1.2.2.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào trong tổng thể nền kinh tế cũng đều phụ thuộc vào đường lối phát triển kinh tế đất nước. Bởi lẽ, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia thể hiện những quan điểm, mục tiêu, định hướng chủ đạo về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành, lĩnh vực và vùng trong thời kỳ và vùng trong thời kỳ dài hạn nhằm thực hiện thành Công cương lĩnh và đường lối phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước.
Thực tế cho thấy, khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1990 – 2000, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đặt ra là nhiệm vụ
cấp thiết, trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thì khi ấy vai trò của xây dựng nói chung và của Tổng Công ty Sông Đà nói riêng đã được nâng lên tầm cao mới, nới nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng hết sức nặng nề là phải đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội trong nước, cùng với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã tạo cơ hội cho Tổng Công ty Sông Đà có nhiều lựa chọn và điều kiện tham gia với các đơn vị trong cùng lĩnh vực để cùng đầu tư vào các hoạt động xây lắp thủy điện.. ở trong và ngoài nước.
Chủ trương đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, cùng với xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế, chính trị, xã hội đang phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng và chiểu sâu mở ra nhiều cơ hội cho Tổng Công ty Sông Đà đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là những khu vực mà trước đây không đủ điều kiện để thâm nhập.
1.2.2.2. Hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước
Hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà nói riêng và ngành xây dựng nói chung thể hiện ở chỗ, khi xác định đây là ngành trọng điểm, mũi nhọn thì đầu tư tài chính cho sự phát triển của ngành được coi là đúng mức. Khi Quốc hội ban hành Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 năm 2003, thì đầu tư tài chính của Nhà nước cho xây dựng cơ bản được đặc biệt ưu tiên theo xu hướng ngày càng gia tăng.
1.2.2.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc điểm ngành kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến việc Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trên cơ sở đặc điểm riêng có của ngành nghề kinh doanh và xây lắp thủy điện, mà Tổng Công ty Sông Đà cần xây dựng cho mình cơ chế quản lý vốn phù hợp.
Khác với các doanh nghiệp sử dụng nhiều chi phí lưu động, việc xây dựng cơ chế quản lý vốn phải được xem xét trên cơ sở ưu tiên nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong vấn đề huy động, tạo lập vốn, Tổng Công ty Sông Đà sử dụng nhiều chi phí cố định trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cho nên trong cơ chế quản lý vốn,
nội dung cơ chế quản lý vốn và tài sản cần được nghiên cứu thấu đáo, được quan tâm nhiều hơn có như vậy mới nâng cao được hiệu quả hoạt động.
1.2.2.4. Năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp
Đây là nhân tố có vai trò quyết định đến sự thành bại trong đổi mới cơ chế quản lý vốn ở Tổng Công ty Sông Đà nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Bởi nhân tố con người là động lực của mọi sự phát triển.
Hơn thế nữa, giống như hầu hết các doanh nghiệp chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con là doanh nghiệp nhà nước, Tổng Công ty Sông Đà cũng nằm trong số đó. Chính vì vậy, khi chuyển sang hoạt động theo mô hình mới nhưng đội ngũ cán bộ trong Tổng Công ty vẫn là những con người ấy. Do dó, cả trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ chắc chắn vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn từ cơ chế cũ và đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng Công ty Sông Đà.