Hiện trạng về huy động vốn của Tổng Công ty Sông Đà

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty sông đà (Trang 46 - 55)

2.2.1.1. Hiện trạng về huy động vốn của Tổng Công ty Sông Đà

Vốn của Tổng Công ty Sông Đà trong giai đoạn ban đầu bước vào cơ chế thị trường rất hạn chế, chỉ ở mức 1.000 tỷ. Trong giai đoạn từ 2006 – 2009 khi chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty Sông Đà đã tăng lên nhanh chóng.

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty Sông Đà

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị trọngTỷ (%) Vốn CSH 1.101 95,5 1.299 96,0 1.423 96,7 1.651 97,1

Vốn đầu tư của CSH 749, 3 65,0 806, 5 59,6 814, 1 55,4 924, 1 54,4 Thặng dư vốn cổ phần 7,4 0,4 Vốn khác của CSH 0,9 0,1 8,5 0,5

Quỹ đầu tư phát triển 75,8 6,6 195, 7 14,5 246, 1 16,7 274, 5 16,1 Quỹ dự phòng quản lý vốn 14,1 1,2 8,6 0,6 16,5 1,1 32,1 1,9 Quỹ khác thuộc vốn CSH 2,0 0,2 1,7 0,1 0,5

Lợi nhuận chưa phân phối 200, 0 17,3 206, 0 15,2 269, 6 18,3 387, 4 22,9 Nguồn vốn đầu tư XDCB 61,8 5,4 80,2 5,9 74,1 5,0 15,5 0,9

Nguồn kinh phí, quỹ khác 52 4,5 54 4,0 48 3,3 50 2,9

Nguồn vốn CSH 1.153 100,0 1.353 100.0 1.471 100,0 1.701 100,0

Tổng Công ty Sông Đà có thể thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc lập phương án và đề xuất để Hội đồng quản trị kiến nghị điều chỉnh tăng vốn, cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất của Tổng Công ty và bảo đảm được cơ quan nhà nước có quyền hạn chấp thuận, Tổng Công ty phải điều chỉnh và thực hiện các Công việc theo quy định của pháp luật liên quan tới việc tăng vốn.

Vốn ngân sách nhà nước cấp bổ sung cho Tổng Công ty Sông Đà được thực hiện theo Luật ngân sách hiện hành. Ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn ở mức độ hỗ trợ cho Tổng Công ty. Ngoài ra, Nhà nước còn có các hình thức hỗ trợ vốn gián tiếp khác như: miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ lãi xuất, cho phép để lại thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.2.1.2. Nguồn vốn vay

Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu đã có sự tăng trưởng nhanh chóng, ổn định trong thời gian qua, song nguồn vốn kinh doanh của Tổng Công ty Sông Đà. Bởi suất đầu tư cho dự án xây lắp thủy điện rất lớn. Vì vậy, để giải quyết nhu cầu về vốn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao Tổng Công ty Sông Đà đã sử dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn (cả trong và ngoài nước) khác như: vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác, thuê tài sản chính và nhiều hình thức khác.

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh, Công ty mẹ, cũng như các Công ty con thành viên xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng vốn vay trình lên Hội đồng quản trị xem xét quyết định. Tuy nhiên đòi hỏi kế hoạch huy động, sử dụng vốn vay của các đơn vị phải có tính khả thi cao, an toàn và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Thẩm quyền quyết định huy động vốn được phân định như sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định các hợp đồng vay vốn có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính gần nhất của Tổng Công ty;

Tổng giám đốc Tổng Công ty quyết định các hợp đồng vay vốn có giá trị dưới 30% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính gần nhất của Tổng Công ty, nhưng không vượt quá mức tuyệt đối do Hội đồng quản trị quy định trong từng thời kỳ.

Trong tổng nguồn vốn kinh doanh nói chung, nguồn vốn vay nói riêng của Tổng Công ty Sông Đà, nguồn vốn tín dụng huy động của ngân hàng, tổ chức tín dụng là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn nhất. Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và thực hiện đúng các quy định của ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay, như hoàn trả gốc, lãi vay đúng kỳ hạn nên Tổng Công ty Sông Đà đã xây dựng và duy trì được mối quan hệ với tất cả các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác. Bằng tài sản và uy tín của mình Công ty mẹ đã bảo lãnh cho các Công ty con vay vốn trung và dài hạn để đầu tư, vay theo hạn mức để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tại các ngân hàng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Quỹ hỗ trợ phát triển… Bảng số liệu 2.2 phần nào phản ánh điều đó.

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn vay ngân hàng của Tổng Công ty Sông Đà

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị trọngTỷ (%) Vay Ngân hàng 4.098 43,4 4.562 42,6 6.706 47,7 Vay ngắn hạn 1.228 13,0 1.410 13,2 1.695 12,1 Vay dài hạn 2.870 30,4 3.152 29,4 5.011 35,6 Nợ phải trả khác 3.586 37,9 3.948 36,9 4.743 33,7 Nguồn vốn CSH 1.153 12,2 1.353 12,6 1.471 10,5

Lợi ích cổ đông thiểu số 618 6,5 847 7,9 1.156 8,2

Tổng nguồn vốn 9.455 100.0 10.710 100.0 14.076 100,0

Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiếm toán cho năm tài chính 2007- 2009

Ngoài ra để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh, đa dạng hóa nguồn huy động, hạn chế rủi ro do tập trung nguồn vay vào một số ngân hàng, tổ chức tín dụng nhất định Tổng Công ty Sông Đà đã ban hành quy chế huy động vốn làm cơ sở thực hiện các hoạt động huy động vốn.

2.2.1.3. Các hình thức huy động vốn kinh doanh khác

Ngoài các hình thức huy động vốn kể trên, Tổng Công ty Sông Đà còn sử dụng một số hình thức huy động vốn khác như tín dụng thương mại, thuê tài sản tài

chính… Tuy rằng, đây là các nguồn vốn có tính ổn định không cao, nhưng cũng phần nào giúp Tổng Công ty giải quyết khó khăn về vốn trong sản xuất kinh doanh.

* Nguồn vốn chiếm dụng

Bao gồm: Những chi phí phải trả; tiền người mua trả trước; vốn phải ứng trong các hợp đồng tổng thầu … (xem bảng 2.3)

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn chiếm dụng của Tổng Công ty Sông Đà

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tín dụng thương mại 2.364 25,0 2.171 20,3 3.021 21,4 Phải trả người bán 1.166 12,3 1.767 16,5 1.073 7,6 Người mua ứng trước 1.198 12,7 404 3,8 1.948 13,8

Phải trả Công nhân viên 84 0,9 99 0,9 136 1,0

Vay Ngân hàng 4.098 43,4 4.562 42,6 6.706 47,7

Nợ phải trả khác 1.138 12,0 1.678 15,7 1.586 11,2

Nguồn vốn CSH 1.153 12,2 1.353 12,6 1.471 10,5

Lợi ích cổ đông thiểu số 618 6,5 847 7,9 1.156 8,2

Tổng nguồn vốn 9.455 100.0 10.710 100.0 14.076 100,0

Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2007- 2009 * Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu

Đây là phương thức huy động vốn chưa được triển khai mạnh mẽ.. Tuy nhiên, trong quá trình Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Tổng Công ty Sông Đà, với khả năng tự chủ về quản lý vốn kênh huy động vốn này cần được khai thác có hiệu quả.

Bảng 2.4: Tình hình phát hành trái phiếu của Tổng Công ty Sông Đà Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tín dụng thương mại 2.364 25,0 2.171 20,3 3.021 21,4

Phải trả Công nhân viên 84 0,9 99 0,9 136 1,0

Phát hành trái phiếu 200 1,9 460 3,3

Vay Ngân hàng 4.098 43,4 4.562 42,6 6.706 47,7

Nợ phải trả khác 1.138 12,0 1.478 13,8 1.126 7,9

Nguồn vốn CSH 1.153 12,2 1.353 12,6 1.471 10,5

Lợi ích cổ đông thiểu số 618 6,5 847 7,9 1.156 8,2 Tổng nguồn vốn 9.455 100.0 10.710 100.0 14.076 100,0

Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2007- 2009

2.2.2. Hiện trạng về quản lý, sử dụng vốn của Tổng Công ty Sông Đà

Việc quản lý, sử dụng vốn trong Tổng Công ty Sông Đà được thực hiện theo quyết định tại “Quy chế quản lý tài chính của Công ty nhà nước và quản lý vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác” ban hành theo Nghị định 199/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Quy chế quản lý vốn của Tổng Công ty Sông Đà. Tổng Công ty được sử dụng vốn và tài sản phục vụ nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Tổng Công ty được thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh. Tổng Công ty được thực hiện việc điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên phục vụ nhu cầu sản suất kinh doanh.

2.2.2.1. Quản lý sử dụng vốn tái đầu tư

Hoạt động tái đầu tư là quá trình sử dụng kết quả của hoạt động đầu tư do doanh nghiệp tạo ra để tiếp tục quá trình đầu tư mới. Hàng năm, Tổng Công ty Sông Đà xây dựng kế hoạch nguồn vốn tái đầu tư và sử dụng vốn tái đầu tư trong năm và phải được Hội đồng quản trị phê duyệt.

Nguồn vốn tái đầu tư tại Tổng Công ty Sông Đà bao gồm: Khấu hao tài sản cố định; số vốn thu hồi do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước; một phần hoặc toàn bộ quỹ đầu tư phát triển; các khoản nộp ngân sách nhà nước nhưng được phép để lại doanh nghiệp bổ sung nguồn vốn kinh

doanh. Tổng Công ty Sông Đà hoặc các doanh nghiệp thành viên sử dụng vốn tái đầu tư phải lập luận chứng kinh tế, kỹ thuật báo cáo tiền khả thi, khả thi, dự toán đầu tư trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

2.2.2.2. Đầu tư và góp vốn liên doanh, liên kết

Để tăng thu nhập, Tổng Công ty Sông Đà có thể sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của mình để đầu tư ra ngoài Tổng Công ty dưới hình thức như: mua cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh, góp vốn cổ phần và các hình thức đầu tư khác theo luật định.

Để đầu tư vào các doanh nghiệp khác trong nước, Tổng giám đốc lập phương án đầu tư và báo cáo với Hội đồng quản trị xem xét phê duyệt.

Trường hợp liên doanh với nước ngoài, Hội đồng quản trị phải báo cáo với cơ quan chủ quản là Bộ xây dựng, Bộ Tài chính để duyệt dự án liên doanh. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, Tổng Công ty Sông Đà dự kiến sẽ đẩy mạnh hoạt động góp liên doanh.

Để đảm bảo mục tiêu hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và thu lợi nhuận, Tổng Công ty Sông Đà cử người trực tiếp quản lý phần vốn góp tại các doanh nghiệp khác. Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Tổng Công ty Sông Đà có thể ủy nhiệm cho Giám đốc đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập nhân danh Tổng Công ty thực hiện một số hình thức và mức độ đầu tư ra ngoài Tổng Công ty.

2.2.2.3. Quản lý tài sản

- Cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản

Tổng Công ty Sông Đà có quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng Công ty để phục vụ cho việc phát triển kinh doanh (trừ tài sản đi thuê, mượn, giữ hộ, nhận thế chấp).Thẩm quyền quyết định việc thể chấp, cầm cố được quy định như ở mục vay vốn.

- Thanh lý, nhượng bán tài sản

thanh lý, nhượng bán những tài sản kém chất lượng, lạc hậu về kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hư hỏng không thể phục hồi, tài sản hết thời hạn sử dụng, theo cơ chế sau:

+ Tổng giám đốc quyết định việc thanh lý, nhượng bán những khoản đầu tư dài hạn, tài sản cố định do tổng giám đốc quyết định đầu tư, mua sắm và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về quyết định của mình.

+ Hội đồng quản trị quyết định việc thanh lý, nhượng bán những khoản đẩu tư dài hạn, tài sản cố định do Hội đồng quản trị quyết định đầu tư, mua sắm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

+ Những tài sản khi thanh lý, nhượng bán nằm ngoài mức trên do cơ quan Nhà nước chủ quản xem xét quyết định.

Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản do người có thẩm quyền nêu ở trên quyết định và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Đánh giá, xử lý tổn thất tài sản

Hàng năm Công ty mẹ, các đơn vị thành viên của Tổng Công ty thực hiện kiểm kê hiện vật và giá trị tất cả các loại tài sản đang quản lý, sử dụng. Kết thúc kiềm kê phải lập biên bản, đối chiếu so sánh với sổ sách kế toán. Mọi thay đổi về tài sản giữa thực tế kiểm kê với hồ sơ theo dõi tài sản đều phải được xác minh rõ nguyên nhân và quy trách nhiệm.

Tài sản phát hiện thiếu khi kiểm kê hoặc thất thoát tài sản trong quá trình kinh doanh đều phải được xác định nguyên nhân, lập phương án xử lý và quy trách nhiệm. Nếu tổn thất tài sản do nguyên nhân chủ quan phải quy trách nhiệm bồi thường bằng vật chất và xử lý hành chính. Hình thức xử lý hành chính do Tổng Giám đốc quyết định tùy theo mức độ tổn thất và tính chất vụ việc.

Mọi tổn thất tài sản sau khi trừ tiền đền bù, được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính. Nếu quỹ dự phòng không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp với chuẩn mực kế toán. Trường hợp giá trị tổn thất lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cúa Tổng Công ty, thì Tổng Giám đốc báo cáo để Hội đồng quản trị quyết định phương án xử lý.

- Quản lý khấu hao tài sản cố định

Nhà nước. Toàn bộ khấu hao tài sản cố định thuộc nguồn vốn Nhà nước được để lại tái đầu tư, thay thế đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho sản xuất kinh doanh.

Đối với tài sản cố định do Tổng Công ty đầu tư xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán xây dựng công trình thì Tổng Công ty tạm xác định nguyên giá trị tài sản để trích khấu hao. Sau khi có quyết toán chính thức, chênh lệch tăng hoặc giảm so với nguyên giá tạm tính sẽ được điều chỉnh.

Tổng Công ty thực hiện chế độ trích khấu hao tài sản theo quy định của Nhà nước. Đối với những tài sản đặc thù, Tổng Công ty xây dựng tỷ lệ khấu hao cụ thể cho từng loại tài sản phù hợp với đặc thù và lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty trình Bộ tài chính phê duyệt (Xem bảng 2.5).

Bảng 2.5: Khấu hao tài sản cố định của Tổng Công ty Sông Đà

(Đơn vị tính: VND)

Tiêu chí Năm 2008 Năm 2009

1.TSCĐ hữu hình

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn lũy kế

808.225.806.000 352.893.657.000 1.028.745.431.000 485.827.619.000 2. TSCĐ vô hình - Nguyên giá

- Giá trị hao mòn lũy kế

18.635.401.000 6.835.080.200

30.972.279.000 12.954.646.000

Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho naă tài chính 2008 và 2009 - Cơ chế với hạn mức tồn quỹ tiền mặt và đầu tư ngắn hạn tiền nhàn rỗi

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty sông đà (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w