3.1.Với Chính Phủ
- Ra quyết định, chỉ đạo các Bộ, Ngành phối hợp chặt chẽ với Bộ tài chính và Tổng cục Hải quan trong việc mã hóa, hoàn thiện các danh mục về thuế, trị giá, xuất xứ… làm căn cứ để so sánh, đối chiếu, phát phiện sai phạm cho công tác kiểm tra sau thông quan.
- Tiến hành kết nối thông tin với Bộ tài chính, Tổng cục Hải quan để thuận lợi cho việc quản lý, phối hợp giải quyết thủ tục thuận tiện hơn.
3.2.Với Bộ tài chính
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ: Cục tin học & Thống kê tài chính, Vụ tài vụ, Tổng cục thuế, kho bạc nhà nước…trao đổi, cung cấp thông tin làm cơ sở để cơ quan Hải quan có thể nhận được thông tin liên quan đến hàng hóa khi cần thiết. Trước mắt, cần triển khai ngay việc kết nối mạng giữa cơ quan Hải quan với Kho bạc, Ngân hàng nhằm quản lý việc thu ngân sách, thanh toán của doanh nghiệp qua hệ thống Kho bạc, Ngân hàng
- Xét duyệt các dự án nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị cần thiết cho các Cục Hải quan phục vụ thuận lợi cho công tác tìm kiếm, xử lý thông tin.
- Phối hợp với Bộ công an xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chí quản lý rủi ro đối với các doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc quản lý các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận và thường xuyên gian lận, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính đúng theo quy định của pháp luật. Xây dựng hoàn chỉnh bộ tiêu chí quản lý rủi ro sẽ giúp cho công tác phân loại doanh nghiệp, phân loại hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế, đảm bảo công tác phòng chống gian lận thương mại hoạt động tốt hơn.
- Quy định rõ ràng hơn việc kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, các vận đơn, tờ khai… trong việc kiểm tra sau thông quan để các cán bộ hải quan có căn cứ thực hiện.
- Xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm tra sau thông quan bao gồm các tiêu chí xác định doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên không cần phải kiểm tra sau thông quan đối với những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật Hải quan, pháp luật thuế, có số thuế nộp ngân sách nhà nước thuộc diện ưu tiên, các doanh nghiệp có độ rủi ro thấp và khả năng gian lận không cao…; chuẩn mực xác định doanh nghiệp thuộc
diện kiểm tra sau thông quan đối với những doanh nghiệp thường xuyên vi phạm pháp luật Hải quan, có hàng hóa nhập khẩu với thuế suất cao, khả năng gian lận thương mại lớn…; các quy định nhiệm vụ cụ thể của công chức kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp thực hiện kiểm tra những nội dung nào và không cần kiểm tra những nội dung nào…. Khi xây dựng được hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực kiểm tra sau thông quan sẽ giảm bớt được khối lượng công việc của các công chức kiểm tra sau thông quan, đồng thời sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra sau thông quan.
3.3.Với Tổng cục Hải quan
- Thúc đẩy nhanh việc hình thành một mô hình quản lý hải quan chuẩn mực, tiếp thu những thành tựu của các nước tiên tiến trên cơ sở thực tiễn của Hải quan Việt Nam, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao mức độ tự động, tiếp nhận và xử lý thông tin
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Cục thực hiện tốt công tác, phân tích và đánh giá thông tin. Hướng dẫn và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
- Tăng cường năng lực thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan, hoàn chỉnh hệ thống bộ máy tổ chức, đào tạo chuyên sâu cho công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan.
- Kiến nghị ban hành một số văn bản đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của kiểm tra sau thông quan như: hướng dẫn Điều 161 Bộ luật hình sự về tội trốn thuế; thủ tục tạm giữ hàng hóa, xử lý vi phạm hành chính…
- Ban hành các tài kiệu hướng dẫn kỹ thuật kiểm tra về các hình thức gian lận như: gian lận các chính sách ưu đãi về thuế, gian lận định mức, gian lận về xuất xứ…
- Nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ kiểm tra sau thông quan đầu tư trang thiết bị, máy móc, đường truyền và các công cụ hỗ trợ khác đồng bộ, hiện đại phục vụ cho các công tác chuyên môn.
KẾT LUẬN
Ngành Hải quan Việt Nam đóng vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt trong công cuộc đấu tranh nhằm khẳng định, bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh kinh tế, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Gần 10 năm hoạt động, lực lượng kiểm tra sau thông quan đã sớm trưởng thành và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong quá trình phát triển Ngành Hải quan, đóng góp tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ chống thất thu ngân sách cho nhà nước, bảo vệ thương mại trong nước và hoàn thiện cơ chế, chính sách về Hải quan.
Hiện nay, hoạt động kiểm tra sau thông quan đã đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả dựa trên phương pháp quản lý rủi ro với quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với các chế tài xử lý nghiêm minh. Thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan hiệu quả, phát hiện, xử lý triệt để những hành vi gian lận sẽ tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về Hải quan.
Với đề tài này, em hy vọng sẽ góp thêm ý kiến của mình để hoàn thiện hơn công tác kiểm tra sau thông quan, giúp cho Ngành Hải quan nước ta tương thích với Hải quan các nước trên thế giới và phù hợp với tiến trình hội nhập. Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự quan tâm góp ý của thầy cô giáo và các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web Hải quan Việt Nam - www.customs.gov.vn
2. Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng - www.haiphong.gov.vn 3. Trang web Hải quan tỉnh Đồng Nai -www.dncustoms.gov.vn
4. Trang web Hải quan tỉnh Cần Thơ –www.haiquancantho.gov.vn 5. Các trang web: www.thuvienphapluat.vn www.thuongmaiwto.com www.tuoitre.vn www.tapchitaichinh.vn www.nhandan.com.vn
6. Quyết định số 1383/QĐ-TCHQ ngày 14/07/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
7. Quyết định số 1166/QĐ-TCHQ ngày 09/06/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan.
8. Các báo cáo tổng kết thi đua và phương hướng nhiệm vụ công tác do Chi cục kiểm tra sau thông quan Hải Phòng cung cấp.
Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ KIỂM TRA SAU...
THÔNG QUAN...
1. KHÁINIỆMKIỂMTRASAUTHÔNGQUAN 3 2. NGUYÊNTẮC, MỤCĐÍCH, ĐỐITƯỢNG, PHẠMVICỦA KIỂMTRASAUTHÔNGQUAN 5 2.1.Nguyên tắc kiểm tra...5
2.2. Mục đích...5
2.3. Đối tượng của kiểm tra sau thông quan...6
2.4. Phạm vi và phương pháp kiểm tra sau thông quan...6
2.4.1. Phạm vi của kiểm tra sau thông quan...6
2.4.2. Hình thức và phương pháp kiểm tra sau thông quan...8
3. VAITRÒCỦAKIỂMTRASAUTHÔNGQUAN 8 4. CƠSỞPHÁPLÝVIỆCTHỰCHIỆNKIỂMTRASAUTHÔNGQUANỞ VIỆT NAM 9 5. NHỮNGKINHNGHIỆMKIỂMTRASAUTHÔNGQUANỞMỘTSỐNƯỚCTRÊNTHẾGIỚI 10 5.1 Hải quan Hàn Quốc...10
5.2. Hải quan Nhật Bản...12
5.3. Hải quan ASEAN...13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN HẢI PHÒNG...
1. GIỚITHIỆUCHUNGVỀ CHICỤCKIỂMTRASAUTHÔNGQUAN 15 1.1. Cơ sở pháp lý cho sự thành lập...16
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục...17
1.3. Cơ cấu tổ chức...18
2. THỰCTRẠNGCÔNGTÁCKIỂMTRASAUTHÔNGQUANTẠI CHICỤCKIỂMTRASAUTHÔNGQUAN HẢI PHÒNG 20 2.1. Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu...20
2.2. Kết quả thực hiện kiểm tra sau thông quan...29
3. ĐÁNHGIÁVIỆCTHỰCHIỆNKIỂMTRASAUTHÔNGQUAN 36 3.1. Thành tựu đạt được...36
3.2. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân...37
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN HẢI PHÒNG ...
1. PHƯƠNGHƯỚNG, NHIỆMVỤVÀCHỈTIÊUPHẤNĐẤU 40 1.1. Phương hướng, nhiệm vụ...40
Chuyên đề tốt nghiệp
2.1. Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho kiểm tra sau thông quan...42
2.2. Hoàn thiện chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hải quan...43
2.3. Nâng cao nhận thức cũng như trình độ chuyên môn cho công chức hải quan...43
2.4. Tích cực áp dụng công nghệ thông tin nâng cao cơ sở vật chất, các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho công tác kiểm tra...44
2.5. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ...45
2.6. Tiến hành triển khai mạnh hoạt động thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại...46
2.7. Tăng cường phối hợp giữa Ngành hải quan với các đơn vị trong và ngoài ngành...47
2.8. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, triệt để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực...47
2.9. Học hỏi kinh nghiệm Hải quan các nước...48
2.10. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách về kiểm tra sau thông quan...48
3. MỘTSỐĐỀXUẤT, KIẾNNGHỊĐỂNÂNGCAOCÔNGTÁCKIỂMTRASAUTHÔNGQUAN 49 3.1.Với Chính Phủ...49
3.2.Với Bộ tài chính...49
3.3.Với Tổng cục Hải quan...50
KẾT LUẬN...