Nhóm giải pháp về quản lý chặt chẽ doanh thu, chi phí và phân phố

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty sông đà (Trang 80 - 83)

3.3.3.1 Quản lý doanh thu

Đặc trưng cơ bản nhất của tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con là đa hình thức sở hữu, kinh doanh đa ngành nghề trên nhiều địa bàn khác nhau,… Không nằm ngoài quy luật chung ấy, tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con của Tổng Công ty Sông Đà hiện bao gồm nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau như doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh,… hạch toán quản lý doanh thu cũng đa dạng như hạch toán độc lập; Hạch toán phụ thuộc; Hạch toán báo sổ,.. Vì vậy, quản

lý doanh thu của Tổng Công ty Sông Đà cần được thực hiện dưới hình thức hỗn hợp. Theo đó, Công ty mẹ chỉ quản lý tập trung doanh thu đối với một số các Công ty thành viên mà Công ty mẹ sở hữu cổ phần vốn chi phối hoặc là Công ty thành viên hạch toán tập trung doanh thu. Kiều quản lý doanh thu này có thể nói là vừa tập trung, vừa phân tán và phù hợp với yêu cầu quản lý trong điều kiện của Tổng Công ty Sông Đà hiện nay.

Đối với doanh thu của hoạt động xây lắp thuỷ điện - chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của Tổng Công ty Sông Đà, để hạn chế những ảnh hưởng của đặc trưng ngành nghề, nâng cao tính chắc chắn của các khoản doanh thu, Tổng Công ty Sông Đà cần có những quy định chặt chẽ hơn trong Công tác nhiệm thu, chú trọng đến việc yêu cầu chủ đầu tư xác nhận khối lượng công việc hoàn thành. Doanh thu chỉ được ghi nhận khi có đầy đủ cơ sở, tránh hiện tượng phải điều chỉnh, cắt giảm doanh thu của các công trình khi có quyết toán chính thức hoặc các cơ quan chức năng hoàn thành công tác thẩm định kiểm tra.

3.3.3.2. Quản lý chi phí

Thứ nhất, kết hợp mô hình quản lý chi phí theo định mức và khoán chi phí. Để quản lý chặt chẽ chi phí đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cả tổ hợp, nhất thiết Tổng Công ty Sông Đà phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức chi phí đối với từng loại hình, lĩnh vực kinh doanh. Định mức chi phí cần được xây dựng sát với thực tế và phải được phổ biến rộng rãi, công khai đến từng người lao động. Tuy nhiên, các định mức này đôi khi chỉ phù hợp với một số loại hình chi phí có tính chất thường xuyên và ít chịu sự biến động của thị trường. Vì vậy, ngoài hình thức quản lý chí phí theo định mức, Tổng Công ty Sông Đà cần kết hợp với hình thức khoán chi, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng hạng mục. Trên cơ sở chi phí khoán, các đơn vị thành viên, tổ đội tự tổ chức thi công, cân đối thu chi quản lý vốn sao cho thu được hiệu quả cao nhất. Khi áp dụng hình thức này đòi hỏi phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng công trình, trành hiện tượng đơn vị nhận khoán chạy theo lợi nhuận mà không chú ý đến

các yếu tố kỹ thuật, chất lượng…

Thứ hai, việc quản lý chi phí đối với các đơn vị thành viên cần phải tập trung thống nhất cho mọi đơn vị thành viên nhằm theo dõi, giám sát việc hạch toán đúng chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ, đảm bảo sự công bằng và lợi ích giữa các đơn vị. Trong các báo cáo tài chính của đơn vị thành viên phải hạch toán đầy đủ hết mọi chi phí phát sinh trong kỳ kế toán có liên quan đến hoạt động kinh doanh để đảm bảo cho các đơn vị phản ánh đúng tổng số chi phí phát sinh, chi phí theo từng khoản mục số lãi hay lỗ,…

Thứ ba, phải định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nhằm phát hiện những khâu yếu kém trong hoạt động quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm để có giải pháp khắc phục kịp thời.

Thứ tư, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách tiết kiệm. Tiết kiệm phải được hiểu ở một nghĩa rộng bao gồm tiết kiệm chi phí, nguồn lực và tận dụng tối đa các nguồn thu. Với quy mô của Tổng Công ty Sông Đà hiện nay, nếu áp dụng tất cả các biện pháp tiết kiệm có thể tăng lợi nhuận lên 2 đến 5%/năm. Cùng với việc thực hiện chính sách tiết kiệm phải đồng thời gắn với quyền lợi cá nhân, tập thể bằng việc sử dụng một phần quỹ khen thưởng cho các cá nhân tập thể có những sáng kiến và thành tích tiết kiệm chi phí nguồn lực hoặc nguồn thu.

3.3.3.3. Quản lý và phân phối lợi nhuận

Thứ nhất, về phân phối lợi nhuận, Tổng Công ty Sông Đà cần quán triệt nguyên tắc phân phối lợi nhuận phải dựa vào mức độ sở hữu về vốn, căn cứ vào mức độ sở hữu của Công ty mẹ đối với các Công ty thành viên hoặc các đối tượng sở hữu vốn khác với các Công ty thành viên tuân theo nguyên tắc: việc quyết định phân phối lợi nhuận cho chủ sở hữu mang tính chất hành chính.

Thứ hai, giải quyết vấn đề phân phối lợi nhuận trong toàn Tổng Công ty Sông Đà theo hướng coi trọng lợi ích của đơn vị trực tiếp tạo ra lợi nhuận, khuyến khích các đơn vị thành viên nâng cao lợi nhuận đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh

và cải thiện đời sống của người lao động. Trong quá trình phân phối và người lao động nhưng không làm triệt tiêu động lực phấn đấu của các đơn vị cá nhân.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty sông đà (Trang 80 - 83)