đơn vị thành viên là những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nhưng lại bị kiểm soát bởi Công ty mẹ, nên Công ty mẹ có thể kiểm soát các quỹ chuyên dùng thông qua chính sách, điều lệ Công ty. Tuy nhiên, Công ty mẹ không nên áp đặt hoàn toàn quy định về hình thành và sử dụng quỹ theo mục tiêu riêng của Công ty mẹ mà phải có sự hài hòa về mặt lợi ích giữa các chủ thể có liên quan. Cơ chế chủ yếu nên áp dụng đối với các quỹ chuyên dùng trong nội bộ tổ hợp là cơ chế tín dụng, trên cơ sở tôn trọng tính độc lập của các doanh nghiệp thành viên và phù hợp với chiến lược phát triển của cả tổ hợp.
3.3.4 Nhóm giải pháp về xây dựng và tăng cường hệ thống kiểm soát quản trị củaCông ty mẹ Công ty mẹ
Hệ thống kiểm soát quản trị là một trong những yếu tố quan trọng của hệ thống quản lý hiện đại và có ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu quả quản lý hiện đại trong các Tổng Công ty cũng như mọi doanh nghiệp. Ngay cả với các nước công nghiệp phát triển, hệ thống kiểm soát quản trị cũng chỉ mới được chú ý trong thời gian gần đây. Đối với các doanh nghiệp ở nước ta thì hệ thống kiểm soát quản trị còn là vấn đề mới và chưa được chú trọng thích đáng. Trên thực tế có một số Tổng Công ty đã thiết lập một số bộ phận của hệ thống kiểm soát quản trị, nhưng đó mói chỉ là những ứng dụng bước đầu và còn nhiều hạn chế.
Để xây dựng được một hệ thống kiểm soát quản trị có hiệu quả cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, cần nhận thức đầy đủ vai trò, tác dụng của hệ thống kiểm soát quản lý và tính cấp thiết của việc dựng hệ thống này trong các Tổng Công ty kinh doanh ngay từ giai đoạn thí điểm. Sự thống nhất về nhận thức là một trong những điều kiện quyết định kết quả của Công tác tổ chức thực hiện. Theo hướng đó, cần tổ
chức các chương trình bồi dưỡng cán bộ, trao đổi kinh nghiệm về hệ thống kiểm soát quản trị, về kế hoạch xây dựng hệ thống này cho Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên. Hơn nữa, cần có kế hoạch thực hiện, phân công trách nhiệm cụ thể cho những cán bộ có liên quan. Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị cần quan tâm chỉ đạo, đánh giá quá trình xây dựng và hoạt động của hệ thống kiểm soát quản trị, làm cho hệ thống này có tác dụng thiết thực trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý quản lý vốn của quản lý vốn theo hướng phát triển thành lập Tập đoàn.
Thứ ha, phải xác định một hệ thống chỉ tiêu có vai trò thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty, qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý. Hệ thống chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên việc lựa chọn những chỉ tiêu quan trọng nhất của Công ty mẹ với từng doanh nghiệp thành viên. Tập trung đến các nhóm chỉ tiêu sau:
- Nhóm các chỉ tiêu sinh lời: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cổ tức,…
- Nhóm các chỉ tiêu hoạt động: hiệu quả sử dụng vốn cố định, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay vốn lưu động,…
- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nhanh,…
Thứ ba, hệ thống thông tin quản lý phải được xây dựng và sử dụng một cách đồng bộ để cung cấp thông tin cho ban quản lý với chất lượng cao nhất. Mặt khác, những người quản lý cũng phải có đủ năng lực để điều hành và khai thác hệ thống thông tin quản lý một cách tích cực. Hệ thống này bao gồm tất cả các bộ phận như con người, phần mềm, thiết bị và phương tiện các nguyên tắc hoạt động của nó.
Để thường xuyên có đầy đủ thông tin, dữ liệu phục vụ hệ thống kiểm soát quản trị, công tác thu thập, xử lý và cung cấp dữ liệu phải đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ. Qua thực tế cho thấy rằng: để xây dựng một hệ thống thông tin quản lý có hiệu quả thì điều quyết định là con người chứ không phải là trang thiết bị. Do đó, cần chú ý công tác
đào tạo, vận động và có quy định chặt chẽ về hệ thống thông tin quản lý.
Thứ tư, hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ của Công ty mẹ.
Tăng cường sự phối hợp giữa ban kiểm soát, phòng tài chính kế toán với các bộ phận khác của Công ty mẹ cũng như các doanh nghiệp thành viên. Để có sự phối hợp chặt chẽ, hội đồng giám đốc của tổ hợp cần có chỉ đạo chi tiết, rõ ràng, có quan tâm thực sự đối với công tác kiểm tra nội bộ.
Chất lượng và năng lực của kiểm toán viên nội bộ cần được tăng cường. Cần tính toán nhu cầu về nhân lực đối vơi bộ phận kiểm toán nội bội. Đây là một lĩnh vực nghiệp vụ mới cần đào tạo để đáp ứng nguồn cán bộ có tay nghề cao cho hệ thống kiểm toán viên nội bộ.
Việc xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ là hệ thống kiểm soát quản trị sẽ có tác động tích cực đối với quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý quản lý vốn trong tập đoàn kinh doanh. Với tính chất là một bộ phận cấu thành đặc biệt của hệ thống quản lý, hệ thống kiểm soát quản trị phải luôn luôn thích ứng với cấu trúc của Công ty mẹ trong quá trình phát triển trở thành Tập đoàn.
3.3.5 Một số ý kiến với Nhà nước về cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà
Trong nền kinh tế thị trường, có hai tác nhân chính tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế là Nhà nước và doanh nghiệp, mỗi tác nhân đều có quyền lợi và trách nhiệm của mình về theo đuổi mục tiêu tăng trưởng. Nhà nước với tư cách là người quản lý vĩ mô nền kinh tế, có vai trò quan trọng với sự tồn tại và phát triển các chủ thế kinh tế xã hội. Tổng Công ty cũng không nằm ngoài các chủ thể kinh tế đó. Việc tạo ra môi trường thuận lợi để tăng cường hiệu quả cho các liên kết kinh tế chính là thiết lập các điều kiện để hình thành và phát triển các Tổng Công ty. tạo môi trường kinh doanh thuận lưọi cho doanh nghiệp là nhiệm vụ quản lý Nhà nước quan trọng nhất, vì vậy:
- Nhà nước cần có hệ thống văn bản pháp luật pháp quy đủ mạnh điều chỉnh hoạtt động của Tổng Công ty dưới dạng luật hay pháp lệnh và các văn bản hướng
dẫn cụ thể. Cụ thể là: Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu sửa đổi các văn bản điều chỉnh hoạt động về huy động vốn, về hoạt động của các trung gian tài chính cho phù hợp với thực tế hoạt động của các trung gian này trong mô hình Tổng Công ty. Cụ thể cần sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Thông tư, Quyết định về phát hành trái phiếu và cổ phiếu đối với doanh nghiệp Nhà nước. Tổng Công ty ở đây là Tổng Công ty Nhà nước nhưng có sở hữu đa dạng do đó khái niệm phát hành trái phiếu, cổ phiếu trong doanh nghiệp Nhà nước cần được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của Tổng Công ty nhưung đa dạng về mặt sở hữu. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cần mở rộng, nới lỏng cơ chế hoạt động của các trung gian tài chính trong Tổng Công ty, tạo điều kiện cho các trung gian tài chính này hoạt động tốt để phục vụ cho hoạt động có hiệu quả của Tổng Công ty.
- Nhà nước cần hoàn thiện chính sách phát triển mạnh thị trường tài chính,
đặc biệt là thị trường vốn để tạo ra sự đa dạng các kênh huy động vốn tạo điều kiện cho Tổng Công ty huy động vốn dễ dàng. Mặt khác có chính sách phát triển mạnh các trung gian tài chính trong đó có các trung gian tài chính trong Tổng Công ty, tạo điều kiện cho việc điều hòa vốn trong Tổng Công ty và các đơn vị thành viên, đồng thời giúp các doanh nghiệp tham gia vào thị trường vốn trong và ngoài nước.
KẾT LUẬN
Cơ chế quản lý vốn hiện tại của các Tổng Công ty ở Việt Nam nói chung Tổng Công ty Sông Đà nói riêng, mặc dù đã đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị nhất định song trên thực tế đã bộc lộ những hạn chế và có nhiều điểm không còn phù hợp. Việc chuyển đổi các Tổng Công ty, trong đó có Tổng Công ty Sông Đà sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con là một tất yếu khách quan, là yêu cầu bức thiết trong quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, chuyển đổi mô hình hoạt động đi đôi với nó phải là sự thay đổi về chất đối với cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý và đặc biệt là cơ chế quản lý vốn, nhằm tạo ra tính tự chủ, năng động có hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, việc Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn là một trong những nội dung quan trọng của công tác chuyển đổi Tổng Công ty sang hoạt động theo mô hình mới.
Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, hệ thống được những vấn đề lý luận về Tổng Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, phân tích được những đặc điểm cơ bản của các Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Thứ hai, làm rõ, nội dung cơ bản của cơ chế quản lý quản lý vốn tại các Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, từ đó làm cơ sở phân tích, đánh giá, so sánh với cơ chế quản lý vốn hiện hành của các Tổng Công ty nói chung và Tổng Công ty Sông Đà nói riêng.
Thứ ba, phân tích cơ chế quản lý vốn hiện hành của Tổng Công ty Sông Đà, đối chiếu với những nội dung, yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý vốn theo mô hình mới có thể thấy rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của cơ chế hiện hành của Tổng Công ty Sông Đà.
Thứ tư, chỉ ra triển vọng phát triển của Tổng Công ty Sông Đà trong thời gian tới, trên cơ sở đó phân tích định hướng của việc Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn
của Tổng Công ty Sông Đà.
Có thể khẳng định rằng với những giải pháp mang tính khả thi cao, nhất định Tổng Công ty Sông Đà sẽ phát triển thành Tập đoàn đứng đầu về xây dựng thủy điện, dân dụng công nghiệp trong khu vực, có tiềm lực kinh tế, quản lý vốn mạnh, có sức cạnh tranh cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo của Ban đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước ngày 22/09/2005. 2. Bộ Tài chính (2003), Nghị định 199/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2003, Về quy
chế quản lý quản lý vốn đối với doanh nghiệp.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Báo cáo của Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24/09/2007.
5. Bộ Tài chính (2003), Quyết định 206/2003/QĐ-BTC, ngày 12/12/2003, Chế độ quản lý và sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định.
6. Chính phủ (2004), Nghị định 199/NĐ – CP, Quy chế quản lý tài chính Công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác 7. Bộ Tài chính (2003), Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách nhà
nước, Nxb Tài chính , Hà Nội.
8. Bộ Tài chính (2003), Chế độ mới về chuyển đổi doanh nghiêp nhà nước và quản lý vốn doanh nghiệp, NXb Thống kê, Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (2003), Chế độ mới về quản lý vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Nxb Tài chính , Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Hồ Diệu (1998), Các định chế Tài chính , Nxb Thống kê, Hà Nội.
12. Chính phủ (2004), Nghị định 187/NĐ – CP ngày 16/11/2004, Về việc chuyển đổi Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần .
lý Tổng Công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng Công ty nhà nước, Công ty nhà nước độc lập theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
14. Chính phủ (2006), Chương trình hành động của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
15. Chính phủ (2007), Nghị định 111/NĐ-CP ngày 26/06/2007, về tổ chức, quản lý Tổng Công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng Công ty nhà nước, Công ty nhà nước độc lập theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật doanh nghiệp. 17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật doanh nghiệp nhà nước. 18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật xây dựng.
19. Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Vượng, Đỗ Nguyên Khoát, Nguyễn Đức Tặng (2003), Chính sách, cơ chế Quản lý vốn Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, NXb Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
20. Nguyễn Đình Kiệm (2006), Tài chính và tài sản tại doanh nghiệp, Nxb Tài chính.
21. Nguyễn Đình Kiệm (2007), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXb Tài chính. 22. Nguyễn Thị Mai Hoa (2006), “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn Tổng Công ty
Điện lực Việt Nam theo hướng Tập đoàn kinh tế” (2006), luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.
23. Nguyễn Ngọc Sự (2005), “Các giải pháp quản lý vốn trong việc huy động vốn đầu tư phát triển ở Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam theo hướng Tập đoàn kinh tế” Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.
24. Phùng Thế Tính (2008), “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn Tập đoàn điện lực Việt Nam” Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính
25. Hứa Thị Phúc Trang (2005)Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM.
26. Phạm Quang Trung (2000), Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong Tập doàn kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế,
đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
27. Tổng Công ty Sông Đà, Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh năm 2007 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2008 của Tổng Công ty Sông Đà. 28. Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Sông Đà, Báo cáo tổng kết sản xuất kinh
doanh năm 2008 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2009.
29. Tổng Công ty Sông Đà, Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh và phương hướng đến năm 2015 của Tổng Công ty Sông Đà.
30. Tổng Công ty Sông Đà, Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán (cho năm tài chính kết thúc ngày 31-12/2003 đến 31/12/2007) của Tổng Công ty Sông Đà. 31. Tổng Công ty Sông Đà, Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán (cho năm
quản lý vốn kết thúc ngày 31/12/2008) của Tổng Công ty Sông Đà.
32. Tổng Công ty Sông Đà, Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán (cho năm quản lý vốn kết thúc ngày 31/12/2009) của Tổng Công ty Sông Đà.
33. Quyết định số 2435/QĐ-BXD ngày 30/12/2005 về việc chuyển Tổng công ty
Sông Đà sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con. 34. Tạp chí Tổng công ty Sông Đà.
35. Định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2015 của Tổng công ty Sông Đà.
36. Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ SXKD của Tổng công ty Sông Đà năm