Đổi mới phương thức đầu tư vốn đối với các Công ty con

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà (Trang 81)

Mục đích của Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhằm tăng cường hiệu quả của Công tác quản lý, phân cấp trách nhiệm, gắn trách nhiệm với quyền hạn đồng thời tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của hệ thống tài chính.

Với mô hình hoạt động Công ty mẹ - Công ty con, cơ chế quản lý của Công ty mẹ đối với Công ty con được định hướng như sau:

- Thực hiện việc quản lý và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty con độc lập thông qua hệ thống chỉ tiêu chất lượng. Hệ thống các chỉ tiêu chất lượng bao gồm: 1) Chỉ tiêu bảo toàn vốn: Mức độ bảo toàn vốn được đánh giá thông qua các chỉ số bảo toàn vốn phù hợp với mức độ trượt giá của đồng tiền. 2) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư được tính toán trên cơ sở lợi nhuận tính trên số vốn chủ sở hữu. Mức tối thiểu phải đạt được bằng với mức lãi suất cho vay dài hạn trên thị trường vốn của năm báo cáo. 3) Chỉ số nợ và khả năng thanh tóa của doanh nghiệp.

- Thực hiện đầu tư vốn vào các Công ty con theo hướng: 1) Ưu tiên đầu tư vốn cho các Công ty con có đủ khả năng năng lực tham gia cạnh tranh trên thị trường, trên cơ sở định hướng chiến lược và các dự án đầu tư khả thi, mở rộng chính sách liên kết, thu hút vốn của các thành phần kinh tế khác trên cơ sở hiệu quả kinh tế. 2) Đẩy mạnh cổ phần hóa các xí nghiệp, Công ty con phụ thuộc.

1) Quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ được tham gia quản lý, điều hành trong các Công ty liên doanh, cổ phần, TNHH. 2) Giao chỉ tiêu bảo toàn vốn cho các cán bộ tham gia quản lý điều hành theo đúng cơ chế quản lý đầu tư quản lý vốn. 3) Thúc đẩu quá trình các Công ty này tham gia vào thị trường chứng khoán để thu hút vốn phục vụ cho phát triển. Để thực hiện điều này cần nâng cao năng lực quản lý vốn, khả năng cạnh tranh, đội ngũ cán bộ,…

* Đối với các Công ty cổ phần, liên doanh, TNHH 2 thành viên trở liên.

1)Quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ được tham gia quản lý, điều hành trong các Công ty liên doanh, cổ phần ,TNHH. 2) Giao chỉ tiêu bảo toàn vốn cho các cán bộ than gia quản lý điều hành theo đúng cơ chế quản lý đầu tư quản lý vốn. 3) Thúc đẩy quá trình các Công ty này tham gia vào thị trường chứng khoán để thu hút vốn phục vụ cho phát triển. Để thực hiện điều này cần nâng cao năng lực quản lý vốn, khả năng cạnh tranh, đội ngũ cán bộ,…

* Đối với các Công ty hạch toán phụ thuộc: Thực hiện quản lý theo 2 nhóm sau:

Nhóm 1: Gồm các Công ty con phụ thuộc, xí nghiệp sẽ quản lý theo hướng cho phép các đơn vị đó được chủ động trong khung cho phép về hệ hoạt động quản lý vốn. Các đơn vị có thể hạch toán trên báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ phải nộp báo cáo quản lý vốn lên phòng tài chính kế toán Công ty mẹ, giám đốc và kế toán trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước Tổng giám đốc, cơ quan chức năng Nhà nước.

Nhóm 2: Gồm các chi nhánh, trung tâm phụ thuộc, bộ máyầtì chính kế toán đơn vị thực thi một Công đoàn trong toàn bộ quá trình hoạt động quản lý quản lý vốn, kế toán, thống kê của Công ty mẹ.

Công ty mẹ sẽ quản lý theo hướng định mức chi phí quản lý, gồm: 1) Định mức chi phí quản lý theo người lao động. 2) Định mức chi phí quản lý lao động. 3) Chế độ khoán định mức thi Công,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w