Các quá trình chính trong đất của VN bao gồm: quá trình phong hoá, trong đó phonghoá hoá học và sinh học xảy ra mạnh hơn so với phong hoá lý học; quá trình mùn hoá; quá trình bồi tụ hình thành đất đồng bằng và đất bằng ở miền núi; quá trình glây hoá; quá trình mặn hoá; quá trình phèn hoá; quá trình feralít hoá; quá trình alít; quá trình tích tụ sialít; quá trình thục hoá và thoái hoá đất. Tuỳ theo điều kiện địa hình, điều kiện môi trường và phương thức sử dụng mà quá trình này hay khác chiếm ưu thế, quyết định đến hình thành nhóm, loại đất với các tính chất đặc trưng. VN có diện tích tự nhiên khoảng 33 triệu ha, trong đó, diện tích sông suối và núi đá khoảng 1.370.100ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,2 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), xếp hàng thứ 58 trong tổng số 200 nước trên thế giới, nhưng vì dân số đông (khoảng 90 triệu người) nên diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159 và bằng 16 bình quân của thế giới. Tiềm năng đất có khả năng canh tác NN của cả nước khỏang từ 1011 triệu ha trong đó mới chỉ sử dụng được 6, 9 triệu ha đất NN (chiếm 21 % diện tích đất tự nhiên) gồm 5, 6 triệu ha là đất trồng cây hàng năm và 1, 3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm khác và phân bố không đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau. Diện tích đất canh tác vốn đã thấp nhưng lại giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng. Nhìn chung, đất của VN đa dạng về loại, phong phú về khả năng sử dụng. Căn cứvào nguồn gốc hình thành có thể phân thành hai nhóm lớn: Nhóm đất được hình thành dobồi tụ (đất thuỷ thành) có diện tích khoảng 8 triệu ha, chiếm 28,27% tổng diện tích đất tựnhiên, trong đó đất đồng bằng 7 triệu ha.Nhóm đất được hình thành tại chỗ (đất địa thành) có khoảng 25 triệu ha. 1.1.2 Khái niệm đất NN. Đất NN là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về NN, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất NN, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất NN khác 1.1.3 Đặc điểm chung của đất NN Thứ 1:Đất NN là một tư liệu sản xuất đặc biệt Đất NN mang cả tính chất của đối tượng lao động và tư liệu lao động nên là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của NN. Trong NN, nếu sử dụng hợp lý đất đai thì sức sản xuất của nó không ngừng được nâng lên, khác vớicác tư liệu sản xuất khác khi sử dụng, theo thời gian sẽ bị hao mòn và hỏng đi. Sức sản xuất của đất đai tăng lên gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc thực hiện phương thức thâm canh và chế độ canh tác hợp lý. Đặc điểm này có được là do đất đai có nhiều độ phì. Độ phì của đất là khả năng đất cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác (nhiệt độ, không khí…) để thực vật sinh trưởng và phát triển. Độ phì tự nhiên: Kết quả có được hình thành bởi quá trình tự nhiên do tác động bởi các yếu tố lý, hóa, sinh của đất và môi trường xung quanh. Độ phì nhiêu nhân tạo: Kết quả có được là do tác động có ý thức của con người, bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý. Độ phì nhiêu tiềm tàng: Tổng hợp của độ phì tự nhiên và độ phì nhân tạo có trong đất ở một thời điểm nào đó. Độ phì nhiêu kinh tế: Là độ phì mà con người đã khai thác sử dụng cho mục đích kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyển hóa của cây trồng sau một quá trình sản xuất. Biểu hiện qua số sản phẩm thu hoạch được trên một đơn vị diện tích.