Giám sát chặt chẽ quản lý vốn của Tổng Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà (Trang 30)

Hiện nay, ở hầu hết các Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, việc giám sát quản lý vốn được phân thành 2 cấp:

* Nhà nước giám sát quản lý vốn đối với Công ty mẹ

Mặc dù trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Nhà nước có thể giữ hoặc không giữ cổ phần chi phối. Tuy nhiên, với tư cách là Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, để giám sát một cách có hiệu quả tình hình sử dụng vốn trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con, Nhà nước phải xây dựng hệ thống các Công cụ kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty mẹ như: Công ty mẹ phải thực hiện xây dựng phương án, kế hoạch đầu tư, kế hoạch quản lý vốn dài hạn phù hợp với kế hoạch phát triển của Công ty. Các kế hoạch đầu tư, kế hoạch quản lý vốn phải được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định hiện hành.

Hàng năm Công ty mẹ phải lập báo cáo quản lý vốn hợp nhất bao gồm: báo cáo quản lý vốn hợp nhất của Công ty mẹ và Công ty con có 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu Công ty mẹ; báo cáo quản lý vốn của Công ty con mà Công ty mẹ giữ hơn 50% quyền biểu quyết hoặc Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm các chức danh quản lý

chủ yếu hoặc chi phối về cơ chế quản lý vốn. Các báo cáo quản lý vốn của Công ty mẹ, Công ty thành viên, phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập.

Việc giám sát từ góc độ Nhà nước đối với Công ty mẹ chủ yếu tập trung vào các nội dung sau: 1) Giám sát việc chấp hành các quy định về điều kiện thành lập Công ty thông qua việc kiểm tra các điều kiện được cấp giấy phép hoạt động. 2) Giám sát việc tuân thủ các quy định về an toàn quản lý vốn, an toàn trong đầu tư nhằm hạn chế rủi ro cho đơn vị. 3) Giám sát việc thực hiện chế độ báo tài chính cũng như tình hình quản lý vốn của Công ty thông qua các báo cáo tài chính.

* Công ty mẹ giám sát quản lý vốn các Công ty thành viên

Trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con tồn tại các mức độ sở hữu khác nhau của Công ty mẹ với các Công ty con và giữa các Công ty con với nhau. Mức độ sở hữu đó là căn cứ quyết định tính chất và mức độ chi phối khác nhau của Công ty mẹ với các Công ty thành viên. Từ đó, quyết định những vấn đề chiến lược khác của Công ty thành viên và quan hệ qua lại của các Công ty thành viên trong nội bộ.

Từ những mức độ sở hữu như vậy hình thành nên cấu trúc sở hữu khác nhau và điều đó ảnh hưởng quyết định đến mức độ kiểm soát khác nhau của Công ty mẹ đối với các đơn vị thành viên, ảnh hưởng đến các chính sách cũng như các các biện pháp lý được sử dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w