Sử dụng bản đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức đối với bộ môn Hóa học lớp 8 nói riêng và các môn học nói chung là một yêu cầu quan trọng giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn những kiến thức đã học từ đó góp phần nâng cao kết quả học tập bộ môn. Thực tế ở trường Tiểu học và trung học cơ sở XXX trong những năm trước đây, trong các giờ hóa học học sinh học tập rất sôi nổi, kĩ năng thí nghiệm tương đối tốt tuy nhiên khả năng khái quát hóa và ghi nhớ kiến thức còn hạn chế nên kết quả học tập chưa cao. Giải pháp mà tôi cho là quan trọng nhất được trình bày trong đề tài này là: “Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy Chương 4 – Môn hóa 8 để nâng cao kết quả học tập của học sinh”. Nghiên cứu sẽ được tiến hành trên hai nhóm học sinh lớp 8 của trường Tiểu học và trung học cơ sở XXX: Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm, nhóm 2 là nhóm đối chứng. Lựa chọn thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm tương đương. Nhóm thực nghiệm được học tập và ghi nhớ kiến thức bằng bản đồ tư duy ở các bài 24 đến bài 29 của chương trình Hóa học khối 8 (Tiết 38, 40, 41, 43, 44). Qua nghiên cứu đề tài, kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng đến kết quả học của học sinh, nhóm thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với nhóm đối chứng: + Bài kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là: 7,25 + Bài kiểm tra đầu ra của nhóm đối chứng có giá trị trung bình là: 5,125 Kết quả kiểm chứng cho thấy P2 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Qua đó, chứng minh rằng: Việc Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy Chương 4 – Môn hóa 8 có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 8 trường Tiểu học và trung học cơ sở XXX