1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn mĩ thuật ở trường tiểu học

18 955 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 217,5 KB

Nội dung

Từ thực tế giảng dạy môn Mĩ thuật tôi thấy: Các em rất yêu thích Mĩ thuật, vì qua đó các em được tiếp xúc, làm quen với một số tác phẩm hội hoạ nổi tiếng và của thiếu nhi không những ở t

Trang 1

I.-TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY

VÀ HỌC MÔN MỸ THUẬT

II.- ĐẶT VẤN ĐỀ :

Mọi người ai ai cũng điều biết tất cả các ngôi nhà được xây lên phải bắt đầu từ nền móng Móng nhà có vững chắc thì ngôi nhà đó mới được bền vững Trong hệ thống giáo dục, bậc học được ví như nền móng của “ngôi nhà” đó là bậc tiểu học Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên, là cơ sở ban đầu để con người có thể tiếp thu được vốn trí thức ở các cấp học tiếp theo, cũng như mọi tri thức khoa học hiện đại Bấy lâu nay, mọi người thường chú trọng đến các lớp cuối THPT mà coi nhẹ các lớp tiểu học, điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục phát triển toàn diện mà mang nhiều khó khăn tới giáo viên trực tiếp giảng dạy Chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo đề ra là đến cuối lớp 5 các em phải đọc thông viết thạo, tính toán nhanh và am hiểu tự nhiên xã hội, biết cách ứng xử với mọi người Trong thời đại ngày nay con người không những ăn no, mặc ấm mà con người ăn ngon , mặc đẹp vì vậy cái đẹp là cái cao cả trong thời đại ngày nay,cho nên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu

Từ thực tế giảng dạy môn Mĩ thuật tôi thấy: Các em rất yêu thích Mĩ thuật, vì qua đó các em được tiếp xúc, làm quen với một số tác phẩm hội hoạ nổi tiếng và của thiếu nhi không những ở trong nước mà cả của quốc tế Các em được vẽ tranh, vẽ những gì mình mơ ước, mình yêu thích, tập trung trang trí góc học tập của mình, Song bên cạnh việc giảng dạy cho học sinh tiếp thu tốt những kiến thức cơ bản đó thì tôi thấy còn gặp nhiều hạn chế như : Nhận thức của phụ huynh học sinh, chưa coi trọng môn học, còn cho rằng đó là môn phụ, cho nên đồ dùng học sinh còn thiếu thốn, ít đầu tư Mặt khác một số giáo viên chưa có phương pháp dạy thích hợp để giúp học sinh thấy hết cái hay, cái đẹp của môn học, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, tuy đã có phòng chức năng nhưng chỉ tạm thời Vì phòng học chưa có đủ đồ dùng cần thiết để phục vụ môn học, bàn ghế còn thô sơ, tư liệu có liên quan còn hạn chế Vì thế trong quá trình giảng dạy tôi luôn phải cố gắng chuẩn bị tốt các khâu để kích thích động viên học sinh thường xuyên, kịp thời Và tôi cũng gặt hái được một

số thành quả đáng kể, phần lớn học sinh say xưa với môn học và hiểu được cái hay, cái đẹp trong môn học, góp phần hình thành ở các em khả năng cảm thụ thẩm mĩ Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường Tiểu học nói riêng và của ngành giáo dục đào

Trang 2

tạo nói chung Đó chính là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn mĩ thuật ở trường Tiểu học ”

Tôi suy nghĩ, nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm này với mục tiêu tìm ra một số giải pháp tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường Tiểu học nói riêng và của ngành giáo dục nói chung; đó là mục đích để tôi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này

III.- CƠ SỞ LÝ LUẬN :

Để đạt được mục tiêu giáo dục, nhà trường Tiểu học đã duy trì đủ 9 môn học; môn Mĩ thuật là một trong những môn học đó Đặc trưng của môn học là không nhằm đào tạo hoạ sĩ tương lai hay tạo ra những người chuyên về mĩ thuật

mà nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của cái đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày và để học tốt các môn học khác Hỗ trợ các em ở các môn học khác giúp các em phát triển toàn hiện, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm

mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng Những năm qua giáo dục thẩm mĩ đã trở thành môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, là một môn học độc lập, môn Mĩ thuật có mục tiêu chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kết quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc Việc giảng dạy môn Mĩ thuật dân tộc đảm bảo cho các em có thể giải quyết được các bài tập hàng ngày và hiểu về vẻ đẹp, về nền mĩ thuật truyền thống, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả cao hơn các môn học khác

IV.- CƠ SỞ THỰC TIỄN :

Năm học 2009 - 2010 tôi được phân công giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học là nơi tôi thực hiện nghiên cứu để viết đề tài này

a) Thuận lợi :

+ Quan điểm nhận thức về môn Mĩ thuật :

- Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh, nhất là học sinh tiểu học, trước kia không có giáo viên chuyên, môn học này là môn học phụ, không được đầu tư, không được quan tâm Vì vậy dẫn đến học sinh thờ ơ không có hiệu quả

Trang 3

- Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy mĩ thuật, phong trào học Mĩ thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và môn học đã được chú ý Bởi vì đặc thù của môn học đã được nhận thức khác so với những năm trước Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật, môn học có đóng góp rất lớn đến việc giáo dục trẻ, môn học bổ ích góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho học sinh Vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học Trong mỗi giờ học, học sinh có thể tự do suy nghĩ, tự nói lên những tình cảm của mình, dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn Qua

đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học hổ trợ tích cực cho các môn học khác

Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng

+ Trang thiết bị dạy học :

- Để giảng dạy môn mĩ thuật trong chương trình đào tạo được thành công, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : Tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực quan,

- Trường Tiểu học có một phòng học được trang bị đầy đủ một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh như : Bộ đồ dùng dạy học từ lớp 1 đến lớp 5, sách tham khảo, một số tranh ảnh , tượng, phù điêu,

+ Cơ sở vật chất :

Nhà trường quan tâm đầu tư cho phòng học chức năng riêng biệt, chỉ học

Mĩ thuật tại đó, đúng bàn ghế đủ tiêu chuẩn đủ ánh sáng, quạt mát, có tủ đựng sách vở và đồ dùng học tập của học sinh Vì thế góp phần thuận tiện cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh Học sinh lúc nào cũng có đủ đồ dùng, không

bị quên ở nhà, hơn nữa giáo viên bộ môn trưng bày phòng học một cách gọn gàng khoa học, có trưng bày tranh ảnh của họa sĩ, của các em học sinh Vì vậy lúc nào học sinh cũng được xem, được rút kinh nghiệm, được học tập của các hoạ sĩ nhỏ tuổi ở trong trường

b) Khó khăn :

+ Về nhận thức :

- Bên cạnh những thuận lợi như trên thì trường Tiểu học vẫn còn một số khó khăn còn gặp phải :

- Do quan niệm của một số giáo viên, một số bậc phụ huynh về môn học còn hạn chế cho rằng đó là môn học phụ, chưa coi trọng kết quả của giáo viên chuyên môn, sự thiếu quan tâm mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh, Điều

đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của giáo viên và học sinh gây cho

Trang 4

học sinh cảm giác chán nản, không tự tin làm bài Trên thực tế điều tra tôi còn thấy có giáo viên giảng dạy bộ môn về phương pháp sư phạm còn hạn chế, lời nói còn chưa hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, trình bày bảng còn vụng về, lúng túng, dẫn đến học sinh không lắng nghe, không tập trung tìm hiểu bài còn mơ

hồ, không nắm được mục tiêu của bài học Điều đó khiến cho các em không thích thú với bài học, thể hiện tác phẩm của mình qua loa, đại khái, vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày

+ Trang thiết bị dạy học :

Bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thế thực

tế đời sống dân chí còn nghèo, hầu hết là con em thuần nông nên điều kiện để nhân dân tập trung đầu tư cho học tập của các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em

Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh, phương tiện, đồ dùng trực quan, mẫu vẽ, Vì thế ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh

Chính vì những thuận lợi và khó khăn trên nên việc dạy học của trường tiểu học còn chưa đạt chất lượng cao, vẫn còn những học sinh chưa ham học Vì vậy là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề tôi luôn trăn trở làm như thế nào

để nâng cao chất lượng, đó chính là lý do tôi chọn nội dung nghiên cứu là Một

số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học

V.- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

1 Những biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học :

a Điều tra cơ bản :

Trong năm học , tôi được phân công giảng dạy môn Mĩ thuật tại trường

TH , tôi thấy hầu hết các em điều thích học vẽ, các em học tập với tinh thần hăng say, cảm nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện từ nội dung và hình thức mỗi khi các em vẽ một bức tranh hay một bài tập thực hành Bên cạnh đó còn một số học sinh nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản không thích học vẽ Tất cả những vấn đề trên rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến việc học Mĩ thuật của học sinh cho nên tôi đã tiến hành điều tra ở một số lớp xem có bao nhiêu em thích học vẽ và không thích hợc vẽ để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục

Trang 5

* Kết quả điều tra ban đầu :

Số học sinh thích

học

Số học sinh không thích học môn Mĩ

b Biện pháp tiến hành :

Từ thực tế giảng dạy ở giai đoạn đầu phần đông học sinh yêu thích môn học Bên cạnh đó có một số em rất thờ ơ, thậm chí chán nản đến giờ học, điều này khiến cho tiết học trở lên nặng nề, không hứng thú Vì vậy việc khắc phục tâm lý cho học sinh quả là khó khăn và hết sức cần thiết Dựa vào tâm lý của học sinh là thích khen ngợi, động viên và hay tò mò, cứ mỗi giờ giải lao, trở lại giới thiệu cho các em một số tác phẩm vẽ tiêu biểu của những hoạ sĩ nhí trong trường bạn để các em xem và tự học tập theo cách vẽ, cách thể hiện tranh Phân tích cho các em thấy được cái hay, cái đẹp được thể hiện qua các bức tranh đó, động viên các em ai cũng có thể vẽ đẹp, chỉ cần các em cố gắng tập trung, lắng nghe và thổ lộ tình cảm, thổ lộ những suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy giáo, cô giáo cùng tháo gỡ những gì em còn chưa hiểu Vì thế sự căng thẳng và chán nản trong mỗi giờ học được giảm bớt đi, các em đã có hứng thú hơn với các tiết học Sau đó trong những bài học vẽ tranh tôi khuyến khích các em vẽ nhiều và vẽ đẹp cho học sinh tự nhận xét, tự đánh giá tác phẩm của bạn có đẹp hay không đẹp và vì sao? Như vậy tôi đã hướng dẫn cho các em biết tự nhận xét, đánh giá được bài vẽ của mình

Môn học Mĩ thuật không chỉ đòi hỏi các em vẽ phải đẹp các bài tập thực hành mà còn đòi hỏi các em có sự cảm nhận giá trị nghệ thuật, nắm được mục tiêu giáo dục ở trong mỗi bài học Vì thế trong quá trình giảng dạy tôi điều phải lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp

VD : Với bài tập nặn con vật hay thực hành Mĩ thuật tuỳ vào nội dung mà

có thể chia nhóm để các nhóm cùng hoạt động đưa ra những tác phẩm hay, những sáng kiến bất ngờ, dưới sự hướng dẫn của giáo viên Với cách này thì

Trang 6

toàn bộ học sinh cần phải để ý, tham gia quân số rồi mới trả lời, mới vận dụng được vào làm bài tập thực hành mà bạn nhóm trưởng yêu cầu

Muốn học sinh thực sự tập trung vào môn học đòi hỏi phải có sự quan tâm của giáo viên, giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ bài dạy, đồ dùng dạy học phải sát với nội dung bài học, đẹp và hấp dẫn để lôi cuốn học sinh

Muốn học sinh thể hiện được những tác phẩm theo cảm nhận của riêng mình thì người giáo viên phải gợi ý, giảng giải đặc biệt là phải tạo ra được không khí sôi nổi, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, khích lệ, động viên học sinh tự tìm tòi, tự sáng tạo ra những cái hay, cái đẹp ở mỗi bài học, từ đó học sinh có thể lựa chọn và vận dụng linh hoạt vào các bài tập sau này của mình

Trên thực tế muốn có tiết học trở nên hấp dẫn, luôn cuốn, tìm tòi, khám phá, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của mình thì giáo viên là người phải hiểu sâu sắc được mục tiêu giáo dục từ đó mới có thể chuẩn bị đồ dùng, chuẩn bị phương pháp sao cho phù hợp Vì thế tiết học mới có thể tốt hơn, ngoài

ra phải áp dụng cho các em tiếp xúc thực tế với tự nhiên

Giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp muôn màu của thế giới thực, hướng các em vào việc chọn nội dung tranh, sử dụng sắc màu, hiểu được bố cục, cách chọn hình mảng chính, phụ và luật xa gần Sau đó các em tự thể hiện theo cảm nhận riêng của mình Những buổi học như vật đã đem lại cho học sinh sự hứng thú và ấn tượng tốt đẹp đối với từng tiết học

Ngoài ra, sự trang trí phòng học cũng giúp học sinh rất thích thú khi đến tiết học, giúp cho học sinh cảm nhận được đây là phòng học nghệ thuật ngay từ khi đặt chân đầu tiên vào cửa lớp Cho nên tôi đã bố trí phòng học vừa khoa học, vừa ngăn nắp như : Có tủ để sách vở, đồ dùng của học sinh ở cuối lớp, một bên

là tranh của một số hoạ sĩ nổi tiếng, một bên treo tranh trực quan của một số tiết, cuối cùng là những tác phẩm đẹp của học sinh các lớp được trưng bày sao cho

dễ xem, dễ quan sát nhất Ở các giờ học của tôi, đối với học sinh nào có tác phẩm đẹp thì cô giáo sẽ đưa vào phòng tranh để cho các bạn tham gia

Nói tóm lại, việc giảng dạy môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học tuy là kiến thức rất cơ bản, song để chất lượng giáo dục đạt hiệu quả lại là một vấn đề khó khăn đòi hỏi người giáo viên làm công tác giảng dạy môn Mĩ thuật (còn gọi

là môn giáo dục thẩm mĩ cho học sinh) phải thực sự linh hoạt và khéo léo, phải gần gũi với học sinh, hiểu rõ đặc điểm tâm lý của các em là chóng thích, chóng chán Mặt khác khi giáo dục nghệ thuật cần dựa vào cảm hứng mới sáng tác được Nắm được đặc điểm này tôi đã chọn những thời điểm thích hợp để động

Trang 7

viên khích lệ các em luôn tôn trọng ý nghĩ của các em, không áp đặt, đòi hỏi cao đối với các em, người giáo viên phải có tính kiên trì, nhẫn lại trong giảng dạy

Bằng những biện pháp như vậy tôi thấy học sinh trường tôi có rất nhiều tiến bộ trong học tập môn Mĩ thuật cả về tâm lý và năng lực Khi các em có niềm say mê nghệ thuật thì việc truyền thụ kỹ thuật sẽ thuận lợi hơn, giờ học sôi nổi hơn, điều đó thúc đẩy khả năng sáng tạo của các em, lôi cuốn các em vào môn học và học tốt bộ môn

2 Những việc làm cụ thể:

Để chứng minh những giải pháp trên tôi đưa ra một số tiết dạy mẫu như sau :

1 Tiết 5 : Bài 5 - Mĩ thuật lớp 5 : Nặn tạo dáng : Nặn con vật quen thuộc

I Mục tiêu :

- Giúp học sinh nhận biết hình dáng đặc điểm và vẻ đẹp của con vật

- Biết cách nặn và nặn được con vật yêu thích

- Biết cách trình bày sản phẩm

II Chuẩn bị :

Tham khảo sách giáo viên

III Các hoạt động chủ yếu :

Giới thiệu bài :

GV dùng tranh, ảnh các con vật và sản phẩm đất nặn (đã chuẩn bị) tìm cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung

Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét :

Dùng tranh, ảnh, các sản phẩm nặn đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu nội dung bài học, các câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu và đúng với đặc trưng con vật Ví

dụ :

+ Những bộ phận chính của con vật?

+ Đặc điểm về hình dáng chung của con vật?

+ Đặc điểm nổi bật của con vật?

+ Màu sắc của con vật?

+ Hình dáng con vật khi hoạt động (đi, đứng, nằm, ăn, )?

- GV có thể mở rộng thêm nội dung bằng cách yêu cầu một số học sinh kể thêm con vật mà em biết, miêu tả đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con vật đó

- Giáo viên nhấn mạnh nếu em thích nặn con vật nào thì phải chú ý quan sát nhớ lại đặc điểm chung về hình dáng, màu sắc và đặc điểm nổi bật của con vật Ví dụ : Con trâu có thân hình to lớn, bụng căng tròn, chân to, sừng dài, đuôi dài,

Trang 8

Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách nặn con vật :

- GV nặn mẫu một con vật (qua các thao tác) để học sinh quan sát :

+ Chọn, nhào đất nặn cho dẻo

+ Nặn cho bộ phận chính của con vật

+ Nặn các bộ phận khác

+ Nặn thêm chi tiết

+ Ghép, dính các bộ phận, tạo dáng và hoàn thiện con vật

- Chú ý :

+ Giáo viên có thể làm lại các thao tác tạo hình dáng đang hoạt động cho con vật đẹp và sinh động

- Trước khi học sinh nặn, giáo viên có thể cho học sinh xem một số sản phẩm đẹp để học sinh tập cách nặn, cách tạo dáng

Hoạt động 3 : Hướng dẫn thực hành :

- Nhắc học sinh cần chọn con vật mình yêu thích để nặn

- Chọn màu đất thích hợp với con vật định nặn

- Nhào đất cho dẻo trước khi nặn

- Cho phép học sinh khá, giỏi có thể nặn 2 hoặc 3 con vật và sắp xếp thành nhóm

- Nhắc những học sinh nào chậm chỉ nên chọn nặn con vật đơn giản, dễ nặn

- Trong khi học sinh thực hành giáo viên đến từng bàn để hướng dẫn bổ sung

Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá :

- Giáo viên, học sinh trình bày sản phẩm lên bàn, hoặc theo nhóm, tổ

- Giáo viên chọn một số sản phẩm tiêu biểu để nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm chung

- Gọi một số học sinh cùng tham gia nhận xét bài của các bạn

Dặn dò :

- Nhắc nhở học sinh vệ sinh lớp học, rửa tay sạch sẽ

- Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau

2 Tiết 17 - Bài 17 - Mĩ thuật lớp 3 : Vẽ tranh - Đề tài cô (chú) bộ đội

I Mục tiêu :

- Học sinh hiểu về hình ảnh cô, chú bộ đội

- Biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài cô, chú bộ đội

- Học sinh yêu quý cô, chú bộ đội

Trang 9

II Chuẩn bị :

GV : Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài bộ đội.

- Hình gợi ý cách vẽ tranh

- Một số bài vẽ đề tài về bộ đội của học sinh các lớp trước

HS : Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ

III Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Giới thiệu bài : Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung

Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài :

Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh và gợi ý học sinh nhận biết

+ Tranh, ảnh về đề tài cô, chú bộ đội rất phong phú : Bộ đội với thiếu nhi,

bộ đội giúp nhân dân, bộ đội hành quân,

+ Ngoài hình ảnh cô, chú bộ đội còn có thêm các hình ảnh khác để tranh sinh động hơn

- Gợi ý cho học sinh nêu lên những tranh về đề tài bộ đội mà các em biết

Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại hình ảnh cô hoặc chú bộ đội

+ Quân phục : Quần áo, mũ, màu sắc,

+ Trang thiết bị : Vũ khí, xe, pháo, tàu thuỷ, máy bay,

- Gợi ý cho học sinh cách thể hiện nội dung, có thể vẽ :

+ Chân dung cô hoặc chú bộ đội

+ Bộ đội trên xe tăng hoặc trên mâm pháo

+ Bộ đội tập luyện trên thao trường hay đứng gác

+ Bộ đội vui chơi với thiếu nhi

+ Bộ đội giúp nhân dân (thu hoạch mùa, chống bão lũ, )

- Nhắc học sinh cách vẽ :

+ Vẽ hình ảnh chính trước

+ Ngoài hình ảnh cô và chú bộ đội còn có thêm các hình ảnh khác để tranh sinh động hơn

- Trước khi vẽ, giáo viên và học sinh xem một số tranh của học sinh các lớp để tạo niềm tin cho các em

Hoạt động 3 : Thực hành

- Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm cách thể hiện nội dung

- Nhắc học sinh cách vẽ

+ Vẽ hình ảnh chính, phụ

Trang 10

+ Gợi ý học sinh vẽ thêm cảnh vật cho sinh động, nhưng phải phù hợp với nội dung tranh

- Quan sát, gợi ý học sinh

+ Vẽ hình như đã hướng dẫn (vẽ vừa với phần giấy quy định)

+ Vẽ màu : Phù hợp với nội dung, màu có đậm, có nhạt

Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá :

- Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ về :

+ Cách thể hiện nội dung đề tài

+ Bố cục hình dáng

+ Màu sắc

- Học sinh chọn các tranh đẹp và xếp theo ý mình

Dặn dò :

- Quan sát cái lọ hoa

3 Tiết 3 : Bài 17 - Mĩ thuật lớp 4 - Vẽ trang trí : Trang trí hình vuông

I Mục tiêu :

- Học sinh hiểu biết thêm về trang trí hình vuông và sử dụng nó trong cuộc sống

- Học sinh biết cách trang trí và trang trí được hình vuông (sắp xếp hình mảng, hoạ tiết, màu sắc hài hoà, có trọng tâm)

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông

II Chuẩn bị :

GV : SGK; SGV

- Một số đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông như : Khăn vuông, khăn trải bàn, thảm, gạch hoa,

- Một số bài trang trí hình vuông của học sinh các lớp trước

- Sưu tầm một số bài trang trí hình vuông đã in trong các giáo trình mĩ thuật hoặc bộ ĐDDH

- Hình hướng dẫn các bước trang trí hình vuông

HS : Giấy vẽ hoặc vở thực hành.

- Bút chì, tẩy,, compa, thước kẻ, màu vẽ,

III Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Giới thiệu bài :

Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung

Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét :

Ngày đăng: 12/05/2015, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w