Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ MẶT TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010-

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Quản Trị Tài Chính Cty Cổ Phần Kinh Đô 2010 2012 (Trang 54 - 59)

2012

Thông qua phân tích các báo cáo tài chính công ty cổ phần Kinh Đô, chúng em nhận thấy rằng, hoạt động tài chính công ty nhìn chung đều rất tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có thể khắc phục một số điểm yếu, và tăng cường phát huy thêm những thế mạnh hiện có của mình thì chắc chắn rằng hiệu quả kinh tế mang lại sẽ là một điểm nhấn quan trong trong sự nghiệp phát triển chung của doanh nghiệp. Cụ thể, chúng em đề xuất một số giải pháp như sau:

4.1. Tăng cường dự trữ tiền mặt:

Nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và đặc biệt là các đối tác nhất là sau khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị trường OTC tại sàn HOSE ngày 12/12/2005, doanh nghiệp cần thiết phải đảm bảo một lượng tiền mặt và các chứng khoáng thanh khoản cao để bảo đảm cho các khoản nợ của mình, đồng thời nhằm mục đích thuận tiện trong giao dịch.

Là một doanh nghiệp chuyên về thực phẩm, nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào là tương đối lớn việc dự trữ một lượng tiền mặt thích hợp cũng có thể là một lợi thế đáng kể khi đàm phán giá cả với các nhà cung ứng.Hơn nữa, tăng lượng dự trữ tiền mặt sẽ giúp công ty tiết kiệm được một khoản tiền tiền chiết khấu và có tiền mặt rộng rãi, tạo cơ hội cho việc tận dụng các cơ hội tốt, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Đồng thời, một lượng tiền mặt dự trữ phù hợp có thể là nguồn ngân sách cần thiết cho hoạt động marketing của doanh nghiệp phát sinh trong từng giai đoạn cụ thể nhằm tận dụng tối đa những công cụ xúc tiến, hỗ trợ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.

4.2. Tăng cường quản lí các khoản nợ phải thu:

Qua 3 năm 2010,2011,2012, chúng ta thấy doanh nghiệp đã có những nỗ lực trong việc quản lí các khoản nợ, tuy nhiên, hiệu quả mang lại là chưa cao. Do đó, doanh

thông dòng vốn của doanh nghiệp, đảm bảo dòng tiền được xoay vòng liên tục và ổn định trong chu kì kinh doanh mới bằng cách:

- Đôn đốc theo dõi công nợ và thu nợ;

- Xử lí pháp lí đối với trường hợp nợ quá hạn cố tình dây dưa, nhằm chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.

4.3. Tăng hiệu quả sử dụng vốn và tài sản:

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp là do chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường trong từng giai đoạn cụ thể. Do đó, trước hết doanh nghiệp cần tăng cường cải tiến, hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường để tạo cơ sở thực tiễn vững chắc cho việc tiêu thụ hàng hóa. Hoàn thiện chính sách bán hàng thông qua nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên bán hàng, đồng thời có kế hoạch cụ thể cho việc tuyển dụng, đào tạo phù hợp.Hơn nữa, cần thiết phải có sự phối hợp giữa công tác dự báo doanh số trong từng thời đoạn cụ thể với hoạt động sản xuất và marketing co sản phẩm.

Đẩy nhanh tốc độ kinh doanh hàng hóa nhằm tăng nhanh vòng quay và giảm số ngày quay vòng của vốn.

Kế hoạch hóa nhu cầu sử dụng vốn và tài sản đồng thời thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn theo định kì.

4.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính:

Bên cạnh việc giảm thiểu tình trạng bị chiếm dụng vốn từ phía khách hàng, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc chiếm dụng vốn từ phía nhà cung ứng (trong sự cân nhắc kĩ lưỡng đến uy tín của doanh nghiệp). mặt khác, phải tìm nguồn huy động vốn với chi phí thấp hơn để giảm thiểu chi phí lãi vay.

Tỷ số nợ qua các năm (2010 – 2012) có xu hướng hơi xấu. Điều này thể hiện tính an toàn trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.Tuy nhiên, công ty lại chưa tận dụng được sức mạnh của đồng nợ để tạo ra lợi nhuận cho mình. Việc sử dụng nợ của công ty chủ yếu chỉ để trang trải khó khăn. Chi phí lãi vay có xu hướng tăng cao trong các năm tới nên công ty nên tận dụng những gói lãi suất ưu đãi, mạnh dạn vay nợ để tăng thêm vốn đầu tư và tận dụng đồng nợ một cách triệt để, hiệu quả. Đồng thời, công ty cần đẩy mạnh tăng khoản phải thu khách hàng, tiếp tục giảm áp lực từ nợ ngắn hạn. Nhờ vậy, hiệu quả kinh doanh mới được nâng cao.

KẾT LUẬN

Nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, vì thế, sự cạnh tranh là rất lớn.Đã có nhiều doanh nghiệp phá sản vì những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.Các doanh nghiệp còn lại cũng còn đang gặp nhiều tình cảnh khó khăn.

Công ty cổ phần Kinh Đô cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, với bề dày kinh nghiệm tròn 20 năm tuổi, cùng ý chí đoàn kết đồng lòng của toàn thể nhân viên và ban quản trị, Kinh Đô đã chứng minh được sức mạnh của một thương hiệu Việt và nhận được sự tín nhiệm ngày càng cao của người tiêu dùng.Đồng thời công ty cổ phần Kinh Đô muốn tồn tại, phát triển và nắm bắt được những cơ hội trong kinh doanh đòi hỏi phải có tiềm lực mạnh mẽ về tài chính, phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Điều đó đòi hỏi công ty phải thấy được vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp và không ngừng hoàn thiện công tác này, bởi thông tin tài chính không những cung cấp cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp cái nhìn tổng quát về sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp mà còn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa các quyết định đầu tư,tài trợ và phân phối lợi nhuận kịp thời và đúng đắn.

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng tài chính qua công tác phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần Kinh Đô nhằm đưa ra các biện pháp hữu ích, có tính khả thi với điều kiện hoạt động của công ty nhưng việc quản lý, đưa ra các giải pháp tài chính là một vấn đề phức tạp, hơn thế nữa các doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam chưa chú trọng đến công tác này, nếu có thực hiện phân tích thì phân tích rất sơ sài, theo cảm tính mà không tổ chức thành công tác phân tích báo cáo tài chính hoàn chỉnh, khoa học. Do vậy, nội dung của tiểu luận không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhóm chúng em rất mong rất mong nhận được những góp ý chân thành của các thầy cô và để cho chúng em có thể hoàn thành tốt hơn nữa trong lĩnh vực phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢOhttp://luanvan.net.vn/luan-van/phan-tich-va-lap-ke-hoach-tai-chinh-tai-cong-ty-co- http://luanvan.net.vn/luan-van/phan-tich-va-lap-ke-hoach-tai-chinh-tai-cong-ty-co- phan-kinh-do-2478/ www.kinhdo.vn/upload/reportfinancial/15112013151736_94_vn.pdf http://docs.4share.vn/docs/8390/Phan_tich_bao_cao_tai_chinh_cong_ty_sua_vinamilk .html http://www.cophieu68.vn/eventschedule.php?id=kdc http://thongtingiangvien.hce.edu.vn/pdngan/cac-khoa-hoc/kttc1-bao-cao-ke-toan-tai- chinh-ly-thuyet.html https://www.google.com.vn/? gws_rd=cr&ei=RTzNUuyBMs6HiQeE3IGYDQ#q=phan+tich+bao+cao+tai+chinh+la +gi http://learning.stockbiz.vn/knowledge/investopedia/terms/INVENTORYTURNOVER. aspx http://doanhnhanhanoi.net/23617/ky-thu-tien-binh-quan-2.html

Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh

http://data.vdsc.com.vn/vi/Stock/KDC#tabselect

NCS.Trần Thị Huế Chi, Bài giảng quản trị tài chính doanh nghiệp(2010),ĐH Công nghiệp TP.HCM

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Quản Trị Tài Chính Cty Cổ Phần Kinh Đô 2010 2012 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w