Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
190 KB
Nội dung
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực LỜI NÓI ĐẦU Sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà Nước là một trong những yêu cầu bức thiết của Đảng và Nhà Nước ta hiện nay. Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp Nhà Nước ở Việt Nam hàng chục năm qua cho thấy mặc dù doanh nghiệp Nhà Nước được giao phó vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Nhà Nước, song hoạt động của chúng vẫn có nhiều điều bất cập. Doanh nghiệp Nhà Nước chiếm phần vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách. Đội ngũ cán bộ có đào tạo, cán bộ quản lý có năng lực cũng tập chung chủ yếu ở trong các doanh nghiệp Nhà Nước. Tuy nhiên, với nhiều thế mạnh vốn có của mình, nhẽ ra các doanh nghiệp Nhà Nước phải là thành phần kinh tế chủ đạo để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Nhưng với những hoạt động thực tiễn từ trước đến nay của các doanh nghiệp Nhà Nước cho thấy chúng vẫn chưa thực sự phát huy tố vai trò nòng cốt trong việc làm cho kinh tế Nhà Nước thực sự đóng vai trò chủ đạo. Đa số các doanh nghiệp Nhà Nước làm ăn thua lỗ, gây thất thoát tài sản của Nhà Nước một cách nghiêm trọng. Những vụ tham nhũng điển hình đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến các doanh nghiệp Nhà Nước. Một trong những giải pháp đổi mới doanh nghiệp Nhà Nước được các nước trên thế giới áp dụng đã mang lại những hiệu quả nhất định đó là cổ phẩn hóa các doanh nghiệp Nhà Nước. Không thể phủ nhận những đóng góp quan trọng của cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề về lao động, việc làm, huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất- kinh doanh.Tuy nhiên trong hoạt động của mình vẫn còn nhiều điều bất cập, hạn chế việc khai thác các tiềm năng về vốn, công nghệ, lao động của các Nhóm 1-Lớp 20 Q 1 Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực doanh nghiệp cho phát triển. Đó là những vấn đề phát sinh từ ngay cũng như sau khi cổ phần hóa như vốn, sở hữu của các doanh nghiệp, lao động, sự tham gia thị trường chứng khoán quyền tự chủ của các doanh nghiệp… Vì thế cần có một kế hoạch chiến lược của Công ty dựa vào những điều kiện của Công ty hiện tại; mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh; khả năng thương lượng của khách hàng… để có những định hướng cụ thể, lâu dài phát triển doanh nghiệp trong cũng như sau quá trình cổ phần hóa. Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị- Bộ Công Thương là doanh nghiệp Nhà Nước có tư cách pháp nhân; hạch toán độc lập, có con dấu riêng trực thuộc trực tiếp Bộ Công Thương. Ngày 16/11/2004 có quyết định của Chính Phủ về việc chuyển Công ty Nhà Nước thành Công ty cổ phần. Vì thế việc quản lý, lập kế hoạch chiến lược định hướng phát triển doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa là một công tác rất là quan trọng để định hướng phát triển doanh nghiệp. Với chuyên đề: “ Lập kế hoạch chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phầnsản xuất và kinh doanh thiết bị- Bộ Công Thương” em xin được xây dựng một số vốn hiều biết của mình về định hướng phát triển, lập kế hoạch phát triển Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị- Bộ Công Thương. Trong cách nhìn nhận giải quyết vấn đề, một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn về định hướng sau khi cổ phẩn hóa sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị- Bộ Công Thương nói chung, phòng kinh doanh nói riêng đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm chuyên đề này. Nhóm 1-Lớp 20 Q 2 Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC. 1. Khái niệm. “Lập kế hoạch chiến lược là quá trình xác định làm sao đạt được những mục tiêu dài hạn của tổ chức với các nguồn lực có thể huy động được. Về mặt nội dung, lập kế hoạch chiến lược là quá trình xây dựng chiến lược và không ngừng hoàn thiện bổ sung chiến lược khi cần thiết. Nói một cách khác, lập kế hoạch chiến lược xoay quanh việc xây dựng chiến lược cho tổ chức trên cơ sở phân tích vị trí của tổ chức trong môi trường hoạt động của nó.” 1 2. Sự hình thành quan điểm chiến lược. 2.1. Chiến lược như là một kế hoạch tổng thể. “Quan điểm về chiến lược đã có từ khá lâu. Từ chiến lược trong tiếng Anh là Strategy bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Strategeia, có nghĩa là nghệ thuật và khoa học làm tướng. Một tướng Hy Lạp giỏi là biết cầm quân, đánh thắng và bảo vệ được lãnh thổ khỏi sự xâm lăng của quân thù. Để đạt được mỗi một mục tiêu nào đó, cần có những loại thế mạnh nhất định. Từ đó, chiến lược trong quân đội có nghĩa là các khuôn mẫu hành động thực tiễn để chống trả với quân thù trong các tình huống khác nhau” 2 . Người Hy Lạp đã biết rằng, chiến lược đề cập tới một nội dung bao trùm hơn cho những cuộc chiến đơn thuần. Những vị tướng giỏi cần biết xác định đúng nguồn hậu cần, quyết định khi nào cần đánh, khi nào không cần đánh, và biết duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa quân đội và dân cư, với các 1 Giáo trình khoa học quản lý tập 1, trang 343 2 Giáo trình khoa khoc quản lý tập 1, trang 343 Nhóm 1-Lớp 20 Q 3 Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực nhà chính trị và các nhà ngoại giao. Những vị tướng giỏi không chỉ biết lập kế hoạch mà còn phải biết hành động đúng đắn. Từ nguồn gốc quan niệm chiến lược của người Hy Lạp cổ xưa, chiến lược bao hàm cả việc lập kế hoạch và ra quyết định hay hành động. Hợp nhất hai thành phần này, chúng ta có phạm trù kế hoạch chiến lược “tổng thể”. Theo giáo trình: “Khoa học quản lý” tập I có viết: “Phạm trù chiến lược ngày nay đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý Nhà Nước hay quản lý doanh nghiệp. Trong bất kỳ lĩnh vực nào, chúng ta có thể thấy chiến lược là một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý” 1 . Năm 1962, nhà nghiên cứu lịch sử quản lý Alfred D. Chandler đã đưa ra khái niệm chiến lược như sau: “ Chiến lược là việc xác định những định hướng và mục tiêu dài hạn cơ bản của tổ chức và đưa ra phương án hành động và sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được những định hướng, mục tiêu đó”. Chandler đã nhấn mạnh tới 3 nội dung quan trọng của lập kế hoạch chiến lược là: (1) Các phương án hành động để đạt được mục tiêu; (2) Quá trình tìm tòi những ý tưởng cơ bản, chứ không phải đơn thuần thực hiện các chính sách hiện hành; (3) Phải hình thành chiến lược ra sao, chứ không phải đơn thuần xem chiến lược cần thay đổi thế nào. Chandler phản đối quan niệm cho rằng tính ổn định và dự đoán được của môi trường tổ chức tăng lê hay giảm đi có thể làm đảo lộn ba nội dung trên. Ông đã sây dựng lên các nội dung trên bằng các phương pháp lịch sử khi phân tích quá trình phát triển của các công ty đã từng thành đạt vào thời kỳ đó như Công ty sản xuất ô tô General Motor, Công ty dầu nhờn Standard Oil, Công ty hóa chất DuPont, Chandler đã quan tâm nghiên cứu nhiều về quá trình kế hoạch chiến lược, nhưng không đề cập tới việc thực hiện chiến lược. 1 Giáo trình: Khoa học quản lý tập 1, trang 344. Nhóm 1-Lớp 20 Q 4 Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực 2.2. Sự hình thành quan niệm quản lý chiến lược- Quá trình quản lý chiến lược. “Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hình thành quan niệm cho rằng lập kế hoạch chiến lược là thực hiện các kế hoạch đó sẽ tạo nên một quá trình quản lý riêng biệt- gọi là quản lý chiến lược. Từ đây, khái niệm quản lý chiến lược được xác định hoàn chỉnh như sau: Quản lý chiến lược là quá trình quản lý bao gồm việc lập kế hoạch chiến lược và thực thi các kế hoạch đó” 1 . “Năm 1978, C.Hofer và D.Schendel đã mô tả về quản lý chiến lược với bốn mảng công việc cơ bản. Thứ nhất là việc xác định mục tiêu. Bước tiếp theo là hình thành chiến lược căn cứ vào các mục tiêu đã xác định. Sau đó để thực hiện chiến lược cần có, bước tiếp theo là công việc quản lý hành chính (thể chế hóa) với các mục tiêu được xác định cụ thể hơn. Ở giai đoạn này nhân tố chủ đạo nằm ở quá trình “chính trị” bên trong tổ chức và phản ứng của các cá nhân. Chính những nhân tố đó có thể dẫn tới phải xem lại chiến lược đã vạch ra. Công việc cuối cùng là kiểm tra chiến lược nhằm cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin phản hồi về tiến độ, quá trình. Đôi khi, thông tin phản hồi biểu lộ sự không khả quan có thể làm cho việc lập kế hoạch chiến lược lại cần bắt đầu từ đầu” 2 . 1 Giáo trình Khoa học quản lý tập 1, Trang 344. 2 Giáo trình Khoa học quản lý tập 2, Trang 345. Nhóm 1-Lớp 20 Q 5 Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH MÁY MÓC THIẾT BỊ- BỘ CÔNG THƯƠNG I. LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY. 1. Lĩnh vực kinh doanh: Hiện nay Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Thiết bị là doanh nghiệp Nhà Nước hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Công Thương. Công ty Thiết bị chuyên kinh doanh các Ngành, nghề kinh doanh: + Kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh trong nước và đại lý mua bán: Các loại máy móc thiết bị phục vụ xây dựng, thi công cơ giới, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất, thiết bị toàn bộ, phôi thép, thép thông dụng, vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất, phụ tùng ô tô các loại, hàng công nghiệp, điện, điện tử, tiêu dùng, nông sản; + Tổ chức sản xuất, gia công lắp ráp, bảo dưỡng sửa chữa các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải; + Sản xuất, gia công và kinh doanh da giầy; + Đại lý bán xăng dầu. + Thực hiện các dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho tàng. Nhóm 1-Lớp 20 Q 6 Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực 2. Mô hình tổ chức của công ty: Diễn giải sơ đồ: - Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, hoạt động thông qua các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; (Đại hội đồng cổ Nhóm 1-Lớp 20 Q HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Phòng TCHCTH Phòng TC-KT Phòng XK&ĐT Các phòng kinh doanh Các trung tâm, cửa hàng kinh doanh Chi nhánh, văn phòng đại diện Kho Đông Anh 7 Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực đông thành lập; Đại hội đồng cổ đông thường niên; Đại hội đồng cổ đông bất thường). Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bổ sung, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông, có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính chiến lược, tổng quát mà kế hoạch đó được thực hiện thông qua điều hành của Tổng giám đốc của Công ty. Theo điều lệ, TGĐ/ GĐ có bộ máy giúp việc với đầy đủ các phòng, ban chức năng, còn HĐQT sử dụng bộ máy của TGĐ/ GĐ, chỉ có thêm vài ba chuyên viên giúp việc và một nhóm nhân viên hành chính, quản trị chăm lo việc phục vụ lãnh đạo hàng ngày. - Tổng Giám đốc sẽ tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty. - Ban kiểm soát có trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý điều hành các hoạt động sản xuất- kinh doanh của Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc của Công ty. - Hệ thống các Phòng, Trung tâm, Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Cửa hàng, pháp luật và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị- xã hội khác trong Công ty hoạt động theo hiến pháp và pháp luật. Toàn bộ hoạt động của Công ty sẽ được xem xét thông qua và trình trước Đại hội cổ đông bởi Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. II. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY. 1. Thực trạng họat động kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh thiết bị- Bộ Công Thương. Nhóm 1-Lớp 20 Q 8 Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực 1.1. Nguồn vốn hoạt động. 1.1.1. Phân theo cơ cấu vốn chủ sở hữu: Đơn vị tính: Đồng. Diễn giải sơ đồ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng NVCSH 17.187.221 17.650.547 18.523.238.922 Đầu tư cho TSCĐ 6.483.613.605 9.821.168.017 11.446.580.983 Đáp ứng nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết 10.703.607.731 7.829.159.530 7.076.387.939 (Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị - 2011) Tỷ lệ tổng NVCSH đầu tư cho TSCĐ và đáp ứng nhu cầu VLĐ thường xuyên được thể hiện trong hình vẽ sau: Biều đồ 1: Bảng tổng nguồn vốn chủ sở hữu Ta thấy nguồn vốn của chủ sở hữu qua mấy năm gần đây là ổn định và hầu như là không có sự biến động mạnh. Trong đó nguồn vốn đầu tư cho Nhóm 1-Lớp 20 Q 9 Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực tài sản cố định không ngừng tăng, cụ thể như sau: Năm 2009 tăng 3.337.554.412 đồng tức là tăng 51,447 % so với năm 2008, và năm 2010 tăng 1.625.682.966 đồng tức là tăng 16,553% so với năm 2009. Điều đó cho ta thấy Công ty ngày càng chú ý đầu tư cho máy móc nhằm đáp ứng cho những nhu cầu mà thị trường đòi hỏi, thích ứng với điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cùng với đòi hỏi áp dụng những thành tựu khoa học vào trong đời sống. 1.1.2. Phân theo nguồn vốn kinh doanh. Đơn vị tính: Đồng. Diễn giải Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng nguồn vốn 121.278.407.120 140.387.248.779 105.340.277.121 -Vốn NS cấp 10.442.322.663 11.065.234.475 11.065.234.475 -Vốn tự bổ sung 5.306.880.157 5.676.024.106 5.676.024.106 -Vốn tự vay người LĐ -Vay NH ngắn hạn 73.577.106.884 81.540.612.120 72.736.206.668 -Vay NH trung hạn 6.321.221.200 -Nguồn khác 31.952.097.416 42.105.378.078 9.541.590.672 (Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị - 2011) Là một doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc trực tiếp Bộ Công Thương cho nên nguồn vốn của Công ty phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài, cụ thể là phụ thuộc rất lớn vào vốn Ngân sách cấp và các nguồn khác cùng với các khoản vay ngân hàng. Do đó nguồn vốn của Công ty sẽ có sự biến động nếu như các nguồn đó có sự biến động. Đây là một thuận lợi rất lớn của Công ty khi Công ty còn nằm trong sự bảo hộ của Nhà Nước va Bộ Công Thương, những cũng là một thách thức, khó khăn khi thời gian hội nhập đang tới gần và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt đến từ các đối thủ. 1.2. Tình hình tài sản và cơ sở vật chất. a. Tài sản cố định hữu hình đến 31/12/2011: 11.655.843.551 đồng. - Nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc: 10.544.725.945 đồng. Nhóm 1-Lớp 20 Q 10 [...]... 2002 của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị 8/ Báo cáo kinh doanh năm 2003 của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị 9/ Báo cáo kinh doanh năm 2004 của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị 10/ Báo cáo kinh doanh 6 tháng năm 2005 của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị 11/ Tăng cường quản lý Nhà Nước đối với các doanh nghiệp... 2 Công tác lập kế hoạch chiến lược của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị- Bộ Công Thương Công tác lập kế hoạch chiến lược đối với từng Công ty, doanh nghiệp khác nhau thì áp dụng các cấp khác nhau cho phù hợp với những điều kiện chủ quan lẫn khách quan của Công ty Đối với Công ty Thiết bị thì công tác lập kế hoạch chiến lược của Công ty được chia làm 2 cấp Cụ thể bao gồm: 2.1 Chiến. .. trình: Chiến lược kinh doanh GS PTS Vũ Thị Ngọc Phùng Th.S Phan Thị Nhiệm 3/ Chiến lược kinh doanh trong toàn cầu hóa PGS TS Đào Duy Huân 4/ Các chiến lược và các kế hoạch Marketing xuất khẩu Dương Hữu Mạnh 5/ Phương án cổ phần hóa Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị 6/ Điều lệ Tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị 7/ Báo cáo kinh doanh năm... thể hóa các chiến lược cấp tổ chức bằng các chiến lược chi tiết của từng phòng, ban Đối với Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị - Bộ Công Thương thì chiến lược cấp chức năng là do trưởng phòng lập sau khi tổng kết, kết thúc một chu kỳ hoạt động * Các căn cứ để lập kế hoạch chiến lược Cuối các chu kỳ kinh doanh nhất định trưởng phòng, ban phải lập các kế hoạch chiến lược để đưa lên... các Công ty, doanh nghiệp hiện có với mục đích lợi nhuận, việc làm, … Đồng thời qua việc nghiên cứu cụ thể công tác lập kế hoạch chiến lược tại phòng kinh doanh - Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị- Bộ Công Thương cũng cho ta thấy được thực tế công tác lập kế hoạch chiến lược có những điểm giống, khác nhau so với những gì học trên giảng đường, thư viện… 24 Nhóm 1-Lớp 20 Q Bài tập... Dựa vào các quyết định của Bộ Công Thương đã định hướng, từ đó lập kế hoạch chiến lược chung cho toàn Công ty - Các chiến lược phát triển Công ty phải phù hợp với những điều kiện khách quan đó là phù hợp với những điều kiện hiện có của Công ty và thích ứng với môi trường kinh doanh biến đổi không ngừng Cho nên các nhà lập kế hoạch cấp tổ chức phải dựa vào tình hình hoạt động của Công ty các năm đó, và. .. máy móc thiết bị- Bộ Công Thương Đối với Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị- Bộ Công Thương có những khó khăn, thuận lợi, cơ hội cũng như thách thức, đe dọa đối với Công ty như sau: 1 Giáo trình: Khoa học quản lý , Tập 1,- Trang 358 16 Nhóm 1-Lớp 20 Q Bài tập Chuyên đề GVHD: TS Trương Đức Lực * Những mặt mạnh (Strengths) đối với Công ty S1: Công ty có bề dày kinh nghiệm hơn 40... doanh nghiệp cổ phần hóa thành xong thì vay vốn nhân dân bằng cách tăng trái phiếu; cổ phiếu của Công ty mình trên thị trường chứng khoán KẾT LUẬN Ta thấy công tác lập kế hoạch chiến lược là một công tác quan trong việc định hướng phát triển doanh nghiệp phát triển trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn Các kế hoạch chiến lược còn giúp cho doanh nghiệp nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn của Công ty, ... phận Công ty đã giao để các bộ lập kế hoạch một cách cụ thể - Căn cứ vào các khoản thực tế chi trong năm vừa qua Từ đó các trưởng phòng, ban lập kế hoạch chi tiêu cho phòng mình - Căn cứ vào các quy định của Giám đốc, Bộ Công Thương đã quy định để từ đó đưa ra các chiến lược cho phù hợp - Căn cứ vào chiến lược cấp tổ chức đã lập để chi tiết hóa nó và không ảnh hưởng đến mục tiêu chung của toàn Công ty. .. Bản kế hoạch đó thông thường phải căn cứ vào: 14 Nhóm 1-Lớp 20 Q Bài tập Chuyên đề GVHD: TS Trương Đức Lực - Căn cứ vào kết quả kinh doanh của từng bộ phận phòng ban trong các năm trước Từ kế hoạch của các năm đó sẽ lập ra kế hoạch về các lĩnh vực như: Xuất khẩu; nhập khẩu; doanh số bán hàng nội địa; doanh thu dịch vụ - Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của từng ngành hàng, doanh số kinh doanh của từng bộ . W 3 T 3 … 2. Áp dụng mô hình vào Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị- Bộ Công Thương. Đối với Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị- Bộ Công Thương có những khó. TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH MÁY MÓC THIẾT BỊ- BỘ CÔNG THƯƠNG I. LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY. 1. Lĩnh vực kinh doanh: Hiện. hội đồng cổ đông bầu ra. II. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY. 1. Thực trạng họat động kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh thiết bị- Bộ Công Thương.