hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty sông đà

90 394 0
hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty sông đà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TRONG TỔNG CÔNG TY 1.1 Những vấn đề chung về cơ chế quản lý vốn đối với doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và phân loại Tổng Công ty 1.1.2. Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con 1.1.3. Những vấn đề chung về cơ chế quản lý vốn 1.2. Nội dung cơ chế quản lý vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý vốn trong doanh nghiệp 1.2.1. Nội dung cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc cơ chế quản lý vốn trong doanh nghiệp 1.2.3. Sự cần thiết phải Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đối với doanh nghiệp 1.3. Kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của một số ngành và một số doanh nghiệp 1.3.1. Kinh nghiệm của ngành Bưu chính viễn thông 1.3.2. Kinh nghiệm từ Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Bộ Xây dựng (HUD) 1.3.3. Những bài học rút ra có thể vận dụng trong Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2.1. Khái quát về Tổng công ty Sông Đà 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng Công ty Sông Đà 2.1.2. Đặc điểm tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Sông Đà 2.2. Thực trạng cơ chế quản lý vốn tại tổng công ty Sông Đà 44 2.2.1. Hiện trạng về huy động vốn của Tổng Công ty Sông Đà 2.2.2. Hiện trạng về quản lý, sử dụng vốn của Tổng Công ty Sông Đà 2.2.3. Hiện trạng về quản lý doanh thu và chi phí của Tổng Công ty Sông Đà 2.2.4. Hiện trạng về phân phối lợi nhuận của Tổng Công ty Sông Đà 2.2.5. Hiện trạng về kiểm tra, giám sát quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà 2.3. Đánh giá chung về cơ chế quản lý vốn của tổng công ty Sông Đà 2.3.1. Những thành tựu đạt được trong cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 3.1. Dự báo tình hình phát triển của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2005-2015 3.2. Quan điểm, định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2005-2015 3.2.1. Quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà 3.2.2. Định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông 3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn ở Tổng công ty Sông Đà 3.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện phương thức tạo lập, huy động vốn kinh doanh 3.3.2. Nhóm giải pháp về huy động tối đa vốn đầu tư, quản lý chặt chẽ vốn và tài sản 3.3.3. Nhóm giải pháp về quản lý chặt chẽ doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận 3.3.4. Nhóm giải pháp về xây dựng và tăng cường hệ thống kiểm soát quản trị của Công ty mẹ 3.3.5. Một số ý kiến với Nhà nước về cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ BXD DNNN TNHH Tcty USD VND XNLH LHCXN TĐ NXB Bộ xây dựng Doanh nghiệp nhà nước Trách nhiệm hữu hạn Tổng Công ty Đô la Mỹ Việt Nam đồng Xí nghiệp liên hợp Liên hợp các xí nghiệp Tập đoàn Nhà xuất bản DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cấp bách cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải nâng cao hiệu quả hoạt động, đặc biệt là với các Tổng Công ty nhà nước. Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, các Tổng Công ty nhà nước đã phát huy được vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, góp phần không nhỏ vào sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế những đóng góp đó chưa tương xứng với tiềm lực hiện có và những ưu đãi mà Nhà nước dành cho doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân của sự kém hiệu quả đó là do các Tổng Công ty gặp khó khăn trong việc giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích khi thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của Chính phủ và các mục tiêu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hệ thống quản lý giám sát trong việc sử dụng tài sản của Nhà nước chưa hiệu quả. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp thực sự có bước chuyển biến về chất, sử dụng có hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, cũng như những ưu đãi mà Nhà nước dành cho. Một trong những mô hình kinh doanh hiện đại mang hiệu quả kinh tế cao trên thế giới hiện nay là mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Chính vì thế, chủ trương của Chính phủ là đẩy mạnh việc chuyển đổi các Tổng Công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình này. Cùng xu thế đó, Tổng Công ty Sông Đà cũng được chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Để tăng cường sức mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình này, nhiều vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu giải quyết, trong đó đặc biệt quan trọng là xây dựng cơ chế quản lý vốn theo mô hình mới. Xuất phát từ những ý tưởng trên, “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ, với hy vọng có thể góp phần hoàn thiện quá trình chuyển đổi mô hình Công ty, nâng cao sức cạnh tranh của Tổng Công ty trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thời gian vừa qua liên quan đến đề tài có một số Công trình nghiên cứu đề cập đến, như: Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Bùi Xuân Sơn, Đại học Kinh tế Quốc dân. “Hoàn thiện cơ chế tài chính đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương (lấy ví dụ ở tỉnh Thái Nguyên)” (2007), Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa, Học viện Tài chính. “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con” (2007), “Cơ chế tài chính trong mô hình tổng Công ty, tập đoàn kinh tế” Nxb Tài chính; Đề án đổi mới cơ chế quản lý vốn giáo dục 2009 – 1014; “Đổi mới cơ chế quản lý vốn, tài chính Tập đoàn điện lực Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Hứa Thị Phúc Trang, Đại học Kinh tế TP HCM. “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tổng Công ty Nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam” (2008), Luận án Tiến sỹ của tác giả Phùng Thế Tính, Học viện Tài chính. “Các giải pháp quản lý vốn trong việc huy động vốn đầu tư phát triển ở Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam theo hướng Tập đoàn kinh tế” (2005), Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Ngọc Sự, Học viện Tài chính. “Hoàn thiện cơ chế tài chính Tổng Công ty Điện lực Việt Nam theo hướng Tập đoàn kinh tế” (2006), , Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Trần Vĩnh Hưng, Đại học Kinh tế Quốc dân. “ Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với phòng chống ma túy Công an Việt Nam” (2007), , Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Phạm Thanh Sơn, Đại học Kinh tế Quốc dân. “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Cơ khí Hồng Hà theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con” (2008), Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Phan Phạm Hà, Đại học Kinh tế Quốc dân… Tuy nhiên, chưa có Công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện và đầy đủ dưới góc độ kinh tế chính trị đến “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà”, nên việc nghiên cứu vấn đề này còn rất cần thiết. 3. Mục đích của luận văn Phân tích lý luận về Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn, khảo sát thực trạng cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà và đề xuất những giải pháp đồng bộ nhằm Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà. 2 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà. - Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng cơ bản ngành rất quan trọng trong công cuộc phát triển. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà từ năm 2007 đến năm 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp tư duy logic và phương pháp duy vật biện chứng làm phương tiện nghiên cứu. Đặt nghiên cứu cơ chế quản lý vốn trong trạng thái vận động, trong điều kiện cụ thể của thế giới, các nước khu vực và Việt Nam theo thời gian. Sử dụng phương pháp quy nạp, so sánh, phân tích, tổng hợp, chứng minh bằng thực tiễn để minh họa cho các giải pháp đưa ra. 6. Những đóng góp của luận văn - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý vốn Tổng Công ty trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con. - Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà, từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà. 7. Kết cầu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý vốn trong Tổng Công ty. Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý vốn tại Tổng Công ty Sông Đà. Chương 3: Định hướng và những giải pháp cơ bản nhằm Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng Công ty Sông Đà. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TRONG TỔNG CÔNG TY 1.2 Những vấn đề chung về cơ chế quản lý vốn đối với doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và phân loại Tổng Công ty 1.1.1.1. Khái niệm Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đã chứng minh sự phát triển của lực lượng sản xuất luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và Công nghệ. Theo đó, các hình thức tổ chức sản xuất ngày càng phát triển và hoàn thiện theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tập trung hóa và liên hợp sản xuất. Sau năm 1986, khi kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì các hình thức và cơ chế hoạt động của các Công ty nhà nước cũng dần được thay đổi, nhất là khi chính phủ ban hành Quyết định 90,91/TTg ngày 07/03/1994 về việc tiếp tục sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty khi đó đã ra đời thay thế cho tên gọi có Xí nghiệp liên hợp (XNLH), Liên hợp các xí nghiệp (LHCXN) trong các năm trước đó. Theo luật doanh nghiệp nhà nước ban hành năm 1995, khái niệm Tổng Công ty được hiểu “là các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên, có mối liên hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân”. Với sự phát triển của nền kinh tế, nhận thức về Tổng Công ty trong Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2004) đã có những thay đổi. Theo đó “Tổng Công ty Nhà nước là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn giữa các Công ty Nhà nước với các doanh nghiệp khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ 4 gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong cùng một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và toàn Tổng Công ty”. Như vậy, theo Luật doanh nghiệp nhà nước hiện hành, Tổng Công ty nhà nước có đặc điểm như sau: - Tổng Công ty nhà nước là một hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, tự góp vốn giữa các doanh nghiệp, các đơn vị thành viên được Nhà nước giao vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác thông qua Công ty mẹ, có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn nhà nước do Tổng Công ty quản lý. - Tổng Công ty có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, hạch toán phục thuộc và các đơn vị sự nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau về mặt lợi ích kinh tế, tài chính, kỹ thuật – công nghệ, chương trình đầu tư phát triển đào tạo kỹ năng quản lý, các dịch vụ về cung ứng vận chuyển, tiêu thụ, thông tin thị trưởng. - Tổng Công ty giao vốn và các nguồn lực khác cho đơn vị thành viên trên cơ sở vốn và nguồn lực nhà nước đã giao cho Tổng Công ty, phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn vị thành viên. - Mục tiêu của Tổng Công ty là nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên cơ sở phối hợp, liên kết và sử dụng hợp lý mọi nguồn lực của doanh nghiệp thành viên . 1.1.1.2. Phân loại các Tổng Công ty * Phân loại theo tính chất chuyên môn hóa - Tổng Công ty chuyên ngành là Tồng Công ty hoạt động theo hướng chuyên môn hóa trong từng ngành kinh tế - kỹ thuật, các Công ty thành viên hoạt động trong cùng một ngành hẹp, hay cùng sản xuất một loại sản phẩm, phối hợp chặt chẽ với nhau để khai thác thế mạnh chuyên môn. Ở nhóm này có các Tổng Công ty như: Tổng Công ty Than, Tổng Công ty Chè, Tổng Công ty Dầu khí, Tổng Công ty Dệt may, Tổng Công ty Thép 5 - Tổng Công ty đa ngành là Tổng Công ty kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, song vẫn có một ngành, một lĩnh vực kinh doanh hạt nhân. Các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh tạo thành một kiểu cấu trúc 3 lớp: lớp trong cùng là ngành hạt nhân của Tổng Công ty, lớp thứ 2 gồm những ngành có liên quan mật thiết về Công nghệ hoặc thị trường với ngành hạt nhân, lớp ngoài cùng là các ngành được mở rộng, ít liên quan đến hạt nhân. * Phân loại theo hình thức liên kết giữa các đơn vị thành viên - Tổng Công ty liên kết theo chiều ngang: bao gồm các Công ty độc lập và có cùng một loại sản phẩm, một lĩnh vực kinh doanh liên kết với nhau. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, tổng Công ty liên kết theo chiều ngang được ghép nối theo kiểu cơ học, không dựa trên cơ sở thống nhất về kỹ thuật Công nghệ của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc sắp xếp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng một loại sản phẩm, cùng một thị trường tiêu thụ có thế đem lại lợi ích lớn hơn nhờ lợi thế về quy mô. - Tổng Công ty liên kết theo chiều dọc là mô hình Công ty liên kết theo kiểu cung ứng – sản xuất. Thông thường nó bao gồm các Công ty thành viên trong cùng một khối ngành kinh tế kỹ thuật, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đầu ra của từng doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Tổng Công ty Điện lực, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, Tổng Công ty Hàng không… thuộc mô hình này. - Tổng Công ty liên kết hỗn hợp là hình thức liên kết có sự kết hợp giữa liên kết theo chiều dọc và liên kết theo chiều ngang, nó bao gồm các Công ty có thể thuộc cùng một ngành hoặc nhiều ngành khác nhau song có sự liên kết, hỗ trợ hoặc bổ sung cho nhau. Các Tổng Công ty theo mô hình này thường có quy mô lớn, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Tổng Công ty Công nghiệp Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty Tàu thủy Việt Nam, Tổng Công ty Cao su Việt Nam… thuộc mô hình này. * Phân loại theo quy mô, các tổng Công ty ở Việt Nam được chia thành: - Tổng Công ty 90 là những Tổng Công ty được thành lập theo Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng chính phủ. Các Tổng Công ty này có quy mô tương đối lớn (phải có ít nhất nhất 5 đơn vị thành viên và có vốn pháp định 6 [...]... doanh nghiệp của ta Chính yêu cầu này, buộc Tổng Công ty Sông Đà phải đổi mới cơ chế quản lý vốn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập 1.2.3.3 Cơ chế quản lý vốn đang thực hiện tại Tổng Công ty Sông Đà đã bộc lộ những bất cập Không thể phủ nhận những thành tích to lớn của Tổng Công ty Sông Đà đã đạt được trong thời gian qua khi thực hiện cơ chế quản lý vốn cũ Nhưng... duyệt, thì sẽ được điều hòa vốn thông qua mô hình Công ty quản lý vốn, hoặc có thể thực hiện vay vốn 1.3.3 Những bài học rút ra có thể vận dụng trong Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà Kinh nghiệm thành công của các TĐ, Tcty trong vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh là bài học bổ ích đối với việc xây dựng cơ chế quản lý vốn áp dụng cho Tổng Công ty Sông Đà gồm các nội dung sau đây:... ngũ cán bộ trong Tổng Công ty vẫn là những con người ấy Do dó, cả trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ chắc chắn vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn từ cơ chế cũ và đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng Công ty Sông Đà 1.2.3 Sự cần thiết phải Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đối với doanh nghiệp Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đối với doanh... phần, góp vốn và các nguồn lực khác vào các Công ty con, Công ty liên kết và giữ quyền chi phối - Các Công ty con: + Các Công ty có vốn góp chi phối của Công ty mẹ gồm: Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh với nước ngoài, Công ty ở nước ngoài + Công ty TNHH nhà nước một thành viên do Công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ + Công ty liên kết là các Công ty có vốn góp... những lý do cơ bản sau: 1.2.3.1 Vai trò to lớn của cơ chế quản lý vốn phù hợp đối với sự tồn tại và phát triển của Tổng Công ty Thứ nhất, cơ chế quản lý vốn phù hợp tạo ra khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay Cơ chế quản lý vốn của một doanh nghiệp được ví một cách hình ảnh như hệ thống tuần hoàn của. .. quả của nó hay không phụ thuộc rất lớn vào cơ chế sử dụng chúng Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng phương thức quản lý và sử dụng vốn, tài sản một cách phù hợp * Về quản lý, sử dụng vốn Trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con, việc quản lý vốn có hai vấn đề quan trọng: Đó là tỷ lệ đầu tư vốn của Công ty mẹ tại các Công ty con như thế nào và việc phân cấp quản lý vốn, tài sản giữa các Công ty. .. của doanh nghiệp Đặc điểm ngành kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến việc Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp Chính vì vậy, trên cơ sở đặc điểm riêng có của ngành nghề kinh doanh và xây lắp thủy điện, mà Tổng Công ty Sông Đà cần xây dựng cho mình cơ chế quản lý vốn phù hợp Khác với các doanh nghiệp sử dụng nhiều chi phí lưu động, việc xây dựng cơ chế quản lý vốn phải được xem xét trên cơ. .. Công ty mẹ - Công ty con * Mô hình Công ty mẹ - Công ty con Trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con, thông qua đầu tư nắm vốn vào các Công ty thành viên, Công ty mẹ thực hiện điều hành, chi phối hoạt động của các thành viên theo một chiến lược chung thống nhất, nhưng các Công ty con vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý Mô hình Công ty mẹ - Công ty con được mô tả như sau: Chủ sở hữu: Nhà nước Công. .. doanh hạch toán độc lập Cơ cấu quản lý của Công ty con Các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn 13 Đại hội cổ đông, Người góp vốn Công ty con Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Các bộ phận sản xuất kinh doanh Các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn Sơ đồ 1.2: Cơ cấu quản lý của Công ty mẹ - Công ty con * Mối quan hệ kinh tế giữa Công ty mẹ - Công ty con Mô hình Công ty mẹ - Công ty con luôn tồn tại ba... khoản lỗ của các năm trước đã hết hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế 3) Trích lập các quỹ theo quy định của Công ty Số vốn còn lại sau khi trích lập các quỹ trên được phân phối theo tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư tại Công ty và vốn Công ty huy động bình quân trong năm 1.2.1.4 Giám sát chặt chẽ quản lý vốn của Tổng Công ty Hiện nay, ở hầu hết các Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ Công ty con, . sát quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà 2.3. Đánh giá chung về cơ chế quản lý vốn của tổng công ty Sông Đà 2.3.1. Những thành tựu đạt được trong cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà. điểm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà 3.2.2. Định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông 3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý. chế trong cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY

Ngày đăng: 05/10/2014, 19:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan