Thứ nhất, Tổng Công ty Sông Đà cần tiến hành phân cấp mạnh hơn nữa trong việc cho phép các đơn vị thành viên được chủ động quản lý, chuyển nhượng, mua bán, cầm cố, thế chấp tài sản (kể cả một số tài sản quan trọng) theo nguyên tắc bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả. Lấy hiệu quả kinh tế là thước đo cuối cùng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên. Việc cho phép
các đơn vị được chủ động cầm cố, thanh lý, nhượng bán những tài sản cố định có giá trị thấp hơn 30% tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán tại thời điểm gần nhất còn mang tính áp đặt chủ quan, chưa thực sự phù hợp với thực tế hoạt đống sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trong một số trường hợp.
Do đặc điểm ngành nghề nên được một phần không nhỏ tài sản cố định của Tổng Công ty Sông Đà thường xuyên được luân chuyển giữa các đơn vị. Để đảm bảo lợi ích của các bên, cơ chế điều chuyển tài sản phải được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và trên cơ sở hợp đồng kinh tế, Công ty mẹ chỉ phải tham gia với tư cách trung gian và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, nhằm quản lý chặt chẽ số tài sản này, Tổng Công ty Sông Đà cần nghiên cứu ban hành quy chế quản lý và sử dụng máy móc, trang thiết bị, thực hiện tốt quy chế bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ. Công tác kiểm kê tài sản cố định cũng cần được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ hơn, tránh tính hình thức, đặc biệt khi hoàn thành Công trình hoặc kết thúc năm quản lý vốn.Thông qua kiểm kê, phát hiện và xử lý triệt để các tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, vật tư ứ đọng, chậm luân chuyển, Công nợ nhằm huy động bộ phận vốn bị ứ đọng và luân chuyển góp phần giải quyết những khó khăn hiện tại về vốn của các đơn vị trong tập đoàn. Việc chuyển nhượng thanh lý tài sán cần phải được thực hiện qua phương thức đấu thầu, nghĩa là tài sản của doanh nghiệp phải được chuyển nhượng thanh lý theo giá thị trường chứ không theo giá quy định của bất kỳ cơ quan nào.
Thứ hai, đối với khẩu hao tài sản cố định, Tổng Công ty Sông Đà cần đổi mới theo hướng phân loại rõ các loại tài sản và áp dụng phương pháp khầu hao phù hợp, không chỉ sử dụng phương pháp khấu hao đường thằng mà tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư, … có thể lựa chọn phương pháp khấu hao lũy tiến, lũy thoái (khấu hao nhanh), đặc biệt đối với các loại tài sản bị lạc hậu nhanh về Công nghệ.
Việc xác định mức và tỷ lệ khấu hao của những tài sản cố định do Công ty mẹ đầu tư và giao cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc quản lý cần căn cứ vào thực
tế sử dụng và tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị này. Tránh hiện tượng Công ty mẹ xác định mức chi phí khấu hao quá cao trong khi đơn vị xử lý và sử dụng trực tiếp chưa khai thác hết Công suất của tài sản tạo sức ép về giá, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm tạo.