Nhóm giải pháp về hoàn thiện phương thức tạo lập, huy động vốn

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty sông đà (Trang 71 - 76)

3.3.1.1. Đa dạng các kênh huy động vốn của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên trong quy mô

Trong cơ cấu nguồn vốn của Tổng Công ty Sông Đà hiện nay, nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và nguồn vốn vay ngân hàng thương mại là các nguồn tài trợ quan trọng, trên tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn mô hình. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh như vậy đã kìm hãm phần nào quá trình mở rộng thị trường phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn mô hình và không thực sự phù hợp với xu hướng xóa bỏ bao cấp, hội nhập kinh tế quốc tế. Tổng Công táiông Đà chưa triệt để khai thác khả năng huy động của các nguồn vốn có chi phí thấp, tính linh hoạt thông qua việc phát hành các loại giấy tờ có giá, thuê mua quản lý vốn,… Do vậy, trong thời gian tới Tổng Công ty Sông Đà cần nghiên cứu khả năng đa dạng hóa các kênh huy động vốn theo hướng: 1) Đẩy mạnh việc huy động vốn thông qua việc phát hành các loại giẩy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu Công trình, kỳ phiếu thương mai. Để thực hiện được hình thức huy động vốn này Tổng Công ty Sông Đà cần nghiên cứu khả năng cổ phần hóa một số Công ty con để thực hiện niêm yết và giao dịch cổ phiếu của các Công ty này khi có đủ điều kiện trên các sàn giao dịch chứng khoán. Qua đó, tạo cơ hội cho các Công ty con có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu Công trình trên thị trường chứng khoán. Sau khi các Công ty này đã tạo được uy tín và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, Công ty mẹ có thể thực hiện cổ phần hóa và tham gia niêm yết. Khi đó khả năng huy động vốn với chi phí thấp của

cả tổ hợp thông quan thị trường chứng khoán là rất lớn. 2) Tiếp tục tranh thủ hình thức tín dụng thương mại và các hình thức chiếm dụng vốn khác trên cơ sở thắt chật Công tác quản lý Công nợ, tăng cường huy động vốn của cán bộ Công nhân viên, thu hút các nguồn vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh, hình thức liên doanh.

Ngoài ra, Tổng Công ty Sông Đà cần chú trọng và phát huy hơn nữa việc khai thác các nguồn vốn nước ngoài thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp và đẩu tư gián tiếp; kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực quản lý vốn và kinh nghiệm quản lý, các tổ chức cá nhân đủ điều kiện và khả năng cùng tham gia đầu tư vốn để triển khai các dự án trọng điểm, giảm bớt gánh nặng về vốn cho mỗi dự án.

3.3.1.2 Tiếp tục mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Công ty con, đơn vị thành viên trong việc khai thác, huy động vốn kinh doanh

Là một tổ hợp của nhiều loại hình Công ty khác nhau, do đó cơ chế huy động vốn của từng loại hình Công ty có những điểm khác biệt do tính chất sở hữu vốn quy định. Theo quy chế quản lý vốn nội bộ của Tổng Công ty Sông Đà quy định như sau:

+ Đối với Công ty con 100% vốn nhà nước, Công ty TNHH một thành viên ngoài số vốn được Công ty mẹ giao cho, Công ty được huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp. Với các phương án huy động vốn của Công ty bằng hoặc lớn hơn 30% giá trị ghi trên mỗi sổ kế toán phải được Tổng giám đốc xem xét, quyết định.

+ Đối với Công ty cổ phần thì Công ty có quyền huy động vốn của mình theo Điều lệ Công ty đó quy định.

+ Đối với các Công ty con phụ thuộc, xí nghiệp được Công ty mẹ đầu tư vốn ban đầu. Nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh đơn vị được Công ty mẹ đáp ứng dưới hình thức: cấp, cho vay có hoàn trả hay tạm ứng. Khi được Tổng giám đốc ủy quyền hoặc đồng ý doanh nghiệp được quyền chủ động vay vốn lưu động ngắn hạn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác theo nhiệm vụ và kế hoạch được Công ty phê duyệt. Mọi khoản vốn trên đơn vị phải quản lý, sử dụng

mang lại hiệu quả kinh tế và phải chịu trách nhiệm về tổn thất đối với từng loại vốn (nếu có) trước Công ty mẹ và pháp luật.

Những quy định trên đã phần nào tạo ra sự thông thoáng nhất định cho các Công ty con trong việc tạo lập, huy động vốn kinh doanh. Tuy nhiên, để nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khai thác tối đa khả năng huy động vốn của các đơn vị thành viên, Tổng Công ty còn cải tiến cơ chế quản lý vốn theo hướng mở rộng quyền hạn và trách nhiệm hơn nữa cho các Công ty con trong quá trình huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Cơ sở đề đưa ra giải pháp này là dựa trên những căn cứ sau.

Xét về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con bao gồm nhiều tổ chức kinh doanh liên kết chặt chẽ với nhau về quản lý vốn, Công nghệ, sản phẩm, thị trường. Các mối liên hệ giữa các thành viên của tổ chức dựa trên cơ sở kinh tế vững chắc chứ không là liên kết hành chính. Hơn nữa, cơ chế quản lý của mô hình phải nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả, tăng cường sức mạnh trong cạnh tranh. Các Công ty con lớn mạnh tạo sức mạnh cho tập đoàn, hoạt động của tập đoàn có tính chất định hướng, thúc đẩy và hỗ trợ linh hoạt, nhạy bén hơn so với sự vận động của cả mô hình như một chỉnh thể.

-Quản lý của tập đoàn quốc tế hiện nay vận động theo xu hướng này ngày càng phát huy năng lực của tất cả các doanh nghiệp thành viên trên tất cả các lĩnh vực. Để các Công ty con thành viên phát triển thì các Công ty này phải hoàn toàn chủ động được nguồn vốn của mình. Quá trình huy động vốn phải ngày càng năng động, đơn giản và giảm bớt các giấy tờ quản lý hành chính. Với tư cách độc lập của pháp nhân kinh tế, các Công ty con cần được chủ động quyết định trong việc huy động vốn. Nếu Công ty mẹ quyết định quá nhiều, kiểm soát phê duyệt các khoản vay, nắm giữ quyền quyết định về huy động vốn thì đó là biểu hiện sự làm thay của cấp trên đối với cấp dưới. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rõ ràng cơ chế quản lý như vậy không mang lại hiệu quả cao mà còn kìm hãm sự phát triển.

- Công ty mẹ hiện nay khống chế tỷ lệ huy động vốn của Công ty con nhằm mục tiêu chính là kiểm soát quá trình hoạt động của Công ty con. Cách làm này thực chất mới chỉ mang tính bề nổi, chi tiết hành chính nhiều hơn mà chưa chú trọng đến mục tiêu thực chất là hiệu quả kinh tế. Do đó, sự kiểm soát của Công ty mẹ đối với các Công ty con phải thông qua Công cụ kiểm soát quản trị với những chỉ tiêu hiệu quả thay vì kiểm soát các nghiệp vụ chi tiết. Công ty mẹ nên xác định những giới hạn tín dụng và mức độ kiểm soát phù hợp với từng Công ty con cụ thể căn cứ vào quá trình hoạt động của Công ty còn hơn là đưa ra giới hạn chung và không nên làm thay vai trò của Công ty con trong quá trình huy động vốn.

- Việc trao quyền tự chủ rộng rãi hơn cho các doanh nghiệp thành viên không chỉ thuần túy là cơ chế quản lý nội bộ của tổ hợp mà còn tăng tính tự chủ, gắn kết Công ty con với các ngân hàng thương mại. Do đã quen với cơ chế tập trung hóa, hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh yêu cầu Công ty mẹ bảo lãnh cho các đơn vị thành viên vay vốn để tăng thêm độ tin cậy. Ngay cả trong một số trường hợp không cần thiết một số ngân hàng vẫn muốn áp dụng cơ chế này. Do đó, đã làm cho các Công ty con mất đi tính tự chủ, ỷ lại Công ty mẹ trong giao dịch với ngân hàng thương mại.

Việc nâng cao tính tự chủ cho các Công ty con không có nghĩa là buông lỏng quản lý, và Công ty mẹ sẽ tăng cường cơ chế kiểm soát quản trị, với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cuối cùng hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty con, điều phối chung quá trình phát triển của Công ty con thông qua các kế hoạch, chiến lược phát triển. Nhờ đó, quá trình thực hiện sẽ mang tính khả thi cao, tránh được trạng thái buông lỏng quản lý.

3.3.1.3. Cụ thể hóa nội dung phương thức điều hòa vốn và thông qua Công ty tài chính để thực hiện chức năng huy động và điều hòa vốn trong toàn mô hình

Như đã phân tích ở trên, hoạt động điều hòa vốn nội bộ của Tổng Công ty Sông Đà trong thời gian qua, tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng thực tế cho thấy việc điều hòa vốn thông thường qua phòng tài chính kế toán Công ty mẹ

gặp nhiều khó khăn do Công ty mẹ chưa có chức năng kinh doanh vốn theo đúng nghĩa của cụm từ này. Việc điều hòa vốn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu đầu tư tập trung và mới chỉ được thực hiện một chiều mà chưa tạo ra luồng vốn hai chiều giữa Công ty mẹ và Công ty con và giữa các Công ty con với nhau.

Để giải quyết tồn tại nêu trên, tăng cường hiệu quả của Công tác điều hòa vốn nhằm nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ hợp, việc điều hòa vốn cần được cụ thể hóa trong quy chế quản lý vốn và cần xác định rõ: Việc điều hòa vốn được thực hiện bằng phương thức nào, điều tiết ở phạm vi nào, khi nào thì được hòa vốn thông qua các trung gian quản lý vốn, khi nào thì điều hòa vốn bằng hình thức trên. Điều hòa vốn phải dựa vào quan hệ vay trả trên cơ sở thỏa thuận, đảm bảo lợi ích cho các bên. Tránh việc điều hòa vốn một cách giản đơn từ đơn vị làm ăn có hiệu quả sang đơn vị làm ăn thua lỗ gây thất thoát vốn, phải điều hòa vốn trên nguyên tắc hợp lý giữa lợi ích chung của tập đoàn với lợi ích riêng của mỗi đơn vị thành viên.

- Điều hòa vốn thông qua Công ty quản lý vốn: Công ty quản lý vốn là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự vận hành và phát triển của một tập đoàn kinh doanh trong môi trường cạnh tranh quốc tế gay gắt như hiện nay. Đối với mô hình Công ty mẹ - Công ty con thì Công ty quản lý vốn thực sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc huy động vốn và sử dụng vốn, giup cho tổ hợp Công ty khơi thông các nguồn vốn trong nước, quốc tế, nâng cao tính chuyên nghiệp trong huy động vốn, đáp ứng được nguồn vốn đầu tư với chi phí thấp, thay đổi phương thức quản lý thông qua đầu tư.

Công ty quản lý vốn với tư cách là trung gian quản lý vốn trong một Tổng Công ty lớn phải thực sự năng động sáng tạo. Để thực hiện cơ chế điều hòa vốn trong nội bộ tổ chức một cách có hiệu quả, cần quán triệt các nội dung chủ yếu sau: 1) Nhận thức đúng thực chất của cơ chế điều hòa vốn nội bộ, tránh đồng nhất cơ chế điều hòa vốn này với sự “bao cấp đồng bộ” làm triệt tiêu động lực phát triển. Cơ chế điều hòa vốn không có nghĩa là sự điều chỉnh vốn một cách hành chính thông

thường từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn mà bao gồm hệ thống quan hệ tài chính dựa trên hoạt động tín dụng thực sự. Nghĩa là đơn vị cho vay vốn phải có lợi tức qua việc cho vay vốn nhàn rỗi, đồng thời đơn vị đi vay phải có nghĩa vụ chi trả lợi tức vốn vay. Nếu không dựa trên cơ chế lãi suất phù hợp thì việc điều hòa vốn sẽ không có cơ sở kinh tế duy trì một cách bền vững. 2) Cơ chế điều hòa vốn nội bộ thông qua Công ty quản lý vốn phải kết hợp đồng bộ với cơ chế quản lý và sử dụng các quỹ của Tổng Công ty cũng như các doanh nghiệp thành viên. Tổng Công ty có thể quy định trong điều lệ hoặc quy chế quản lý quản lý vốn về phương thức điều hòa các quỹ đó. Không nên để các quỹ chuyên dùng trở thành nguồn vốn chết mà cần thu hút bộ phận quỹ nhàn rỗi vào Công ty tài chính để trở thành nguồn vốn lớn hơn và thực hiện việc cho vay. 3) Cơ chế điều hòa nguồn vốn trong nội bộ Tổng Công ty không được làm tổn hại quyền độc lập và tư cách pháp nhân của các Công ty thành viên. Đối với các Công ty thành viên, khi thực hiện cho vay vốn trong nội bộ thì phải khuyến khích được các bên tự nguyện tham gia và nhiều lợi ích hơn so với việc các đơn vị đi vay bên ngoài hoặc gửi tiền ở các tổ chức tín dụng khác. Cơ chế lãi xuất hợp lý và những lợi ích chiến lược lâu dài sẽ có tác dụng duy trì sự liên kết nội bộ, tốc độ quay vòng của đồng vốn sẽ được nâng lên, hiệu quả sử dụng vốn cao từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị thành viên.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty sông đà (Trang 71 - 76)