1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ khăn trải bàn ” để nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập luyện từ và câu lớp 4

32 8,8K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 211 KB

Nội dung

Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu được tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn...Ngoài ra Luyện từ và câu còn được đặt trong các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt và trong giờ học của các môn khác...Như vậy nội dung dạy về luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học nói chung ở Tiểu học, chiếm một tỷ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở Tiểu học. Nói đến dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ. Phong phú hoá vốn từ còn gọi là mở rộng vốn từ; phát triển vốn từ nghĩa là xây dựng một vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ học sinh, để tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ (nghe đọc, nói viết) được thuận lợi; chính xác hoá vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách chính xác nhất là đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được qua cách học tự nhiên, đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ ngữ mới. Tích cực hoá vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói viết, nghĩa là giúp học sinh chuyển hoá những từ ngữ tiêu cực ( từ ngữ mà chủ thể nói năng hiểu nhưng không hoặc ít dùng) thành những từ ngữ tích cực (từ ngữ được chủ thể nói năng sử dụng trong nói viết) phát triển kỹ năng, kỹ xảo phát triển từ ngữ cho học sinh.

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT ĐỀ TÀI 3

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU 6

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

3.1 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 9

3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 10

3.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: 11

3.4 ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU 12

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ BÀN LUẬN

4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 14

4.2 BÀN LUẬN 15

4.3 HẠN CHẾ 15

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17

5.1 KẾT LUẬN 17

5.2 KHUYẾN NGHỊ 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

PHỤ LỤC 20

1.1 PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH BÀI HỌC 20

1.2 PHỤ LỤC 2: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG 27

1.3 PHỤ LỤC 3: BẢNG KẾT QUẢ ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU KHI TÁC ĐỘNG 31

Trang 2

CHƯƠNG 1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu được táchthành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác nhưTập đọc, Chính tả, Tập làm văn Ngoài ra Luyện từ và câu còn được đặt trongcác phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt và trong giờ học của các mônkhác Như vậy nội dung dạy về luyện từ và câu trong chương trình môn TiếngViệt nói riêng, các môn học nói chung ở Tiểu học, chiếm một tỷ lệ đáng kể Điều

đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở Tiểu học Nói đếndạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu làgiúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn

từ Phong phú hoá vốn từ còn gọi là mở rộng vốn từ; phát triển vốn từ nghĩa làxây dựng một vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớhọc sinh, để tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ (nghe - đọc, nói -viết) được thuận lợi; chính xác hoá vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ mộtcách chính xác - nhất là đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được quacách học tự nhiên, đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ ngữmới Tích cực hoá vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói -viết, nghĩa là giúp học sinh chuyển hoá những từ ngữ tiêu cực ( từ ngữ mà chủthể nói năng hiểu nhưng không hoặc ít dùng) thành những từ ngữ tích cực (từngữ được chủ thể nói năng sử dụng trong nói - viết) phát triển kỹ năng, kỹ xảophát triển từ ngữ cho học sinh

Trang 3

Trong 3 nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ phong phú hoá vốn từ, pháttriển, mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm Bởi vì, đối với học sinh tiểu học, từngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu giúp các em hiểu được cácphát ngôn khi nghe - đọc.

Ngoài ra, ở một chừng mực nào đó, phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu họccòn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái niệm có tính chất sơ giảnban đầu về cấu tạo từ và nghĩa của từ Tiếng Việt (như các khái niệm từ đồngnghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, nghĩa của từ ) Những kiến thức có tính chất

lý thuyết về từ này có tác dụng làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc thực hành luyệntập về từ ngữ cho học sinh

Với tầm quan trọng như vậy của phân môn Luyện từ và câu trong dạy họcmôn Tiếng Việt, trong những năm gần đây nhà trường luôn tạo điều kiện chocông tác, đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn và được học về sử dụng cácphương tiện dạy học hiện đại Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm.Đồng thời nhà trường đều tổ chức các buổi thao giảng, thảo luận chuyên đề vềphân môn Luyện từ và câu để nâng cao năng lực giảng dạy cũng như hiệu quảcác tiết dạy thuộc phân môn này

Tuy nhiên, việc thực hiện dạy học phân môn Luyện từ và câu trong nhữngnăm gần đây đạt hiệu quả chưa cao Rất nhiều giáo viên đã sử dụng nhiều biệnpháp dạy học tích cực để mở rộng vốn từ, tích cực vốn từ của học sinh Nhưngvốn từ, câu của học sinh còn gặp nhiều hạn chế, học sinh ít hứng thú học phânmôn này Bên cạnh đó, cách dạy của một số giáo viên còn nặng về giảng giảikhô khan, nặng nề về áp đặt Điều này gây tâm lý mệt mỏi, ngại học phân mônLuyện từ và câu Với thực trạng này, đặt ra cho tất cả giáo viên phải suy nghĩ đểtìm ra cách dạy học hiệu quả

Trang 4

Giải pháp tôi đưa ra là sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ khăn trải bàn ”

để nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập luyện từ và câu lớp 4D TrườngTiểu học XXX

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 4 TrườngTiểu học XXX Lớp 4D là thực nghiệm và 4C là lớp đối chứng Lớp thựcnghiệm được thực hiện giải pháp thay thế bắt đầu từ tháng 9 của học kì I nămhọc XXX Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tậpcủa học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đốichứng Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,9;điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,9 Kết quả kiểm chứng t-test chothấy p = 0,00097 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình củalớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điều đó chứng minh rằng sử dụng kĩ thuậtdạy học tích cực “ khăn trải bàn ” đã nâng cao chất lượng học phân môn Luyện

từ và câu lớp 4D Tiểu học XXX Mức độ ảnh hưởng SMD = 0,98 So sánh kết

quả SMD với bảng tham chiếu Cohen thì đây là mức ảnh hưởng lớn Điều đóchứng tỏ, việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ Khăn trải bàn” đã nâng caochất lượng học môn Luyện từ và Câu cho học sinh lớp 4

Trang 5

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU

Tiểu học XXX có bốn lớp 4 với 4 giáo viên trực tiếp giảng dạy trong khối.( 04 giáo viên đều nhiệt tình, có trình độ đạt chuẩn) Qua dự giờ thăm lớp giáoviên dạy môn Luyện từ và Câu cho thấy các thầy cô đã cố gắng sử dụng và phốihợp có hiệu quả các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn: Hỏi đáp, Nêugương, Luyện tập thực hành, học tập hợp tác nhóm…Họ đã cố gắng đưa ra câuhỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề nội dung bài học Học sinh cũng cónhiều cố gắng suy nghĩ trả lời những câu hỏi của giáo viên Nhưng đa số họcsinh vẫn chưa tích cực tham gia xây dựng bài, vốn từ của học sinh ít, nghèo nànnên đến kĩ năng viết câu văn của nhiều học sinh chưa tốt nhất là viết câu văn cóhình ảnh gợi tả, gởi cảm Lí do của hiện trạng trên là do đa số giáo viên còn lúngtúng khi miêu tả, giải thích nghĩa của từ Vì vậy việc giáo viên hướng dẫn họcsinh tập giải nghĩa từ, làm bài tập giải nghĩa từ cũng chưa đạt hiệu quả cao Kiếnthức về từ vựng - ngữ nghĩa học của một số giáo viên còn hạn chế, nên bộc lộnhững sơ suất, sai sót về kiến thức Bên cạnh đó, cách dạy của nhiều giáo viêntrong giờ Luyện từ và câu còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sáchgiáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh.Mặt khác điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảophục vụ việc giảng dạy Luyện từ và câu cũng như tranh ảnh, vật chất và các đồdùng dạy học khác chưa phong phú

Để thay đổi hiện trạng trên, tôi sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ Khăntrải bàn” vào dạy các dạng bài tập luyện từ và câu ở lớp 4 nhằm làm phong phúvốn từ từ đó nâng cao kĩ năng viết văn cho học sinh

Trang 6

Giải pháp thay thế: Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ Khăn trải bàn ”

trong giảng dạy các dạng bài tập luyện từ và câu ở lớp 4

Thời gian tiến hành thực nghiệm: Từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm họcXXX

Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong đó có sử dụng kĩ thuật dạyhọc tích cực “Khăn trải bàn ” nhằm nâng cao chất lượng học môn Luyện từ vàcâu ở Tiểu học đã được nhiều tác giả đề cập Ví dụ:

- Một số biện pháp dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 của Đào BínhThìn Trường Tiểu học XXX

- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4của Lê Thị Mỹ Thu – Trường Tiểu học XXX

Bản thân tôi, muốn trên cơ sở các đề tài sáng kiến của các tác giả đã đềcập sẽ đi sâu vào nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổimới phương pháp dạy học thông qua kĩ thuật dạy học tích cực “ Khăn trải bàn”trong dạy học các dạng bài tập luyện từ và câu để học sinh tích cực chủ độngnắm được kiến thức bài học và có kĩ năng vận dụng những điều đã học vào thực

tế cuộc sống

Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ Khăn trải

bàn” trong dạy học các dạng bài tập luyện từ và câu có làm tăng chất lượng họctập cho học sinh không?

Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ Khăn

trải bàn” trong dạy học các dạng bài tập luyện từ và câu sẽ làm tăng chất lượnghọc môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4D Trường Tiểu học XXX

Trang 7

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP

3.1 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

3.1.1 Giáo viên:

- Cô Phan Cẩm Tú dạy lớp đối chứng ( Lớp 4C)

- Bản thân tôi ( Đặng Thị Kiều) dạy lớp thực nghiệm ( Lớp 4D)

Tôi và cô Tú có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau, có lòng nhiệttình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh

Chất lượng môn Tiếng Việt ( Cuối năm lớp 3)

Trang 8

Về phương tiện, đồ dùng học tập của cả 2 lớp đều đầy đủ.

3 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:

Tôi chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với 2nhóm tương đương

Chọn hai lớp 4D và 4C, trong đó lớp 4D làm lớp thực nghiệm và lớp 4C

là lớp đối chứng

Tôi dùng bài kiểm tra chung đề phân môn Luyện từ và câu tháng 09 làmbài kiểm tra trước tác động Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sựkhác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T – test độc lập để kiểm chứng sựchênh lệch trung bình về điểm số của hai lớp trước khi tác động Kết quả nhưsau:

Bảng 1: Kiểm chứng để xác định 2 nhóm tương đương

Bảng 2 : Bảng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương đương.

Nhóm Kiểm tra trước tác Tác động Kiểm tra sau tác

Trang 9

động động

Dạy học có sử dụng kĩthuật“ Khăn trải bàn”

trong dạy các dạng bàitập luyện từ và câu

Ở thiết kế này, tôi dùng phép kiểm chứng T- test độc lập

3.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU:

Tôi đã thống nhất với giáo viên dạy lớp 4C tham gia nghiên cứu về thiết

kế bài dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh

* Soạn bài:

+ Tôi dạy lớp thực nghiệm: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp có sử dụng

kĩ thuật dạy học” Khăn trải bàn” trong các giờ dạy phân môn Luyện từ và câu + Cô Phan Cẩm Tú dạy lớp đối chứng: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớpkhông sử dụng kĩ thuật dạy học” Khăn trải bàn”, quy trình soạn giảng được tiếnhành bình thường

Sử dụng kĩ thuật “ Khăn trải bàn” vào các dạng bài mở rộng và hệ thốnghóa vốn từ; về từ, kĩ năng dùng từ (cấu tạo từ, từ loại); rèn luyện kĩ năng đặt câu

và sử dụng dấu câu

* Các bài kiểm tra được đánh giá cho điểm theo Thông tư số32/2009/BGD&ĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành về Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học

Trang 10

3.4 ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU

Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài họctrong nội dung chương trình quy định ở học kì I do tôi thiết kế Bài kiểm tra sautác động gồm 9 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, thang điểm 10

Để kiểm kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu, tôi sử dụng biện pháp kiểm tranhiều lần Mỗi nhóm đối tượng sẽ làm bài kiểm tra 2 lần tại hai thời điểm, lần 1vào tuần thứ 08, lần 2 vào tuần thứ 11

Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu chúng tôi đã chú ý đến kiểm tra độ giátrị về mặt nội dung của các câu hỏi dựa vào mục tiêu và chuẩn kiến thức củamôn học, tham khảo ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm, đồng thời kiểm tra

độ tương quan của hai tập hợp số điểm ở hai lần kiểm tra trước và sau tác độngđối với cả 2 lớp

Ngoài ra để đảm bảo tính khách quan và chính xác, chúng tôi còn sử dụng hình thức đánh giá qua nhận xét của giáo viên khi dự giờ thăm lớp dự giờ vànhận xét của nhà trờng qua các tiết dự giờ thăm lớp

3.4.2 Tiến hành kiểm tra và chấm bài

Trang 11

Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 1tiết (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục) Sau đó tiến hành chấm bài.

Trang 12

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

4.1 PH N T CH D LI U:ÂN TÍCH DỮ LIỆU: ÍCH DỮ LIỆU: Ữ LIỆU: ỆU:

Chênh lệch giá trị TB chuẩn

(SMD)

0,98

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tươngđương Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test chokết quả, P = 0,00097 cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực

nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung

bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫunhiên mà do kết quả của tác động mang lại

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 7,9 6,9 0,98

Trang 13

Hình 1: So sánh điểm trung bình giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 4.2 BÀN LUẬN:

- Điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động của nhóm thực nghiệm là6,6; của nhóm đối chứng là 6,7 Độ chêch lệch điểm trung bình của 2 lớp là 0,1,giá trị p = 0,3>0,95 Điều đó chứng tỏ 2 lớp trước tác động là tương đươngnhau Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nhiệm là 7,9, lớpđối chứng là 6,9, độ chêch lệch điểm trung bình của 2 lớp là 1,0 Điều đó chứng

tỏ lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng

- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) là 0,98 Chứng tỏ biện pháptác động có ảnh hưởng lớn đến kết quả

- Phép kiểm chứng T- test độc lập điểm trung bình bài kiểm tra sau tácđộng của hai lớp 4D và 4C là p = 0, 00097 < 0, 05 Kết quả này khẳng định sựchênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà do kếtquả tác động mang lại

4.3 HẠN CHẾ:

Trang 14

Để có thể áp dụng kĩ thuật dạy học “Khăn trải bàn” đòi hỏi học sinh phải

tự tìm tòi dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên, mỗi nhóm, mỗi cá nhân tự sưutầm dụng cụ học tập để phục vụ nghiên cứu trong tiết học có sử dụng kĩ thuậtnày Mặt khác, khi sử dụng kĩ thuật dạy học này, thời lượng dành cho tiết họcnhiều, ảnh hưởng đến thời lượng của các tiết học khác

Trang 15

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ5.1 KẾT LUẬN:

Việc sử dụng kĩ thuật dạy học “Khăn trải bàn” trong dạy học các dạng bàitập luyện từ và câu ở tiểu học nói chung và lớp 4 Trường Tiểu học XXX thực sựmang lại hiệu quả là nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Từ việc áp dụng

kĩ thuật “ Khăn trải bàn” vào giảng dạy đã nâng cao chất lượng môn học Luyện

từ và câu ở lớp 4D và học sinh khối 4 của Trường Tiểu học XXX nói chung,đồng thời nhờ có sự tìm tòi kiến thức đã giúp các em có được vốn từ phong phú.Các em tự tin hơn trong sử dụng vốn từ, vận dụng tốt trong việc viết văn

5.2 KHUYẾN NGHỊ:

- Đối với giáo viên: không ngừng học tập, tự học, tự bồi dỡng, mạnh dạnđổi mới phơng pháp dạy học Không quá lệ thuộc vào sách giáo viên và các sáchhớng dẫn giảng dạy khác Trong dạy học luôn đổi mới các hình thức và các hoạtđộng nhằm tạo hứng thú cho học sinh và phát huy có hiệu quả tính tích cực củangười học

- Đối với nhà trường : cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạyhọc theo hướng hiện đại hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ cácphương tiện áp dụng đổi mới các phương pháp dạy học Trước hết cần tăngcường các loại bảng nhóm, bảng phụ, đảm bảo mỗi lớp có khoảng 4 đến 5 bảngnhóm, bảng phụ

Trang 16

- Đối với các cấp lãnh đạo: cần tổ chức nhiều hội thảo, nhiều buổi sinhhoạt chuyên môn, thao giảng có sử dụng kĩ thuật dạy học “ Bàn tay nặn bột” đểgiáo viên được trao đổi và sử dụng kĩ thuật này được thành thạo và hiệu quả.

Với kết quả của đề tài này, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻcủa các đồng nghiệp Các thầy giáo, cô giáo dạy Tiểu học có thể nghiên cứu, ứngdụng đề tài này vào việc dạy môn Luyện từ và câu ở các lớp 2, 3, 4, 5 để nângcao chất lượng học môn Luyện từ và câu

Ngày đăng: 19/03/2015, 10:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w