Cụ thể hóa nội dung phương thức điều hòa vốn và thông qua Công ty tà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà (Trang 79)

chính để thực hiện chức năng huy động và điều hòa vốn trong toàn mô hình

Như đã phân tích ở trên, hoạt động điều hòa vốn nội bộ của Tổng Công ty Sông Đà trong thời gian qua, tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng thực tế cho thấy việc điều hòa vốn thông thường qua phòng tài chính kế toán Công ty mẹ gặp nhiều khó khăn do Công ty mẹ chưa có chức năng kinh doanh vốn theo đúng nghĩa của cụm từ này. Việc điều hòa vốn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu đầu tư tập trung và mới chỉ được thực hiện một chiều mà chưa tạo ra luồng vốn hai chiều giữa Công ty mẹ và Công ty con và giữa các Công ty con với nhau.

Để giải quyết tồn tại nêu trên, tăng cường hiệu quả của Công tác điều hòa vốn nhằm nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ hợp, việc điều hòa vốn cần được cụ thể hóa trong quy chế quản lý vốn và cần xác định rõ: Việc điều hòa vốn được thực hiện bằng phương thức nào, điều tiết ở phạm vi nào, khi nào thì được hòa vốn thông qua các trung gian quản lý vốn, khi nào thì điều hòa vốn bằng

hình thức trên. Điều hòa vốn phải dựa vào quan hệ vay trả trên cơ sở thỏa thuận, đảm bảo lợi ích cho các bên. Tránh việc điều hòa vốn một cách giản đơn từ đơn vị làm ăn có hiệu quả sang đơn vị làm ăn thua lỗ gây thất thoát vốn, phải điều hòa vốn trên nguyên tắc hợp lý giữa lợi ích chung của tập đoàn với lợi ích riêng của mỗi đơn vị thành viên.

- Điều hòa vốn thông qua Công ty quản lý vốn: Công ty quản lý vốn là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự vận hành và phát triển của một tập đoàn kinh doanh trong môi trường cạnh tranh quốc tế gay gắt như hiện nay. Đối với mô hình Công ty mẹ - Công ty con thì Công ty quản lý vốn thực sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc huy động vốn và sử dụng vốn, giup cho tổ hợp Công ty khơi thông các nguồn vốn trong nước, quốc tế, nâng cao tính chuyên nghiệp trong huy động vốn, đáp ứng được nguồn vốn đầu tư với chi phí thấp, thay đổi phương thức quản lý thông qua đầu tư.

Công ty quản lý vốn với tư cách là trung gian quản lý vốn trong một Tổng Công ty lớn phải thực sự năng động sáng tạo. Để thực hiện cơ chế điều hòa vốn trong nội bộ tổ chức một cách có hiệu quả, cần quán triệt các nội dung chủ yếu sau: 1) Nhận thức đúng thực chất của cơ chế điều hòa vốn nội bộ, tránh đồng nhất cơ chế điều hòa vốn này với sự “bao cấp đồng bộ” làm triệt tiêu động lực phát triển. Cơ chế điều hòa vốn không có nghĩa là sự điều chỉnh vốn một cách hành chính thông thường từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn mà bao gồm hệ thống quan hệ tài chính dựa trên hoạt động tín dụng thực sự. Nghĩa là đơn vị cho vay vốn phải có lợi tức qua việc cho vay vốn nhàn rỗi, đồng thời đơn vị đi vay phải có nghĩa vụ chi trả lợi tức vốn vay. Nếu không dựa trên cơ chế lãi suất phù hợp thì việc điều hòa vốn sẽ không có cơ sở kinh tế duy trì một cách bền vững. 2) Cơ chế điều hòa vốn nội bộ thông qua Công ty quản lý vốn phải kết hợp đồng bộ với cơ chế quản lý và sử dụng các quỹ của Tổng Công ty cũng như các doanh nghiệp thành viên. Tổng Công ty có thể quy định trong điều lệ hoặc quy chế quản lý quản lý vốn về phương thức điều hòa các quỹ đó. Không nên để các quỹ chuyên dùng trở thành nguồn vốn chết mà cần thu hút bộ phận quỹ nhàn rỗi vào Công ty tài chính để trở thành nguồn vốn lớn

hơn và thực hiện việc cho vay. 3) Cơ chế điều hòa nguồn vốn trong nội bộ Tổng Công ty không được làm tổn hại quyền độc lập và tư cách pháp nhân của các Công ty thành viên. Đối với các Công ty thành viên, khi thực hiện cho vay vốn trong nội bộ thì phải khuyến khích được các bên tự nguyện tham gia và nhiều lợi ích hơn so với việc các đơn vị đi vay bên ngoài hoặc gửi tiền ở các tổ chức tín dụng khác. Cơ chế lãi xuất hợp lý và những lợi ích chiến lược lâu dài sẽ có tác dụng duy trì sự liên kết nội bộ, tốc độ quay vòng của đồng vốn sẽ được nâng lên, hiệu quả sử dụng vốn cao từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị thành viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà (Trang 79)