Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty sông đà (Trang 63 - 65)

Những hạn chế trong cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà vừa được phân tích ở trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Một là, cơ chế quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa tạo ra được động lực mạnh mẽ thúc đẩy Tổng Công ty hoạt động hiệu quả, đôi khi còn tạo nên sự lãng phí, thiệt hại cản trở đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. hạn chế khả năng mở rộng phạm vi đầu tư, khả năng huy động vốn cả trong và ngoài nước một cách tối đa, hạn chế xóa bỏ cơ chế xin cho.

Hai là, cơ chế quyết định tập thể của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc ở Tổng Công ty nhiều khi còn mang tính hình thức, chưa phân định trách nhiệm cụ thể, chưa có được cơ chế cần thiết để lãnh đạo thể hiện tư duy táo bạo dẫn dắt hoạt động của Tổng Công ty có những đột biến mới về hiệu quả hoạt động. Cách điều hành này, thậm chí còn gây ra xung đột làm giảm hiệu quả kinh tế, vì trong khi Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm pháp lý lại chỉ là người đề xuất còn Hội đồng quản trị mới là người quyết định.

Thứ ba, tính tự chủ về quản lý vốn ở Tổng Công ty vẫn chưa được xác lập một cách đầy đủ, rõ ràng, Tổng Công ty vẫn chưa có được cái gọi là “Công ty độc lập”, vì vẫn còn chịu sự can thiệp quá sâu của quản lý Nhà nước vào sản xuất kinh doanh. Cụ thể, như vẫn còn phải xin phép Nhà nước quá nhiều, từ quyết định đầu tư dự án, quyết định hợp tác với đối tác nào, đầu tư ở đâu, giao bán sản phẩm; vay vốn

đầu tư dự án vẫn phải chờ phê duyệt; nguồn vốn được để lại vẫn bị quản lý ở một tài khoản riêng và chỉ được chi theo danh mục đầu tư đã được định trước…

Thứ tư, Công tác kiểm tra, giám sát quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà “chặt” theo những quy định về hình thức, nhưng lại “lỏng” trên thực tế. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những kẽ hở làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Trên thực tế điều này đã từng xảy ra ở nhiều Tổng Công ty nhà nước khác. Nhiều vụ tham ô, tham nhũng lớn gây thất thoát, thiệt hại nghiêm trọng về tài sản đối với Nhà nước, chỉ đến khi Bộ Công an vào cuộc thì các cấp quản lý mới bắt đầu theo chân vào cuộc.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN CỦA

TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty sông đà (Trang 63 - 65)