1. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU
2.5. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Cơ quan Hải quan cần phải có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp như: tên, mã số, địa chỉ, quá trình hoạt động, việc chấp hành pháp luật hải quan (số lần lập biên bản vi phạm, mức độ xử lý, tình trạng nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế), loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu, mặt hàng kinh doanh, kim ngạch xuất nhập khẩu, số lượng tờ khai, tình hình tài chính...phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát, cơ quan Hải quan đã nhận ra rằng, việc kiểm soát nội bộ hay những quy trình kinh doanh hiệu quả nhắm tới việc tuân thủ quy định chính là những chỉ số giúp họ đoán biết được mức độ tuân thủ thực tế của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của nhóm những doanh nghiệp lớn, chiếm tỷ trọng lớn về kim ngạch xuất nhập khẩu. Cơ quan Hải quan sẽ cần phải phân loại nhóm các doanh nghiệp lớn theo từng loại hình kinh doanh, xác định những doanh nghiệp và mặt hàng trọng
tâm, trọng điểm. Việc tập trung kiểm tra nhóm những doanh nghiệp lớn sẽ giúp cơ quan Hải quan xác định mức độ chấp hành pháp luật của những doanh nghiệp này, từ đó sẽ có thêm thông tin cần thiết hỗ trợ cho hoạt động xác định mức độ kiểm tra khi làm thủ tục, kiểm tra khi có dấu hiệu nghi ngờ doanh nghiệp vi phạm pháp luật sau khi thông quan. Đối với những doanh nghiệp và mặt hàng có trọng tâm, trọng điểm, việc kiểm tra sau thông quan cũng sẽ hạn chế những những sai sót, vi phạm trong quá trình thông quan, chống gian lận thương mại và thất thu ngân sách nhà nước. Việc đánh giá có trọng điểm sẽ được bắt đầu bằng việc đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp nhằm xác định xem liệu doanh nghiệp có khoảng bao nhiêu phần trăm xác suất không tuân thủ pháp luật, dẫn tới những hiệu quả nghiêm trọng.
Hoàn thiện về cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp tham gia làm thủ tục hải quan cũng như các mặt hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp giúp cán bộ hải quan có căn cứ đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật, từ đó có sự ưu tiên trong quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, đồng thời răn đe, chấn chỉnh những doanh nghiệp chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa tốt. Từ đó sẽ xây dựng được một môi trường xuất nhập khẩu lành mạnh và bền vững.