Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự hội nhập kinh tế giữa các quốc gia với nhau thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng trở nên ngày càng gay gắt hơn. Điều này làm cho các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định đầu tư vào một dự án nào đó, và họ luôn mong muốn sự đầu tư này sẽ đem lại được lợi nhuận cao nhất. Vậy, để làm được điều này, ngoài việc bỏ ra nguồn vốn, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp luôn phải tìm hiểu và đưa ra những giải pháp, chiến lược, chính sách để đạt được thành công. Ngoài ra, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp còn phải xác định và nắm bắt được dòng tiền của mình lưu chuyển ra sao. Vì vậy, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ và đúng đắn. Bên cạnh đó, Kinh Đô là một thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam, công ty đã khẳng định tên tuổi của mình bằng tâm huyết của người sáng lập, chất lượng sản phẩm, bề dày kinh nghiệm, và sự tin yêu của người tiêu dùng. Trong tương lai, để phát triển hơn nữa, công ty cổ phần Kinh Đô cần phải có những chiến lược rõ ràng, những bước đi đúng đắn, và quan trọng là nắm rõ tình hình tài chính của mình.Chính vì vậy, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Kinh Đô giai đoạn 20102012”.1.2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.2.1Đối tượng nghiên cứuBáo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Kinh Đô.1.2.2Phạm vi nghiên cứuBáo cáo tài chính tại công ty cổ phần Kinh Đô từ 2010,2011,2012.1.3MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU1.3.1Mục đíchGiúp cho những doanh nghiệp nắm rõ những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp.Nhằm chỉ rõ thực trạng tài chính của công ty, từ đó chỉ ra điểm mạnh cũng như điểm bất ổn.1.3.2Nhiệm vụHệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp.Phân tích và đánh giá tính hình tài chính công ty.Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Đề xuất một sốgiải pháp thực tếvà các kiến nghịnhằm hoàn thiện hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.1.4PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUBằng việc áp dụng một số phương pháp khoa học như: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích báo cáo tài chính của công ty.1.5BỐ CỤC TIỂU LUẬNNgoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu thành 4 chương như sau:Chương 1: Phần mở đầu.Chương 2: Cơ sở lí luận về phân tích báo cáo tài chính Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Kinh Đô giai đoạn 20102012Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả về mặt tài chính tại công ty cổ phần kinh đô giai đoạn 20102012
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 7
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 8
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 8
1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu 8
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu 8
1.3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 9
1.3.1 Mục đích 9
1.3.2 Nhiệm vụ 9
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
1.5 BỐ CỤC TIỂU LUẬN 9
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 10
2.1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP 10
2.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính 10
2.1.1.1 Khái niệm 10
2.1.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính 10
2.1.2 Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính 11
2.1.3 Mục đích phân tích báo cáo tài chính 11
2.1.4 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 12
2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 12
2.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 14
2.3.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn 14
Trang 32.3.1.1 Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn 14
2.3.1.2 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 14
2.3.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 16
2.4 PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 18
2.4.1 Nhóm tỷ số thanh toán 18
2.4.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời: 18
2.4.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh: 19
2.4.1.3 Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt 20
2.4.2 Nhóm tỷ số hoạt động 20
2.4.2.1 Tỷ số hoạt động tồn kho 20
2.4.2.2 Kỳ thu tiền bình quân 21
2.4.2.3 Vòng quay tài sản cố định 21
2.4.2.4 Vòng quay tổng tài sản 22
2.4.3 Tỷ số cơ cấu tài chính (Đòn bẩy tài chính) 22
2.4.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 22
2.4.3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 23
2.4.3.3 Tỷ số khả năng trả lãi 23
2.4.4 Tỷ số doanh lợi 23
2.4.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 23
2.4.4.2 Tỷ số sinh lời căn bản 24
2.4.4.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 24
2.4.4.4 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 25
2.4.5 Tỷ số giá thị trường 25
2.4.5.1 Tỷ số EPS 25
2.4.5.2 Tỷ số P/E 25
2.5 PHÂN TÍCH DUPONT 26
Trang 4Chương 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH
ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010-2012 27
3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 27
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty 27
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27
3.1.3 Ngành nghề kinh doanh của công ty 28
3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BCTC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010-2012 29
3.2.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn 29
3.2.1.1 Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn(PT chiều ngang) 29
Bảng 3.1 Phân tích chiều ngang - cân đối kế toán 2010-2011 30
Bảng 3.2 Phân tích chiều ngang - cân đối kế toán 2011-2012 31
3.2.1.1 Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn(PT chiều dọc) 32
Bảng3.3 Tỷ trọng các chỉ tiêu tổng tài sản 2010-2012 33
Bảng 3.4 Tỷ trọng các chỉ tiêu trong nguồn vốn 2010-2012 35
1.2.1.2Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 35
3.2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 38
Bảng 3.5 Chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh 2010-2012 38
3.3 PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 40
3.3.1 Nhóm tỷ số thanh toán 40
3.3.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời (Tỷ số thanh khoản ngắn hạn) 40
Bảng 3.6 Tỷ số thanh toán hiện hành qua 2010-2012 40
3.3.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh 41
Bảng 3.7 Tỷ số thanh toán nhanh 2010-2012 42
3.3.1.3 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền 42
Bảng 3.8 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt 2010-2012 43
Trang 53.3.2 Nhóm tỷ số hoạt động 43
3.3.2.1 Tỷ số hoạt động tồn kho 43
Bảng 3.9 Tỷ số hoạt động tồn kho 2010-2012 44
3.3.2.2 Kỳ thu tiền bình quân 44
Bảng 3.10 Kỳ thu tiền bình quân 2010-2012 45
3.3.2.3 Vòng quay TSCĐ 45
Bảng 3.11 Vòng quay TSCĐ 2010-2012 46
3.3.2.4 Vòng quay tổng tài sản 46
Bảng 3.12 Vòng quay tổng tài sản 2010-2012 46
3.3.3 Nhóm tỷ số cơ cấu tài chính 47
3.3.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 47
Bảng 3.13 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 2010-2012 47
3.3.3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 48
Bảng 3.14 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2010-2012 48
3.3.3.3 Tỷ số khả năng trả lãi 48
Bảng 3.15 Tỷ số khả năng trả lãi 2010-2012 49
3.3.4 Nhóm tỷ số doanh lợi 49
3.3.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 49
Bảng 3.16 ROS qua 2010-2012 50
3.3.4.2 Tỷ số sức sinh lợi căn bản 50
Bảng 3.17 Tỷ số sức sinh lợi căn bản qua 2010-2012 51
3.3.4.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 51
Bảng 3.16 ROA qua 2010-2012 51
3.3.4.4 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 52
Bảng 3.19 ROE qua 2010-2012 52
3.3.5 Nhóm tỷ số giá trị thị trường 52
Trang 6Bảng 3.20 Tỷ số EPS qua 2010-2012 53
3.3.5.2 Tỷ số P/E (Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu) 53
Bảng 3.21 Tỷ số P/E qua 2010-2012 53
3.5 PHƯƠNG PHÁP DUPONT 54
Bảng 3.23 Đòn bẩy tài chính qua 2010-2012 54
Sơ đồ Dupont 2010 54
Sơ đồ Dupont 2011 55
Sơ đồ Dupont 2012 55
PHẦN KINH ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010-2012 58
3.4.1 Ưu điểm 58
3.3.1 Ưu điểm 58
Biểu đồ tỷ trọng các chỉ tiêu so với tổng nguồn vốn 2012 59
Biểu đồ doanh thu thuần 2010-2012 59
Biểu đồ khoản phải thu 2010-2012 60
3.3.2 Hạn chế 60
Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ MẶT TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 62
4.1 Tăng cường dự trữ tiền mặt: 62
4.2 Tăng cường quản lí các khoản nợ phải thu: 62
4.3 Tăng hiệu quả sử dụng vốn và tài sản: 63
4.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính: 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 67
Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất 2010 67
Trang 7Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất2011 71Phụ lục 3: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất2012 75Phụ lục 4: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất2010-2012 79
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, vì những nguyên nhân chủ quan vàkhách quan mà chúng em không thể nào tránh được những sai sót, chúng em mongnhận được sự góp ý của cô và các bạn để bài tiểu luận của chúng em được hoàn chỉnhmột cách tốt nhất
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 9Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự hội nhập kinh tế giữa các quốc giavới nhau thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng trở nên ngày càng gay gắt hơn.Điều này làm cho các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định đầu
tư vào một dự án nào đó, và họ luôn mong muốn sự đầu tư này sẽ đem lại được lợinhuận cao nhất Vậy, để làm được điều này, ngoài việc bỏ ra nguồn vốn, các nhà đầu
tư, các doanh nghiệp luôn phải tìm hiểu và đưa ra những giải pháp, chiến lược, chínhsách để đạt được thành công Ngoài ra, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp còn phải xácđịnh và nắm bắt được dòng tiền của mình lưu chuyển ra sao Vì vậy, các nhà đầu tư,các doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ phân tích tình hình tài chính của doanhnghiệp một cách đầy đủ và đúng đắn
Bên cạnh đó, Kinh Đô là một thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam, công ty đã khẳngđịnh tên tuổi của mình bằng tâm huyết của người sáng lập, chất lượng sản phẩm, bềdày kinh nghiệm, và sự tin yêu của người tiêu dùng Trong tương lai, để phát triển hơnnữa, công ty cổ phần Kinh Đô cần phải có những chiến lược rõ ràng, những bước điđúng đắn, và quan trọng là nắm rõ tình hình tài chính của mình.Chính vì vậy, nhómchúng em quyết định chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Kinh
Đô giai đoạn 2010-2012”
1.2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.2.1Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Kinh Đô
1.2.2Phạm vi nghiên cứu
Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Kinh Đô từ 2010,2011,2012
Trang 101.3MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp
Phân tích và đánh giá tính hình tài chính công ty
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đề xuất một sốgiải pháp thực tếvà các kiến nghịnhằm hoàn thiện hiệu quả quản lý tàichính tại công ty
1.4PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bằng việc áp dụng một số phương pháp khoa học như: phương pháp thống kê, phươngpháp tổng hợp, so sánh và phân tích báo cáo tài chính của công ty
1.5BỐ CỤC TIỂU LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu thành 4chương như sau:
Chương 1: Phần mở đầu
Chương 2: Cơ sở lí luận về phân tích báo cáo tài chính
Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Kinh Đô giai đoạn 2012
2010-Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả về mặt tài chính tại công ty cổ phần kinh đôgiai đoạn 2010-2012
Trang 11Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
“Báo cáo tài chính là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài
chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.”1
“Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu
kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định”2
Tóm lại, báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập nhằm phản ánh tổng quát, toàndiện tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
2.1.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính
Theo Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành củaViệt Nam, hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm bốn báo cáo sau đây:Bảng cân đối kế toán,
Báo cáo kết quả kinh doanh,
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Theo chế độ kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm(được lập khi kết thúc năm tài chính) và báo cáo tài chính giữa niên độ (báo cáo tàichính quý) Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hìnhdoanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế.Hệ thống báo cáo tài chínhgiữa niên độ được áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), các doanh
1 vi.wikipedia.org/wiki/Báo_cáo_tài_chính
2 http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/muc-dich-y-nghia-yeu-cau-va-nguyen-tac-lap-bao-cao-tai-chinh.html
Trang 12nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, và các doanh nghiệp khác có nhu cầu lậpbáo cáo tài chính giữa niên độ.
2.1.2Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính
“Phân tích báo cáo tài chính là quá trình kiểm tra, xem xét, đối chiếu, so sánh các số
liệu về tài sản, công nợ, nguồn vốn và tình hình tài chính của doanh nghiệp.Thông qua
đó mà đánh giá được tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng và đưa ra những quyết định phù hợp với mục tiêu của từng đối tượng.” 3
“Phân tích báo cáo tài chính là làm cho các con số/dữ liệu trên báo cáo tài chính trở nên “biết nói” theo mục đích của hoạt động phân tích” 4
Phân tích báo cáo tài chính rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính củadoanh nghiệp.Thông qua việc phân tích tài chính cho phép đánh giá được khái quát vàtoàn diện các hoạt động của doanh nghiệp và những điểm mạnh, điểm yếu của doanhnghiệp.Từ đó, các đối tượng quan tâm tới phân tích báo cáo tài chính như nhà đầu tư,chủ nợ, nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định tài chính
2.1.3Mục đích phân tích báo cáo tài chính
Mục đích của phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp những thông tin, giúp chocác đối tượng sử dụng thông tin đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa
2.1.4Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tài chính rất hữu ích đối việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thôngtin tài chính chủ yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp.Do đó, phân tíchbáo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lýdoanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho
3 www.saovangdatviet.com.vn/index.php
4 Theo bài giảng quản trị tài chính doanh nghiệp của NCS Trần Thị Huế Chi
Trang 13vay tín dụng, các cơ quan chính phủ, người lao động Mỗi nhóm người này có nhữngnhu cầu thông tin khác nhau.
Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chínhdoanh nghiệp.Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trướcpháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Do vậy sẽ có nhiều đốitượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhàtài trợ, nhà cung cấp, khách hàng kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công,mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khácnhau
2.2PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện phápnhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng các mối quan hệ bên trong và bênngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp vàchi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp
Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp,nhưng trên thực
tế người ta thường sử dụng phương phápso sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp phân tích được sử dụng phổ biến trong phân tíchkinh tế và tài chính
Khi sử dụng phương pháp so sánh cần phải lưu ý một số điều như sau:
Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm kỳ gốc
Các chỉ tiêu so sánh ( các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảm bảo tính chất cóthể so sánh được với nhau
Khi tiến hành so sánh cần có hai đại lượng trở lên và các đại lượng phải đảmbảo tính chất so sánh được
Hình thức so sánh:
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức bình quân ngành để thấy tình hình tài chínhdoanh nghiệp tốt hay xấu, được hay chưa so với doanh nghiệp cùng ngành
Trang 14So sánh theo chiều dọc là so sánh từng con số riêng biệt với một con số cụ thể trongbáo cáo tài chính Sự so sánh được báo cáo bằng tỷ lệ phần trăm Phương pháp này là
so sánh một số khoản mục với một khoản mục nhất định trong cùng một kỳ kế toán.Giải thích về các phân tích theo chiều dọc của báo cáo kết quả kinh doanh và phân tíchtheo chiều dọc của bảng cân đối kế toán được thể hiện như sau:
+Báo cáo Kết quả kinh doanh
Phân tích theo chiều dọc báo cáo kết quả kinh doanh liên quan đến việc so sánh từngkhoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh với Doanh thu Mỗi mục sau đó được báocáo bằng một tỷ lệ phần trăm so với doanh thu Ví dụ, nếu doanh thu là $10,000 và chiphí hoạt động là $1.000 USD, thì chi phí hoạt động sẽ được báo bằng 10% doanh thu.+Bảng cân đối kế toán
Phân tích theo chiều dọc bảng cân đối kế toán liên quan đến việc so sánh từng khoảnmục trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản Mỗi khoản mục sau đó được báo cáotheo một tỷ lệ phần trăm so với tổng tài sản Ví dụ, nếu tiền mặt là $5,000 và tổng tàisản là $25,000 USD, thì tiền mặt sẽ bằng 20% tổng tài sản
So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và tương đốicủa các dữ kiện trên báo cáo tài chính qua nhiều kỳ kế toán khác nhau
Quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu được thể hiện dưới 2 kỹ thuật so sánh sau đây:
So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳgốc của các chỉ tiêu phân tích.Kết quả so sánh phản ánh biến động về quy môcủa các chỉ tiêu phân tích
So sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với
kỳ gốc của các chỉ tiêu phân tích.Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, tốc độ pháttriển của chỉ tiêu nghiên cứu
2.3PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 152.3.1Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn
2.3.1.1 Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn
- So ánh tổng số tài sản cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động về quy
mô và tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tài sản (A,B tài sản) cuối năm và đầu năm
để thấy nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên
- So sánh tổng nguồn vốn cuối năm và đầu năm để đánh giá mức độ huy độngvốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời so sánh giá trị và tỷ trọngcủa bộ phận cấu thành nguồn vốn (A,B nguồn vốn) cuối năm và đầu năm để phát hiệnnguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng giảm tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn thì chưathể thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được Vì vậy cần phải phân tích mốiquan hệ giữa các khoản mục của bảng cân đối kế toán
2.3.1.2 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Theo quan điểm luân chuyên vốn thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp gồm Tài sản lưuđộng và Tài sản cố định được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn của chủ sở hữu doanhnghiệp Quan hệ cân đối được thể hiện bằng công thức:
TSLĐ + TSCĐ = NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Nhưng quan hệ này chỉ mang tính lý thuyết, không thể nào nguồn vốn chủ sở hữu cóđầy đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác.Trên thực tế, mối quan hệ này có thể xảy ra các trường hợp sau:
(1) VẾ BÊN TRÁI > VẾ BÊN PHẢI
Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp bị thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản nên đểquá trình kinh doanh không bị bế tắt, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn từ cáckhoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác dưới hình thức mua trả chậm,thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán (nhưng không vượt quá thời hạnthanh toán)
(2) VẾ BÊN TRÁI < VẾ BÊN PHÀI
Trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu dư thừa để bù đắp cho tài sản, nên thường bịcác doanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng vốn dưới 2 hình thức bán chịu chobên mua thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ… hoặc ứng trước tiền cho bên bán, tài sản sửdụng để thế chấp, ký cược, ký quỹ,…
Trang 16Khi quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp, kế toántrưởng và các đối tượng khác phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn trên bảng cân đối
kế toán để từ đó có thể đối chiếu với yêu cầu kinh doanh hoặc khả năng huy động vốn,đầu tư vốn… Để hiểu rõ hơn ta phân tích tiếp chỉ tiêu vốn luân lưu
Vốn luân lưu
Định nghĩa một cách tổng quát thì vốn luân lưu là khoản chênh lệch giữa sử dụng vốn
và nguồn vốn cùng thời gian sử dụng do các giao dịch tài chính trong kỳ kinh doanhgây ra
Vốnluân lưu=Vốn dài hạn−TS cố định=TS lưuđộng−Nợ ngắnhạn
Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụngtrong một thời gian dài hơn một năm.Nguồn vốn dài hạn bao gồm nguôn vốn chủ sởhữu và các khoản nợ dài hạn khác
Khi vốn luân lưu dương cũng có nghĩa là tổng tài sản lưu động lớn hơn nợ
ngắn hạn Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thểtrang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh
Khi vốn luân lưu âm nghĩa là tài sản cố định lớn hơn nguồn vốn dài hạn.Điều
này khá nguy hiểm bởi khi hết hạn vay thì phải tìm ra nguồn vốn khác để thaythế Khi vốn luân lưu âm thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là rất kém,bởi vì chỉ có tài sản lưu động mới có thể chuyển thành tiền mặt trong thời gianngắn để tài trợ, trong khi đó tài sản lưu động lại nhỏ hơn nợ ngắn hạn
Trong trường hợp vốn luân lưu bằng 0, nguồn vốn dài hạn vừa đủ để tài trợ
cho tài sản cố định, tài sản lưu động vừa đủ để thanh toán nợ ngắn hạn Doanhnghiệp đạt trạng thái CBTC trong dài hạn, tuy nhiên đây không phải là trạngthái tốt nhất Khi có một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng nguồn vốn tạmthời sẽ làm cho doanh nghiệp rơi vào trạng thái mất CBTC.(Ví dụ như cáckhoản nợ dài hạn đến hạn trả)
2.3.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kếtquả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ củadoanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán
Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra,phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn,doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạtđộng khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán
Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá xu hướng phát triển củadoanh nghiệp qua các kỳ khác nhau
Trang 17Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét, xác định các vấn đề
cơ bản sau:
Thứ nhất: Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa kỳ này với kỳtrước (năm nay với năm trước) So sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉtiêu giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước).Điều này sẽ có tác dụng rất lớnnếu đi sâu xem xét những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của từng chỉ tiêu.Thứ hai: Tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chiphí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí gồm:
Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần:
Tỷ lệ giá vốn trên doanh thuthuần= Giá vốn
doanhthu thuần × 100 %
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu được, giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu
% hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồnggiá vốn hàng bán Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí tronggiá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại
Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần
Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanhthu thuần= Chi phí bán hàng
Doanhthu thuần × 100 %
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ rabao nhiêu đồng chi phí bán hàng.Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ công tác bán hàngcàng có hiệu quả và ngược lại
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần:
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệptrên doanh thuthuần= Chi phí quảnlý doanhnghiệp
Chỉ tiêu này cho biết đã thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải chi baonhiêu chi phí quản lý.Tỉ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏchứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh:
Ngoài các chỉ tiêu thể hiện ngay trong báo cáo kết quả kinh doanh như: tổng doanhthu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau thuế cần tính toán
và phân tích các chỉ tiêu sau:
Trang 18 Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thuthuần= Lợi nhuận gộp
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó biểu hiện
cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanhthu thuần= Lợi nhuận sau thuế
Doanh thuthuần ×100 %
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh nó biểu hiện: cứ
100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Thực chất của việc tính toán nhóm các chỉ tiêu trên là việc xác định tỷ lệ từng chỉ tiêutrên báo cáo kết quả kinh doanh so với tổng thể là doanh thu thuần Có nghĩa là tổngdoanh thu thuần làm tổng thể quy mô chung, còn những chỉ tiêu khác trên báo cáo kếtquả kinh doanh là tỷ trọng từng phần trong quy mô chung đó
Tỷ số thanh toán bao gồm 2 loại:
2.4.1.1Tỷ số thanh toán hiện thời:
Tỷ số thanh khoản hiện thời (hay Tỷ số thanh khoản ngắn hạn, Hệ số thanh toán ngắnhạn, Hệ số thanh toán hiện hành, Hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động) là một
tỷ số tài chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.5
5 vi.wikipedia.org/wiki/Tỷ_số_thanh_khoản_hiện_thời
Trang 19Tỷ số thanh toánhiện thời= Giá trị tài sảnlưu động
Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 quá nhiều thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản cóthể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn
Nếu tỷ số này quá cao thì lại là một biểu hiện không tốt do việc tài sản ngắn hạn quánhiều(tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho ) ảnh hưởng đến khả năng sinh lời củacông ty
Khi giá trị của tỷ số này giảm có nghĩa là khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm vàcũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng và ngược lại
2.4.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh:
Tỷ số thanh khoản nhanh (hay Hệ số khả năng thanh toán nhanh, Hệ số khả năngthanh toán tức thời, Hệ số thanh toán tức thời, Hệ số thử axit) là một tỷ số tài chínhdùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanhtoán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này.6
Tỷ số thanh toánnhanh= Giá trị tài sản lưu động−Giá trị hàng tồnkho
Giá trị nợ ngắn hạn
Do hàng tồn kho ( Dự trữ ) là các tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trong tổng tàisản lưu động, mất nhiều thời gian và dễ bị lỗ nhất khi bán nên không được tính vào tỷ
số thanh toán nhanh
Nếu hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1, công ty có đủ khả năng sử dụng tài sản thanhtoán nhanh để chi trả mà không cần thanh lý hàng tồn kho
6 vi.wikipedia.org/wiki/Tỷ_số_thanh_khoản_nhanh
Trang 20Nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, tài chính của doanh nghiệp đang trong tìnhtrạng suy yếu nghiêm trọng, có khả năng công ty sẽ không đủ khả năng thanh toánngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn.
Nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán ngay rất nhiều chứng tỏ tài sảnngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho Trong trường hợp này tính thanh khoảncủa tài sản ngắn hạn là tương đối thấp
Nếu hệ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quánhiều vào vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu…có thể không hiệuquả
Tỷ số thanh toán nhanh thấp hơn năm trước có nghĩa là những thay đổi về chính sáchtín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm khả năng thanh toán của doanh nghiệp yếu đi, vàngược lại
2.4.1.3 Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt
T ỷ s ố kh ả n ă ng thanh¿á n nhanh b ằ ng ti ề n mặ t= Tiề n v à c á c kho ả n t ươ ng đ ươ ng ti ề n
N ợ ng ắ n h ạ n
Đây là tỷ số cho biết khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp
Khác với tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số này loại bỏ hàng tồn kho, khoản phải thu rakhỏi công thức tính toán và cho cái nhìn “bảo thủ” hơn, vì tiền và tương đương tiền lànhững tài sản có mức thanh khoản cao nhất
2.4.2Nhóm tỷ số hoạt động
Là nhóm tỷ số đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty
2.4.2.1Tỷ số hoạt động tồn kho
Vòng quay hàng tồnkho= Doanhthuthuần
Giá trị hàng tồnkho bình quân
Doanh thu thuần: doanh số của toàn bộ hàng hoá tiêu thụ trong kỳ không phânbiệt đã thu tiền hay chưa, trừ đi phần hoa hồng chiết khấu, giảm giá hay hànghoá bị trả lại
Giá trị hàng tồn kho: các loại nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm,vật liệu phụ còn tồn trong kho.Trong đó giá trị hàng tồn kho bình quân bằngtrung bình cộng giá trị đầu và cuối kỳ
Trang 21Nếu mức quay vòng hàng tồn kho quá thấp, chứng tỏ lượng hàng tồn quá mức,sảnphẩm bị tích đọng hoặc tiêu thụ không tốt sẽ là một biểu hiện xấu trong kinh doanh.Việc giữ nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến số ngày tồn kho của công ty sẽ cao.Điều nàyphản ánh qua chỉ tiêu số ngày tồn kho.
Số ngày tồnkho= Số ngày trong năm
Số vòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh
và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều.Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếukhoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm
Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữtrong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanhnghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.Hơn nữa, dự trữnguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyềnsản xuất bị ngưng trệ.Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảmbảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng
2.4.2.2Kỳ thu tiền bình quân
Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu “Tỷ số
này cho biết doanh nghiệp mất bình quân bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình”.7
Kỳ thu tiềnbình quân= Giá trị khoản phảithu
Doanhthuhằng năm/360
Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắcchắn mà còn phải xem xét chính sách của doanh nghiệp như mở rộng thị trường, chínhsách tín dụng…
Kỳ thu tiền bình quân thấp có thể là biểu hiện của chính sách tín dụng quá chặt chẽ.Lúc này, khoản phải thu có thể có chất lượng nhưng doanh số có thể bị giảm mạnh và
7 vi.wikipedia.org/wiki/Kỳ_thu_tiền_bình_quân
Trang 22lợi nhuận có thể thấp hơn mức đáng ra phải được do chính sách tín dụng quá chặt chẽ.Trong tình huống này, có lẽ công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng.
2.4.2.3Vòng quay tài sản cố định
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như mày móc, thiết bị và nhàxưởng
Vòng quay tài sản cố định= Doanhthuthuần
Bình quân giátrị tài sản cố địnhròng
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ của ngành mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả hoạt động của tài sản cố định của ngành cànglớn
Vòng quay tổng tài sản= Doanh thuthuần
Bình quân giátrị tổng tài sản
Tổng tài sản trong công thức là số bình quân, tức lấy tổng số dư đầu kỳ cộng với số dưcuối kỳ sau đó chia 2
Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao vàngược lại
2.4.3Tỷ số cơ cấu tài chính (Đòn bẩy tài chính)
2.4.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản
“Tỷ số nợ trên tổng tài sảnlà một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý
nợ của doanh nghiệp”.8
Trang 23chứng tỏ doanh nghiệp vay ít.Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủtài chính cao.Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩytài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay.Ngược lại, tỷ sốnày mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để
có vốn kinh doanh.Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn
2.4.3.2Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản
lý nợ của doanh nghiệp
2.4.3.3 Tỷ số khả năng trả lãi
“Tỷ số khả năng trả lãi (hay Tỷ số trang trải lãi vay) là một tỷ số tài chính đo lường
khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ty đã vay”.9
Tỷ số khả năng trảlãi= Lợi nhuậntrước thuế và lãi vay (EBIT )
Chi phí lãi vay
Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay Nếu nhỏ hơn 1thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công tykinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay
Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ khôngcho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao
2.4.4Tỷ số doanh lợi
2.4.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Là một tỷ số tài chính phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu.Nó cho biết
“một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông”10
9 vi.wikipedia.org/wiki/Tỷ_số_khả_năng_trả_lãi
10 Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 24TS lợi nhuậntrên doanh thu= Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sauthuế )
2.4.4.2Tỷ số sinh lời căn bản
“Tỷ số sức sinh lợi căn bản là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng sinh lợi củadoanh nghiệp mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.”11
TS sinh lời căn bản= Lợi nhuậntrước thuế và lãi(EBIT )
Bình quân giá trị tổngtài sản
Tỷ số này thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các công ty có thuếsuất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau Tỷ số mang giátrị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi.Tỷ số mang giátrị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ
2.4.4.3Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản(ROA) là tỷ số tài chính đo lường mức độ sinhlợi trên mỗi đồng tài sản của công ty
Bình quântổng giá trị tài sản ×100 %
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu
tư (hay lượng tài sản).Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thểhiện qua ROA.ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơntrên lượng đầu tư ít hơn
2.4.4.4Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợitrên mỗi đồng vốn của cổ đông thường
11 vi.wikipedia.org/wiki/Tỷ_số_sức_sinh_lợi_căn_bản
Trang 25ROE= Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, cónghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khaithác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô Chonên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang đượclưu hành trên thị trường EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợinhuận của doanh nghiệp
Trong việc tính toán EPS sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bìnhquân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian.Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hóa việc tính toán bằng cách sửdụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ
2.4.5.2Tỷ số P/E
Hệ số giá trên thu nhập một cố phiếu (P/E)là hệ số cho biết nhà đầu tư sẵn sàng chi
trả bao nhiêu cho một cổ phiếu để có được một đồng lợi nhuận của công ty
Tỷ số P/ E= Giá cổ phần
Lợi nhuận trêncổ phần
Hệ số P/E ở mức thấp nghĩa là giá cổ phiếu đang ở mức thấp và lợi nhuận trên một cốphần đang ở mức cao hoặc có thể công ty đang có vấn đề tài chính,có nguy cơ vỡ nợphá sản
2.5PHÂN TÍCH DUPONT
Phương pháp Dupont sẽ giúp cho các nhà phân tích tài chính nhận biết được nguyênnhân dẫn đến các hiện tượng tốt hay xấu trong doanh nghiệp
Trang 26Đây là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả cho phép nhà phân tích có thểnhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp từ đó đưa ra cácquyết định đúng đắn
Công thức DuPont bắt nguồn từ việc khai triển chỉ tiêu ROE ( tỷ lệ lợi nhuận trên vốnchủ sở hữu) một chỉ tiêu quan trọng bậc nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp
ROE= Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu=
Lợi nhuận ròng Doanh thu ×
Doanh thu Tổngtài sản ×
Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
¿Lợi nhuận ròng biên× Vòngquay tài sản× Đònbẩy tài chính
Lợi nhuận ròng: là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường(sau khi đã trả cổtức cho cổ phần ưu đãi)
Vốn chủ sở hữu: còn gọi là vốn cổ phần của cổ đông hoặc là giá trị tài sản rònghữu hình(tại thời điểm đầu niên độ kế toán)
ROE tăng vọt qua các năm xuất phát từ việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chínhngày càng tăng thì cần phải xem liệu xu hướng này có tiếp tục được hay không?Nếumức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thìviệc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả
Nếu sự gia tăng ROE đến từ việc gia tăng biên lợi nhuận hoặc vòng quay tổng tài sảnthì đây là một dấu hiệu tích cực
Trang 27Chương 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010-2012
3.1KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
3.1.1 Giới thiệuchung về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần Kinh Đô
Trụ sở: 141 Nguyễn Du, phường Bến Thành, Q.1, TP Hồ chí Minh, Việt Nam
Vốn điều lệ: 1,665,226,250,000 đồng12
Công ty cổ phần Kinh Đô là công ty lớn chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn nhẹ tạiViệt Nam.Các mặt hàng chính của công ty gồm các loại bánh, kẹo và kem.Hiện nayKinh Đô là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao nhất trong cáccông ty niêm yết trên thị truờng chứng khoán tại Việt Nam
Công ty Kinh Đô hiện là công ty thực phẩm hàng đầu thị trường Việt Nam với 7 nămliên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao.Hệ thốngphân phối của Kinh Đô trải khắp 64 tỉnh và thànhphố với 150 nhà phân phối và gần40.000 điểm bán lẻ Sản phẩm của Kinh Đô đã được xuất khẩu sang thị trường 20nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Úc, Trung Đông, Singapore, Đài Loan, với kimngạch xuất khẩu đạt 10 triệu USD vào năm 2003
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Kinh Đô được thành lập từ năm 1993, trải qua 18 năm hình thành và phát triển, đếnnay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành thực phẩm gồm: bánhkẹo, nước giải khát, kem và các sản phẩm từ Sữa Định hướng chiến lược phát triểncủa Kinh Đô là Tập Đoàn Thực phẩm hàng đầu Việt Nam và hướng tới một Tập đoàn
đa ngành: Thực phẩm, Bán lẻ, Địa ốc, Tài chính nhằm đảm bảo sự phát triển bền vữngtrong tương lai
Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập đến nay Kinh Đô đã cótổng số nhân viên là 7.741 người Tổng vốn điều lệ của Kinh Đô Group là 3.483,1 tỷđồng Tổng doanh thu đạt 3.471,5 tỷ đồng trong đó doanh thu ngành thực phẩm chiếm99.2%, tổng lợi nhuận đạt 756,1 tỷ đồng
12 Theo s.cafef.vn › Dữ liệu
Trang 28Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành thôngqua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm hơn 600 nhà phân phối, 31 Kinh
Đô Bakery và 200.000 điểm bán lẻ cũng như các thống phân phối nhượng quyền vớitốc độ tăng trưởng 30%/năm Thị trường xuất khẩu của Kinh Đô phát triển rộng khắpqua 35 nước, đặc biệt chinh phục các khách hàng khó tính nhất như Nhật, Mỹ, Pháp,Đức, Singapore
Với phương châm ngành thực phẩm làm nền tảng cho sự phát triển, trong những nămqua, Kinh Đô đã liên tục đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, thực hiện các chiến lượcsáp nhập, liên doanh liên kết và hợp tác như mua lại nhà máy kem Wall từ tập đoànUnilever, mua lại Tribeco, Vinabico, đầu tư vào Nutifood,Eximbank
Đặc biệt năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh Đô MiềnBắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC) Định hướng củaKinh Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng quy mô ngành hàng thực phẩm vớitham vọng là sẽ trở thành một tập đoàn thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ởViệt Nam mà còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á
Song song đó, với việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đa ngành,Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản,tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ Theo đó, các lĩnh vực có mối tương quan hỗ trợcho nhau, Công ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính, các công ty con hoạtđộng theo từng lĩnh vực với các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung củaTập Đoàn
3.1.3 Ngành nghề kinh doanh của công ty
Chế biến nông sản thực phẩm, bánh kẹo, kem và các sản phẩm từ Sữa
Sản xuất kẹp, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây
Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc, giàydép, túi xách, đồng hồ, mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy, điện lạnh, thủcông mỹ nghệ, dụng cụ học tập và giảng dạy, văn phòng phẩm, vật tư ngànhảnh, rau quả tươi sống
Dịch vụ thương mại
Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa
Trang 293.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BCTC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔGIAI ĐOẠN 2010-2012
3.2.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn
3.2.1.1 Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn(PT chiều ngang)
Tại khoản mục tài sản ngắn hạn: Năm 2011, tiền và các khoản mục tương đương tiền,các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác đều cho thấy sự gia tăng sovới năm 2010.Điều đó cho thấy công ty ưu tiên đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn
có thời gian thu hồi không quá 3 tháng.Bởi lẽ trong năm 2011 thị trường chứng khoán
VN có phần suy thoái nên đây có thể là lý do khiến công ty chuyển sang đầu tư cácchứng khoán có rủi ro thấp hơn
Ngược lại, các khoản phải thu giảm 293,444,340.3 nghìn VNĐ (28.8%) và hàng tồnkho giảm nhẹ 36,296,267.4 nghìn VNĐ (8.4%).Điều đó cho thấy công tác quản trị cáckhoản phải thu của công ty ngày càng hiệu quả hơn
Tài sản cố định tăng 493,307,750.6 nghìn VNĐ với tỷ lệ 52.6%.Mức tăng này hoàntoàn do đầu tư vào máy móc thiết bị nhà xưởng
Nợ phải trả cuối năm 2011 tăng 774,023,370.17 nghìn VNĐ với tỷ lệ 65.3% so với năm 2010 là do nợ ngắn hạn tăng 749,562,688.12 nghìn VNĐ với tỷ lệ 72.5% và nợ dài hạn tăng 24,460,682.06 nghìn VNĐ với tỷ lệ 16.2%
Vốn chủ sở hữu cuối năm 2011 tăng 76,458,752.80 với tỷ lệ 2.0% là do lợi nhuận chưaphân phối để lại điều này chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả
Trang 30PHÂN TÍCH CHIỀU NGANG - CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ( nghìn VNĐ) năm 2010-2011
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 295,013,942.6 43.9
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 212,110,070.5 131.2
III Các khoản phải thu (293,444,340.3) -28.8
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 45,737,784.0 3.8
PHÂN TÍCH CHIỀU NGANG - CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ( nghìn VNĐ) năm 2011-2012
I Tiền và các khoản tương đương tiền (137,870,871.3) -14.3
Trang 31II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (136,287,334.4) -36.5
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 15,384,651.0 1.2
Bảng 3.2Phân tích chiều ngang - cân đối kế toán 2011-2012
Tổng tài sản cuối năm 2012 giảm nhẹ xuống 294,716,918.6 nghìn VNĐ tương ứng với 5.1% so với năm 2011
Nguyên nhân: So với năm 2011, sự giảm nhẹ của các khoản tài sản ngắn hạn xuống 269,150,413 nghìn VNĐ với tỷ lệ 10.5% và tài sản dài hạn tăng xuống25,566,505.6 nghìn VNĐ với tỷ lệ 0.8%
Tại khoản mục tài sản ngắn hạn: Năm 2011, tiền và các khoản mục tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác đều giảm
so với năm 2011.Điều đó cho thấy công ty không còn ưu tiên đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn có thời gian thu hồi không quá 3 tháng Đồng thời việc tiền mặt giảm 14.3% đột ngột như vậy sẽ ảnh hưởng trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ, các nhu cầu trước mắt của công ty như nhu cầu mua sắm vật tư, nguyên vật liệu… Tuy
Trang 32nhiên việc giữ tiền mặt không quá nhiều cũng thể hiện hiệu quả về mặt kinh doanh củacông ty, không gây ứ đọng vốn.
Ngược lại, các khoản phải thu lại tăng nhẹ157,203,278.0 nghìn VNĐ với tỷ lệ 21.7% cho thấy hoạt động tiêu thụ của công ty đã được đẩy mạnh nhưng mặt khác đồng vốn của công ty đang bị chiếm dụng
Nguồn vốn năm 2012 giảm 294,716,918.60 nghìn VNĐ với tỷ lệ 5.1% so với năm
2011 do nợ phải trả giảm mạnh xuống 490,144,452.23 nghìn VNĐ với tỷ lệ 25.0%
3.2.1.1 Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn(PT chiều dọc)
a Phân tích kết cấu tài sản
Trang 33Đơn vị: nghìn VNĐ
Bảng3.3 Tỷ trọng các chỉ tiêu tổng tài sản 2010-2012
Từ bảng số liệu trên,ta thấy:
-Tài sản ngắn hạn của năm 2010 là cao nhất đạt 46%, tiếp đến là năm 2011 đạt 44% vàcuối cùng là 42% ở năm 2012
Việc chiếm tỷ lệ cao này là do công ty đã đã có lượng các khoản phải thu khá cao, caonhất là 20% ở năm 2010, thấp nhất là 12% ở năm 2011 Khoản phải thu cao tức làcông ty đã cấp tín dụng cho các đối tác nhiều
Tiếp theo, là các chỉ tiêu liên quan đến tiền và các khoản tương đương tiền với tổng 3năm, cao nhất vào năm 2011 đạt17% và thấp nhất ở năm 2010 đạt 13% Điều này
Trang 34chứng minh rằng công ty Kinh Đô luôn có lượng tiền mặt để đáp ứng các nhu cầutrong công ty.
Một phần khác làm cho nguồn tài sản ngắn hạn cao là hàng tồn kho 9% năm 2010, tiếpđến là 7% năm 2011 và thấp nhất là 2012 với 6% giảm đều từ 2010 đến 2012; cáckhoản đầu tư ngắn hạn trong tổng 3 năm đạt phần trăm tương đối thấp so với các chỉtiêu còn lại
Số liệu phân tích cho thấy rằng công ty đã nắm giữ lượng tồn kho tương đối đểcung cấp cho thị trường khi cần thiết Bên cạnh đó, công ty đã thực hiện việc đầu tư,mỗi lần đầu tư thì số lợi nhuận từ việc đầu tư mang lại lượng tiền mặt để công ty cóthể chi trả cho hoạt đông khác Cuối cùng, tài sản ngắn hạn khác đạt tỷ lệ rất thấptrong tổng 3 năm và nhìn chung tổng thể không có ảnh hưởng nhiều đến tổng tài sảncủa doanh nghiệp
-Tài sản dài hạn thấp nhất 54% năm 2010, tiếp đến là năm 2011 đạt 56%, cao nhấtnăm 2012 đạt 58%
Cụ thể là công ty đã đã đầu tư vào tài sản cố định cao nhất trong các chỉ tiêu của tàisản dài hạn và khoản đầu tư này tăng dần từ 2010 đến 2012 từ 19%, 25% và cuối cùng
là 26% Công ty chủ yếu là mua trang thiết bị, máy móc mới để phục vụ cho việc sảnxuất kinh doanh
Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng quy mô hoạt động của Kinh Đô ngày càng
mở rộng của mình không chỉ đa dạng, phong phú về chủng loại mà công ty còn tậptrung đáp ứng nhu cầu bánh kẹo của thị trường với một số lượng sản phẩm rất lớn ởnhững mặt hàng như bánh trung thu, bánh ngọt … Phần lớn số tiền còn lại công ty đãbắt đầu đi đầu tư tài chính dài hạn vào các lĩnh vực khác Với bằng chứng tổng tài sảnđầu tư lên đến 24 % năm 2010 và không có xu hướng giảm nhiều ở năm 2011 đạt 22%
và 23% ở năm 2012 Chính số tiền đầu tư này đã đem lại lợi nhuận từ số tiền lãi đi đầu
tư của mình
b Phân tích kết cấu nguồn vốn
Trang 35Bảng 3.4 Tỷ trọng các chỉ tiêu trong nguồn vốn 2010-2012
Nợ phải trả đạt giá trị cao nhất năm 2011 đạt 34%, thấp nhất năm 2010 đạt 21% vàtrung bình ở năm 2012 đạt 25% Công ty đã dùng nợ phải trả đề chi trả tiền vay ngânhàng đến kì hạn, tiền lãi cho các khoản vay, thuế, trả chi phí cho người lao động Cáckhoản nợ dài hạn công ty chi trả vẫn thấp hơn so với các khoản nợ ngắn hạn 18% năm
2010, 28% năm 2011 và 23% năm 2012 Các khoản này chiếm khá cao trong nguồnvốn nhưng tỷ lệ này vẫn nhỏ hơn nguồn vốn chủ sở hữu cao nhất là năm 2010 đạt74%, thấp nhất ở năm 2011 65% và chỉ kém năm 2010 1% là năm 2012 đạt 72%, hầuhết tỷ lệ này chứng tỏ công ty đã hoạt đông có hiệu quả từ nguồn vốn của mình Còn
về chỉ tiêu lợi ích cổ đông thiểu số nhìn chung chỉ dao động 1% giữa các năm và tỷ lệthì không đáng kể chỉ ở mức 2% năm 2010, 1% năm 2011 và 1% năm 2012
1.2.1.2Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
=> Từ thực tiễn tính toán tại công ty Kinh Đô năm 2010 ta có thể thấy rõ rằng công
thức TSLĐ + TSCĐ = NGUỒN VỐN chỉ đúng về mặt lý thuyết Kết quả cho thấy
vào năm 2010 tổng TSLĐ và TSCĐ tại công ty lớn bé hơn VCSH trong cùng kỳ năm.Điều này cho thấy rằng trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu dư thừa để bù đắp chotài sản, nên thường bị các doanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng vốn dưới 2
Trang 36hình thức bán chịu cho bên mua thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ 165.221.722 nghìnVNĐ hoặc ứng trước tiền cho bên bán 77.996.492 nghìn VNĐ, tài sản sử dụng để thếchấp, ký cược, ký quỹ: 777.468.511 nghìn VNĐ Để có thể nhận định rõ ràng hơntrong trường hợp này chúng ta có thể đối chiếu với yêu cầu kinh doanhhoặc khả nănghuy động vốn, đầu tư vốn… Để hiểu rõ hơn ta phân tích tiếp chỉ tiêu vốn luân lưu.Thế số liệu vào công thức:
Vốnluân lưu=Vốn dài hạn−TS cố định=TS lưuđộng−Nợ ngắnhạn
Vốn luân lưu = [151.454.488 (NDH) + 3.738.214.531 (VCSH)] - 937.724.877 = 2.951.944.142 nghìn VNĐ
Từ kết quả trên ta thấy, vì vốn luân lưu dương trong năm 2010 tổng tài sản lưu
động lớn hơn nợ ngắn hạn.Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp có khả năng thanh toántốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng quanh
Năm 2011
Tương tự như công thức ở năm 2010, ta có:
2.558.532.922,412 (TSLĐ) + 1.431.032.627,594 (TSCĐ) = 3.989.565.550>3.814.673.283,799 (VCSH) nghìn VNĐ
=> Từ thực tiễn tính toán tại Công ty Kinh Đô năm 2011 ta có thể thấy rằng tổngTSLĐ và TSCĐ của công ty lớn hơn VCSH Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp bịthiếu nguồn vốn để trang trải tài sản nên để quá trình kinh doanh không bị bế tắt,doanh nghiệp phải huy động thêm vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn cácđơn vị khác dưới hình thức mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời hạn phảithanh toán (nhưng không vượt quá thời hạn thanh toán)
Chúng ta tiếp tục phân tích chỉ tiêu vốn luân lưu để có nhận định rõ ràng hơn mối quan
hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Từ công thức, ta có:
Vốn luân lưu =[3.814.673.283,799 (VCSH) + 175.915.170,058 (NDH)] 1.431.032.627,594 (TSCĐ) = 2.559.555.826 nghìn VNĐ
-Từ kết quả trên, ta thấy vốn luân lưu dương cũng có nghĩa là tổng tài sản lưu động
lớn hơn nợ ngắn hạn.Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thểtrang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh.Tuy nhiên nếu sosánh với năm 2010 thì thấp hơn 392.388.316 nghìn VNĐ
Trang 37=>Từ thực tiễn tính toán tại công ty Kinh Đô năm 2012 ta có thể thấy rằng tổng TSLĐ
và TSCĐ nhỏ hơn VCSH Trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu dư thừa để bù đắp
cho tài sản, nên thường bị các doanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng vốn dưới
2 hình thức bán chịu cho bên mua thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ tăng15.308.181,4nghìn VNĐso với năm 2010, ứng trước tiền cho bên bán tăng đáng kể118.061.521 nghìn VNĐ với năm 2010, các tài sản sử dụng để thế chấp, ký cược, kýquỹ…
Tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn bằng cách tínhvốn luân lưu
Thay số liệu vào công thức ta có:
Vốn luân lưu = [4.010.273.661,046 (VCSH) + 116.270.665,890 (NDH)] 1.451.929.592,575 (TSCĐ) = 2.674.614.734 nghìn VNĐ
-Từ kết quả trên, ta thấy vốn luân lưu dương cũng có nghĩa là tổng tài sản lưu động
lớn hơn nợ ngắn hạn.Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thểtrang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh Và đặc biệt tỷ sốvốn luân lưu lớn hơn năm 2011 là 115.058.908 nghìn VNĐ dù vậy vẫn thấp hơn277.329.408 nghìn VNĐ
Kết luận: Trải qua 3 năm từ năm 2010 đến 2012 thì chỉ có hai năm 2010 và 2012 tổng
TSCĐ và TSLĐ bé hơn VCSH Điều này thể hiện rằng, trong hai năm này công tyKinh Đô có nguồn vốn chủ sở hữu dư thừa để bù đắp cho tài sản, nên thường bị cácdoanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng vốn dưới 2 hình thức bán chịu cho bênmua thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ… hoặc ứng trước tiền cho bên bán, tài sản sửdụng để thế chấp, ký cược, ký quỹ,… Trong khi đó, năm 2011 tổng TSCĐ và TSLĐlớn hơn VCSH Điều này cho thấy rằng công ty Kinh Đô bị thiếu nguồn vốn để trangtrải tài sản nên để quá trình kinh doanh không bị bế tắt, doanh nghiệp phải huy độngthêm vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác dưới hình thứcmua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán (nhưng khôngvượt quá thời hạn thanh toán) Dù vậy, khi phân tích nguồn vốn luân lưu của cả 3 năm
Trang 38đều cho ra cùng một kết quả là giá trị vốn luân lưu dương cũng có nghĩa là tổng tài sảnlưu động lớn hơn nợ ngắn hạn Điều đó chứng tỏ công ty Kinh Đô trong giai đoạn từ
2010 đến 2012 có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắnhạn với tài sản quay vòng nhanh dù rằng đây là một thời kỳ kinh tế khó khăn Điềunày chứng tỏ sức mạnh nội tại của công ty Kinh Đô là rất lớn so với những công tycùng ngành khác
3.2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2010
Năm 2011
Năm 2012
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp
Nhóm các chỉ
tiêu phản
ánh kết quả
kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần 35% 39% 44%
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần 32% 8% 12%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Bảng 3.5 Chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh 2010-2012
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí
- Từ bảng kết quả trên kết hợp với phần lý thuyết ở phần hai, ta có thể nhận xét năm
2010 giá vốn hàng bán chiếm 65% doanh thu thuần hay cứ 100 đồng doanh thu đạtđược công ty Kinh Đô phải bỏ đến 65 đồng chi phí và năm 2010 cũng là năm tỷ lệgiá vốn trên doanh thu thuần cao nhất chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí củadoanh nghiệp không hiệu quả trong ba năm từ 2010 đến 2012, tiếp đến là năm
2011 với 61% và cuối cùng là năm 2012 với 56%
- Tiếp đến là chỉ tiêu tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần Ở năm
2010 tỷ số này đạt 18%, thấp nhất trong ba năm 2010 đến 2012, đến năm 2011 tỷ
số này đạt 22% bằng năm 2012 Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng công tácbán hàng ở năm 2010 là năm bán hàng có hiệu quả nhất so với năm 2011 và 2012
Trang 39- Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thuthuần Năm 2010 tỷ lệ này đạt thấp nhất 7%, năm 2011 và năm 2012 bằng nhau với
tỷ lệ là 8% Điều này chứng minh cho chúng ta thấy rằng chi phí quản lý của doanhnghiệp đạt hiệu quả là vào năm 2010 Theo chỉ tiêu này ta thấy rằng để làm ra 100đồng doanh thu thuần thì Kinh Đô phải mất 8 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp
để thực hiện
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
- Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần cao nhất là năm 2012 với 44%, tiếptheo là năm 2011 với 39%, thấp nhất là năm 2010 là 35% Từ lý thuyết ta có thểsuy ra năm 2012 là năm mà công ty có nhiều lợi nhuận gộp được tạo ra nhất 44đồng lợi nhuận được tạo ra từ 100 đồng doanh thu thuần, tiếp đến là năm 2011 39đồng và cuối cùng là năm 2010 với 35%
- Tiếp đến, chúng ta có thể thấy năm 2010 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuần thuần trên doanhthu thuần cao nhất trong ba năm với 32%, trong khi năm 2012 chỉ có 12% và năm
2011 chỉ có 8%, một khoảng cách khá đáng kể Điều này cho thấy rằng năm 2010
là năm mà công ty Kinh Đô đã tạo ra nhiều lợi nhuần thuần nhất trong ba năm, vì ởnăm này 100 đồng doanh thu thuần tạo ra đến 32 đồng lợi nhuận, một con số khálớn
- Cuối cùng, chúng ta cùng nhận xét về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thuthuần Với chỉ tiêu này cao nhất là năm 2010 với 30%, một khoảng cách tỷ số khá
xa với năm 2011 với 7% và năm 2012 với 8% Chứng minh rằng, năm 2010 là nămtạo ra nhiều lợi nhuận sau thuế nhất so với hai năm còn lại
Kết luận: Mặc dầu, khi so sánh chỉ số chỉ số chi phí doanh nghiệp phải mất khi tạo ra
100 đồng lợi nhuận thì năm 2010 là năm đạt hiệu quả thấp nhất tuy nhiên nó lại là nămmang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty khi tính trên các chỉ tiêu phản ánh kết quảkinh doanh Tương tự cho trường hợp của năm 2011 và năm 2012 Vậy công ty càngđầu từ chi phí để tạo ra những sản phẩm an toàn, đạt chất lượng càng tạo ra nhiều lợinhuần mà nguồn lợi nhuần đó không ở đâu xa, mà được tạo ra bởi chính người tiêudùng, những người tin tưởng vào chất lượng của công ty Kinh Đô
Trang 403.3 PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Bảng 3.6 Tỷ số thanh toán hiện hành qua 2010-2012
Về mặt ý nghĩa con số thì năm 2010 công ty có 2,3 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho
1 đồng nợ đến hạn trả, năm 2011 là 1,4 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1 đồng nợđến hạn trả và năm 2012 công ty có 1,7 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1 đồng nợđến hạn trả
Như vậy, khả năng trả nợ của công ty đã giảm đi (giai đoạn 2010-2011) nhưng sau đótăng lên (giai đoạn 2011-2012) Nhưng qua cả 3 năm hệ số thanh toán đều lớn hơn 1,điều này chứng tỏ giá trị tài sản lưu động hiện hành của Công ty lớn hơn giá trị nợngắn hạn hay nói cách khác là tài sản lưu động của công ty đủ đảm bảo cho việc thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn, đây là biểu hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của công
ty trong tình trạng tốt
Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán khi các khoản nợngắn hạn tới hạn phải trả, ta tính thêm tỷ số khả năng thanh toán nhanh
3.3.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh
T ỷ s ố thanh¿á n nhanh= Gi á tr ịt à i s ả n lư u đ ộ ng−Gi á tr ịh à ng t ồ n kho
Gi á tr ịn ợ ng ắ n h ạ n