1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà

91 404 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 663 KB

Nội dung

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cấp bách cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải nâng cao hiệu quả hoạt động, đặc biệt là với các Tổng Công ty nhà nước. Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, các Tổng Công ty nhà nước đã phát huy được vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, góp phần không nhỏ vào sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế những đóng góp đó chưa tương xứng với tiềm lực hiện có và những ưu đãi mà Nhà nước dành cho doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân của sự kém hiệu quả đó là do các Tổng Công ty gặp khó khăn trong việc giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích khi thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của Chính phủ và các mục tiêu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hệ thống quản lý giám sát trong việc sử dụng tài sản của Nhà nước chưa hiệu quả. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp thực sự có bước chuyển biến về chất, sử dụng có hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, cũng như những ưu đãi mà Nhà nước dành cho.Một trong những mô hình kinh doanh hiện đại mang hiệu quả kinh tế cao trên thế giới hiện nay là mô hình Công ty mẹ Công ty con. Chính vì thế, chủ trương của Chính phủ là đẩy mạnh việc chuyển đổi các Tổng Công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình này.Cùng xu thế đó, Tổng Công ty Sông Đà cũng được chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ Công ty con. Để tăng cường sức mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình này, nhiều vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu giải quyết, trong đó đặc biệt quan trọng là xây dựng cơ chế quản lý vốn theo mô hình mới. Xuất phát từ những ý tưởng trên, “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ, với hy vọng có thể góp phần hoàn thiện quá trình chuyển đổi mô hình Công ty, nâng cao sức cạnh tranh của Tổng Công ty trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Trang 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ

QUẢN LÝ VỐN TRONG TỔNG CÔNG TY 4

1.1.1 Khái niệm và phân loại Tổng Công ty 4

1.1.2 Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con 7

1.1.3 Những vấn đề chung về cơ chế quản lý vốn 13

1.2 Nội dung cơ chế quản lý vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý vốn trong doanh nghiệp 15

1.2.1 Nội dung cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con 15

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc cơ chế quản lý vốn trong doanh nghiệp .22

1.2.3 Sự cần thiết phải Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đối với doanh nghiệp .24

1.3 Kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của một số ngành và một số doanh nghiệp 27

1.3.1 Kinh nghiệm của ngành Bưu chính viễn thông 27

1.3.2 Kinh nghiệm từ Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Bộ Xây dựng (HUD) 29

1.3.3 Những bài học rút ra có thể vận dụng trong Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà 31

CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 33

2.1 Khái quát về Tổng công ty Sông Đà 33

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tổng Công ty Sông Đà 33

2.1.2 Đặc điểm tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Sông Đà 38

Trang 2

2.2.2 Hiện trạng về quản lý, sử dụng vốn của Tổng Công ty Sông Đà 492.2.3 Hiện trạng về quản lý doanh thu và chi phí của Tổng Công ty Sông Đà 532.2.4 Hiện trạng về phân phối lợi nhuận của Tổng Công ty Sông Đà 562.2.5 Hiện trạng về kiểm tra, giám sát quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà 58

2.3 Đánh giá chung về cơ chế quản lý vốn của tổng công ty Sông Đà 60

2.3.1 Những thành tựu đạt được trong cơ chế quản lý vốn của Tổng Công

ty Sông Đà 602.3.2 Những tồn tại, hạn chế trong cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà 602.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 62

CHƯƠNG3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 63 3.1 Dự báo tình hình phát triển của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2005-2015 63 3.2 Quan điểm, định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công

ty Sông Đà giai đoạn 2005-2015 64

3.2.1 Quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà 643.2.2 Định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà

Trang 3

Sông Đà 82 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 4

VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ

Đô la Mỹ Việt Nam đồng

Trang 5

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình Công ty mẹ - Công ty con 10

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu quản lý của Công ty mẹ - Công ty con 12

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Tổng Công ty Sông Đà 40

BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty Sông Đà 45

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn vay ngân hàng của Tổng Công ty Sông Đà 47

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn chiếm dụng của Tổng Công ty Sông Đà 48

Bảng 2.4: Tình hình phát hành trái phiếu của Tổng Công ty Sông Đà 48

Bảng 2.5: Khấu hao tài sản cố định của Tổng Công ty Sông Đà 52

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Sông Đà giai đoạn 2003- 2009 54

Bảng 2.7: Chi phí cho hoạt động của Tổng Công ty Sông Đà 56

Bảng 2.8: Lợi nhuận của Tổng Công ty Sông Đà giai đoạn 2003-2009 56

Trang 6

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cấp bách cho các doanhnghiệp Việt Nam là phải nâng cao hiệu quả hoạt động, đặc biệt là với các TổngCông ty nhà nước Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, các Tổng Công ty nhànước đã phát huy được vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, góp phầnkhông nhỏ vào sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, trên thực tế nhữngđóng góp đó chưa tương xứng với tiềm lực hiện có và những ưu đãi mà Nhà nướcdành cho doanh nghiệp Một trong những nguyên nhân của sự kém hiệu quả đó là

do các Tổng Công ty gặp khó khăn trong việc giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợiích khi thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của Chính phủ và các mụctiêu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hệ thống quản lý giám sát trongviệc sử dụng tài sản của Nhà nước chưa hiệu quả Vấn đề được đặt ra là làm thế nào

để các doanh nghiệp thực sự có bước chuyển biến về chất, sử dụng có hiệu quả, tậndụng tối đa các nguồn lực sẵn có, cũng như những ưu đãi mà Nhà nước dành cho

Một trong những mô hình kinh doanh hiện đại mang hiệu quả kinh tế caotrên thế giới hiện nay là mô hình Công ty mẹ - Công ty con Chính vì thế, chủtrương của Chính phủ là đẩy mạnh việc chuyển đổi các Tổng Công ty nhà nướcsang hoạt động theo mô hình này

Cùng xu thế đó, Tổng Công ty Sông Đà cũng được chuyển đổi sang hoạtđộng theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Để tăng cường sức mạnh, nâng caohiệu quả kinh tế của mô hình này, nhiều vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu giảiquyết, trong đó đặc biệt quan trọng là xây dựng cơ chế quản lý vốn theo mô hình

mới Xuất phát từ những ý tưởng trên, “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ,

với hy vọng có thể góp phần hoàn thiện quá trình chuyển đổi mô hình Công ty,nâng cao sức cạnh tranh của Tổng Công ty trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Thời gian vừa qua liên quan đến đề tài có một số Công trình nghiên cứu đềcập đến, như: Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Bùi Xuân Sơn, Đại học Kinh tế

Quốc dân “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

địa phương (lấy ví dụ ở tỉnh Thái Nguyên)” (2007), Luận văn Thạc sỹ kinh tế của

tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa, Học viện quản lý vốn “Đổi mới cơ chế quản lý quản

lý vốn của Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 theo mô hình Công ty

mẹ - Công ty con” (2007), “Cơ chế quản lý vốn trong mô hình tổng Công ty, tập đoàn kinh tế” Nxb Quản lý vốn; Đề án đổi mới cơ chế quản lý vốn giáo dục 2009 –

1014; “Đổi mới cơ chế quản lý vốn quản lý vốn Tập đoàn điện lực Việt Nam”, Luận

văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Hứa Thị Phúc Trang, Đại học Kinh tế TP HCM

“Hoàn thiện cơ chế quản lý quản lý vốn trong các Tổng Công ty Nhà nước theo mô

hình tập đoàn kinh tế Việt Nam” (2008), Luận án Tiến sỹ của tác giả Phùng Thế

Tính, Học viện Quản lý vốn “Các giải pháp quản lý vốn trong việc huy động vốn

đầu tư phát triển ở Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam theo hướng Tập đoàn kinh tế”

(2005), Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Ngọc Sự, Học viện Quản lý

vốn “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam theo hướng

Tập đoàn kinh tế” (2006), , Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Trần Vĩnh Hưng,

Đại học Kinh tế Quốc dân “ Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đối với phòng chống

ma túy Công an Việt Nam” (2007), , Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Phạm

Thanh Sơn, Đại học Kinh tế Quốc dân “Đổi mới cơ chế quản lý quản lý vốn của

Tổng Công ty Cơ khí Hồng Hà theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con” (2008),

Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Phan Phạm Hà, Đại học Kinh tế Quốc dân…

Tuy nhiên, chưa có Công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện và

đầy đủ dưới góc độ kinh tế chính trị đến “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà”, nên việc nghiên cứu vấn đề này còn rất cần thiết.

3 Mục đích của luận văn

Phân tích lý luận về Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn, khảo sát thực trạng cơchế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà và đề xuất những giải pháp đồng bộnhằm Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà

Trang 8

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà.

- Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng cơ bản ngành rất quan trọng trong côngcuộc phát triển Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về Hoàn thiện cơ chếquản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà từ năm 2007 đến năm 2010

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp tư duy logic và phương pháp duy vật biệnchứng làm phương tiện nghiên cứu Đặt nghiên cứu cơ chế quản lý vốn trong trạngthái vận động, trong điều kiện cụ thể của thế giới, các nước khu vực và Việt Namtheo thời gian Sử dụng phương pháp quy nạp, so sánh, phân tích, tổng hợp, chứngminh bằng thực tiễn để minh họa cho các giải pháp đưa ra

6 Những đóng góp của luận văn

- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý vốn Tổng

Công ty trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con

- Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông

Đà, từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

- Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm Hoàn thiện cơ chế quản lývốn của Tổng Công ty Sông Đà

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượcgồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý vốn trong

Tổng Công ty

Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý vốn tại Tổng Công ty Sông Đà.

Chương 3: Định hướng và những giải pháp cơ bản nhằm Hoàn thiện cơ chế

quản lý vốn tại Tổng Công ty Sông Đà

Trang 9

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ

QUẢN LÝ VỐN TRONG TỔNG CÔNG TY

1.1 Những vấn đề chung về cơ chế quản lý vốn đối với doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và phân loại Tổng Công ty

1.1.1.1 Khái niệm

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đã chứng minh sự phát triển của lựclượng sản xuất luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và Công nghệ.Theo đó, các hình thức tổ chức sản xuất ngày càng phát triển và hoàn thiện theohướng chuyên môn hóa, hiệp tác hóa, tập trung hóa và liên hợp sản xuất

Sau năm 1986, khi kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì các hình thức và

cơ chế hoạt động của các Công ty nhà nước cũng dần được thay đổi, nhất là khichính phủ ban hành Quyết định 90,91/TTg ngày 07/03/1994 về việc tiếp tục sắp xếplại các doanh nghiệp nhà nước và thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế, TổngCông ty khi đó đã ra đời thay thế cho tên gọi có Xí nghiệp liên hợp (XNLH), Liênhợp các xí nghiệp (LHCXN) trong các năm trước đó

Theo luật doanh nghiệp nhà nước ban hành năm 1995, khái niệm Tổng Công

ty được hiểu “là các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn được thành lập và hoạt

động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên, có mối liên hệ gắn bó với nhau

về lợi ích kinh tế, Công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân”.

Với sự phát triển của nền kinh tế, nhận thức về Tổng Công ty trong Luậtdoanh nghiệp nhà nước năm 2003 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2004) đã có những

thay đổi Theo đó “Tổng Công ty nhà nước là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở

tự đầu tư, góp vốn giữa các Công ty nhà nước với các doanh nghiệp khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ

Trang 10

gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong cùng một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và toàn Tổng Công ty”.

Như vậy, theo Luật doanh nghiệp nhà nước hiện hành, Tổng Công ty nhànước có đặc điểm như sau:

- Tổng Công ty nhà nước là một hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu

tư, tự góp vốn giữa các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên được nhà nước giaovốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác thông qua Công ty mẹ, có tráchnhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao, có cácquyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm

vi số vốn nhà nước do Tổng Công ty quản lý

- Tổng Công ty có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, hạch toán phụcthuộc và các đơn vị sự nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau về mặt lợi ích kinh

tế, quản lý vốn, kỹ thuật – công nghệ, chương trình đầu tư phát triển đào tạo kỹnăng quản lý, các dịch vụ về cung ứng vận chuyển, tiêu thụ, thông tin thị trưởng

- Tổng Công ty giao vốn và các nguồn lực khác cho đơn vị thành viên trên cơ

sở vốn và nguồn lực nhà nước đã giao cho Tổng Công ty, phù hợp với nhiệm vụkinh doanh của từng đơn vị thành viên

- Mục tiêu của Tổng Công ty là nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

và khả năng cạnh tranh trên cơ sở phối hợp, liên kết và sử dụng hợp lý mọi nguồnlực của doanh nghiệp thành viên

1.1.1.2 Phân loại các Tổng Công ty

* Phân loại theo tính chất chuyên môn hóa

- Tổng Công ty chuyên ngành là Tồng Công ty hoạt động theo hướng chuyên môn

hóa trong từng ngành kinh tế - kỹ thuật, các Công ty thành viên hoạt động trong cùng mộtngành hẹp, hay cùng sản xuất một loại sản phẩm, phối hợp chặt chẽ với nhau để khai thácthế mạnh chuyên môn Ở nhóm này có các Tổng Công ty như: Tổng Công ty Than, TổngCông ty Chè, Tổng Công ty Dầu khí, Tổng Công ty Dệt may, Tổng Công ty Thép

Trang 11

- Tổng Công ty đa ngành là Tổng Công ty kinh doanh nhiều ngành nghề khác

nhau, dong vẫn có một ngành, một lĩnh vực kinh doanh hạt nhân Các ngành nghề

và lĩnh vực kinh doanh tạo thành một kiểu cấu trúc 3 lớp: lớp trong cùng là ngànhhạt nhân của Tổng Công ty, lớp thứ 2 gồm những ngành có liên quan mật thiết vềCông nghệ hoặc thị trường với ngành hạt nhân, lớp ngoài cùng là các ngành được

mở rộng, ít liên quan đến hạt nhân

* Phân loại theo hình thức liên kết giữa các đơn vị thành viên

- Tổng Công ty liên kết theo chiều ngang: bao gồm các Công ty độc lập và có

cùng một loại sản phẩm, một lĩnh vực kinh doanh liên kết với nhau Nhiều nhà kinh

tế cho rằng, tổng Công ty liên kết theo chiều ngang được ghép nối theo kiểu cơ học,không dựa trên cơ sở thống nhất về kỹ thuật Công nghệ của quá trình sản xuất Tuynhiên, việc sắp xếp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng một loại sản phẩm,cùng một thị trường tiêu thụ có thế đem lại lợi ích lớn hơn nhờ lợi thế về quy mô

- Tổng Công ty liên kết theo chiều dọc là mô hình Công ty liên kết theo kiểu

cung ứng – sản xuất Thông thường nó bao gồm các Công ty thành viên trong cùngmột khối ngành kinh tế kỹ thuật, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc sửdụng các sản phẩm, dịch vụ đầu ra của từng doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm cuốicùng Tổng Công ty Điện lực, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, Tổng Công tyHàng không… thuộc mô hình này

- Tổng Công ty liên kết hỗn hợp là hình thức liên kết có sự kết hợp giữa liên

kết theo chiều dọc và liên kết theo chiều ngang, nó bao gồm các Công ty có thểthuộc cùng một ngành hoặc nhiều ngành khác nhau song có sự liên kết, hỗ trợ hoặc

bổ sung cho nhau Các Tổng Công ty theo mô hình này thường có quy mô lớn, kinhdoanh đa ngành, đa lĩnh vực Tổng Công ty Công nghiệp Hàng hải Việt Nam, TổngCông ty Tàu thủy Việt Nam, Tổng Công ty Cao su Việt Nam… thuộc mô hình này

* Phân loại theo quy mô, các tổng Công ty ở Việt Nam được chia thành:

- Tổng Công ty 90 là những Tổng Công ty được thành lập theo Quyết định

90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng chính phủ Các Tổng Công ty này cóquy mô tương đối lớn (phải có ít nhất nhất 5 đơn vị thành viên và có vốn pháp định

Trang 12

trên 500 tỷ VNĐ) Một số ngành đặc thù vốn pháp định có thể thấp hơn song tốithiểu phải có 100 tỷ VNĐ.

- Tổng Công ty 91 là những Tổng Công ty được thành lập theo Quyết định số

91/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng chính phủ Theo đó các thành viên củatổng Công ty 91 do Thủ tướng chính phủ chỉ định, quy mô của Tổng Công ty 91phải có số vốn trên 1000 tỷ VNĐ với ít nhất 7 đơn vị thành viên

* Phân loại theo Luật DNNN ban hành năm 2003, các Tổng Công ty được

phân thành 3 loại:

- Tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập là hình thức liên

kết và tập hợp các Công ty thành viên hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, hoạtđộng trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, nhằm tăngcường tích tụ, tập trung vốn và chuyên môn hóa kinh doanh của các đơn vị thànhviên và toàn Tổng Công ty

- Tổng Công ty do các Công ty tự đầu tư và thành lập: là hình thức liên kết

thông qua đầu tư, góp vốn của Công ty nhà nước quy mô lớn do Nhà nước sở hữutoàn bộ vốn điều lệ với các doanh nghiệp khác, trong đó Công ty nhà nước giữquyền chi phối doanh nghiệp khác

- Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là Tổng Công ty được

thành lập để thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các Công ty tráchnhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên chuyển đổi từ các Công ty nhà nước độclập và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình thành lập; thực hiệnchức năng đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước và quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu đốivới cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữu hoặchình thức pháp lý từ các Công ty nhà nước độc lập

1.1.2 Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con

1.1.2.1 Khái niệm về Công ty mẹ - Công ty con

Lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa trên thế giới đã chứng minh, từnhững đơn vị sản xuất ban đầu, trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển trên

cơ sở tích tụ và tập trung vốn theo hướng tối ưu hóa, đến nay trên thế giới đã xuất

Trang 13

hiện và tồn tại các mô hình kinh tế khác nhau trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinhdoanh Và một trong số những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả ở nhiều nước trênthế giới là mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

Thực tế hiện nay tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về mô hình Công ty mẹ

-Công ty con Tác giả Hồ Xuân Hùng cho rằng: “-Công ty mẹ - -Công ty con là một

nhóm các Công ty trong đó có một Công ty mẹ có quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp các Công ty trong nhóm Trong cơ cấu nhóm như vậy, các Công ty con có thể trở thành Công ty cổ phần trong tập đoàn, có thể tự thực hiện hoạt động, hoặc chỉ hoạt động như một bộ phận sở hữu cổ phần trong tập đoàn, trong đó tập đoàn cũng như toàn bộ hoạt động đều có tính quốc tịch vì nhiều mục đích khác nhau” (Nguồn:

Thời báo kinh tế Việt Nam số 193, ngày 28/09/2005)

Tác giả Hoàng Ngọc Minh “Công ty mẹ - Công ty con là một thực thể kinh tế

có sự liên kết kinh tế giữa các thành viên và các doanh nghiệp có quan hệ với nhau

về Công nghệ và lợi ích Trong đó Công ty con chịu sự kiểm soát và chi phối của Công ty mẹ vì Công ty mẹ chiếm hơn 50% vốn cổ phần”.

(Nguồn: Tạp chí Những vẫn đề kinh tế thế giới, số 6 - 2002)

Theo định nghĩa tại Luật DNNN 2003 (Điều 47, khoản2) thì: “Công ty mẹ

-Công ty con là hình thức liên kết thông qua đầu tư, góp vốn của -Công ty nhà nước quy mô lớn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ với các doanh nghiệp khác, trong đó Công ty nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp khác”.

Theo Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 09/09/2004 hướng dẫn thực hiện luật

DNNN năm 2003 xác đinh: Tổng Công ty theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con là

hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, bí quyết Công nghệ, thương hiệu hoặc thị trường giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó có một Công ty nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp khác (gọi tắt là Công ty mẹ)

và các doanh nghiệp thành viên khác bị Công ty mẹ chi phối (gọi tắt là Công ty con) hoặc có một phần vốn góp không chi phối của Công ty mẹ (gọi tắt là Công ty liên kết).

Từ những quan điểm trên, tác giả cho rằng: Công ty mẹ - Công ty con là hình

thức sản xuất kinh doanh thực hiện liên kết kinh tế giữa các thành viên là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập, có mối quan hệ với nhau về quản lý

Trang 14

vốn, Công nghệ, thị trường và lợi ích thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch

vụ, quản lý vốn… hoạt động trong cùng một ngành hay nhiều ngành khác nhau, trong phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia nhằm thực hiện chức năng cơ bản

là vừa kinh doanh, vừa liên kết kinh tê với mục đích tăng cường tích tụ vốn, tập trung sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận

Như vậy, một Công ty mẹ - Công ty con có các đặc điểm sau:

- Về địa vị pháp lý: Công ty mẹ - Công ty con là mô hình liên kết chặt chẽ về

lợi ích kinh tế giữa Công ty mẹ và Công ty con, giữa các Công ty con với nhau.Khác với mô hình tổng Công ty nhà nước hiện nay cả tổng Công ty và các Công tythành viên đều là pháp nhân kinh tế, còn trong mô hình mới Công ty mẹ và Công tycon đều là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nhưng tổ hợp Công ty mẹ -Công ty con không có tư cách pháp nhân

- Về cơ cấu tổ chức quản lý: mối quan hệ giữa Công ty mẹ và Công ty con

không còn là mối quan hệ hành chính nặng về ghép nối như mô hình tổng Công tytrước đây, mà là quan hệ đầu tư và liên kết kinh tế Các mối quan hệ về vốn, vềquyền và nghĩa vụ, lợi ích giữa Công ty mẹ và Công ty con được xác định rõ ràngtrên cơ sở tỷ lệ vốn đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con Công ty mẹ thông quađầu tư quản lý vốn ở mức đủ lớn để giữ vai trò trụ cột, chi phối Mọi quan hệ củaCông ty mẹ và Công ty con được thực hiện trên cơ sở hợp đồng kinh tế như giữacác pháp nhân kinh tế độc lập một cách bình đẳng

- Về quy mô hoạt động và ngành nghề: Do đặc điểm là tổ hợp liên kết của

nhiều đơn vị thành viên, có thể hoạt động trên cùng một địa bàn, lãnh thổ hoặc trêncác địa bàn khác nhau nên hầu hết Công ty mẹ - Công ty con có tiềm lực vốn lớn,năng lực sản xuất kinh doanh cao, sử dụng nhiều lao động, doanh thu và thị trườnglao động Điều này tạo thuận lợi cho sự phát triển của các Tổng Công ty hoạt độngtheo mô hình này, song cũng đặt ra những thách thức mới cho tổ chức, quản lý, điềuhòa, phối hợp hoạt động của Tổng Công ty theo mô hình mới

Trang 15

- Về đặc điểm sở hữu: Công ty mẹ - Công ty con là một tổ chức đa sở hữu,

trong đó, Công ty mẹ nhà nước có thể nắm cổ phần chi phối song cũng có thể chỉ làmột cổ đông thường của Công ty con có quyền và nghịa vụ như một cổ đông theo tỷ

lệ góp vốn Với tính chất đa sở hữu mô hình này sẽ khắc phục được cơ chế một chủ

ở các Tổng Công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay Công ty mẹ có thể nắm giữ100% vốn điều lệ, hoặc nắm giữ tỷ lệ số cổ phần chi phối (>50%), có quyền chiphối đối với hoạt động của các Công ty đó bằng vốn, Công nghệ, thị trường Đốivới Công ty mà Công ty mẹ không nắm giữ cổ phần chi phối (Công ty liên kết) thìCông ty mẹ tác động với tư cách một cổ đông

1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ kinh tế của Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con

* Mô hình Công ty mẹ - Công ty con

Trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con, thông qua đầu tư nắm vốn vào cácCông ty thành viên, Công ty mẹ thực hiện điều hành, chi phối hoạt động của các thànhviên theo một chiến lược chung thống nhất, nhưng các Công ty con vẫn giữ nguyêntính độc lập về mặt pháp lý Mô hình Công ty mẹ - Công ty con được mô tả như sau:

Sơ đồ 1.1: Mô hình Công ty mẹ - Công ty con

Trang 16

Công ty mẹ là Công ty nhà nước, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước

và theo nghị định 153/NĐ-CP; được hình thành từ việc chuyển đổi, tổ chức lại tổngCông ty thành viên hạch toán độc lập của tổng Công ty, Công ty nhà nước độc lậphoặc trên cơ sở một Công ty đầu tư mua cổ phần, góp vốn và các nguồn lực khácvào các Công ty con, Công ty liên kết và giữ quyền chi phối

- Các Công ty con:

+ Các Công ty có vốn góp chi phối của Công ty mẹ gồm: Công ty TNHH haithành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh với nước ngoài, Công ty ởnước ngoài

+ Công ty TNHH nhà nước một thành viên do Công ty mẹ nắm giữ toàn bộvốn điều lệ

+ Công ty liên kết là các Công ty có vốn góp không chi phối của Công ty mẹ,

tổ chức dưới hình thức Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần,Công ty liên doanh với nước ngoài, Công ty ở nước ngoài

* Cơ cấu quản lý của Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, bao gồm 3 bên:

Một là, những người chủ sở hữu, bao gồm: Nhà nước, các tổ chức, cá nhân

và người lao động Chủ sở hữu có vai trò cấp vốn, chịu rủi ro, quyết định Điều lệdoanh nghiệp, chỉ định và bãi miễn Hội đồng quản trị

Hai là, Hội đồng quản trị bao gồm: Hội đồng quản trị chung của cả tổ hợp

Công ty mẹ - Công ty con để quản lý chung cả tổ hợp và thường được đặt tại Công

ty mẹ Hội đồng quản trị được hình thành theo số vốn cổ đông đóng góp của cácCông ty thành viên, có nhiệm vụ thông qua mục tiêu và chiến lược hoạt động, chỉđịnh, tư vấn, bãi miễn Tổng giám đốc điều hành, kiểm soát hoạt động quản lý vốn…

Ở các Công ty con có Hội đồng quản trị và Ban giám đốc riêng để chủ động quyếtđịnh lãnh đạo, quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty con

Ba là, Tổng giám đốc, điều hành phát triển và quản lý toàn bộ tổ hợp Công

ty mẹ - Công ty con theo mục tiêu đã định

Trang 17

Cơ cấu quản lý của Công ty mẹ

Cơ cấu quản lý của Công ty con

Trang 18

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu quản lý của Công ty mẹ - Công ty con

* Mối quan hệ kinh tế giữa Công ty mẹ - Công ty con

Mô hình Công ty mẹ - Công ty con luôn tồn tại ba hình thức liên kết kinh tế

Đó là, liên kết theo chiều dọc, liên kết theo chiều ngang và liên kết hỗn hợp Tuynhiên, ở hình thức liên kết nào cũng có một Công ty mẹ giữ vai trò trung tâm, đầu

tư vốn vào các Công ty con, chi phối hoạt động của các Công ty con về mặt quản lývốn và chiến lược phát triển kinh doanh Sự chi phối của Công ty mẹ với Công tycon mặc dù được phân ra theo các hình thức liên kết, dựa trên những nền tảng khácnhau, phù hợp với từng hình thức sản phẩm khác nhau, nhưng sức mạnh chi phốicủa Công ty mẹ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nắm giữ các nguồn tài sản (baogồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình) Theo đó, nhiệm vụ cơ bản của Công tycon là tạo được doanh thu và lợi nhuận cao, ổn định lâu dài dựa trên cơ sở xây dựng

và mở rộng thụ trường, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kỹ năngquản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng việc tăngnăng suất, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm…

1.1.3 Những vấn đề chung về cơ chế quản lý vốn

1.1.3.1 Khái niệm về cơ chế quản lý vốn

Đại hội cổ đông, Người góp vốn Công ty con

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Các phòng ban nghiệp

vụ chuyên môn

Các bộ phận sản xuất kinh doanh

Ban giám đốc

Trang 19

Trong lý luận và thực tiễn, khái niệm “cơ chế quản lý vốn” được sử dụng kháphổ biến và được hiểu với nghĩa là “chính sách và cơ chế quản lý quản lý vốn” docon người thiết lập, xây dựng và tổ chức thực hiện.

Xét trên phương diện quản lý quản lý vốn vĩ mô và vi mô thì cơ chế quản lývốn là một khái niệm mang tính bao trùm, chứa đựng trong đó các chính sách, giảipháp quản lý vốn, các công cụ quản lý vốn và các phương thức tổ chức, quản lý quản

lý vốn Mặc dù vậy, cơ chế quản lý vốn là một bộ phần cơ bản của quản lý kinh tế

Do đó, để xem xét một cách đầy đủ nội dung ý nghĩa của “cơ chế quản vốn”, cầnnghiên cứu khái niệm bao trùm trực tiếp của nó là “cơ chế quản lý kinh tế”

Theo giáo sư L.I.Abankin thì: “cơ chế kinh tế dưới dạng chung nhất của nó cóthể coi như một phương thức tổ chức nền sản xuất xã hội với tất cả các hình thức vàphương pháp vốn có với tất cả các kích thích kinh tế và các tiêu chuẩn pháp luật”

Theo giáo sư Đoàn Trọng Tuyến thì: “Cơ chế quản lý kinh tế là toàn bộ các công

cụ và phương pháp quản lý được nhà nước sử dụng kết hợp với nhau một cách đồng bộtrên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế để tác động tới nền kinh tế quốc dân, hướng cáchoạt động kinh tế vào những mục tiêu đã được xác định trong đường lối kinh tế”

Mặc dù còn có những khác biệt nhất định giữa các quan niệm được nêu trên,song các tác giả đều có chung quan niệm về cơ chế kinh tế là hệ thống các chínhsách, phương pháp và công cụ quản lý mà Nhà nước sử dụng để vận hành nền sảnxuất xã hội theo những mục tiêu đã được xác định

Quan niệm cơ chế kinh tế đã được nêu ở trên là đứng trên bình diện của cảnền kinh tế, còn trong phạm vi một doanh nghiệp, cơ chế kinh tế được xem xét chitiết hơn, cụ thể hơn

Quản lý vốn doanh nghiệp là một khâu của hệ thống quản lý vốn Vì thế, cơchế quản lý vốn doanh nghiệp luôn gắn liền với nội dung các hoạt động quản lý vốndoanh nghiệp đồng thời là một bộ phận quan trọng của cơ chế kinh tế

Cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp là một hệ thống các chính sách, giải pháp, công cụ quản lý vốn và cách thức sử dụng chúng để định hướng và chi phối các quan hệ quản lý vốn trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được những

Trang 20

mục tiêu đã được xác định trong công tác quản lý quản lý vốn.

Các hoạt động quản lý vốn của doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng baohàm các hoạt động và quan hệ kinh tế được biểu hiện thông qua việc phân phối đểtạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp

1.1.3.2 Nội dung cơ chế quản lý vốn

Những nội dung cơ bản của cơ chế quản lý vốn của các doanh nghiệp nóichung, các Tổng Công ty nói riêng xét từ góc độ chức năng và vai trò của quản lý

vốn bao gồm: 10 Huy động và tạo lập vốn kinh doanh: bao gồm các phương pháp, hình thức, công cụ cụ để khai thác và huy động các nguồn vốn 2) Quản lý và sử

dụng vốn kinh doanh: bao gồm các phương pháp quản lý, sử dụng tài sản, tiền vốn,

các mối quan hệ và nghiệp vụ quản lý vốn kế toán như phân bổ tài sản, quản lý tài

sản cố định và tài sản lưu động, đầu tư, bảo toàn vốn… 3) Phân phối thu nhập: bao

gồm trình tự và nội dụng phân phối lợi nhuận, cơ chế trích lập và sử dụng các quỹ

4) Kiểm tra giám sát hoạt động quản lý vốn doanh nghiệp: bao gồm các phương

pháp giám sát, đối tượng giám sát, nội dung giám sát… Nhằm đảm bảo an toànquản lý vốn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh

1.2 Nội dung cơ chế quản lý vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý vốn trong doanh nghiệp

1.2.1 Nội dung cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con

1.2.1.1 Phương thức huy động và tạo lập vốn

Cũng như các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong quản lý của môhình Công ty mẹ - Công ty con, việc huy động vốn có vai trò đặc biệt quan trọng vì khảnăng quản lý vốn trước hết phụ thuộc vào nguồn vốn huy động Trong điều kiện nềnkinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, kênh huy động vốn của doanh nghiệpđược mở rộng với hình thức và Công cụ quản lý vốn khác nhau Trong môi trường cạnhtranh, căn cứ vào động lực kinh tế và nhu cầu vốn trên thị trường các doanh nghiệp chủ

Trang 21

động trong việc thu hút các nguồn quản lý vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Huy động và tạo lập vốn chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Hình thức pháp lý,đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm ngành kinh doanh, môi trường kinh tế vĩ mô…

Hình thức pháp lý của doanh nghiệp quy định quy mô về vốn cũng như mức

độ huy động vốn nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Khi đó cơ chế huy động và tạo lập vốn phát huy được tác dụng trong việctận dụng các nguồn lực có thể sao cho vừa bảo đảm tính pháp lý, vừa bảo đảmnguồn vốn huy động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Cùng với hình thức pháp lý, đặc điểm kinh doanh giúp doanh nghiệp xácđinh nguồn vốn cần huy động và tạo lập, từ đó doanh nghiệp xây dựng cho đơn vịmình mục tiêu cũng như chiến lược phù hợp với đặc điểm ngành nghề Kết hợp với đặcđiểm ngành kinh doanh, môi trường kinh tế vĩ mô sẽ là công cụ, đồng thời cũng trởthành thước đo trong việc thực thi có hiệu quả cơ chế huy động vốn của doanh nghiệp

Việc huy động và tạo lập vốn thông qua các nguồn sau:

* Nguồn vốn nội bộ

Nguồn vốn nội bộ tự bổ sung có thể được thực hiện bằng hai phương thức:

Một là, tái đầu tư thông qua chính sách phân phối cổ tức Trên thực tế rất

nhiều Công ty coi trọng phương thức đầu tư từ lợi nhuận để lại Việc phân chia lợitức cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, do đóviệc gia tăng tỷ lệ tái đầu tư từ lợi nhuận để lại đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuậnhiện tại, dẫn đến cổ tức giảm sút, nhưng bù lại cổ đông có quyền sở hữu số cổ phiếutăng lên của Công ty Điều này một mặt có thể khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếulâu dài nhưng mặt khác có thể làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn

Từ đó làm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán bị sụt giảm gây ảnh hưởngkhông tốt đối với hoạt động của Công ty

Hai là, phát hành cổ phiếu nội bộ Việc phát hành cổ phiếu nội bộ không làm

giảm lợi nhuận do hoạt động kinh doanh đem lại, nhưng thay vào đó, cổ đông có thểphải chia sẻ quyền kiểm soát Công ty cũng như phần giá trị thặng dư thu được từhoạt động kinh doanh của Công ty Đây là điều mà không cổ đông nào mong muốn

Trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con việc khai thác các nguồn vốn nội

Trang 22

bộ còn bao hàm sự luân chuyển vốn giữa Công ty mẹ - Công ty con, giữa các Công

ty con với nhau dưới các hình thức khác nhau như: tín dụng nội bộ, đầu tư nôi bộ,điều hòa cấp phát vốn… Việc luân chuyển, điều hòa vốn trong nội bộ theo cách nàyvừa đảm bảo được nhu cầu vốn, vừa tiết kiệm được chi phí cho Công ty Đây là đặctrưng và cũng là ưu thế lớn trong mô hình hoạt động kinh doanh này

* Nguồn vốn tín dụng ngân hàng

Công ty mẹ - Công ty con với đặc điểm nổi bật là mô hình kinh doanh rộng,

đa ngành nghề nên nguồn vốn tín dụng ngân hàng là nguồn vốn quan trọng hàngđầu Mặc dù, có khả năng tự bổ sung vốn song hầu như không một tổ chức nào có

đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu vốn, thậm chí họ không muốn chỉ dùng nguồn vốn

tự có mà muốn dùng nguồn vốn tín dụng để san sẻ rủi ro quản lý vốn Trong điềukiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, thị trường quản lý vốn ngày càng

mở rộng thì các tổ chức, doanh nghiệp có thể khai thác các nguồn vốn tín dụng từnhiều nguồn và khá đa dạng: 1) Nguồn vốn vay từ các Ngân hàng Thương mại 2)Nguồn vốn vay từ các Ngân hàng ngoài quốc doanh 3) Nguồn vốn vay từ các Ngânhàng Trung ương 4) Vay nợ thương mại giữa các doanh nghiệp 5) Nguồn vốn vaycủa các tổ chức phi ngân hàng như: Công ty quản lý vốn, các Công ty thuê muaquản lý vốn, các nhà cung cấp sản phẩm, các khoản vay cá nhân…

Mặc dù vậy, nguồn vốn vay từ các ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhấttrong tổng số nợ tín dụng của bất kỳ doanh nghiệp nào bởi bản chất của Ngân hàng

là kinh doanh tiền tệ nên đó sẽ là các tổ chức có tính chuyên môn hóa cao nhất và

có khả năng đáp ứng rộng rãi nhu cầu đa dạng về vốn của các doanh nghiệp

* Nguồn vốn phát hành từ cổ phiếu, trái phiếu

Để tăng cường nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh việc đa dạnghóa các hình thức huy động vốn trở nên cần thiết Trong đó, sử dụng thị trườngchứng khoán và huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu Công ty là kênh huyđộng vốn trung, dài hạn cho đầu tư phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao Về

cơ bản, cơ chế huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu của Công tytrong mô hình Công ty mẹ - Công ty con và các doanh nghiệp là như nhau Bởi mỗiCông ty con trong Công ty mẹ đều là một pháp nhân độc lập

Trang 23

- Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu:

Thông thường, khi tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần giữ ở mức thấp, để tăng vốn chohoạt động kinh doanh, thì các Công ty sẽ lựa chọn cách phát hành trái phiếu tức làtăng nợ mà không tăng vốn cổ phần Ngược lại, nếu tỷ lệ này ở mức cao thì việcphát hành cổ phiếu là cách mà các Công ty con lựa chọn

- Huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu:

Huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu giúp doanh nghiệp có thể thuhút được một lượng vốn lớn, là một kênh huy động vốn quan trọng, nó giúpdoanh nghiệp có thể thu hút được một lượng vốn từ nhiều thành phần khác nhau

và đây được xem là biện pháp an toàn khi thực hiện huy động vốn Tuy nhiên,việc huy động vốn bằng con đường phụ thuộc khá nhiều vào thị trường quản lývốn của mỗi quốc gia

1.2.1.2 Các phương thức quản lý và sử dụng vốn, tài sản hợp lý có hiệu quả

Nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp có phát huy được tối đa hiệu quả của nó haykhông phụ thuộc rất lớn vào cơ chế sử dụng chúng Điều đó đòi hỏi doanh nghiệpphải xây dựng phương thức quản lý và sử dụng vốn, tài sản một cách phù hợp

ra các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng là hiệu quả kinh doanh

Trang 24

cao nhất theo kế hoạch đặt ra.

Những quyết định nói trên của Công ty mẹ được căn cứ vào một số nội dungcần lưu ý là quyền quản lý vốn của Công ty mẹ đối với phần vốn đầu tư tương ứngtại Công ty con, Công ty mẹ được quyền đầu tư bổ sung, rút vốn đầu tư, chuyểnnhượng phần vốn của mình đối với các Công ty con theo quy định của pháp luậtđiều lệ hoạt động của các Công ty con Công ty mẹ được quyền sử dụng nguồn vốncủa mình để lập các quỹ phù hợp với quy định của pháp luật như: Qũy đầu tư pháttriển, Qũy dự phòng quản lý vốn, Qũy khen thưởng, Qũy phúc lợi

Từ nguồn vốn được giao, Công ty con được quyền chủ động sử dụng số vốnnhà nước giao, các quỹ do Công ty con quản lý, chịu trách nhiệm trước Công ty mẹ

về bảo toàn, phát triển cũng như hiệu quả sử dụng vốn Đảm bảo quyền lợi chonhững người có liên quan

* Về quản lý sử dụng tài sản

Tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh cho một doanh nghiệp bao gồm: tài sản

cố định, tài sản lưu động và tài sản thuê mua quản lý vốn Trong đó, tài sản cố địnhbao gồm hệ thống các máy móc thiết bị, trang thiết bị nhà xưởng, văn phòng; tài sảnlưu động là các tài sản bằng tiền hoặc có tính chất như tiền (bao gồm tiền mặt, tiềnchuyển khoản, hàng hóa, thành phẩm…); tài sản thuê mua quản lý vốn: bản chất củathuê mua quản lý vốn là hình thức doanh nghiệp nhận tài trợ vốn trung và dài hạnthông qua việc thuê tài sản

Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyênhình thái vật chất ban đầu của nó Tuy vậy, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinhdoanh, tài sản cố định sẽ giảm sút giá trị do hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.Việc tiến hành trích khấu hao tài sản cố định không những giúp doanh nghiệp tiếptục sản xuất mà nó còn có ý nghĩa trong vấn đề đảm bảo trách nhiệm và quyền lợicủa Công ty con đối với Công ty mẹ

Trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con, giữa Công ty mẹ và các Công tycon hay giữa các Công ty thành viên việc thống nhất phương pháp cũng như tỷ lệkhấu hao sẽ bảo đảm quá trình lên báo cáo quản lý vốn hợp nhất hoặc điều chuyển

Trang 25

tài sản trong nội bộ tổ chức được thực hiện dễ dàng.

Trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con, việc quản lý tài sản cố định đượcphân cấp rất cụ thể Thông thường, Hội đồng quản trị sẽ quyết định chính sách và

có biện pháp một cách tổng quát về quản lý tài sản cố định Theo đó, Công ty mẹ cóquyền cho thuê, cầm cố, thế chấp các tài sản thuộc quyền sở hữu của Công ty theomức quy định, có quyền điều chuyển tài sản giữu các đơn vị thành viên, huy độngnguồn quỹ khấu hao của các Công ty con để đầu tư phát triển tài sản cố định trênnguyên tắc tôn trọng quyền sở hữu và phản ánh khách quan sự vận động của tài sản

cố định trên sổ sách

1.2.1.3 Phân phối hợp lý kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí màdoanh nghiệp phải bỏ ra từ các hoạt động của doanh nghiệp

Chỉ tiêu lợi nhuận là kết quả quản lý vốn cuối cùng, là một trong những chỉtiêu quản lý vốn quan trọng nhất phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp Vìvậy, việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận đóng vai trò quan trọng trongCông tác quản lý vốn của doanh nghiệp

Trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con, lợi nhuận bao gồm lợi nhuận hoạtđộng kinh doanh, lợi nhuận hoạt động khác của Công ty mẹ và lợi nhuận được chia

từ các Công ty con mà Công ty mẹ đầu tư hoặc góp vốn Như vậy, nội dụng phânphối lợi nhuận trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con được xác định dựa trênquan hệ sở hữu vốn Theo đó, chủ sở hữu được toàn quyền hưởng phần còn lại củakết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi thực hiện các nghĩa vụ theo quy địnhcủa pháp luật và bù đắp cho các chi phí sản xuất kinh doanh

Phân phối lợi nhuận không phải là việc phân chia số tiền lãi một cách đơnthuần mà là việc giải quyết tổng hòa các mối quan hệ lợi ích kinh tế diễn ra đối vớidoanh nghiệp Do vậy, việc phân phối lợi nhuận trong các Tổng Công ty hoạt độngtheo mô hình Công ty mẹ - Công ty con phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1) Hoànthành nghĩa vụ đối với nhà nước 2) Giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữaNhà nước, doanh nghiệp, người lao động, giữa Công ty mẹ với các Công ty thành

Trang 26

viên 3) Dành phần lợi nhuận thích đáng để giải quyết các nhu cầu sản xuất kinhdoanh và đảm bảo lợi ích giữa các đơn vị thành viên.

Phân phối lợi nhuận phụ thuộc vào những nhân tố cơ bản sau: 1) Hình thức

sở hữu và cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp 2) Quy mô và cơ cấu tổ chức củadoanh nghiệp 3) Chính sách của nhà nước và quy định của Pháp luật 4) Chiến lượcphát triển của doanh nghiệp

Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi bù lỗ năm trước theo quy định củaLuật thuế thu nhập Doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp sẽ được phânphối như sau: 1) Chi lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợpđồng 2) Bù đắp các khoản lỗ của các năm trước đã hết hạn được trừ vào lợi nhuậntrước thuế 3) Trích lập các quỹ theo quy định của Công ty

Số vốn còn lại sau khi trích lập các quỹ trên được phân phối theo tỷ lệ vốnnhà nước đầu tư tại Công ty và vốn Công ty huy động bình quân trong năm

1.2.1.4 Giám sát chặt chẽ quản lý vốn của Tổng Công ty

Hiện nay, ở hầu hết các Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ Công ty con, việc giám sát quản lý vốn được phân thành 2 cấp:

-* Nhà nước giám sát quản lý vốn đối với Công ty mẹ

Mặc dù trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Nhà nước có thể giữ hoặckhông giữ cổ phần chi phối Tuy nhiên, với tư cách là Công cụ điều tiết vĩ mô nềnkinh tế, để giám sát một cách có hiệu quả tình hình sử dụng vốn trong tổ hợp Công

ty mẹ - Công ty con, Nhà nước phải xây dựng hệ thống các Công cụ kiểm tra, giámsát hoạt động của Công ty mẹ như: Công ty mẹ phải thực hiện xây dựng phương án,

kế hoạch đầu tư, kế hoạch quản lý vốn dài hạn phù hợp với kế hoạch phát triển củaCông ty Các kế hoạch đầu tư, kế hoạch quản lý vốn phải được gửi đến cơ quanquản lý nhà nước theo quy định hiện hành

Hàng năm Công ty mẹ phải lập báo cáo quản lý vốn hợp nhất bao gồm: báocáo quản lý vốn hợp nhất của Công ty mẹ và Công ty con có 100% vốn điều lệ thuộc

sở hữu Công ty mẹ; báo cáo quản lý vốn của Công ty con mà Công ty mẹ giữ hơn50% quyền biểu quyết hoặc Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm các chức danh quản lý

Trang 27

chủ yếu hoặc chi phối về cơ chế quản lý vốn Các báo cáo quản lý vốn của Công ty

mẹ, Công ty thành viên, phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập

Việc giám sát từ góc độ Nhà nước đối với Công ty mẹ chủ yếu tập trung vàocác nội dung sau: 1) Giám sát việc chấp hành các quy định về điều kiện thành lậpCông ty thông qua việc kiểm tra các điều kiện được cấp giấy phép hoạt động 2)Giám sát việc tuân thủ các quy định về an toàn quản lý vốn, an toàn trong đầu tưnhằm hạn chế rủi ro cho đơn vị 3) Giám sát việc thực hiện chế độ báo tài chínhcũng như tình hình quản lý vốn của Công ty thông qua các báo cáo tài chính

* Công ty mẹ giám sát quản lý vốn các Công ty thành viên

Trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con tồn tại các mức độ sở hữu khácnhau của Công ty mẹ với các Công ty con và giữa các Công ty con với nhau Mức

độ sở hữu đó là căn cứ quyết định tính chất và mức độ chi phối khác nhau của Công

ty mẹ với các Công ty thành viên Từ đó, quyết định những vấn đề chiến lược kháccủa Công ty thành viên và quan hệ qua lại của các Công ty thành viên trong nội bộ

Từ những mức độ sở hữu như vậy hình thành nên cấu trúc sở hữu khác nhau

và điều đó ảnh hưởng quyết định đến mức độ kiểm soát khác nhau của Công ty mẹđối với các đơn vị thành viên, ảnh hưởng đến các chính sách cũng như các các biệnpháp lý được sử dụng

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc cơ chế quản lý vốn trong doanh nghiệp

1.2.2.1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào trong tổng thể nền kinh tế cũngđều phụ thuộc vào đường lối phát triển kinh tế đất nước Bởi lẽ, chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của một quốc gia thể hiện những quan điểm, mục tiêu, địnhhướng chủ đạo về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành, lĩnh vực và vùngtrong thời kỳ và vùng trong thời kỳ dài hạn nhằm thực hiện thành Công cương lĩnh

và đường lối phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước

Thực tế cho thấy, khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai

Trang 28

đoạn 1990 – 2000, quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đặt ra là nhiệm vụcấp thiết, trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,thì khi ấy vai trò của ngành dầu khí nói chung và của Tổng Công ty Sông Đà nóiriêng đã được nâng lên tầm cao mới, nới nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng hết sứcnặng nề là phải đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội trong nước, cùng với chính sách thu hútđầu tư nước ngoài đã tạo cơ hội cho Tổng Công ty Sông Đà có nhiều lựa chọn vàđiều kiện tham gia với các đơn vị trong cùng lĩnh vực để cùng đầu tư vào các hoạtđộng xây lắp thủy điện ở trong và ngoài nước

Chủ trương đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, cùngvới xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế, chính trị, xã hội đang phát triển mạnh mẽ cả về

bề rộng và chiểu sâu mở ra nhiều cơ hội cho Tổng Công ty Sông Đà đầu tư ra nướcngoài, đặc biệt là những khu vực mà trước đây không đủ điều kiện để thâm nhập

1.2.2.2 Hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước

Hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp vàmạnh mẽ đến việc Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà nóiriêng và ngành xây dựng nói chung thể hiện ở chỗ, khi xác định đây là ngành trọngđiểm, mũi nhọn thì đầu tư tài chính cho sự phát triển của ngành được coi là đúngmức Khi Quốc hội ban hành Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 năm 2003, thì đầu

tư tài chính của Nhà nước cho xây dựng cơ bản được đặc biệt ưu tiên theo xu hướngngày càng gia tăng

1.2.2.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Đặc điểm ngành kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến việc Hoàn thiện cơchế quản lý vốn của doanh nghiệp Chính vì vậy, trên cơ sở đặc điểm riêng có củangành nghề kinh doanh và xây lắp thủy điện, mà Tổng Công ty Sông Đà cần xâydựng cho mình cơ chế quản lý vốn phù hợp

Khác với các doanh nghiệp sử dụng nhiều chi phí lưu động, việc xây dựng cơchế quản lý vốn phải được xem xét trên cơ sở ưu tiên nhằm phát huy hiệu quả caonhất trong vấn đề huy động, tạo lập vốn, Tổng Công ty Sông Đà sử dụng nhiều chi

Trang 29

phí cố định trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cho nên trong cơ chế quản lý vốn,nội dung cơ chế quản lý vốn và tài sản cần được nghiên cứu thấu đáo, được quantâm nhiều hơn có như vậy mới nâng cao được hiệu quả hoạt động.

1.2.2.4 Năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp

Đây là nhân tố có vai trò quyết định đến sự thành bại trong đổi mới cơ chếquản lý vốn ở Tổng Công ty Sông Đà nói riêng và các doanh nghiệp nói chung Bởinhân tố con người là động lực của mọi sự phát triển

Hơn thế nữa, giống như hầu hết các doanh nghiệp chuyển đổi sang hoạt độngtheo mô hình Công ty mẹ - Công ty con là doanh nghiệp nhà nước, Tổng Công tySông Đà cũng nằm trong số đó Chính vì vậy, khi chuyển sang hoạt động theo môhình mới nhưng đội ngũ cán bộ trong Tổng Công ty vẫn là những con người ấy Do

dó, cả trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ chắc chắnvẫn còn chịu ảnh hưởng lớn từ cơ chế cũ và đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏđối với việc Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng Công ty Sông Đà

1.2.3 Sự cần thiết phải Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đối với doanh nghiệp

Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đối với doanh nghiệp hiện nay là một tất yếukhách quan, đó là vì những lý do cơ bản sau:

1.2.3.1 Vai trò to lớn của cơ chế quản lý vốn phù hợp đối với sự tồn tại và phát triển của Tổng Công ty

Thứ nhất, cơ chế quản lý vốn phù hợp tạo ra khả năng huy động và sử dụng

vốn có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty trong điều kiệnnền kinh tế thị trường hiện nay Cơ chế quản lý vốn của một doanh nghiệp được vímột cách hình ảnh như hệ thống tuần hoàn của một cơ thể sống Điều này cho thấy,việc huy động, tạo lập nguồn vốn; sử dụng, quản lý nguồn vốn để đưa lại khả năngsinh lời; phân phối nguồn lợi nhuận và nhất là cơ chế kiểm tra, giám sát, việc thựchiện có ý nghĩa cốt tử đối với sự sống còn của doanh nghiệp

Thứ hai, cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty được hoàn thiện sẽ bảo đảm

mối quan hệ gắn bó chặt chẽ trong toàn bộ hệ thống, giữa Công ty mẹ với Công tycon và giữa các Công ty con với nhau Bởi lẽ, xét về bản chất của mô hình Công ty

Trang 30

mẹ - Công ty con đó là mối quan hệ về đầu tư vốn Mô hình Công ty mẹ - Công tycon là mô hình tiên tiến được nhiều nước trên thế giới thực hiện Mô hình này thểhiện mối quan hệ chặt chẽ giữa Công ty mẹ và Công ty con, trong đó yếu tố vốn lànút liên kết cơ bản Thông qua việc nắm giữ và chi phối về đầu tư, Công ty mẹ có vịtrí, vai trò quan trọng trong việc quyết định chiến lược phát triển của các Công tycon nhằm thực hiện mục tiêu chung của cả Tổng Công ty Quyền sở hữu đem lạicho Công ty mẹ khả năng chi phối đối với Công ty con, thông qua việc quyết định

về tổ chức quản lý, nhân sự chủ chốt, thị trường cũng như vấn đề quan trọng khác.Mức độ sở hữu vốn của Công ty mẹ trong Công ty con quyết định nội dung của mốiquan hệ trên.Với tỷ lệ góp vốn dành được quyền chi phối, Công ty mẹ đủ sức kiểmsoát và định hướng cho Công ty con hoạt động nhằm phục vụ lợi ích, chiến lược củaCông ty mẹ Ngoài ra, giữa các Công ty con lại có mối quan hệ ràng buộc với nhau

có thể đầu tư vốn vào nhau Như thế mối liên kết trong mô hình Công ty me – Công

ty con rất chặt chẽ, mọi hoạt động đều tuân thủ theo nguyên tắc nghiêm ngặt, cácđơn vị thành viên có trách nhiệm trong xây dựng, tổ chức, tạo lên sự phát triển củaCông ty mẹ và các Công ty con

Thứ ba, việc Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn sẽ bảo đảm lợi ích kinh tế của

mỗi đơn vị, phát huy được tính sáng tạo của các Công ty thành viên Một trongnhững mục tiêu quan trọng của việc chuyển đổi mô hình tổ chức của các Tổng Công

ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con của Nhà nước

ta là nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị thànhviên trong toàn hệ thống trên cơ sở liên kết vốn – quản lý vốn, thị trường, Côngnghệ, thương hiệu và các liên kết khác Vì vậy, khi chuyển sang mô hình mới, với

sự phân cấp rõ theo luật định, cơ chế quản lý vốn tại Tổng Công ty cần phải đượcđổi mới theo hướng nâng cao tính tự chủ tự chịu trách nhiệm giữa Tổng Công ty vớicác doanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao năng lực quản lý vốn của từng doanhnghiệp thành viên của cả Tổng Công ty, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quảhoạt động của từng doanh nghiệp và của toàn hệ thống

Trang 31

1.2.3.2 Đổi mới cơ chế quản lý vốn ở Tổng Công ty Sông Đà sẽ đáp ứng yêu cầu cấp bách của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Xu hướng hội nhập kinh tế vùng, khu vực, thế giới có ảnh hưởng quan trọngđối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói chung Bởi vì,trong hầu hết các hình thức hội nhập kinh tế thường nhằm đưa ra sự thỏa thuận và điđến thống nhất việc giảm bớt các rào cản tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càngbình đẳng giữa các doanh nghiệp của các nước thành viên tham gia

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và rộng vào kinh tế khuvực thế giới, các tập đoàn kinh tế nước ngoài với tiềm lực quản lý vốn lớn, kinhnghiệm quản lý tiên tiến đã và đang tìm mọi cách thâm nhập vào Việt Nam, tạo lêntính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải khôngngừng nâng cao tính cạnh tranh để tồn tại và phát triển Trong lĩnh vực thăm dò khaithác dầu khí, tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam càng trở nên gaygắt hơn, bởi vì các Công ty kinh doanh trong lĩnh vực này hầu hết ở những nướcphát triển đã có thời gian phát triển sớm hơn, trình độ phát triển cao hơn so với cácdoanh nghiệp của ta Chính yêu cầu này, buộc Tổng Công ty Sông Đà phải đổi mới

cơ chế quản lý vốn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu của quátrình hội nhập

1.2.3.3 Cơ chế quản lý vốn đang thực hiện tại Tổng Công ty Sông Đà đã bộc

lộ những bất cập

Không thể phủ nhận những thành tích to lớn của Tổng Công ty Sông Đà đãđạt được trong thời gian qua khi thực hiện cơ chế quản lý vốn cũ Nhưng khichuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con cơ chế quản lývốn cũ đã bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp Biểu hiện ở chỗ:

Thứ nhất, trên thực tế tuy có những đổi mới về cơ chế quản lý vốn để dần

phù hợp với cơ chế thị trường, nhưng chưa có những cải cách cơ bản nhằm tạo rabước ngoặt mang tính đột phá trong sản xuất kinh doanh

Thứ hai, bộ máy quản lý vốn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế cũ, vì

vậy trước những đòi hỏi mới của sản xuất kinh doanh đã tỏ ra xơ cứng, bị động

Trang 32

không phản ứng kịp thời dẫn đến bỏ lỡ thời cơ.

Thứ ba, do duy trì quá lâu hệ thống quản lý vốn theo cơ chế tập trung, cho

nên một số thay đổi trong cơ chế quản lý vốn thời gian qua mang nặng tính chất làgiải pháp tình thế, đối phó, nửa vời, thiếu nhất quán, thậm chí mang tính áp đặt

Thứ tư, có quá nhiều đầu mối quản lý trong sản xuất kinh doanh nhưng chưa

có cơ chế phối hợp, liên kết nên tình hình sản xuất đôi khi bị cắt vụn, chồng chéodẫn đến tình trạng sản xuất chưa chặt chẽ trong sản xuất

Thứ năm, các thế mạnh về thiết bị, Công nghệ chưa được khai thác triệt để

nên thiếu các nguồn thu để phát triển toàn diện các hoạt động của toàn Tổng Công

ty và trả nợ vốn vay đầu tư

Tất cả những bất cập kể trên cho thấy cơ chế quản lý vốn của Tổng Công tySông Đà đã bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp, cho nên yêu cầu cấp bách đặt ra

là phải Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn cho phù hợp với mô hình mới – Tổng Công

ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con

1.3 Kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của một số ngành và một

số doanh nghiệp

1.3.1 Kinh nghiệm của ngành Bưu chính viễn thông

VNPT hiện là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam Vớinhững đóng góp và thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xãhội và Bảo vệ Tổ quốc, VNPT đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệuAnh hùng lao động thời kỳ 1999 - 2009 vào ngày 22/12/2009

Kế thừa 65 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thông Việt Nam,VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển củangành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt trongviệc đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bưu chínhViễn thông nhanh nhất toàn cầu

Với hơn 90 nghìn cán bộ công nhân viên, hạ tầng công nghệ viễn thông tiêntiến, mạng lưới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 64 tỉnh thành trên cả nước, VNPT tự hào

là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục vụ hơn 71

Trang 33

triệu thuê bao di động, gần 12 triệu thuê bao điện thoại cố định và khoảng hàngchục triệu người sử dụng Internet

Tháng 6/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thôngViệt Nam thay thế cho mô hình Tổng công ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoànkinh tế chủ lực của Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu,trong đó Bưu chính - Viễn thông - CNTT là nòng cốt

Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Namchuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên doNhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Sau khi Chính phủ có chủ trương mở cửa thị trường viễn thông nhằm tạo môitrường cạnh tranh, trên thị trường Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp với tư cách lànhà cung cấp hoặc nhà khai thác dịch vụ BCVT Tập đoàn Bưu chính viễn thông là

sở hữu của Nhà nước, có nhiều doanh nghiệp thành viên trực thuộc, phạm vi hoạtđộng trên toàn bộ đất nước Tổ chức sản xuất kinh doanh của Tập đoàn thực sựquản lý theo các trung tâm vùng Sau đây là một số đặc điểm về cơ chế quản lý vốncủa Tập đoàn Bưu chính viễn thông

* Quản lý vốn: Tập đoàn Bưu chính viễn thông huy động vốn từ nhiều nguồn

khác nhau trong đó nguồn vốn góp của chính phủ là chủ yếu Từ năm 1996 đến nay,Tập đoàn Bưu chính viễn thông thực hiện phát hành cổ phiếu, cổ phần hóa một sốdoanh nghiệp hoạt động tương đối độc lập như trong lĩnh vực thông tin di động, bưuchính, công nghệ viễn thông và một phần lớn trong khai thác các dịch vụ điện thoạitruyền thống Việc trả cổ tức cho các cổ đông phụ thuộc vào kết quả kinh doanhnhưng thường trích khoảng 2/3 lợi nhuận để chia Bên cạnh đó, Tập đoàn Bưu chínhviễn thông chú trọng đến phát triển mạng lưới các nhà khai thác dịch vụ để thu hútvốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân Chính vì thựchiện đa dạng hóa sở hữu Tập đoàn Bưu chính viễn thông đã khai thác được gần 5 tỷUSD cho đầu tư kinh doanh

* Quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận: Tập đoàn Bưu chính viễn thông

thực hiện quản lý chi tiết doanh thu theo vùng và hợp nhất báo cáo doanh thu tại Tập

Trang 34

đoàn Bưu chính viễn thông Các trung tâm vùng có thể quyết định mức chi phí đốivới từng khoản mục phí dưới sự hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Dovậy, mức lợi nhuận cũng được xác định cho từng vùng và mỗi vùng lại có cácphương án xác định lợi nhuận cho mỗi đơn vị thành viên, nhưng đều tuân theo mộtnguyên tắc chung đó là việc phân phối lợi nhuận phụ thuộc vào mức độ sở hữu củachủ sở hữu đối với doanh nghiệp.

* Kiểm soát quản lý vốn: Việc kiểm soát quản lý vốn của Tập đoàn Bưu

chính viễn thông thực hiện chủ yếu thông qua ban kiểm soát quản lý vốn trực thuộcTập đoàn Bưu chính viễn thông, ban này có các thành viên tại các trung tâm vùng(thành viên này không thuộc biên chế của trung tâm vùng mà trực thuộc trực tiếp tậpđoàn), các thành viên này có nhiệm vụ thu nhập và phân tích các thông tin kế toán quản

lý vốn, thực hiện kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau thông thu nhập các thông tinliên quan, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn Các trung tâm vùng cónhiệm vụ hạch toán riêng biệt để xác định lợi nhuận cho từng vùng

Tuy nhiên, lại có sự phối hợp với Tập đoàn Bưu chính viễn thông để hợpnhất báo cáo quản lý vốn cho toàn bộ Tập đoàn Bên cạnh đó bộ phận quan lý kếtoán tại Hội sở thực hiện ban hành chế độ quản lý quản lý vốn của Chính phủ đốivới doanh nghiệp Thực hiện lập trình các phần mềm kế toán thống nhất trên toànquốc một số loại mã hóa (mã hóa khách hàng, mã hóa một số tài sản riêng biệt,…)

để có thể kiểm soát trên toàn quốc Thông thường bên cạnh bộ phận kế toán quản lývốn và bộ phận kiểm soát quản lý vốn thực hiện giám sát liên tục tình hình quản lývốn và trợ giúp bộ phận kế toán tài chính mỗi khi cần thiết

1.3.2 Kinh nghiệm từ Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Bộ Xây dựng (HUD)

Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) là Tổng công ty Nhànước, được tổ chức và hoạt động theo quy định tại QĐ số 90 TTG ngày 7/3/1994của Thủ tướng Chính Phủ và Quyết định số 08/2000 QĐ-BXD ngày 02/6/2000 của

Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Tổng công ty được thành lập năm 2000, tiền thân là Công

ty Phát triển Nhà và Đô thị (thành lập năm 1989) Qua 20 năm hoạt động, vị thế củaTổng công ty ngày càng được củng cố, phát triển ở thị trường trong và ngoài nước

Trang 35

với thương hiệu “HUD” – là một trong những thương hiệu hàng đầu của Việt Namtrong lĩnh vực phát triển các dự án nhà ở và khu đô thị mới, góp phần quan trọng

vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm qua.

Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp Nhànước theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba và lần thứ chín Ban chấp hành Trungương Đảng khoá IX; đến năm 2005, Tổng Công ty đã hoàn thành cổ phần hoá cácđơn vị thành viên và chuyển sang hoạt đọng theo mô hình công ty mẹ - công ty con.Tổng Công ty gồm có 20 đơn vị thành viên là các công ty con, công ty liên kết,công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thuộc các lĩnh vực đầu tư,xây lắp, tư vấn thiết kế, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ đô thị, và dịch vụ vuichơi giải trí với nhiệm vụ chính là triển khai các dự án đô thị mới và nhà ở Cáccông ty thành viên là các công ty cổ phần hoạt động tại các địa bàn trọng điểm, cácthành phố và các đô thị trong cả nước Mối quan hệ giữa công ty mẹ - Tổng Công ty

và các công ty con thành viên là mối quan hệ bình đảng, hoạt động theo nguyên tắchợp đồng hợp tác để thực hiện kế hoạch phát triển chung của Tổng Công ty

Quán triệt phương châm “Kết hợp kinh doanh và phục vụ, lấy phục vụ đểphát triển” Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị liên tục phát triển vớinhiều dự án và khu đô thị mới quy mô khác nhau tạo ra những khu đô thị mới đồng

bộ, văn minh, hiện đại với môi trường, cảnh quan xanh, sạch đẹp, thực sự phục vụcuộc sống bình yên của người dân đến định cư tại khu đô thị

Điển hình là khu đô thị mới Linh Đàm (thủ đô Hà Nội) là mô hình Đô thịmới do Tổng Công ty khởi xướng và thực hiện thành công đã mở đầu cho mô hìnhphát triển khu đô thị mới và trở thành xu thế phát triển đô thị hiện nay ở Việt Nam.Khu đô thị Linh Đàm đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký quyết định côngnhận là một trong hai “khu đô thị kiểu mẫu” của Việt Nam hiện nay

Với những thành quả trong 20 năm phát triển và đổi mới, Tổng Công ty Đầu

tư Phát triển Nhà và Đô thị xứng đáng là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực pháttriển đô thị và nhà ở Việt Nam thời kỳ đổi mới Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà

Trang 36

và Đô thị vinh dự được Chính phủ chọn là doanh nghiệp nòng cốt để hình thànhTập đoàn Phát triển Nhà và đô thị Việt Nam

* Cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty phát triển nhà và đô thị Bộ Xây

dựng nổi bật là đã hình thành một Công ty quản lý vốn, có vai trò như một ngânhàng trong nội bộ Tcty, nó hoạt động và trợ giúp các hoạt động huy động và sửdụng vốn, giúp Tcty điều hòa lượng vốn và tìm kiếm các nguồn vốn phục vụ chođầu tư của các Công ty con và các chi nhánh Ngoài ra Công ty quản lý vốn này cònthực hiện cung cấp một số dịch vụ quản lý vốn quan trọng khác như, chuyển tiền,đổi ngoại tệ, cung cấp các giải pháp quản lý vốn cho Tcty và các đơn vị thành viên

* Quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Tcty thực hiện theo nguyên

tắc hạch toán độc lập đối với mỗi đơn vị thành viên chấp hành theo những quy định

về quản lý quản lý vốn của nước Phần lợi nhuận sau thuể sau khi Công ty con tríchvào quỹ đầu tư phát triển trên cơ sở các dự án được Tcty phê duyệt, nếu thừa thìchuyển toàn bộ về Tcty để thực hiện truy lợi tức cổ phần hoặc điều tiết cho đầu tưcủa các Công ty khác, trường hợp nếu thiếu vốn đầu tư cho các dự án nằm trongchiến lược phát triển của Công ty con đã được Tcty phê duyệt, thì sẽ được điều hòavốn thông qua mô hình Công ty quản lý vốn, hoặc có thể thực hiện vay vốn

1.3.3 Những bài học rút ra có thể vận dụng trong Hoàn thiện cơ chế quản

lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà

Kinh nghiệm thành công của các TĐ, Tcty trong vận hành hoạt động sảnxuất kinh doanh là bài học bổ ích đối với việc xây dựng cơ chế quản lý vốn áp dụngcho Tổng Công ty Sông Đà gồm các nội dung sau đây:

* Thứ nhất, về tạo lập và huy động vốn

- Cần xây dựng trên cơ sở đa sở hữu về vốn và cơ bản dựa trên sở hữu tư nhân(người chủ sở hữu về vốn trực tiếp quản lý điều hành) giảm dần đơn sở hữu về vốnnhư ở nước ta hiện nay (hầu hết là nhà nước sở hữu 100%), tránh đồng sở hữu về vốn

là đồng sử dụng nó tạo ra những khó khăn nhất định trong việc linh hoạt sử dụng cácnguồn vốn nội bộ trong Tcty, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cho Tcty

Trang 37

- Cần xây dựng phát triển them các định chế quản lý vốn trung gian (Công tyquản lý vốn, ngân hàng, bảo hiểm,…) trong Tcty, nhằm tăng cường việc huy độngvốn, điều hòa vốn tận dụng các nguồn lực quản lý vốn nội lực Tcty hoặc từ bênngoài Tcty, giúp cho Tcty luôn sẵn sang đủ vốn để hoạt động đầu tư mở rộng sảnxuất kinh doanh, tăng năng lực cho Tcty Tuy nhiên, mỗi Tcty có những quy mô,đặc thù riêng cần phải nghiên cứu kỹ về: loại hình quản lý vốn trung gian nào, thờiđiểm phát triển nó,… là do từng Tcty xem xét quyết định nhằm tránh chủ quan đểgặp phải rủi ro gây giảm tiềm lực của Tcty.

* Thứ hai, về quản lí, sử dụng vốn và tài sản

- Cần xây dựng các chiến lược đầu tư phát triển Tcty một cách dài hạn, kiênđịnh và rõ ràng ( đầu tư là cực kì quan trọng), trành phát triển đầu tư theo cơ hộingắn hạn ( mang tính chất thời vụ, chộp giật) mà lệch lạc định hướng sản xuất kinhdoanh chính xuyên suốt của Tcty Dẫn đến thiếu kinh nghiệm điều hành sản xuấtkinh doanh trong lĩnh vực mới gây nên thất thoát, rủi ro, lãng phí về vốn, làm giảmthiểu khả năng tích tụ phát triển của bản thân Tcty, chẳng hạn: ngành nghề chính làkhai thác kinh doanh dầu khí thì hãy ưu tiên phát triển số một

- Việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản cần phải linh hoạt, phải dựa trên nguyêntắc chung là tối đa hóa lợi nhuận và tất cả cụ thể hóa bằng hợp đồng kinh tế, hạn chếhẳn việc giao vốn như hiện nay Ban lãnh đạo của Tcty quyết định lựa chọn chiếnlược đầu tư, dự án đầu tư, điều chuyển vốn, nguồn nhân lực cho các dự án, thịtường, sản phẩm có tính chiến lược

* Thứ ba, về phân phối thu nhập

Dựa trên nguyên tắc chung là tối đa hóa lợi nhuận, các bên cùng có lợi và tất cảđều cụ thể hóa bằng hợp đồng kinh tế để phân chia lợi nhuận ( tránh tình trạng hìnhthành quỹ tập trung để điều tiết và phân chia mang tính dàn trải không Công bằng vềlợi ích), việc phân phối thu nhập này được xem xét thận trọng và mang tính chiến lược

* Thứ tư, về kiểm tra, giám sát quản lý vốn

Việc giám sát hoạt động quản lý vốn bằng hệ thống chi tiêu, tiêu chí nhấtđịnh được thiết lập đầy đủ ở từng khâu, từng lĩnh vực cụ thể, theo trình tự rõ ràng,minh bạch chính xác, đảm bảo được tối mật và kịp thời trong quá trình điều hành

Trang 38

hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trang 39

CHƯƠNG2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI

TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

2.1 Khái quát về Tổng công ty Sông Đà

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tổng Công ty Sông Đà

Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Sông Đà ngàynay là kết tinh của một hành trình xây dựng và phát triển liên tục trong suốt 50 nămgắn liền với sự phát triển của đất nước Ngày 01 tháng 6 năm 1961 Thủ tướngChính phủ ký Quyết định số 214 TTg về việc thành lập Ban chỉ huy Công trườngthủy điện Thác Bà; Quyết định này đã trở thành quyết định lịch sử khai sinh ra TổngCông ty, đồng nghĩa với ngành xây dựng thuỷ điện Việt Nam ra đời Bắt đầu từ con

số không, chỉ với lòng quyết tâm thấm đượm tinh phần yêu nước, đã hình thành mộtCông trường Công nghiệp lớn nhất lúc bấy giờ Hàng ngàn CBCNV đã bất chấp khókhăn, gian khổ, lao động trong điều kiện thủ Công thô sơ, nhưng trong trái tim họ vẫntràn đầy niềm tin để thắp sáng một dòng điện đầu tiên cho Tổ quốc Nhiều CBCNV

đã hy sinh dưới bom đạn Mỹ Thế hệ tiền bối của Tổng Công ty đã để lại tấm gươngsáng cho những người đi sau trân trọng về những thành quả, Công sức đóng góp vàotrang sử vàng của Tổng Công ty

Thuỷ điện Thác Bà mãi mãi xứng đáng được lưu danh như một biểu tượngcủa lòng yêu nước, ý chí kiên cường, tinh thần quả cảm thuộc về những người thợthủy điện đầu tiên ở Việt Nam Đó chính là người thợ Sông Đà

Khi Công trình thuỷ điện Thác Bà còn chưa hoàn thành, do yêu cầu của đấtnước cần nhiều nhà máy xí nghiệp phục vụ dân sinh và quốc phòng, CBCNV TổngCông ty có mặt kịp thời và đúng lúc tại những miền đất mới Hàng loạt những Côngtrình ra đời bởi Công sức đóng góp và trí tuệ của tập thể CBCNV Tổng Công tySông Đà ngày ấy giờ đây vẫn đang góp phần đắc lực vào Công cuộc đổi mới đấtnước; Đó là Nhà máy dệt Minh Phương, Nhà máy giấy Bãi Bằng, đường số 7, sânbay Yên Bái, Nhà máy hoá chất Việt Trì Mặc dù liên tục bị phân tán, thiệt hại cảtính mạng và tài lực do chiến tranh nhưng Tổng Công ty vẫn âm thầm xây dựng và

Trang 40

bảo toàn đội ngũ cán bộ, chuyên gia, thợ lành nghề dày dạn kinh nghiệm chuẩn bịcho những Công trình lớn hơn Cơ hội đó đến vào năm 1975 khi nước nhà thốngnhất, cũng là lúc Đảng và Chính phủ tin cậy giao cho Tổng Công ty nhiệm vụ rấtnặng nề nhưng vô cùng vinh dự Đó là: Chinh phục Sông Đà và xây dựng nhà máythuỷ điện lớn nhất Đông Nam á - Công trình thuỷ điện Hoà Bình Một trang sử mớicủa Tổng Công ty được mở ra ngay trên vùng đất từng được coi và "ma thiêng,nước độc" Tại Công trình thế kỷ này hàng vạn CBCNV, đặc biệt là những ngườithợ trẻ đã không quản ngày đêm, không quản gian khổ, thời tiết khắc nghiệt, bấtchấp mọi hiểm nguy để làm việc với tinh thần "Tất cả vì dòng điện ngày mai cho Tổquốc" Đây thực sự là thời kỳ mà mỗi khoảnh khắc sống đều mang trong nó tính sựkiện và giá trị đạo đức Không thể kể hết những khó khăn chồng chất cũng nhưnhững trở ngại không lường mà tập thể CBCNV Tổng Công ty Sông Đà phải vượtqua để biến giấc mơ từ nghìn đời của nhân dân thành hiện thực Cho dù thời gianbiến đổi thế nào đi nữa thì Công trình thuỷ điện Hoà Binh vẫn luôn là tượng đài củatuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh, và sự hội tụ giữa trí và lực, là kết tinh của khát vọng,trí thông minh, lòng dũng cảm, truyền thống ham học hỏi, cầu thị tiến bộ, được nuôidưỡng từ cội nguồn văn hoá ViệtNam Đất nước chuyển mình bước sang thời kỳ đổimới đặt ra trước mắt Tổng Công ty những cơ hội và thách thức lớn Chúng ta vừaphải nhanh chóng thay đổi Công tác quản lý, tổ chức sản xuất theo hướng gọn nhẹ,năng động để thích nghi, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường có sự cạnhtranh gay gắt; đồng thời vừa phải tìm mọi cách bảo toàn nguồn nhân lực quí giá cónguy cơ bị phân tán thời kỳ hậu Sông Đà Để làm được điều đó Tổng Công ty đãthực hiện nhiều phương án phát triển sản xuất tạo Công ăn việc làm Từ việc mở racác ngành nghề khác như may mặc, sản xuất vật liệu với 2 nhà máy xi măng lò đứngCông suất một nhà máy là 8,2 vạn tấn/năm, sản xuất bao bì, dịch vụ vận tải, xây dựngdân dụng, xuất khẩu lao động, kể cả tổ chức chăn nuôi Nỗ lực không mệt mỏi và kịpthời đó đã giúp Tổng Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn nhất để củng cố, xây dựnglực lượng bước vào một thời kỳ mời được đánh dấu bằng việc Đảng và Chính phủ giaonhiệm vụ làm tổng thầu xây dựng nhà máy thủy điện Yaly trên Tây Nguyên Yalykhông chỉ là vùng đất mới của người thợ Sông Đà Yaly còn là nơi ghi nhận sự trưởngthành vượt bậc của Tổng Công ty mà người thợ Sông Đà có quyền tự hào

Ngày đăng: 06/03/2015, 12:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
23. Nguyễn Thị Mai Hoa (2006), “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam theo hướng Tập đoàn kinh tế” (2006), luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam theo hướng Tập đoàn kinh tế
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hoa (2006), “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam theo hướng Tập đoàn kinh tế”
Năm: 2006
24. Nguyễn Ngọc Sự (2005), “Các giải pháp quản lý vốn trong việc huy động vốn đầu tư phát triển ở Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam theo hướng Tập đoàn kinh tế” Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp quản lý vốn trong việc huy động vốn đầu tư phát triển ở Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam theo hướng Tập đoàn kinh tế
Tác giả: Nguyễn Ngọc Sự
Năm: 2005
25. Phùng Thế Tính (2008), “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn Tập đoàn điện lực Việt Nam” Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn Tập đoàn điện lực Việt Nam
Tác giả: Phùng Thế Tính
Năm: 2008
1. Báo cáo của Ban đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước ngày 22/09/2005 Khác
2. Bộ Tài chính (2003), Nghị định 199/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2003, Về quy chế quản lý quản lý vốn đối với doanh nghiệp Khác
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
4. Báo cáo của Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24/09/2007 Khác
5. Bộ Tài chính (2003), Quyết định 206/2003/QĐ-BTC, ngày 12/12/2003, Chế độ quản lý và sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định Khác
6. Chính phủ (2004), Nghị định 199/NĐ – CP, Quy chế quản lý tài chính Công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác Khác
7. Bộ Tài chính (2003), Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách nhà nước, Nxb Tài chính , Hà Nội Khác
8. Bộ Tài chính (2003), Chế độ mới về chuyển đổi doanh nghiêp nhà nước và quản lý quản lý vốn doanh nghiệp, NXb Thống kê, Hà Nội Khác
9. Bộ Tài chính (2003), Chế độ mới về quản lý quản lý vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Nxb Tài chính , Hà Nội Khác
10.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
11. Hồ Diệu (1998), Các định chế Tài chính , Nxb Thống kê, Hà Nội Khác
12. Chính phủ (2004), Nghị định 187/NĐ – CP ngày 16/11/2004, Về việc chuyển đổi Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần Khác
13. Chính phủ (2004), Nghị định 153/NĐ – CP ngày 09/08/2004, Về tổ chức, quản lý Tổng Công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng Công ty nhà nước, Công ty nhà nước độc lập theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Khác
14. Chính phủ (2006), Chương trình hành động của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước Khác
15. Chính phủ (2007), Nghị định 111/NĐ-CP ngày 26/06/2007, về tổ chức, quản lý Tổng Công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng Công ty nhà nước, Công ty nhà nước độc lập theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Khác
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật doanh nghiệp Khác
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật doanh nghiệp nhà nước Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w