1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Báo cáo đề án nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn của việt nam và đề xuất quy định nhà nước về thông tin tối mật, tuyệt mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

11 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 220 KB

Nội dung

Báo cáo đề án nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn của việt nam và đề xuất quy định nhà nước về thông tin tối mật, tuyệt mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Trang 1

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT QUY ĐỊNH NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN TỐI

MẬT, TUYỆT MẬT TRONG LĨNH VỰC

NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Chủ nhiệm: Lê Doãn Phác

Trang 2

MỞ ĐẦU (1)

• Tháng 7/2010, Bộ trưởng Bộ KH&CN giao Cục NLNT chủ trì phối hợp với Vụ

Pháp chế nghiên cứu soạn thảo Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính

phủ về thông tin Tối mật, Tuyệt mật trong lĩnh vực NLNT

• Theo Điều 3 Nghị định số 33/202/NĐ-CP, ngày 28/03/2002, Bộ CA đề nghị

Bộ KH&CN không xây dựng Quyết định riêng của TTgCP “Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật thuộc lĩnh vực NLNT” mà bổ sung Danh mục này vào các điều khoản của Quyết định Số 64/2004/QĐ-TTg, ngày

19/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật thuộc lĩnh vực KH&CN và trình TTgCP phê duyệt.

• Tiếp thu ý kiến của Bộ CA, Bộ KH&CN xây dựng dự thảo Quyết định của

TTgCP về Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến NLNT

để thay thế Quyết định số 64/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của TTgCP về

Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật thuộc lĩnh vực KH&CN

Để thực hiện nhiệm vụ nói trên Bộ KH&CN đã phê duyệt Đề án này

Trang 3

MỞ ĐẦU (2)

• Tên Đề án: Nghiên cứu cơ sở pháp lý, thực tiễn của Việt Nam và đề xuất

quy định Nhà nước về thông tin Tối mật, tuyệt mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

• Thời gian thực hiện từ tháng 3/2011 – 6/2011

• Kinh phí thực hiện: 40 triệu - tiết kiệm 10% = 36 triệu

• Nội dung thực hiện gồm 4 chuyên đề:

a Nghiên cứu tổng quan hiện trạng, nội dung các quy định hiện hành về

bí mật NN nói chung và bí mật NN trong lĩnh vực KH&CN nói riêng

b Đánh giá thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong việc quy định về bí mật nhà nước trong lĩnh vực NLNT

c Nghiên cứu các vấn đề liên quan giữa các hoạt động trong lĩnh vực NLNT và yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước

d Nghiên cứu đề xuất một số công tác cần triển khai sau khi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành

Trang 4

MỞ ĐẦU (2)

Kết quả của Đề án gồm:

1) Bốn (04) báo cáo chuyên đề;

2) Một phụ lục các văn bản quy định liên quan;

3) Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;

4) Dự thảo Quyết định (đã được Thủ tướng Chính phủ

ký ban hành ngày 10/5/2011)

Trang 5

KẾT QUẢ (1)

 Chuyên đề 1: Nghiên cứu tổng quan hiện trạng, nội dung các quy định hiện hành về bí mật NN nói chung và bí mật NN trong lĩnh vực KH&CN nói riêng

• Đề án đã sưu tập, nghiên cứu, tham khảo nhiều văn bản liên quan để làm căn cứ xây dựng dự thảo QĐ, trong đó có 10 văn bản sau:

1) Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000 về Bảo vệ Bí mật nhà nước

2) Nghị định của Chính phủ số 33/2002/NĐ-CP, ngày 28/03/2002 Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước

3) Quyết định Số 236/2003/QĐ-TTg, ngày 13/11/2003, của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật của ngành

ngoại giao;

4) Quyết định Số 64/2004/QĐ-TTg, ngày 19/04/2004, của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật thuộc lĩnh vực Khoa học và Công nghệ;

Trang 6

KẾT QUẢ (2)

5) Quyết định số 31/2005/QĐ-TTg, ngày 07/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ

về danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật trong ngành công nghiệp

6) Quyết định số 160/2004/QĐ-TTg ngày 06/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ

về việc xác định địa điểm cấm, khu vực cấm;

7) Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 Quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;

8) Quyết định số 985/2003/QĐ-BCA(A11), ngày 11/12/2003 của Bộ trưởng Bộ

Công an về danh mục bí mật nhà nước độ MẬT ngành ngoại giao;

9) Quyết định số 409/2004/QĐ-BCA(A11), ngày 05/05/2004 của Bộ trưởng Bộ

Công an về danh mục bí mật nhà nước độ MẬT thuộc lĩnh vực Khoa học và Công nghệ;

10) Quyết định số 1187/2004/QĐ-BCA(A11), ngày 20/12/2004 của Bộ trưởng

Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ MẬT của ngành công nghiệp

Trang 7

KẾT QUẢ (3)

 Chuyên đề 2: Đánh giá thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế

trong việc quy định về bí mật nhà nước trong lĩnh vực NLNT

1 Thực tiễn Việt Nam

• Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực NLNT đã được các bộ ngành liên quan, đặc biệt là các Bộ Công an, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Quốc phòng, Công Thương triển khai thực hiện; Đã phổ biến, hướng dẫn cho các cơ quan thực hiện các quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước

thuộc thẩm quyền được giao; Các cấp, các đơn vị đã có ý thức phân loại, bảo mật tài liệu, tin tức liên quan đến NLNT theo quy định

• Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan triển khai công tác bảo vệ tài liệu, thông tin, các cơ sở hạt nhân, bức xạ

• Các cơ quan an ninh đã phối hợp với các đơn vị liên quan nắm bắt tình hình, quản lý khách quốc tế, thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ Các cơ

quan an ninh đối ngoại, an ninh nội địa thường xuyên liên hệ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đến NLNT

Trang 8

KẾT QUẢ (4)

2 Những tồn tại cần khắc phục trong công tác bảo vệ BMNN

• Chưa phổ biến, quán triệt đầy đủ và triển khai tốt các quy định về bảo vệ

bí mật nhà nước (BMNN), có nơi còn thiếu cán bộ chuyên trách được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác này

• Một số cơ sở thuộc phạm vi điều chỉnh của số 160/2004/QĐ-TTg ngày

06/9/2004 , Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 chưa triển khai thực hiện theo các quy định của các văn bản này

• Chưa thực hiện phân loại một số tài liệu, thông tin do đơn vị soạn thảo,

cung cấp theo các quy định về độ Mật, Tối mật, Tuyệt mật; Chưa tổ chức quản lý tốt các tài liệu được xếp vào loại BMNN, thể hiện qua việc sao chụp, gửi, đăng ký và thu hồi sau khi sử dụng

• Khi trao đổi với đồng nghiệp hoặc đối tác nước ngoài có lúc vô tình vi

phạm quy định về công tác bảo vệ BMNN

• Công tác tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện bảo vệ BMNN hàng năm

Trang 9

KẾT QUẢ (5)

• 3 Một số kinh nghiệm quốc tế

• Công tác bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu được đặc biệt coi trọng và thực hiện theo một quy định nghiêm ngặt; luôn chú trọng bảo vệ, không để rò rỉ thông tin, khéo léo lảng tránh không trả lời những vấn đề vượt quá thầm quyền quy định hoặc có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của họ

• Về cấp độ thông tin, nhiều tổ chức quốc tế và các nước cũng phân loại

theo các cấp độ MẬT, TỐI MẬT, TUYỆT MẬT và KHÔNG PHÂN LOẠI (không xếp loại MẬT)

• Các trụ sở của các cơ quan hạt nhân quan trọng, các cơ sở nghiên cứu, cơ

sở hạt nhân ở các nước được bảo vệ cẩn mật, quy định rõ các khu vực hạn chế tiếp cận

• Công tác kiểm tra, nghiên cứu lý lịch các khách đến thăm quan được tiến hành theo các quy trình nghiêm ngặt do cơ quan an ninh thực hiện

• Các nhân viên an ninh được đào tạo chuyên nghiệp, được trang bị các

phương tiện làm việc hiện đại

Trang 10

KẾT QUẢ (6)

 Chuyên đề 3: Nghiên cứu các vấn đề liên quan giữa các hoạt động

trong lĩnh vực NLNT và yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước, bao gồm các

nội dung: Tình hình chung; Một số nguy cơ; Yêu cầu, nhiệm vụ công tác bảo đảm an ninh và đề xuất: (1) Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, bao gồm cả NLNT ; (2) Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, bao gồm

cả NLNT

 Chuyên đề 4: Nghiên cứu đề xuất một số công tác cần triển khai sau khi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, bao gồm:

• Bổ sung, điều chỉnh Danh mục BMNN độ Mật thuộc lĩnh vực KH&CN;

• Tổ chức phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật trong công tác bảo mật, danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật trong lĩnh vực KH&CN, đặc biệt là các cơ quan có trách nhiệm liên quan đến NLNT

• Triển khai một số công tác bảo mật và bảo đảm an toàn, an ninh tại các cơ

Trang 11

KẾT QUẢ (7)

1) Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;

2) Dự thảo Quyết định;

3) Ngày 10/5/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết

định số /QĐ-TTg, ban hành Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật thuộc lĩnh vực Khoa học và Công nghệ

Ngày đăng: 23/01/2013, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w