trong (đề cập đến sự tự tin của một cá nhân để thực hiện hành vi) và yếu tố bên ngoài (đề cập đén nguồn lực như thời gian, tiền bạc…)

2.2.2 Lý thuyết sự kiện KSKD của Shapero và Sokol (1982)

Shapero và Sokol (1982) cho rằng việc KSKD thành lập doanh nghiệp mới là một

sự kiện bị tác động bởi những thay đổi trong đời sống của con người Theo nghiên cứu này, ý định KSKD sẽ xuất hiện khi một cá nhân phát hiện ra một cơ hội mà họ thấy có khả thi và họ mong muốn nắm lấy cơ hội đó Tuy nhiên để ý định biến thành hành động thì cần có chất xúc tác, đó chính là những thay đổi trong đời sống con người Và những thay đổi trong đời sống này có dẫn tới KSKD hay không lại phụ thuộc vào cảm nhận về mong muốn KSKD và cảm nhận về tính khả thi của cá nhân

Cảm nhận mong muốn KSKD thể hiện suy nghĩ của một cá nhân về tính hấp dẫn của việc KSKD Đây là cảm nghĩ được hình thành từ văn hóa, gia đình, đồng nghiệp, bạn

vè và người thân

Cảm nhận về tính khả thi KSKD thể hiện suy nghĩ của cá nhân về khả năng thực hiện các hành vi tương ứng Các yếu tố có thể tăng cảm nhận của cá nhân về tính khả thi bao gồm hỗ trợ tài chính, ảnh hưởng của thần tượng doanh nhân, đối tác và sự hỗ trợ tư vấn của các thể chế trong quá trình thành lập và vận hành

Trang 26

2.3 Các mô hình nghiên cứu trước đây về ý định khởi sự kinh doanh

2.3.1 Mô hình về ý định củaAjzen (1991)

Ajzen (1991) đã xây dựng mô hình dựa trên lý thuyết hành vi dự định, theo lý thuyết này có những hành vi của con người được lập kế hoạch từ trước và có thể dự đoán được ý định thông qua hành vi đó Có ba yếu tố được đề cập đến trong thuyết hành vi dự định, gồm: (i) thái độ của chủ thể đối với hành vi, (ii) chuẩn mực chủ quan, (iii) nhận thức

về khả năng kiểm soát đối với hành vi

Thái độ được Fishbein và Ajzen (1975) định nghĩa là niềm tin về hành vi cụ thể, ứng với niềm tin đó con người sẽ suy nghĩ, đánh giá và phản ứng với hành vi đó Thái độ

đo lường mức độ cá nhân phản ứng tích cực hay tiêu cực đối với hành vi (Liñán, 2004)

Chuẩn mực chủ quan được Ajzen (1991) định nghĩa là nhận thức về ảnh hưởng của

xã hội sẽ tác động lên cá nhân như thế nào Cá nhân có thay đổi suy nghĩ khi bị lôi kéo bởi ý kiến của người xung quanh hay định kiến của xã hội

Nhận thức về khả năng kiểm soát đối với hành vi là mức độ nhận biết sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, từ đó cá nhân tự điều tiết hành vi và suy nghĩ của bản thân (Ajzen, 1991) Khả năng kiểm soát đối với hành vi có được có thể từ kinh nghiệm hay do cá nhân có khả năng dự đoán được tương lai

Hình 2.1: Mô hình về ý định của Ajzen (1991)

Trang 27

2.3.2 Mô hình của Shapero và Sokol (1982)

Mô hình này xem xét việc lập doanh nghiệp mới như là một sự kiện kinh doanh được giải thích bằng sự tương tác giữa các yếu tố thuộc hoàn cảnh bao gồm: sáng kiến, tập trung nguồn lực, sự quản lý, quyền tự chủ một cách tương đối và rủi ro Quyết định xem xét, lựa chọn việc kinh doanh phụ thuộc vào một số thay đổi bên ngoài (Peterman và Kennedy, 2003) Theo nghiên cứu của hai tác giả, sự lựa chọn cá nhân để bắt đầu một công việc kinh doanh phụ thuộc vào ba yếu tố: (i) thay đổi trong đời sống, (ii) cảm nhận

về mong muốn khởi sự kinh doanh, và (iii) cảm nhận tính khả thi khởi sự kinh doanh

Theo mô hình này, ý định khởi sự kinh doanh sẽ xuất hiện khi một cá nhân phát hiện ra một cơ hội mà họ thấy có khả thi và họ mong muốn nắm lấy cơ hội đó Tuy nhiên

để ý định biến thành hành động thì cần có chất xúc tác đó là những thay đổi trong đời sống con người Sự thay đổi có thể ở dạng tiêu cực như gia đình nợ nần, gia đình khó khăn (nhân tố đẩy),… hoặc ở dạng tích cực như có nguồn tài trợ, nắm bắt được cơ hội kinh doanh,… (nhân tố kéo)

Yếu tố cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh thể hiện suy nghĩ của một cá nhân về tính hấp dẫn của việc khởi sự kinh doanh Suy nghĩ này được hình thành từ văn hóa, gia đình, bạn bè và người thân Một cá nhân sống trong hệ thống xã hội đánh giá cao

về doanh nhân sẽ thích trở thành doanh nhân Tương tự một cá nhân có gia đình, bạn bè

và người thân là doanh nhân sẽ có xu hướng thích trở thành doanh nhân

Yếu tố cảm nhận tính khả thi khởi sự kinh doanh thể hiện suy nghĩ của cá nhân về khả năng thực hiện các hành vi tương ứng Cá nhân sẽ có xu hướng khởi sự kinh doanh khi cảm nhận rõ được tính khả thi về công việc trong tương lai.Sự hỗ trợ tài chính, sức ảnh hưởng của doanh nhân thành đạt, sự hỗ trợ tư vấn của các thể chế trong quá trình thành lập và vận hành sẽ làm tăng cảm nhận về tính khả thi của cá nhân

Khái niệm cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh và cảm nhận tính khả thi

có sự tương tác với nhau: nếu nhận thức rằng việc khởi sự kinh doanh là không khả thi thì

cá nhân có thể không thấy mong muốn khởi sự kinh doanh Cảm nhận sự khát khao ảnh hưởng đến “sự kiện kinh doanh” thông qua hệ thống các giá trị của cá nhân và hệ thống giá trị của xã hội, cụ thể là gia đình, bạn bè, hoàn cảnh môi trường giáo dục Cảm nhận

Trang 28

tính khả thi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như kĩ năng của cá nhân, các rủi ro có thể xảy ra với kế hoạch kinh doanh, nguồn lực về con người và tài chính

Mô hình này đã được kiểm định bởi các nhà nghiên cứu khác như Krueger và Brazeal (1994), Miar và Noboa (2003)

Hình 2.2: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982) 2.3.3 Mô hình của Krueger và Brazeal (1994)

Hai tác giả đã tiếp nối quan điểm của Shapero và Sokol (1982) và Ajzen (1991), cho rằng một cá nhân có mong muốn khởi sự kinh doanh và có cảm nhận về tính khả thi khi khởi sự kinh doanh sẽ có tiềm năng khởi sự kinh doanh Với lập luận rằng trước khi là doanh nhân thì cá nhân phải có tiềm năng kinh doanh, do đó tác giả dùng quan điểm tâm

lý xã hội và xem xét các yếu tố thuộc về môi trường để đưa ra mô hình nghiên cứu Mô hình này nhấn mạnh đến tiềm năng của việc tự kinh doanh như: tính khả thi, sự khát khao,

xu hướng hành động (tính ổn định hành vi) Xu hướng hành động là cam kết của cá nhân

sẽ hành động theo quyết định họ đưa ra

Sự thay đổi trong đời sống

Cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh

Cảm nhận tính khả thi

Ý định khởi sự kinh doanh của

cá nhân

Trang 29

Hình 2.3: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Krueger và Brazeal (1994) 2.3.4 Mô hình Lüthje và Franke (2004)

Lüthje và Franke (2004) cho rằng việc kích thích ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên bị tác động bởi hai tác nhân chính: yếu tố thuộc về nội tại (đặc điểm cá nhân) và yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài (thị trường, tài chính, môi trường giáo dục) Tác giả nhấn mạnh các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài sẽ tác động trực tiếp đến ý định khởi

sự kinh doanh, đặc biệt là yếu tố môi trường giáo dục Đại học

Hình 2.4: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Lüthje và Franke (2004) 2.3.5 Mô hình của Wilbard (2009)

Tác giả xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên gồm: giới tính, nền tảng gia đình, cảm nhận sự khát khao, cảm nhận tính khả thi và ảnh

Trang 30

khởi sự kinh doanh cao hơn nữ giới Nền tảng gia đình và cha mẹ là một trong những yếu

tố nổi bật nhất hình thành nên thái độ đối với tinh thần kinh doanh nếu gia đình đó có truyền thống kinh doanh Những người có gia đình làm về kinh doanh có xu hướng khởi

sự kinh doanh cao hơn những người không có

Nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ mà một người nhìn thấy triển vọng của việc bắt đầu công việc kinh doanh và sự khao khát thực hiện công việc đó có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh

Ảnh hưởng xã hội đề cập tới ảnh hưởng của các áp lực xã hội đến nhận thức của một người để thực hiện hay không thực hiện hành vi mục tiêu bao gồm ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, môi trường giáo dục Kuehn (2008) kết luận các cá nhân có quan hệ xã hội mạnh hơn sẽ có hiệu suất mạnh mẽ hơn trong việc khởi sự kinh doanh Cũng theo Kuehn (2008), sinh viên từ các môi trường thân thiện với “tinh thần kinh doanh” sẽ có sự củng

cố và tăng cường ý định khởi sự kinh doanh

Hình 2.5: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Wilbard (2009)

2.3.6 Mô hình của Wongnaa và Seyram (2014)

Trong nghiên cứu này, hai tác giả đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên Đại học bách khoa Kumasi khởi động một doanh nghiệp trong tương lai Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc về tính cách, hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, nghề nghiệp của cha mẹ, môi trường giáo dục tinh thần kinh doanh, giới tính và tiếp cận

Giới tính Nền tảng gia đình

Cảm nhận sự khát khao

Cảm nhận tính khả thi

Ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên

Ảnh hưởng xã hội trong đời sống

của sinh viên

Trang 31

tài chính có tác động tích cực đến quyết định của sinh viên Đại học bách khoa Kumasi về việc khởi sự kinh doanh

Nghiên cứu chỉ ra sinh viên có tính cách hướng ngoại, ổn định cảm xúc có khả năng khởi sự kinh doanh cao hơn những người khác Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè là rất quan trọng để điều chỉnh tâm trí của sinh viên Cá nhân sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh có nhiều khả năng sẽ khởi sự kinh doanh hơn so với những cá nhân khác Nghiên cứu cũng nêu rõ sự thiếu giáo dục tinh thần kinh doanh dẫn đến mức độ thấp của những ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên, sinh viên nam có nhiều khả năng khởi sự kinh doanh hơn sinh viên nữ Ngoài ra, sinh viên có điều kiện tiếp cận tài chính tốt có xu hướng trở nên nhiệt tình và tham vọng, muốn làm kinh doanh hơn so với những người có nguồn lực tài chính hạn chế

Hình 2.6: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh Wongnaa và Seyram (2014) 2.4 Các nghiên cứu trước ở Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011), đối

tượng khảo sát là các sinh viên trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia thành phố

Tính cách

Hỗ trợ từ gia đình, bạn bè

Nghề nghiệp của cha mẹ

Môi trường giáo dục tinh

thần kinh doanh

Ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên

Tiếp cận tài chính Giới tính

Trang 32

Hồ Chí Minh Nhóm tác giả hướng đến tìm hiểu các yếu tố tác động đến tiềm năng khởi nghiệp thông qua áp dụng mô hình Entrepreneur Scan được hai tác giả Driessen và Zwart (1999) phát triển và các công trình nghiên cứu về tiềm năng khởi nghiệp khác có liên quan Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Bách khoa có thể được giải thích bởi bảy yếu tố gồm: nhu cầu thành đạt, nhu cầu tự chủ, định hướng xã hội, sự tự tin, khả năng am hiểu thị trường, khả năng sáng tạo và khả năng thích ứng Trong đó nhu cầu tự chủ tác động ngược chiều đến mô hình,

sáu yếu tố còn lại tác động dương đến mô hình

Hình 2.7: Mô hình ý định KSKD của Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011) Nguyễn Doãn Chí Luân (2012) dựa trên quan điểm cho rằng ý định khởi nghiệp

có thể được giải thích bởi các yếu tố thuộc bên trong chủ thể như Cảm nhận sự khát khao, Cảm nhận tính khả thi và các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như Chuẩn mực xã hội, Môi trường giáo dục Đại học, Điều kiện thị trường và tài chính Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có bốn yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên với mức độ tác động

Khả năng sáng tạo Khả năng am hiểu thị trường

Khả năng thích ứng

Trang 33

giảm dần theo thứ tự: Cảm nhận sự khát khao, Điều kiện thị trường và tài chính, Cảm nhận tính khả thi, Môi trường giáo dục Đại học Còn yếu tố Chuẩn mực xã hội không có tác động đến ý định khởi nghiệp trong nghiên cứu này

Hình 2.8: Mô hình ý định khởi sự kinh doanh của Nguyễn Doãn Chí Luân (2012) Theo Nguyễn Thu Thủy (2015), tác giả đã nghiên cứu trên 693 sinh viên thuộc

hai ngành học kỹ thuật và kinh tế - quản trị kinh doanh tại khu vực Hà Nội Tiềm năng khởi sự kinh doanh trong nghiên cứu này được xem xét trên hai khía cạnh: mong muốn khởi sự kinh doanh và tự tin khởi sự kinh doanh Kết quả nghiên cứu cho thấy có các yếu

tố tác động cùng chiều tới mong muốn khởi sự kinh doanh là ý kiến người xung quanh, vị trí xã hội của doanh nhân, hình mẫu chủ doanh nghiệp, năng lực khởi sự kinh doanh, truyền cảm hứng của nhà trường, học môn khởi sự kinh doanh, ngành học và tham gia hoạt động ngoại khóa khởi sự kinh doanh Các yếu tố tác động cùng chiều tới tự tin khởi

sự kinh doanh là ý kiến người xung quanh, hình mẫu chủ doanh nghiệp, năng lực khởi sự kinh doanh, ngành học, truyền cảm hứng của nhà trường, học môn khởi sự kinh doanh, phương thức học qua thực tế và tham gia hoạt động ngoại khóa khởi sự kinh doanh Trong

đó, ý kiến người xung quanh là yếu tố tác động mạnh nhất tới mong muốn khởi sự kinh doanh trong khi năng lực khởi sự kinh doanh là yếu tố tác động mạnh nhất tới cảm nhận

về tự tin khởi sự kinh doanh

Trang 34

Hình 2.9: Mô hình tiềm năng khởi sự kinh doanh của Nguyễn Thu Thủy (2015) Nhận xét:

Các nghiên cứu kể trên đều tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của một vài yếu tố tới

ý định khởi sự kinh doanh, trong đó các yếu tố được đề cập nhiều nhất là: cảm nhận sự khát khao khởi sự kinh doanh, cảm nhận tính khả thi khi khởi sự kinh doanh (Shapero và Sokol (1982), Krueger và Brazeal (1994), Wilbard (2009)) và môi trường giáo dục tinh thần kinh doanh (Lüthje và Franke (2004), Wongnaa và Seyram (2014), Nguyễn Doãn Chí Luân (2012), Nguyễn Thu Thủy (2015)) Đối với nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015) đã đi kết hợp xem xét tác động của các yếu tố trải nghiệm cá nhân (bao gồm kinh

Ý kiến người xung quanh

Vị trí xã hội của doanh nhân

Hình mẫu chủ doanh nghiệp

Năng lực khởi sự kinh doanh Tiềm năng khởi sự kinh doanh của

Tham gia hoạt động ngoại khóa

khởi sự kinh doanh

Trang 35

nghiệm tiếp thu qua các hoạt động đào tạo trong trường đại học, kinh nghiệm từ hoạt động của chính cá nhân), môi trường xúc cảm (bao gồm ý kiến người xung quanh, vị trí

xã hội của doanh nhân, hình mẫu doanh nhân), trải nghiệm trong quá trình học đại học (gồm tham gia các hoạt động ngoại khóa, được học môn khởi sự kinh doanh, được truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh và được học chương trình có tính ứng dụng thực tế cao) Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng cùng chiều đến sự khát khao khởi sự kinh doanh

và tính khả thi khi khởi sự kinh doanh của sinh viên

Trang 36

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước

Shapero và Sokol

(1982)

Ý định KSKD của cá nhân

- Sự thay đổi trong đời sống

- Cảm nhận về mong muốn KSKD

- Cảm nhận tính khả thi Krueger và Brazeal

(1994)

Ý định KSKD của cá nhân

- Tính cách

- Hỗ trợ từ gia đình, bạn bè

- Nghề nghiệp của cha mẹ

- Môi trường giáo dục tinh thần kinh doanh

- Cảm nhận sự khát khao

- Điều kiện thị trường và tài chính

- Cảm nhận tính khả thi

- Môi trường giáo dục đại học

Nguyễn Thu Thủy

(2015)

Tiềm năng KSKD của sinh viên

- Ý kiến người xung quanh

- Vị trí xã hội của doanh nhân

- Hình mẫu chủ doanh nghiệp

Trang 37

2.5 Thực trạng KSKD của sinh viên hiện nay

Hiện trạng về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đang là vấn đề nan giải trong giai đoạn suy thoái kinh tế Thực trạng sinh viên khi ra trường không tìm được việc hoặc tìm những công việc trái với chuyên ngành đang diễn ra ngày càng nhiều, gây ra những lo toan cho phần lớn giới trẻ ngày nay Thực tế cho thấy, số lượng trường đại học, cao đẳng trên địa bàn các tỉnh thành phố có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây Đồng nghĩa với sự gia tăng các đơn vị đào tạo này là số lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm cũng ngày càng tăng, gây áp lực ngày càng lớn đối với thị trường lao động Hiện nay,

số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp có ý định “tự thân lập nghiệp” còn rất ít, mà thay vào đó là chấp nhận “làm công ăn lương” Đối với sinh viên ngành QTKD, do đặc thù của ngành là đào tạo những kiến thức và kỹ năng quản lý doanh nghiệp mang tính hệ thống nên ý định KSKD của sinh viên theo học ngành này có phần tích cực hơn Nhưng thực tế, vẫn còn không ít trở ngại ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển và quyết định KSKD của sinh viên ngành này Theo báo cáo chỉ số về doanh nhân toàn cầu tại Việt Nam năm

2013 được công bố bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vào ngày 27/04/2014 cho thấy chỉ số lo sợ thất bại và lo ngại rủi ro trong kinh doanh của người Việt Nam ở mức cao (56.7%) Đặc biệt, tỉ lệ người có ý định KSKD trong 3 năm tới tại Việt Nam ở mức khá thấp (24.1%)

Nhiều nghiên cứu về KSKD sử dụng lý thuyết hành vi có dự định của Ajzen (1991)

đã tìm thấy đặc điểm cá nhân và yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến ý định KSKD, song phần lớn các mô hình này đều được kiểm chứng tại nước ngoài, chưa có nghiên cứu nào có

dữ liệu chứng minh được sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về ảnh hưởng của gia đình, môi trường giáo dục, phương thức học đến ý định KSKD của sinh viên tại một trường đại học cụ thể

Trên cơ sở thực trạng KSKD của sinh viên hiện nay cộng với các cơ sở lý thuyết

đã nêu trên, luận văn quyết định đưa ra các giả thuyết và thang đo cho đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Đồng Nai

Trang 38

2.6 Các giả thuyết nghiên cứu của luận văn

Ý kiến người xung quanh

Theo Krueger và Brazeal (1994) ý kiến người xung quanh thể hiện sự phản đối hay ủng hộ của những người quan trọng nhất đối với một cá nhân, đó là người thân, bạn bè và những người mà cá nhân đánh giá là quan trọng Hai tác giả cho rằng ý kiến người xung quanh thể hiện quan niệm của một cá nhân về việc những người quan trọng đối với cá nhân đó suy nghĩ thế nào về việc họ khởi sự kinh doanh

Theo quan điểm của Begley và Tan (2001), Liñán và Chen (2006) ý kiến của người thân đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là ở các nền văn hóa tập thể Trong nền văn hóa tập thể luôn có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, lợi ích cá nhân đặt sau lợi ích tập thể Do đó, trong nền văn hóa tập thể ý kiến của những người xung quanh có tác động tích cực đến suy nghĩ và thái độ của cá nhân Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa gia đình, nên tính độc lập của từng cá nhân thấp hơn so với các nước phương Tây Từ đó, luận văn chọn yếu tố “Ý kiến người xung quanh” là biến có ảnh hưởng tới ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Và giả thuyết được đặt ra là:

viên càng cao

Cảm nhận sự khát khao khởi sự kinh doanh

Cảm nhận sự khát khao là mức độ cá nhân nhận thấy sự hấp dẫn của việc bắt đầu kinh doanh (Krueger, 1993; Liñán, 2004) Khi có sự thôi thúc, đam mê bắt buộc phải thực hiện thì việc nảy sinh ý định và thực hiện ý định dễ dàng và nhanh chóng Sự khát khao chính là động lực thúc đẩy chủ thể kinh doanh tiếp tục phát triển và hoàn thiện ý định của mình theo khả năng và điều kiện kinh tế hiện tại Do đó, giả thuyết được đặt ra là:

viên càng cao

Cảm nhận tính khả thi khởi sự kinh doanh

Cảm nhận tính khả thi là mức độ mà bản thân cá nhân đó tin rằng có thể bắt đầu công việc kinh doanh (Krueger, 1993; Liñán, 2004).Ý định khởi nghiệp sẽ bị giảm sút khi

Trang 39

thiếu tính khả thi của nó Tính khả thi mang lại sự hi vọng cho ý tưởng, lòng quyết tâm biến ý tưởng thành hiện thực Sự hợp lý của cách thức, mô hình kinh doanh hay kế hoạch kinh doanh của chủ thể ý tưởng sẽ tác động đến mức độ cảm nhận tính khả thi của mỗi cá nhân (Liñán và cộng sự, 2005)

Do đó, giả thuyết được đặt ra là:

viên càng cao

Truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh trong nhà trường

Truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh là sự thay đổi cảm xúc và suy nghĩ của cá nhân do bị tác động bởi sự kiện hoặc nhân tố nào đó của chương trình học khởi sự kinh doanh hướng tới cân nhắc về việc có khởi sự kinh doanh hay không (Nguyễn Thu Thủy, 2015) Việc được truyền cảm hứng thường dẫn tới một suy nghĩ mới, hành vi mới hoặc thay đổi cảm xúc Tri thức và cảm xúc luôn đi đôi với nhau, do đó khi có được một thái

độ tích cực về khởi sự kinh doanh thì sinh viên sẽ dễ có ý định khởi sự kinh doanh Nhiều nghiên cứu như của Autio và Keeley (1997), Lanstrom (2005) đã ủng hộ quan điểm giáo dục và đào tạo là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong phát triển con người và nguồn lực con người Các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tinh thần doanh nhân ở sinh viên vì thế các thể chế giáo dục là nơi lý tưởng nhất để truyền tải về văn hóa, tư duy, suy nghĩ sáng tạo, đổi mới không ngại rủi ro của doanh nhân cho sinh viên Nghiên cứu trên quy mô lớn của Kim và Hunter (1993) đã khẳng định rằng đào tạo đại học có tác động tới thái độ của các cá nhân về khởi sự kinh doanh, thái độ tích cực và ham muốn khởi sự kinh doanh làm cho các cá nhân có ý định khởi sự kinh doanh

Theo Fiet (200a), việc kể lại các giai thoại làm giàu, các lời khuyên định hướng nghề nghiệp của thầy cô sẽ tạo cho sinh viên khát vọng kinh doanh và tăng cảm nhận về

tự tin khởi sự kinh doanh của sinh viên

Việt Nam là nước có nền văn hóa tập thể nên phần lớn các cá nhân bị tác động mạnh bởi ý kiến xã hội, bởi vậy việc tuyên truyền vận động sẽ là một nhân tố tích cực tác động tới ý định khởi sự kinh doanh Do đó, luận văn đưa ra giả thuyết:

Trang 40

H 4 : Truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh trong nhà trường càng tốt thì ý định khởi

sự kinh doanh của sinh viên càng cao

Phương thức học qua thực tế

Phương thức học qua thực tế là phương pháp học mà sinh viên tiếp nhận kiến thức qua cả lý thuyết và công việc thực tế Phương pháp này cho phép sinh viên tạo dựng kiến thức thực tiễn qua các hoạt động như: thực tập, đi tham quan thực tế, các tình huống mô phỏng Luthje và Franke (2004) đã gợi ý trong nghiên cứu của mình cần phải tăng cường ứng dụng thực tế trong các chương trình đào tạo khởi sự kinh doanh Các nghiên cứu đã chứng minh các chương trình đào tạo khởi sự kinh doanh có tính ứng dụng cao như học tập qua kinh nghiệm, học tập qua làm việc, học qua hành động đều có tác động gia tăng năng lực khởi sự kinh doanh của cá nhân so với phương pháp giảng dạy chỉ tập trung lý thuyết (Nguyễn Thu Thủy, 2015) Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, luận văn cho rằng các chương trình đào tạo có tính thực tế càng cao thể hiện qua phương thức học qua thực tế càng nhiều thì ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên càng rõ ràng Do đó, luận văn đưa ra giả thuyết là:

viên càng cao

Mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa về khởi sự kinh doanh

Các hoạt động ngoại khóa được định nghĩa là “các hoạt động ngoài chương trình đào tạo chính thức của nhà trường” Các hoạt động ngoại khóa về khởi sự kinh doanh rất

đa dạng, có thể là: tham gia câu lạc bộ kinh doanh, thi viết kế hoạch kinh doanh,…

Shulruf (2010) đã chứng minh việc tham gia các hoạt động ngoại khóa làm tăng cường kết quả đào tạo, vốn xã hội và kỹ năng cá nhân Các nghiên cứu của Luthje và Franke (2004), Florin và cộng sự (2007), David và cộng sự (2012) cũng đã khẳng định được vai trò của các hoạt động ngoại khóa về khởi sự kinh doanh tới thái độ và năng lực của sinh viên Sở dĩ như vậy vì các hoạt động ngoại khóa liên quan tới kinh doanh tạo cho sinh viên môi trường thực tế để ứng dụng các kiến thức đã học vào công việc, tăng cường

sự hiểu biết và kinh nghiệm cho sinh viên, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành ý định

Ngày đăng: 25/11/2016, 09:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w