con, đơn vị thành viên trong việc khai thác, huy động vốn kinh doanh
Là một tổ hợp của nhiều loại hình Công ty khác nhau, do đó cơ chế huy động vốn của từng loại hình Công ty có những điểm khác biệt do tính chất sở hữu vốn quy định. Theo quy chế quản lý vốn nội bộ của Tổng Công ty Sông Đà quy định như sau:
+ Đối với Công ty con 100% vốn nhà nước, Công ty TNHH một thành viên ngoài số vốn được Công ty mẹ giao cho, Công ty được huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp. Với các phương án huy động vốn của Công ty bằng hoặc lớn hơn 30% giá trị ghi trên mỗi sổ kế toán phải được Tổng giám đốc xem xét, quyết định.
+ Đối với Công ty cổ phần thì Công ty có quyền huy động vốn của mình theo Điều lệ Công ty đó quy định.
+ Đối với các Công ty con phụ thuộc, xí nghiệp được Công ty mẹ đầu tư vốn ban đầu. Nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh đơn vị được Công ty mẹ đáp ứng dưới hình thức: cấp, cho vay có hoàn trả hay tạm ứng. Khi được Tổng giám đốc ủy quyền hoặc đồng ý doanh nghiệp được quyền chủ động vay vốn lưu động ngắn hạn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác theo nhiệm vụ và kế hoạch được Công ty phê duyệt. Mọi khoản vốn trên đơn vị phải quản lý, sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế và phải chịu trách nhiệm về tổn thất đối với từng loại vốn (nếu có) trước Công ty mẹ và pháp luật.
Những quy định trên đã phần nào tạo ra sự thông thoáng nhất định cho các Công ty con trong việc tạo lập, huy động vốn kinh doanh. Tuy nhiên, để nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khai thác tối đa khả năng huy động vốn của các đơn vị thành viên, Tổng Công ty còn cải tiến cơ chế quản lý vốn theo hướng mở
rộng quyền hạn và trách nhiệm hơn nữa cho các Công ty con trong quá trình huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Cơ sở đề đưa ra giải pháp này là dựa trên những căn cứ sau.
Xét về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con bao gồm nhiều tổ chức kinh doanh liên kết chặt chẽ với nhau về quản lý vốn, Công nghệ, sản phẩm, thị trường. Các mối liên hệ giữa các thành viên của tổ chức dựa trên cơ sở kinh tế vững chắc chứ không là liên kết hành chính. Hơn nữa, cơ chế quản lý của mô hình phải nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả, tăng cường sức mạnh trong cạnh tranh. Các Công ty con lớn mạnh tạo sức mạnh cho tập đoàn, hoạt động của tập đoàn có tính chất định hướng, thúc đẩy và hỗ trợ linh hoạt, nhạy bén hơn so với sự vận động của cả mô hình như một chỉnh thể.
-Quản lý của tập đoàn quốc tế hiện nay vận động theo xu hướng này ngày càng phát huy năng lực của tất cả các doanh nghiệp thành viên trên tất cả các lĩnh vực. Để các Công ty con thành viên phát triển thì các Công ty này phải hoàn toàn chủ động được nguồn vốn của mình. Quá trình huy động vốn phải ngày càng năng động, đơn giản và giảm bớt các giấy tờ quản lý hành chính. Với tư cách độc lập của pháp nhân kinh tế, các Công ty con cần được chủ động quyết định trong việc huy động vốn. Nếu Công ty mẹ quyết định quá nhiều, kiểm soát phê duyệt các khoản vay, nắm giữ quyền quyết định về huy động vốn thì đó là biểu hiện sự làm thay của cấp trên đối với cấp dưới. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rõ ràng cơ chế quản lý như vậy không mang lại hiệu quả cao mà còn kìm hãm sự phát triển.
- Công ty mẹ hiện nay khống chế tỷ lệ huy động vốn của Công ty con nhằm mục tiêu chính là kiểm soát quá trình hoạt động của Công ty con. Cách làm này thực chất mới chỉ mang tính bề nổi, chi tiết hành chính nhiều hơn mà chưa chú trọng đến mục tiêu thực chất là hiệu quả kinh tế. Do đó, sự kiểm soát của Công ty mẹ đối với các Công ty con phải thông qua Công cụ kiểm soát quản trị với những chỉ tiêu hiệu quả thay vì kiểm soát các nghiệp vụ chi tiết. Công ty mẹ nên xác định những giới hạn tín dụng và mức độ kiểm soát phù hợp với từng Công ty con cụ thể căn cứ vào quá trình hoạt động của Công ty còn hơn là đưa ra giới hạn chung và
không nên làm thay vai trò của Công ty con trong quá trình huy động vốn.
- Việc trao quyền tự chủ rộng rãi hơn cho các doanh nghiệp thành viên không chỉ thuần túy là cơ chế quản lý nội bộ của tổ hợp mà còn tăng tính tự chủ, gắn kết Công ty con với các ngân hàng thương mại. Do đã quen với cơ chế tập trung hóa, hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh yêu cầu Công ty mẹ bảo lãnh cho các đơn vị thành viên vay vốn để tăng thêm độ tin cậy. Ngay cả trong một số trường hợp không cần thiết một số ngân hàng vẫn muốn áp dụng cơ chế này. Do đó, đã làm cho các Công ty con mất đi tính tự chủ, ỷ lại Công ty mẹ trong giao dịch với ngân hàng thương mại.
Việc nâng cao tính tự chủ cho các Công ty con không có nghĩa là buông lỏng quản lý, và Công ty mẹ sẽ tăng cường cơ chế kiểm soát quản trị, với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cuối cùng hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty con, điều phối chung quá trình phát triển của Công ty con thông qua các kế hoạch, chiến lược phát triển. Nhờ đó, quá trình thực hiện sẽ mang tính khả thi cao, tránh được trạng thái buông lỏng quản lý.