Lời nói đầuTrong những năm qua, công cuộc cải cách toàn diện và triệt để Hệ thống kế toán Việt Nam, trong đó kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp đó được tiến hành một cách khẩn trương và
Trang 1Lời nói đầu
Trong những năm qua, công cuộc cải cách toàn diện và triệt để Hệ thống kế toán Việt Nam, trong đó kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp đó được tiến hành một cách khẩn trương và mang lại nhiều thành công to lớn, có thể đánh giá một cách tổng quát là kể từ khi có Luật ngân sách Nhà nước đó làm thay đổi căn bản về bản chất trong quản lý tài chính công trong các đơn vị Xuất phát từ quan điểm đổi mới và hoàn thiện, tăng cường công tác quản lý tài chớnh đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, Bộ Tài Chính đó ban hành quyết định số 999/TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996 Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng cho tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp trong cả nước.
Hạch toán kế toán với tư cách là bộ phận cấu thành của công cụ quản lý tài chính, Hạch toán kế toán đã góp phần tích cực vào sự thành công của công cuộc đổi mới kinh tế, với chức năng tổ chức và cung cấp thông tin kinh tế tài chính tin cậy cho các quyết định về kinh tế, kế toán cũng cần và thực sự đổi mới, cần được cải cách
Đã gần 20 năm tính từ ngày Pháp lệnh kế toán và thống kê có hiệu lực, hệ thống kế toán hình thành những nguyên tắc kế toán, kinh tế thị trường từng bước tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho kế toán trong môi trường chung của thông lệ quốc tế.Chuẩn mực kế toán và kiểm toán kế toán đã được nghiên cứu và vận dụng Hệ thống kế toán chuẩn mực, kế toán Quốc gia đã bắt đầu được thiết lập, tạo môi trường tin cậy cho đầu tư và thương mại.Kế toán không chỉ cung cấp thông tin, cung cấp thước đo hiệu quả đầu tư,hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn là công
cụ hữu hiệu để kiểm kê, kiểm soát mọi nguồn lực Quốc gia của từng lĩnh vực kinh
Trang 2bước vào kinh tế trí thức của khoa học thông tin,của thời kỳ kinh tế mở hội nhập và củng cố vị thế Việt Nam trên trường Quốc tế.
Kế toán đơn vị sự nghiệp là một bộ phận của hệ thống kế toán nhà nước, có chức năng tổ chức hệ thống thông tin toàn diện liên tục và có hệ thống về tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn,kinh phí, tài sản công ở các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước và các đơn vị sự nghiệp nói chung.
Pháp lệnh kế toán tài chính, các Quyết định, các Thông tư,các Nghị Quyết, Nghị định về vấn đề tài chính kế toán cũng đã được ủy ban Nhân dân tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tài chính kế toán và đặc biệt được sự hướng dẫn trực tiếp của Sở Tài chính Hà Giang vấn đề tài chính kế toán trong các cơ quan, ban ngành, công sở trên địa bàn toàn tỉnh đã nắm bắt kịp thời các chủ trương của Bộ Chính trị, của Chính Phủ đối với tài chính các cơ quan đơn vị.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, việc kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc còn bị gián đoạn không liên tục, đôi lúc còn không kịp thời còn có chỗ buông lỏng trong quản lý,dẫn tới trách nhiệm của một số cán bộ chưa cao,nên khi đi vào
tổ chức thực hiện còn nhiều sai sót, trì trệ,dẫn đến thất thoát tiền của ngân sách nhà nước.
Từ nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, trong khóa học Quản lý Nhà nước ngạch Chuyên viên Khóa II- tại trường Chính trị tỉnh Hà Giang tôi đã
chọn đề tài tiểu luận cuối khóa, xử lý tình huống : Xử lý vi phạm nguyên tắc quản
lý tài chính của đơn vị sự nghiệp cụ thể là trong việc chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Do kiến thức quản lý nhà nước thật rộng rãi và bao trùm nhiều lĩnh vực, và kinh nghiệm trải qua thực tế chưa nhiều, trình độ tiếp thu còn nhiều hạn chế nên bài viết tiểu luận này không thể tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô giáo, để tôi có thêm kiến thức sâu rộng hơn về quản lý hành chính nhà nước, những vấn đề về quản lý tài chính, về pháp luật, pháp chế của nhà
Trang 3nước Đó là điều kiện cần thiết cho tôi trong công tác quản lý tài chính ở địa phương.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô giáo của trường Chính trị tỉnh Hà Giang đã tận tình giảng dậy, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học và bài tiểu luận cuối khoá này.
Phần I :
Mô tả tình huống
Năm 1997 là năm đầu tiên thực hiện luật ngân sách nhà nước và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện cơ chế quản lý tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương Do vậy công tác quản lý tài chính tiền tệ của các đơn vị sự nghiệp còn không ít những tồn tại và khuyết điểm, yếu kém cần được khắc phục Thể hiện qua tình hình chấp hành ngân sách của Trung tâm khuyến nông -Khuyến lâm X trong năm 2000 như sau:
- Anh Lê Duy Sơn công tác tại trung tâm từ năm 1998 đến 07/2000 được giao nhiệm vụ làm công tác kế toán, sau thời gian hơn 2 năm làm kế toán thì anh Sơn được đi học lớp Đại học tại chức về chuyên ngành Tài chính kế toán tại tỉnh.
- Chị Nguyễn Thị Lan làm việc tại phòng hành chính tổng hợp của trung tâm
X được giao nhiệm vụ làm thủ quỹ Chị Lan từ khi vào công tác tại trung tâm X chưa được đào tạo qua trường lớp nào.
- Ông Trần Minh Khoa là giám đốc Trung tâm khuyến nông - Khuyến lâm X
là chủ tài khoản.
- Tháng 9 năm 2000 trung tâm khuyến nông -Khuyến lâm X tuyển kế toán mới Cô Lê Thị Anh Thư về thay thế anh Lê Duy Sơn, cô Thư nhận bàn giao với
Trang 4Số liệu trên bảng cân đối tài khoản kế toán quý III năm 2000 thể hiện (một
số tài khoản liên quan).
1 Số dư nợ cuối quý III/2000 tài khoản 111 (tiền mặt) = 3.000.000 đồng
2 Số dư nợ cuối quý III/2000 tài khoản 312 (tiền gửi) = 5.000.000 đồng
Chi tiết anh Hà tạm ứng đi công tác miền Nam vào tháng 5 năm 1998 chưa quyết toán được, giấy xin tạm ứng có chữ ký của chủ tài khoản.
3.Số dư cuối quý III/ 2000 tài khoản 332 (tài khoản phải nộp theo lương) của BHXH tỉnh C = 6.000.000 Số tiền này có ghi chú kế toán đã rút tiền mặt về quỹ
để chi tiền tết cho anh em vào dịp tết nguyên đán năm 1999.
Sau buổi bàn giao công tác tài chính của đơn vị hoạt động tài chính của Trung tâm khuyến nông - Khuyến lâm X diễn ra bình thường, mọi khoản thu, chi của đơn
vị đều đáp ứng nhu cầu hoạt động tài chính của Trung tâm.
Sau 1 tháng hoạt động đến 30/10/2000 Kế toán mới vào là cô Lê Thị Anh Thư tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ quỹ tiền mặt của kế toán với sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ, thì số liệu thu chi vẫn khớp nhau,số tiền tồn quỹ là 20.000.000 đồng.
Sau khi đối chiếu xong kế toán và thủ quỹ đã không tiến hành kiểm quỹ tiền mặt
hiện có trong két bạc, kế toán chỉ nói với thủ quỹ Lan là: “chị tự kiểm lượng tiền
trong két bạc xem có khớp với sổ sách là 20.000.000 đồng không, nếu nhiều hơn hoặc ít hơn thì báo cáo lại cho kế toán, để kế toán tìm hướng giải quyết”
Nhưng sau đó thủ quỹ Lan cũng không nói lại và không trao đổi gì với kế toán Thư nữa.
Vào cuối tháng 11/2000 cán bộ chuyên quản thu của BHXH đến gặp kế toán Thư và đề nghị chuyển cho BHXH số tiền là 6.000.000đồng, số tiền này là Trung tâm khuyến nông -Khuyến lâm X còn nợ BHXH tỉnh C năm 1999
Trang 5Cô Thư kế toán mới nói với cán bộ chuyên quản BHXH số tiền này là thuộc trách nhiệm của anh Lê Duy Sơn kế toán cũ còn tôi chỉ chịu trách nhiệm từ ngày nhận bàn giao (từ tháng 10/2000).
Sau vài lần chuyên quản thu BHXH gặp phòng hành chính tổng hợp và anh Khoa giám đốc Trung tâm khuyến nông -Khuyến lâm X, thì được giới thiệu gặp anh Sơn (kế toán cũ), anh Sơn lại bảo là cô Thư phải chịu trách nhiệm với số tiền trên vì trong biên bản bàn giao đã có nợ BHXH tài khoản 332 = 6.000.000 đồng, và cho biết thêm số tiền 6.000.000 đồng trước đây đã được giám đốc đồng ý rút tiền mặt về chi tiền ăn tết cho anh em nhân dịp tết nguyên đán năm 1999
Đến ngày 20/11/2000 cán bộ chuyên quản Bảo hiểm xã hội đã nhờ Kho bạc Nhà nước tỉnh can thiệp đã cắt chuyển số tiền 6.000.000 đồng nói trên từ tài khoản tiền gửi tại kho bạc của Trung tâm khuyến nông - Khuyến lâm X chuyển trả cho cơ quan Bảo hiểm xã hội
Cuối tháng kế toán Thư đối chiếu đã phát hiện là cơ quan BHXH đã cắt giảm số tiền trên Thực chất số tiền gửi vào tài khoản tại kho bạc là tiền sửa xe ô tô, Trung tâm khuyến nông - Khuyến lâm X đã xin thêm ngoài chỉ tiêu của năm 2000 Xe đã sửa chữa xong theo như kế hoạch và hợp đồng sửa chữa đã thực hiện, để kịp thời phục vụ chống hạn vụ mùa năm 2000 Nhưng trong thời gian chạy thử và bảo hành chưa kịp làm thủ tục để thanh toán Kế hoạch của phòng là cuối tháng mới nghiệm thu sửa chữa xe ô tô và chuyển trả công ty sửa chữa xe ô tô Bảo Sơn.
Ngày 30/11/2000 kế toán Thư tiến hành kiểm quỹ theo quy định, lần kiểm quỹ này kế toán làm cẩn thận hơn lần trước là mời trưởng phòng Hành chính tổng hợp cùng tham dự và mời cả giám đốc Trung tâm khuyến nông - Khuyến lâm X cùng tham gia kiểm quỹ; kết quả kiểm quỹ tiền mặt trong két bạc thâm hụt 15.000.000 đồng, các bên tham gia kiểm quỹ cùng ký tên vào biên bản.
Trang 6Trước thực tế của đơn vị lúc này tiền mặt thì hụt 15.000.000 đồng, tiền gửi tại kho bạc thì bị cắt giảm do cơ quan BHXH khấu trừ nguồn tiền sửa chữa ô tô ngoài chỉ tiêu giao đầu năm Sự việc này làm cho chi tiêu của đơn vị gặp nhiều khó khăn, nguồn tài chính của đơn vị bị biến động.
Phần II Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
Với mục đích giúp đỡ đơn vị quản lý tốt nguồn kinh phí được giao, kiểm soát việc chấp hành chi tiêu, ngăn chặn sự tham ô, tham nhũng, lãng phí trong chi tiêu, đảm bảo cho việc chi đúng mục đích, chi đúng sự việc đúng kế hoạch đã định, tiết kiệm kinh phí,xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.
- Vấn đề đặt ra là xử lý tiền mặt bị thất thoát, xử lý tiền chi sai mục đích, xử lý hành vi vi phạm sao cho thấu tình, đạt lý và có hiệu quả.
- Làm sao nâng cao được hiệu quả quản lý tài chính tiền tệ theo đúng nguyên tắc nhà nước và pháp luật Quản lý hành chính và các nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước và kinh tế xã hội, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.
- Giải quyết hài hoà hợp tình, hợp lý giữa luật định cơ chế với lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, giữa cơ chế luật định với thực tế diễn ra trong cơ quan công sở.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội và người lao động.
Trang 7Phần III Phân tích nguyên nhân và hậu quả
A- Nguyên nhân:
- Do cơ chế quản lý lỏng lẻo từ lãnh đạo ( chủ tài khoản) đến nhân viên quản lý tài chính của Trung tâm khuyến nông - Khuyến lâm X
Về lãnh đạo là người trực tiếp duyệt chi chưa nghiêm túc trong việc chi tiền của đơn vị.
Trang 8Duyệt chi tạm ứng cho anh Hà đi công tác miền Nam đã hơn 2 năm chưa thanh toán là không đúng với Luật ngân sách nhà nước Luật ngân sách nhà nước chỉ được tạm ứng trong năm ngân sách tức là hết 31/12 hàng năm.
- Từ việc làm chưa nghiêm túc của lãnh đạo Trung tâm khuyến nông - Khuyến lâm X dẫn đến việc quản lý tài chính trong đơn vị sai nguyên tắc.
- Do thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu kiến thức quản lý tài chính nên anh Sơn
đã không phát huy được chức năng tham mưu của mình cho lãnh đạo trung tâm, đã
đề nghị rút khoản tiền còn nợ BHXH là 6.000.000 đem chia cho anh em trong cơ quan ăn tết Khoản chi này không có trong chế độ, chi sai mục đích.
- Công việc kiểm quỹ thường kỳ hay đột xuất là việc làm thường xuyên của kế toán trong công tác quản lý tiền mặt tại đơn vị Nhằm quản lý chặt chẽ ngân quỹ, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của thủ quỹ trong việc quản lý quỹ của cơ quan Thế nhưng anh Sơn kế toán cũ đã không duy trì thường xuyên việc kiểm quỹ dẫn đến việc thất thoát tiền của nhà nước tại đơn vị từ ngày tháng nào cũng không biết nữa.
Chị Thư kế toán mới do chưa xác định đúng đắn chức năng, vai trò và nhiệm vụ của mình trong khi nhận bàn giao, báo cáo tài chính cũng đã ghi rõ số tiền nợ BHXH, số tiền mặt tồn quỹ, ngay cả đối chiếu sổ sách 30/10/2000, kế toán Thư cũng không tiến hành kiểm tiền mặt tại két
Cán bộ chuyên quản sở tài chính tỉnh C làm việc chưa nghiêm túc, khi duyệt báo cáo cán bộ chuyên quản của sở tài chính đã không kiên quyết yêu cầu đơn vị phải trả ngay số tiền còn nợ cho đơn vị được hưởng, chi tiền đúng mục đích, đúng chế độ
Kế toán đơn vị từ chỗ chưa hiểu sâu về nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời cũng không thấy cán bộ ngân sách cấp trên nhắc nhở trong khi duyệt báo cáo tài chính,
Trang 9nên đã rút khoản tiền nợ BHXH về chi cho anh em cơ quan ăn tết, để rồi cuối cùng đơn vị X bắt buộc bị xiết nợ vào nguồn kinh phí khác (Kinh phí sửa chữa ô tô).
- Do sự bất cập trong pháp lệnh kế toán thống kê và cơ chế quản lý tài chính của
cơ quan hành chính sự nghiệp trên từng lĩnh vực không còn phù hợp với tình hình hiện nay, nhưng chưa được các cấp lãnh đạo, cấp có thẩm quyền bổ sung và sửa đổi.
- Do sự thiếu tôn trọng pháp luật, pháp chế XHCN của cán bộ, công chức được phân công làm công tác quản lý tài chính.
B – Hậu quả:
- Làm thất thoát ngân sách nhà nước gây biễn động trong chi tiêu của đơn vị.
- Sử dụng nguồn ngân sách sai mục đích, Việc sửa chữa xe ô tô cho Trung tâm khuyến nông - Khuyến lâm X trong thời kỳ chống hạn vụ mùa là cần thiết, và quan trọng đó là mục tiêu của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm Xe đã tiến hành sửa xong hết thời hạn bảo hành, cần tiến hành nghiệm thu đưa vào sử dụng, thanh quyết toán theo hợp đồng đã quy định, mà tiền lại không có Việc này ảnh hưởng đến việc thanh quyết toán của đơn vị và việc xử lý hợp đồng kinh tế sửa xe ô tô bị vi phạm, ảnh hưởng đến uy tín của Trung tâm khuyến nông - Khuyến lâm X và uy tín của ngành, làm giảm lòng tin của nhân dân trong khu vực.
- Làm mất uy tín của lãnh đạo Trung tâm đối với nội bộ cơ quan, mất lòng tin với cơ quan liên quan.
- Kỷ cương xã hội không được giữ vững, pháp luật, pháp chế XHCN bị buông lỏng trong quản lý.
Phần IV:
Trang 10Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương pháp giải quyết.
I - Phương án 1:
1 Yêu cầu chị Lan phải nộp số tiền 15.000.000 vào công quỹ nhà nước bằng cách trả dần trừ vào lương 10 tháng liên tục mỗi tháng 1.500.000, bắt đầu từ tháng 12/2000 đến 9/2001.
2 chuyển chị Lan sang làm công việc khác.
3 Kiểm điểm anh Sơn trước cơ quan do trong quản lý thiếu nghiêm túc trong chi tiêu đơn vị, đã cho tạm ứng quá thời hạn quá lâu không giải quyết (từ năm 1998) Luật ngân sách quy định giải quyết trong năm ngân sách nghĩa là đến hết 31/12 hàng năm.
4 Kiểm điểm anh Sơn với chức năng là kế toán không hoàn thành nhiệm vụ, quản lý kinh tế của đơn vị yếu kém, đã xảy ra sai sót, vi phạm luật tài chính trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, do nể nang không đòi nợ, giải quyết chi tiêu sai mục đích.
áp dụng phương pháp này có ưu nhược điểm sau:
*) Ưu điểm:
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm cho từng cán bộ, công chức đối với công việc được giao.
- Thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật nhà nước.
- Là bài học về công tác quản lý tài chính của Trung tâm khuyến nông - Khuyến lâm X.
- Chị Lan có điều kiện thuận lợi hơn khi không phải nộp ngay số tiền thâm hụt vào công quỹ nhà nước.
Trang 11*) Nhược điểm:
- Chưa thu ngay được số tiền hụt quỹ.
- Nguyên nhân gây ra do từ nhiều phía Nhưng hậu quả lớn nhất vẫn là thủ quỹ.
2 - Phương án 2:
1 Kiểm điểm trước cơ quan nhà nước cả 3 người liên quan đến vụ việc anh Sơn
kế toán cũ, chị Lan thủ quỹ, anh Khoa chủ tài khoản.
2 Cách chức chủ tài khoản Giám đốc Trung tâm khuyến nông - Khuyến lâm X Giao cho người có đủ tư cách năng lực có kinh nghiệm quản lý đơn vị làm chủ tài khoản.
3 Yêu cầu chị Lan nộp ngay số tiền hụt quỹ vào công quỹ nhà nước.
4 Bàn giao thủ quỹ cho ngươi khác, cơ quan nên cho chị Lan đi học lớp ngắn hạn về quản lý tài chính.
áp dụng phương pháp này có ưu nhược điểm như sau:
*) Ưu điểm:
- Qua kiểm điểm góp ý của cơ quan sẽ nâng cao tính phê bình và tự phê bình của chị Lan.
- Được đi học chắc chắn năng lực của chị Lan sẽ được nâng cao, có kiến thức cơ bản để quản lý tài chính, chắc chắn chị Lan sau này sẽ đáp ứng được nhu cầu công tác của đơn vị.
- Thu được ngay số tiền hụt két vào ngân sách nhà nước.
Chấn chỉnh được ngay khâu quản lý tài chính của Trung tâm khuyến nông -Khuyến lâm X.
*) Nhược điểm:
- Gây bất bình và giảm lòng tin trong nội bộ cơ quan đơn vị nếu chị Lan còn