TSLĐ + TSCĐ = NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Quản Trị Tài Chính Cty Cổ Phần Kinh Đô 2010 2012 (Trang 29 - 32)

12 Theo s.cafef.vn › Dữ liệu

TSLĐ + TSCĐ = NGUỒN VỐN

(Vế trái) (Vế phải)

2.329.536.982 (TSLĐ) + 937.724.877 (TSCĐ) =3.267.261.8593.738.214.531(VCSH) nghìn VNĐ (VCSH) nghìn VNĐ

=> Từ thực tiễn tính toán tại công ty Kinh Đô năm 2010 ta có thể thấy rõ rằng công thức TSLĐ + TSCĐ = NGUỒN VỐN chỉ đúng về mặt lý thuyết. Kết quả cho thấy vào năm 2010 tổng TSLĐ và TSCĐ tại công ty lớn bé hơn VCSH trong cùng kỳ năm. Điều này cho thấy rằng trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu dư thừa để bù đắp cho tài sản, nên thường bị các doanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng vốn dưới 2 hình thức bán chịu cho bên mua thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ 165.221.722 nghìn VNĐ hoặc ứng trước tiền cho bên bán 77.996.492 nghìn VNĐ, tài sản sử dụng để thế chấp, ký cược, ký quỹ: 777.468.511 nghìn VNĐ. Để có thể nhận định rõ ràng hơn trong trường hợp này chúng ta có thể đối chiếu với yêu cầu kinh doanhhoặc khả năng huy động vốn, đầu tư vốn… Để hiểu rõ hơn ta phân tích tiếp chỉ tiêu vốn luân lưu. Thế số liệu vào công thức:

Vốn luân lưu = [151.454.488 (NDH) + 3.738.214.531 (VCSH)] - 937.724.877 = 2.951.944.142 nghìn VNĐ

Từ kết quả trên ta thấy, vì vốn luân lưu dương trong năm 2010 tổng tài sản lưu

động lớn hơn nợ ngắn hạn.Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng quanh.

Năm 2011

Tương tự như công thức ở năm 2010, ta có:

2.558.532.922,412 (TSLĐ) + 1.431.032.627,594 (TSCĐ) =3.989.565.550>3.814.673.283,799 (VCSH) nghìn VNĐ 3.989.565.550>3.814.673.283,799 (VCSH) nghìn VNĐ

=> Từ thực tiễn tính toán tại Công ty Kinh Đô năm 2011 ta có thể thấy rằng tổng TSLĐ và TSCĐ của công ty lớn hơn VCSH. Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp bị thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản nên để quá trình kinh doanh không bị bế tắt, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác dưới hình thức mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán (nhưng không vượt quá thời hạn thanh toán).

Chúng ta tiếp tục phân tích chỉ tiêu vốn luân lưu để có nhận định rõ ràng hơn mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.

Từ công thức, ta có:

Vốn luân lưu =[3.814.673.283,799 (VCSH) + 175.915.170,058 (NDH)] - 1.431.032.627,594 (TSCĐ) = 2.559.555.826 nghìn VNĐ

Từ kết quả trên, ta thấy vốn luân lưu dương cũng có nghĩa là tổng tài sản lưu động

lớn hơn nợ ngắn hạn.Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh.Tuy nhiên nếu so sánh với năm 2010 thì thấp hơn 392.388.316 nghìn VNĐ.

Năm 2012

Sử dụng số liệu của bảng cân đối kế toán năm 2012 thế vào công thức, ta được kết quả:

2.289.382.509,434 (TSLĐ) + 1.451.929.592,575 (TSCĐ) = 3.741.312.102

<4.010.273.661,046 (VCSH) nghìn VNĐ

=>Từ thực tiễn tính toán tại công ty Kinh Đô năm 2012 ta có thể thấy rằng tổng TSLĐ

và TSCĐ nhỏ hơn VCSH. Trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu dư thừa để bù đắp cho tài sản, nên thường bị các doanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng vốn dưới 2 hình thức bán chịu cho bên mua thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ tăng 15.308.181,4nghìn VNĐso với năm 2010, ứng trước tiền cho bên bán tăng đáng kể 118.061.521 nghìn VNĐ với năm 2010, các tài sản sử dụng để thế chấp, ký cược, ký quỹ…

Tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn bằng cách tính vốn luân lưu.

Thay số liệu vào công thức ta có:

Vốn luân lưu = [4.010.273.661,046 (VCSH) + 116.270.665,890 (NDH)] - 1.451.929.592,575 (TSCĐ) = 2.674.614.734 nghìn VNĐ

Từ kết quả trên, ta thấy vốn luân lưu dương cũng có nghĩa là tổng tài sản lưu động

lớn hơn nợ ngắn hạn.Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh. Và đặc biệt tỷ số vốn luân lưu lớn hơn năm 2011 là 115.058.908 nghìn VNĐ dù vậy vẫn thấp hơn 277.329.408 nghìn VNĐ.

Kết luận: Trải qua 3 năm từ năm 2010 đến 2012 thì chỉ có hai năm 2010 và 2012 tổng

TSCĐ và TSLĐ bé hơn VCSH. Điều này thể hiện rằng, trong hai năm này công ty Kinh Đô có nguồn vốn chủ sở hữu dư thừa để bù đắp cho tài sản, nên thường bị các doanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng vốn dưới 2 hình thức bán chịu cho bên mua thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ… hoặc ứng trước tiền cho bên bán, tài sản sử dụng để thế chấp, ký cược, ký quỹ,… Trong khi đó, năm 2011 tổng TSCĐ và TSLĐ

lớn hơn VCSH. Điều này cho thấy rằng công ty Kinh Đô bị thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản nên để quá trình kinh doanh không bị bế tắt, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác dưới hình thức mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán (nhưng không vượt quá thời hạn thanh toán). Dù vậy, khi phân tích nguồn vốn luân lưu của cả 3 năm đều cho ra cùng một kết quả là giá trị vốn luân lưu dương cũng có nghĩa là tổng tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ công ty Kinh Đô trong giai đoạn từ 2010 đến 2012 có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh dù rằng đây là một thời kỳ kinh tế khó khăn. Điều này chứng tỏ sức mạnh nội tại của công ty Kinh Đô là rất lớn so với những công ty cùng ngành khác.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Quản Trị Tài Chính Cty Cổ Phần Kinh Đô 2010 2012 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w