Nguồn vốn vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà (Trang 52)

Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu đã có sự tăng trưởng nhanh chóng, ổn định trong thời gian qua, song nguồn vốn kinh doanh của Tổng Công ty Sông Đà. Bởi suất đầu tư cho dự án xây lắp thủy điện rất lớn. Vì vậy, để giải quyết nhu cầu về

vốn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao Tổng Công ty Sông Đà đã sử dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn (cả trong và ngoài nước) khác như: vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác, thuê tài sản chính và nhiều hình thức khác.

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh, Công ty mẹ, cũng như các Công ty con thành viên xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng vốn vay trình lên Hội đồng quản trị xem xét quyết định. Tuy nhiên đòi hỏi kế hoạch huy động, sử dụng vốn vay của các đơn vị phải có tính khả thi cao, an toàn và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Thẩm quyền quyết định huy động vốn được phân định như sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định các hợp đồng vay vốn có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo quản lý vốn gần nhất của Tổng Công ty;

Tổng giám đốc Tổng Công ty quyết định các hợp đồng vay vốn có giá trị dưới 30% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo quản lý vốn gần nhất của Tổng Công ty, nhưng không vượt quá mức tuyệt đối do Hội đồng quản trị quy định trong từng thời kỳ.

Trong tổng nguồn vốn kinh doanh nói chung, nguồn vốn vay nói riêng của Tổng Công ty Sông Đà, nguồn vốn tín dụng huy động của ngân hàng, tổ chức tín dụng là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn nhất. Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và thực hiện đúng các quy định của ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay, như hoàn trả gốc, lãi vay đúng kỳ hạn nên Tổng Công ty Sông Đà đã xây dựng và duy trì được mối quan hệ với tất cả các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác. Bằng tài sản và uy tín của mình Công ty mẹ đã bảo lãnh cho các Công ty con vay vốn trung và dài hạn để đầu tư, vay theo hạn mức để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tại các ngân hàng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Quỹ hỗ trợ phát triển… Bảng số liệu 2.2 phần nào phản ánh điều đó.

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn vay ngân hàng của Tổng Công ty Sông Đà

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Vay Ngân hàng 4.098 43,4 4.562 42,6 6.706 47,7 Vay ngắn hạn 1.228 13,0 1.410 13,2 1.695 12,1 Vay dài hạn 2.870 30,4 3.152 29,4 5.011 35,6 Nợ phải trả khác 3.586 37,9 3.948 36,9 4.743 33,7 Nguồn vốn CSH 1.153 12,2 1.353 12,6 1.471 10,5

Lợi ích cổ đông thiểu số 618 6,5 847 7,9 1.156 8,2 Tổng nguồn vốn 9.455 100.0 10.710 100.0 14.076 100,0

Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiếm toán cho năm tài chính 2007- 2009

Ngoài ra để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh, đa dạng hóa nguồn huy động, hạn chế rủi ro do tập trung nguồn vay vào một số ngân hàng, tổ chức tín dụng nhất định Tổng Công ty Sông Đà đã ban hành quy chế huy động vốn làm cơ sở thực hiện các hoạt động huy động vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w