Nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp có phát huy được tối đa hiệu quả của nó hay không phụ thuộc rất lớn vào cơ chế sử dụng chúng. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng phương thức quản lý và sử dụng vốn, tài sản một cách phù hợp.
* Về quản lý, sử dụng vốn
Trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con, việc quản lý vốn có hai vấn đề quan trọng: Đó là tỷ lệ đầu tư vốn của Công ty mẹ tại các Công ty con như thế nào và việc phân cấp quản lý vốn, tài sản giữa các Công ty mẹ - các Công ty con đến mức độ nào để phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý vốn.
Chủ trương đường lối phát triển chiến lược chung được Công ty mẹ soạn thảo và phải đươc thực hiện thống nhất trong tổ chức. Tuy nhiên, Công ty mẹ có thể vạch ra hành lang pháp lý nhằm tạo cho các Công ty con hay chi nhánh quyền phát huy tính chủ động của mình trong việc quản lý, sử dụng vốn trong hành lang đó. Thước đo cuối cùng là hiệu quả hoạt động kinh doanh mà các Công ty con đạt được. Trong trường hợp hiệu quả sử dụng vốn là không tối ưu, Công ty mẹ có quyền thay thế người điều hành, xem xét lại quyền tự quyết của các Công ty con đồng thời đưa ra các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng là hiệu quả
kinh doanh cao nhất theo kế hoạch đặt ra.
Những quyết định nói trên của Công ty mẹ được căn cứ vào một số nội dung cần lưu ý là quyền quản lý vốn của Công ty mẹ đối với phần vốn đầu tư tương ứng tại Công ty con, Công ty mẹ được quyền đầu tư bổ sung, rút vốn đầu tư, chuyển nhượng phần vốn của mình đối với các Công ty con theo quy định của pháp luật điều lệ hoạt động của các Công ty con. Công ty mẹ được quyền sử dụng nguồn vốn của mình để lập các quỹ phù hợp với quy định của pháp luật như: Qũy đầu tư phát triển, Qũy dự phòng quản lý vốn, Qũy khen thưởng, Qũy phúc lợi.
Từ nguồn vốn được giao, Công ty con được quyền chủ động sử dụng số vốn nhà nước giao, các quỹ do Công ty con quản lý, chịu trách nhiệm trước Công ty mẹ về bảo toàn, phát triển cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Đảm bảo quyền lợi cho những người có liên quan.
* Về quản lý sử dụng tài sản
Tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh cho một doanh nghiệp bao gồm: tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản thuê mua quản lý vốn. Trong đó, tài sản cố định bao gồm hệ thống các máy móc thiết bị, trang thiết bị nhà xưởng, văn phòng; tài sản lưu động là các tài sản bằng tiền hoặc có tính chất như tiền (bao gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản, hàng hóa, thành phẩm…); tài sản thuê mua quản lý vốn: bản chất của thuê mua quản lý vốn là hình thức doanh nghiệp nhận tài trợ vốn trung và dài hạn thông qua việc thuê tài sản.
Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu của nó. Tuy vậy, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định sẽ giảm sút giá trị do hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Việc tiến hành trích khấu hao tài sản cố định không những giúp doanh nghiệp tiếp tục sản xuất mà nó còn có ý nghĩa trong vấn đề đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi của Công ty con đối với Công ty mẹ.
Trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con, giữa Công ty mẹ và các Công ty con hay giữa các Công ty thành viên việc thống nhất phương pháp cũng như tỷ lệ khấu hao sẽ bảo đảm quá trình lên báo cáo quản lý vốn hợp nhất hoặc điều chuyển
tài sản trong nội bộ tổ chức được thực hiện dễ dàng.
Trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con, việc quản lý tài sản cố định được phân cấp rất cụ thể. Thông thường, Hội đồng quản trị sẽ quyết định chính sách và có biện pháp một cách tổng quát về quản lý tài sản cố định. Theo đó, Công ty mẹ có quyền cho thuê, cầm cố, thế chấp các tài sản thuộc quyền sở hữu của Công ty theo mức quy định, có quyền điều chuyển tài sản giữu các đơn vị thành viên, huy động nguồn quỹ khấu hao của các Công ty con để đầu tư phát triển tài sản cố định trên nguyên tắc tôn trọng quyền sở hữu và phản ánh khách quan sự vận động của tài sản cố định trên sổ sách.