đoạn 2005-2015
3.2.2.1. Cơ chế quản lý vốn phải tạo điều kiện tăng cường nguồn lực cho Công ty mẹ, đảm bảo sự lớn nạnh của Công ty mẹ
Công ty mẹ phải có tiềm lực quản lý vốn lớn mạnh, đủ sức đầu tư vào các Công ty con nhằm chi phối những ngành, lĩnh vực kinh doanh quan trọng, đảm bảo thực hiện được chiến lược phát triển chung của toàn tổ hợp. Các nguồn lực tập trung, tăng cường cho Công ty mẹ bao gồm vốn, tài nguyên, đất đai, nhân lực và các nguồn lực khác. Công ty mẹ thực hiện huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính Công ty mẹ và đầu tư vào các Công ty con. Ngoài nguồn vốn sở hữu, vốn kinh doanh của Công ty còn được huy
động từ nhiều nguồn hợp pháp khác như: vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu,… Chính sách, cơ chế quản lý vốn xác định rõ trách nhiệm đầu tư và phương thức đầu tư vốn của chủ sở hữu Nhà nước đối với Công ty, đồng thời phải có chính sách, cơ chế để Công ty mẹ có thể tự bổ sung vốn kinh doanh bằng các nguồn vốn hợp pháp trong và ngoài nước thông qua các phương thức huy động vốn phù hợp.
3.2.2.2. Cơ chế quản lý vốn phải tạo điều kiện cho Công ty con phát huy cao tính độc lập, tự chủ trong hoạt động kinh doanh
Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn suy đến cùng là giải quyết những mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực quản lý vốn nhằm tạo điều kiện cho toàn tổ hợp phát triển một cách có hiệu quả. Qua phân tích một số vấn đề tồn tại ở chương 2 cho thấy việc tăng cường, mở rộng quyền tự chủ quản lý vốn thực sự cho Tổng Công ty cũng như các doanh nghiệp thành viên là một đòi hỏi tất yếu.
Mặc dù, đã có những cải tiến đáng kể nhưng với cơ chế quản lý vốn hiện hành, Công ty mẹ cũng như các doanh nghiệp thành viên còn bị những ràng buộc về nhiều mặt trong các hoạt động như vay vốn, đầu tư vốn, sử dụng vốn, sử dụng các quỹ chuyên dùng, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,… Tất nhiên, không thể duy trì những Công cụ quản lý nhất định để định hướng và kiểm soát các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự can thiệp quá chi tiết và còn mang tính chất hành chính, sự vụ của một số đầu mối quản lý đối với Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên là không cần thiết. Điều này cũng chỉ đúng khi phân tích cơ chế quản lý vốn hiện hành ở nước ta mà còn là kết luận rút ra từ kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển. Muốn tăng tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, phải tạo ra cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động một cách chủ động.
Cùng với việc đề ra tính tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ chế quản lý vốn phải thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của Công ty mẹ đối với Công ty con và ngược lại.
3.2.2.3. Cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty phải đảm bảo tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với Công ty mẹ, của Công ty mẹ đối với các Công ty thành
viên
Đối với các Công ty con trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con thì Công ty mẹ là đại diện chủ sở hữu đối với số vốn Công ty mẹ đã đầu tư vào Công ty con. Công ty mẹ sử dụng quyền của chủ sở hữu, cổ đông hay thành viên góp vốn để kiểm tra, giám sát hoạt động của các Công ty con. Chính sách và cơ chế quản lý vốn phải thể hiện được quyền hạn, trách nhiệm, nội dung và các phương thức giám sát của Nhà nước đối với Công ty mẹ cũng như quyền hạn, trách nhiệm, nội dung và các phương thức giám sát của Công ty mẹ đối với Công ty con. Nội dung kiểm tra giám sát quản lý vốn bao gồm:
- Kiểm tra giám sát của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu vốn đầu tư và Công ty mẹ. Thông qua kiểm tra, giám sát việc đầu tư vốn của Công ty mẹ, Nhà nước có thể giám sát một cách gián tiếp đối với các Công ty con thành viên.
- Kiểm tra giám sát của Nhà nước với tư cách thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. Trên góc độ này các cơ quan nhà nước phải thực hiện giám sát chấp hành pháp luật của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên.
- Kiểm tra, giám sát của Công ty mẹ với tư cách là đại diện của chủ sở hữu số vốn đã đầu tư vào các Công ty con thành viên. Công ty mẹ sử dụng quyền của chủ sở hữu, của cổ đông hay thành viên góp vốn để kiểm tra, giám sát hoạt động của các Công ty con.
- Kiểm tra, giám sát trong nội bộ các đơn vị thành viên, qua đó các đơn vị tự điều chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2.2.4 Cơ chế quản lý vốn phải tạo lập phải tạo dựng môi trường quản lý vốn lành mạnh, bình đẳng cho mọi doanh nghiệp trong mô hình
Trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con, Công ty mẹ và các Công ty con đều là các pháp nhân độc lập, bình đẳng có quyền và nghĩa vụ như nhau trước pháp luật. Vì vậy, cơ chế quản lý vốn không nên tạo ra bất kỳ sự ưu đãi nào cho Công ty mẹ hay Công ty con, kể cả các hoạt động tạo lập vốn, đầu tư sử dụng vốn, phân phối kết quả kinh doanh nhằm tạo sự bình đẳng và xóa bỏ tâm lý ỷ lại, làm mất động lực
cạnh tranh cho quá trình phát triển.
Trên cơ sở đảm bảo sự bình đẳng, ổn định và minh bạch về môi trường quản lý vốn mà thúc đẩy sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong tổ hợp, tạo điều kiện cho từng doanh nghiệp thành viên cũng như toàn tổ hợp phát triển.
3.2.2.5. Cơ chế quản lý vốn phải đảm bảo kế thừa các mặt tích cực của chính sách, cơ chế quản lý vốn hiện hành, đồng thời phải đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực, phù hợp với quá trình đổi mới đất nước trong xu thể hội nhập quốc tế
Việc Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, thực tiễn quản lý quản lý vốn nhằm giải phóng sức sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển của toàn mô hình. Đồng thời cơ chế quản lý vốn phải đảm bảo tính tiên tiến, có tác dụng định hướng phát triển cho Công ty mẹ và các đơn vị thành viên.
Trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế đất nước và xu thế hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, vận động theo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cơ chế quản lý vốn của mô hình phải tiếp cận với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, thúc đẩy nâng cao cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế.