1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Những nội dung về khởi kiện vụ án hành chính – Cơ sở pháp lý và ý nghĩa thực hành

12 2,5K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 63 KB

Nội dung

Tiểu luân Hành chính LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là mục tiêu hàng đầu trong các hoạt động của các cơ quan công quyền. Để phục vụ công cụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, những người cán bộ - công chức trong các cơ quan nhà nước cũng phải tự hoàn thiện, nâng cao trình độ để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra. Cán bộ - công chức dần tiến tới thực hiện một nền hành chính hiện đại và dân chủ - không chỉ thuần “quản lý” mà còn là “phục vụ”, đáp ứng được những nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước của mình. Một khi cán bộ Nhà nước có những sai phạm trong hoạt động của mình, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, người dân có thể thực hiện quyền hợp pháp của mình: khiếu kiện những quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật. Bản thân quan hệ hành chính, với tính chất quyền uy - mệnh lệnh của những cơ quan Nhà nước, đã thể hiện một quan hệ không thực sự bình đẳng giữa cơ quan Nhà nước và đối tượng quản lý. Vì vậy, việc khởi kiện vụ án hành chính đối với những quyết định hành chính, hành vi hành chính là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện phần nào trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân được nâng cao và nền hành chính ngày một trong sạch và phát triển. Chính vì tính cấp thiết này, tôi đã chọn “Những nội dung về khởi kiện vụ án hành chính – Cơ sở pháp lý và ý nghĩa thực hành” làm đề tài tiểu luận hành chính trong khuôn khổ khoá học Đào tạo nghề luật sư của mình. Anh Hồng Ngân Trang 1 Tiểu luân Hành chính NHỮNG NỘI DUNG VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH – CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ Ý NGHĨA THỰC HÀNH Luật hành chính Việt Nam điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, đó có thể là những quan hệ chấp hành - điều hành hoặc những quan hệ quản lý hành chính Nhà nước. Đặc trưng của quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ “quyền uy - phục tùng” giữa một chủ thể nhân danh nhà nước với sức mạnh cưỡng chế nhà nước và một bên là chủ thể “bị quản lý”, thể hiện một mối quan hệ không bình đẳng, xét về mặt ý chí. Tuy nhiên không phải vì vậy mà những chủ thể bị quản lý lại không được đảm bảo quyền và và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi lẽ, suy cho cùng, chủ thể quản lý hay chủ thể bị quản lý trong mối quan hệ quản lý hành chính Nhà nước này – dù có hay không có quyền lực, dù có hay không nhân danh Nhà nước, đều phải tuân thủ và hoạt động trong và chỉ trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chủ thể quản lý Nhà nước có thể buộc những chủ thể bị quản lý phải tuân theo những quy định pháp luật thì bản thân họ cũng phải hoạt động trên cơ sở pháp luật. Một khi chủ thể quản lý không đáp ứng được yêu cầu khách quan là hoạt động theo pháp luật thì chủ thể bị quản lý có thể thực hiện quyền khiếu kiện đối với những quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. 1. Người khởi kiện và người bị kiện trong khiếu kiện hành chính Cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, những người cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi những quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc cán bộ, công chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định kỷ luật buộc thôi việc (khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). Người khởi kiện chỉ có quyền khởi kiện đối với quyết định hành chính lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 10, 16 Anh Hồng Ngân Trang 2 Tiểu luân Hành chính Điều2; Điều 19; khoản 1 Điều 20; Điều 21; khoản 1 Điều 22; khoản 1 Điều 23; Điều 24; điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Khiếu nại, tố cáo. Khi một cá nhân, tổ chức không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc những người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thì có thể khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính đó. Theo đó, người này phải tiến hành khiếu naị lần đầu đối với đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật. Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại này thì có thể tiếp tục khiếu nại lên cơ quan cấp trên của cơ quan ra quyết định hành vi hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật đó hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án có thẩm quyền. Riêng đối với quyết định hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần nếu không có ai khởi kiện thì Viện kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố vụ án hành chính (Điều 18 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). Tương ứng với người có quyền khởi kiện như nêu trên, người bị kiện trong vụ án hành chính là những cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện. 2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng khiếu kiện theo thủ tục tố tụng hành chính tại toà án Như vậy, đối tượng của việc khởi kiện vụ án hành chính theo pháp luật Việt Nam là những quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức xảy ra trong quá trình các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Anh Hồng Ngân Trang 3 Tiểu luân Hành chính Quyết định hành chính là “quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính” (Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo được sửa đổi bổ sung năm 2004). Ngoài ra, trong việc xác định phạm vi quyết định hành chính thuộc đối tượng khiếu kiện theo thủ tục tố tụng hành chính, thì: - Không phải tất cả các quyết định hành chính mà chỉ có một số loại khiếu kiện quyết định hành chính cụ thể mới thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án (theo Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). - Theo Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì thẩm quyền của Toà án rong việc giải quyết khiếu kiện đối với quyết định hành chính của không chỉ cơ quan hành chính nhà nước mà cả Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, TANDTC, VKSNDTC (đây không phải là những cơ quan hành chính nhà nước theo quy định pháp luật)… Còn hành vi hành chính là “hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật” (Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo được sửa đổi bổ sung năm 2004). 3. Khởi kiện và thụ lý việc khởi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính tại toà án theo thủ tục tố tụng hành chính Người khởi kiện có quyền khởi kiện khi đáp ứng đủ những điều kiện: - Có năng lực hành chính theo quy định pháp luật; - Có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại trực tiếp bởi quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc tuy quyền, lợi ích không bi Anh Hồng Ngân Trang 4 Tiểu luân Hành chính xâm phạm trực tiếp nhưng họ đại diện cho người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần; - Việc khởi kiện thuộc thẩm quyền của toà án theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; - Việc khởi kiện phải được thực hiện tại Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; - Việc khởi kiện phải được tiến hành sau khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; - Việc khởi kiện phải được tiến hành trong thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; - Người khởi kiện phải có đơn khởi kiện hợp pháp theo Điều 30 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. • Đơn khởi kiện phải có những nội dung cần thiết: ngày tháng năm làm đơn, Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án, tên và địa chỉ của người khởi kiện và người bị kiện, nội dung quyết định hành chính hoặc quyết định buộc thôi việc của cán bộ công chức hoặc tóm tắt diễn biến hành vi hành chính, nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có); cam đoan không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, các yêu cầu đề nghị Toà án xem xét giải quyết; • Đơn kiện phải do người khởi kiện ký (trừ trường hợp học là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì do người đại diện ký thay). Ngoài ra, đính kèm với đơn kiện cần có những tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện. Anh Hồng Ngân Trang 5 Tiểu luân Hành chính Khi nhận được đơn khởi kiện của người khởi kiện, Toà án phải tiến hành kiểm tra những điều kiện khởi kiện nói trên. Nếu người khởi kiện đáp ứng đủ những điều kiện khởi kiện thì Toà án ra thông báo để người khởi kiện nộp tạm ứng án phí theo quy định pháp luật có liên quan. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Toà án sẽ thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tạm ứng án phí; trường hợp được miễn tạm ứng án phí thì Toà án thụ lý vụ án vào ngày nhận được đơn kiện. Trong trường hợp việc khởi kiện không đáp ứng được những điều kiện nói trên thì Toà án trả lại đơn theo quy định tại Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, bao gồm: - Người khởi kiện không có quyền khởi kiện; - Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng; - Chưa hết thời hiệu khiếu nại lần đầu mà chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; - Đã hết thời hiệu khiếu nại lần đầu mà không khiếu nại; - Chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc; - Đã có quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo; - Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án; - Việc khởi kiện không thuộc thẩm quyền của Toà án. Anh Hồng Ngân Trang 6 Tiểu luân Hành chính 4. Thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính 4.1. Những loại vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính liệt kê những loại vụ việc khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân: - Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính; - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác; - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính một trong các hình thức: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính; - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống; - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai; - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp – thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh; - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản; - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu thuế, truy thu thuế; - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu phí, lệ phí; - Các khiếu kiện khác theo quy định pháp luật; bao gồm: Anh Hồng Ngân Trang 7 Tiểu luân Hành chính • Khiếu kiện quyết định hành chính liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp hoặc trong việc cấp li-xăng theo Điều 51 Nghị định 63 ngày 24/10/1996 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 06 ngày 01/02/2001) quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp; • Khiếu kiện quyết định hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả (Điều 26 và Điều 33 Nghị định 76/CP ngày 19/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự); • Khiếu kiện quyết định hành chính trong việc phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ (Điều 36 Nghị định số 45/CP ngày 01/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ); • Khiếu kiện quyết định hành chính đối với việc từ chối công chứng, chứng thực trái pháp luật (Điều 69 Nghị định số 75 ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực); • Khiếu kiện quyết định hành chính vi phạm pháp luật về hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan theo quy định pháp luật (Điều 54 Nghị định số 101 ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan); • Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ nhiệm Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư (Điều 41 Pháp lệnh Luật sư 2001); Anh Hồng Ngân Trang 8 Tiểu luân Hành chính • Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính (Điều 119 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính). 4.2. Thẩm quyền Toà án theo cấp xét xử Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định thẩm quyền xét xử của Toà án như sau: - TAND cấp huyện giải quyết khiếu kiện hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức của: • UBND và Chủ tịch UBND cấp huyện; • Các phòng, ban chuyên môn của UBND cấp huyện; • UBND và Chủ tịch UBND cấp xã trên cùng lãnh thổ cấp huyện dó; • Các cán bộ, công chức của các cơ quan nói trên; • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống. - TAND cấp tỉnh giải quyết khiếu kiện hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức của: • Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, TANDTC, VKSNDTC) và của cán bộ, công chức các cơ quan đó; • Cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cán bộ, công chức của cơ quan đó; • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền TAND cấp huyện); • UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện (trong trường hợp lấy lên để giảI quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện theo Anh Hồng Ngân Trang 9 Tiểu luân Hành chính quy định tại đoạn 2, khoản 2, Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). - TAND Tối cao lấy lên để xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm khiếu kiện thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh theo khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của: • Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, TANDTC, VKSNDTC) và của cán bộ, công chức các cơ quan đó; • Chủ tịch UBND cấp tỉnh. - Thủ tướng Chính phủ: Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ nhận thấy bản án, quyết định của TAND đã có hiệu lực pháp luật là không đúng thì có quyền yêu cầu Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC xem xét, giảI quyết theo thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng trong thời hạn 30 ngày (Điều 8 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). 4.3. Phân định thẩm quyền của Toà án và của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo Người khiếu nại sau khi đã khiếu nại lần đầu mà không được giải quyết trong thời hạn luật định hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đó thì có quyền khiếu nại tiếp tục với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp người khiếu nại chọn đồng thời cả hai thủ tục này. Vì vậy, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có quy định việc phân định thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này tại Điều 13 như sau: Anh Hồng Ngân Trang 10 [...]... người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, những người còn lại tuy không khởi kiện vụ án hành chính nhưng lại khiếu nại đến người có thẩm quyền tiếp theo thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền tiếp theo Anh Hồng Ngân Trang 11 Tiểu luân Hành chính KẾT LUẬN Việc khởi kiện vụ án hành chính đòi hỏi phải tuân thủ những quy định pháp luật, cả về mặt hình thức lẫn nội dung, ... dung, thể hiện qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Luật khiếu nại, tố cáo; những văn bản hướng dẫn thi hành và cả những văn bản pháp luật có liên quan khác Tuân thủ những quy định này sẽ giúp cho việc khởi kiện vụ án hành chính nói riêng và việc giải quyết khiếu nại hành chính nói chung diễn ra thuận lợi, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được... hành vi hành chính có liên quan đến nhiều người mà chỉ có một hoặc một số người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, thì: • Trong trường hợp chỉ có một hoặc một số người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, những người khác còn lại không khởi kiện vụ án hành chính và cũng không khiếu nại đến người có thẩm quyền tiếp theo thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Toà án; .. .Tiểu luân Hành chính - Nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính chỉ có liên quan đến một người mà người đó vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Toà án; - Nếu quyết định hành. .. hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến nhiều người mà tất cả những người đó đều khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, hoặc tất cả những người đó vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Toà án; - Nếu quyết định hành chính, ... nói riêng và việc giải quyết khiếu nại hành chính nói chung diễn ra thuận lợi, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được đảm bảo Quá trình khởi kiện vụ án hành chính là tiền đề cho những giai đoạn tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hành chính tại Toà án Anh Hồng Ngân Trang 12 . KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH – CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ Ý NGHĨA THỰC HÀNH Luật hành chính Việt Nam điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, đó có thể là những. Cơ sở pháp lý và ý nghĩa thực hành làm đề tài tiểu luận hành chính trong khuôn khổ khoá học Đào tạo nghề luật sư của mình. Anh Hồng Ngân Trang 1 Tiểu luân Hành chính NHỮNG NỘI DUNG VỀ KHỞI KIỆN. 2004). 3. Khởi kiện và thụ lý việc khởi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính tại toà án theo thủ tục tố tụng hành chính Người khởi kiện có quyền khởi kiện khi đáp ứng đủ những điều kiện: -

Ngày đăng: 25/06/2015, 08:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w