1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông

107 466 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 661,5 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “ Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Lấy ví dụ tại Công ty TNHH Các Hệ thống Viễn thông VNPT-FUJITSU)” là do bản thân tôi nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và xây dựng với sự hướng dẫn của Thầy hướng dẫn. Tôi xin cam đoan và chịu toàn bộ trách nhiệm về tính trung thực cũng như sự hợp pháp của vấn đề nghiên cứu. Ký tên Ngô Mai Chi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - CBCNV : Cán bộ công nhân viên - CNH-HĐH : Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa - DN : Doanh nghiệp - DNLD : Doanh nghiệp liên doanh - ĐTNN : Đầu tư nước ngoài - FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài - NVL : Nguyên vật liệu - SXKD : Sản xuất kinh doanh - TCT : Tổng công ty - TNHH : Trách nhiệm hữu hạn - TSCĐ : Tài sản cố định - UBND : Ủy ban nhân dân - VFT : Công ty trách TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-FUJITSU - VNPT : Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VT-CNTT : Viễn thông- Công nghệ thông tin DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1 : Tỷ lệ vốn góp của các bên liên doanh trong Công ty VFT Error: Reference source not found Bảng 2.2 : Vốn chủ sở hữu của Công ty VFT từ năm 2008-2010 Error: Reference source not found Bảng 2.3: Chi phí SXKD theo yếu tố của Công ty VFT từ năm 2006-2010 Error: Reference source not found BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Doanh thu của Công ty VFT từ năm 2006-2010 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.2: Chi phí của Công ty VFT từ năm 2006-2010 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận sau thuế của Công ty VFT từ năm 2006-2010 Error: Reference source not found SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, các hình thức đầu tư nước ngoài và liên doanh với nước ngoài đã được quan tâm phát triển. Đó là nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao tay nghề cho người lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật- công nghệ cho đất nước. Tuy nhiên , bên cạnh những thành tựu đạt được quá trinh phát triển các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tồn tại một số vấn đề như : số lượng dự án có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù có nhiều nhưng hoạt động có hiệu quả không nhiều, không ổn định, tác động của các doanh nghiệp liên doanh đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt được định hướng như mong muốn. Chúng ta chưa khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở những lợi thế của đất nước Việt nam… Từ đó đặt ra nhiều vấn đề quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô, đặc biệt là lĩnh vực quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Có thể thấy rõ một nguyên nhân căn bản và ảnh hưởng trực tiếp đến những tồn tại trên là những bất cập và yếu kém về quản lý tài chính trong doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra như : làm thế nào để xác định đúng nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp, làm thế nào sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các nguồn thu chi và bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện phân phối lợi nhuận, nộp thuế cho nhà nước, trích lập và sử dụng các quỹ như thế nào cho hợp lý…. 1 Nhằm góp phần nhỏ bé và giải quyết những vấn đề cấp bách trên, với tư cách là kế toán trưởng của một công ty liên doanh, tôi mạnh dạn chọn đề tài sau làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế là : “ Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông (Lấy ví dụ tại Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-FUJITSU)”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp đã có một số đề tài nghiên cứu cụ thể như: - Hoàn thiện cơ chế quản ly tài sản cố định tại Công ty Thông tin di động VMS- Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Hữu Hiếu - Đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con- Luận văn Thạc sỹ Trần Vĩnh Hưng - Hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục ở Tỉnh Nghệ An- Luận văn Thạc sỹ Hồ Thị Xuân - Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam- Luận văn thạc sỹ. - Đổi mới cơ chế tài chính tại Tổng công ty quản lý bay Việt Nam theo mô hình công ty mẹ- công ty con Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thế Quang Trung. - Tiến sỹ Mai Văn Bảo, “ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước”- Tạp chí lý luận chính trị số 8. - TS. Huỳnh Văn Tâm, “Thấy gì qua thanh tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Đồng Nai” - Tạp chí Hoạt động khoa học số 4 . Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông . Vì vậy đề tài vẫn có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát hoá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Các hệ thống viễn thông VNPT-FUJITSU thông qua các hoạt động tài chính của công ty. - Đánh giá những thành công và những tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính của công ty, nguyên nhân và các vấn đề đặt ra. - Đề xuất những nguyên tắc định hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở công ty, qua đó góp phần giải quyết các vấn đề tồn tại trong quản lý tài chính của công ty, tạo điều kiện để công ty phát triển . 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Qua khảo sát và thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính tại Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-FUJITSU . Về thời gian : luận văn tập trung vào nghiên cứu ,phân tích về cơ chế quản lý tài chính của Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT- FUJITSU trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến nay. 3 5. Phương pháp nghiên cứu - Vận dụng phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá, khái quát hoá, kết hợp lịch sử và lôgic. - Kết hợp các phương pháp phân tích diễn giải, thống kê, phân tích đánh giá và tổng hợp, so sánh, điều tra khảo sát thực tế tại Công ty VFT. 6. Những đóng góp của luận văn - Là công trình bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành Viễn thông hiện nay. - Xác định thực trạng , những nhân tố ảnh hưởng và tính tất yếu khách quan hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-FUJITSU. - Đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành Viễn thông ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục, luận văn kết cấu gồm 3 chương : Chương 1 : Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Chương 2 : Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-FUJITSU Chương 3 : Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành Viễn thông. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI 1.1 Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài: khái niệm, đặc điểm và vai trò 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài Từ cuối thế kỷ 19, với sự xuất hiện của hoạt động xuất khẩu tư bản giữa các cường quốc tư bản, các thực thể kinh doanh dựa trên cơ sở sự pha trộn của các tác nhân về vốn, lao động, máy móc, thị trường của các công ty mang quốc tịch khác nhau được hình thành. Những thực thể kinh doanh hợp nhất này là mầm mống đầu tiên của các DNLD có vốn ĐTNN. Trong cuốn “ Từ điển tiếng Anh kinh doanh ” của J.H. Adam đã định nghĩa: “Xí nghiệp liên doanh là một quan hệ bạn hàng tạm thời nhưng đôi khi có tính chất lâu dài được thành lập từ hai hoặc nhiều cá nhân hoặc công ty hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định trong đó có rủi ro về thua lỗ nhưng vẫn có thể mong đợi một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý. Các bên liên doanh cùng chia sẻ các khoản chi phí và lợi nhuận theo các tỷ lệ đã được thỏa thuận”. Định nghĩa này chỉ ra rằng rủi ro và lợi nhuận là động lực để thành lập các doanh nghiệp liên doanh. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm về liên doanh như sau: “Trên quan điểm cạnh tranh, liên doanh là một hình thức nằm giữa hợp đồng và liên minh trong đó hai hoặc nhiều công ty liên kết hoạt động với nhau trong một hoặc hơn các lĩnh vực sau đây: - Tiến hành các hoạt động mua hoặc bán. 5 - Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển hoặc điều hành các hoạt động sản xuất. - Nghiên cứu và triển khai. - Hoạt động, chế tạo và xây dựng Định nghĩa này chỉ ra được liên doanh có thể thành lập trên cơ sở hai hoặc nhiều công ty liên kết lại với nhau, nhưng đây chỉ là những hoạt động có tính chất bộ phận. Liên doanh còn được định nghĩa: “Là những thỏa thuận kinh doanh trong đó hai hoặc nhiều công ty hoặc thực thể kinh doanh kết hợp với nhau để hình thành một hoạt động kinh doanh nhất định. Các liên doanh có thể được thành lập giữa hai công ty đa quốc gia, giữa một công ty đa quốc gia với các nhà kinh doanh địa phương” (cuốn Kinh doanh quốc tế - Internationl Business của trường Đại học Tổng hợp America). Định nghĩa này đã chỉ ra liên doanh về thực chất là những thỏa thuận kinh doanh giữa hai hay nhiều bên. Tính đa dạng của các đối tác tham gia liên doanh cũng đã được chỉ ra trong định nghĩa này một cách cụ thể. Cách kết hợp giữa các chủ thể tham gia liên doanh cũng được xem như là một tiêu chuẩn để phân loại liên doanh. Tuy nhiên, yếu tố quốc tịch của các bên tham gia liên doanh – một căn cứ quan trọng để phân biệt liên doanh trong nước với liên doanh quốc tế vẫn chưa được đề cập trong định nghĩa này. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đưa ra định nghĩa về DNLD như sau: “Doanh nghiệp liên doanh được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh lý kết giữa bên hoặc các bên Việt Nam với bên hoặc các bên nước ngoài hoặc giữa xí nghiệp liên doanh với bên hoặc các bên nước ngoài nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt , DNLD có thể được thành lập trên 6 [...]... trong quản lý mà dự báo trước tình hình tài chính của doanh nghiệp; qua đó giúp các nhà lãnh đạo, quản lý DNLD kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt động SXKD và hoạt động tài chính 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài Cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp đều dựa trên những cơ sở chung nhất định Tuy nhiên, quản lý tài. .. xây dựng cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông, nhằm đảm bảo vốn kịp thời , đầy đủ cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như bảo đảm cân đối giữa thu chi bằng tiền Thứ năm, môi trường tài chính - Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp như các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế , chính sách xuất nhập khẩu, chế độ khấu... chính được thực hiện Như vậy, cơ chế quản lý tài chính của DNLD có vốn ĐTNN gồm nhiều yếu tố cấu thành và có liên quan đến hàng loạt các vấn đề khác nhau Nói cụ thể, cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là tổng thể các quy định pháp lý, quy trình, bộ máy quản lý, các phương thức được thực hiện để quản lý tài chính của doanh nghiệp phù hợp với những điều kiện cụ thể nhất... viên được hưởng tương ứng với phần vốn góp Công ty Thứ hai, trình độ phát triển và quy mô hoạt động của doanh nghiệp Trình độ phát triển và quy mô hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp càng phát triển, quy mô càng lớn thì cơ chế quản lý tài chính sẽ càng phức tạp hơn và ngược lại nếu quy mô công ty nhỏ thì cơ chế quản lý tài chính sẽ... tác liên doanh góp vốn cũng như của cả các chính sách cụ thể của đất nước đối tác, nắm bắt được những cơ hội, vượt qua thách thức khó khăn để có thể có những thay đổi trong quản lý tài chính cho phù hợp với tình hình nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn 1.2.4 Sự cần thiết hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh với nước. .. Tuy nhiên, quản lý tài chính của các doanh nghiệp khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau, do chịu sự ảnh hưởng của nhiểu nhân tố Dưới đây xem xét những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cơ chế quản lý doanh nghiệp sau : Thứ nhất, hình thức pháp lý của doanh nghiệp Hình thức pháp lý của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp đó Như ảnh hưởng tới phương thức hình... điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành kinh doanh Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thực hiện trong một hoặc một số ngành kinh doanh nhất định Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp Là loại hình doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài ngành viễn thông thường sản xuất ra những... vậy, việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi và bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp 20 1.2.2.3 Tổ chức thực hiện quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài Thứ nhất : Phương thức quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh: Một là : Phương thức huy động và tạo lập vốn... pháp luật, chính sách của nước sở tại và các điều khoản cam kết của hai bên liên doanh trong Hợp đồng 1.2.2.4 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh Kiểm tra, giám sát quá trình quản lý tài chính của DNLD là một trong những nội dung quan trọng của quản lý tài chính Nó bảo đảm cho quá trình hoạt động tài chính của doanh nghiệp đúng pháp luật, đúng với cam kết... doanh nghiệp: Đây là mối quan hệ thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp 16 - Sự kết hợp các mối quan hệ tài chính nói trên được thực hiện thông qua những quy định, chế độ, quy chế của liên doanh đối với các hoạt động tài chính của mình trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước Qua đó, cơ chế quản lý tài chính . ảnh hưởng và sự cần thiết hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài 1.2.1. Quan niệm về cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài Trong. VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI 1.1 Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài: khái niệm, đặc điểm và vai trò 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp liên doanh với nước. tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông . Vì vậy đề tài

Ngày đăng: 09/09/2014, 21:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS.Mai Văn Bảo (2005), “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước”, Tạp chí Lý luận chính trị số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước
Tác giả: TS.Mai Văn Bảo
Năm: 2005
2. TS.Vũ Quốc Bình (2001), “Nguyên nhân thua lỗ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, Số 2, tr.11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên nhân thua lỗ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tác giả: TS.Vũ Quốc Bình
Năm: 2001
5. PGS.TS. Nguyễn Thị Bất (1994), “Một số vấn đề về công tác thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 29,tr.5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về công tác thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
Năm: 1994
6. Trần Hải Châu (2003), “Những giải pháp cơ bản để thực hiện hình thức công ty cổ phần có vốn ĐTNN tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế số tháng 11,tr.11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp cơ bản để thực hiện hình thức công ty cổ phần có vốn ĐTNN tại Việt Nam
Tác giả: Trần Hải Châu
Năm: 2003
8. Hoàng Văn Dụ (2003), “Những vấn đề xung quanh CPH doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Nhịp sống công nghiệp số 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề xung quanh CPH doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tác giả: Hoàng Văn Dụ
Năm: 2003
9. Phạm Ngọc Dũng (2001), “Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” Tạp chí LĐ & XH số,tr.39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tác giả: Phạm Ngọc Dũng
Năm: 2001
10. Phạm Ngọc Dũng (2001), “Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 273,tr.8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tác giả: Phạm Ngọc Dũng
Năm: 2001
11. Bảo Giang (2003), “Để nâng cao thế mạnh trong thu hút đầu tư”,Tạp chí Đầu tư chứng khoán số 197,tr.10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để nâng cao thế mạnh trong thu hút đầu tư
Tác giả: Bảo Giang
Năm: 2003
12. Hoàng Minh Hào (2002), “Đối mới chính sách tiền lương đôi với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Tạp chí LĐ & XH sô 203 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối mới chính sách tiền lương đôi với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tác giả: Hoàng Minh Hào
Năm: 2002
13. Trần Thị Bích Hạnh, “Vấn đề lao động tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Đà Nẵng”, Tạp chí Miền trung và Tây Nguyên trên con đường CNH-HĐH, tr.45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề lao động tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Đà Nẵng
14. Trần Thị Hồng (2004), “Đổi mới cơ chế tài chính tại Tổng công ty BCVT Việt Nam theo mô hình Tập đoàn”, Luận văn thạc si kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới cơ chế tài chính tại Tổng công ty BCVT Việt Nam theo mô hình Tập đoàn
Tác giả: Trần Thị Hồng
Năm: 2004
15. Ths. Trần Ngọc Hoàng (2003), “Thuế thu nhập doanh nghiệp có thực sự ưu đãi với khu vực kinh tế có vốn ĐTNN tai Việt Nam?”, Tạp chí Phát triển Kinh tế số 150 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuế thu nhập doanh nghiệp có thực sự ưu đãi với khu vực kinh tế có vốn ĐTNN tai Việt Nam
Tác giả: Ths. Trần Ngọc Hoàng
Năm: 2003
16. Nguyễn Văn Hùng (2002) ,“Tác động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam
17. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2005), “ Đẩy mạnh CPH doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành BCVT Việt Nam” Luận van thạc sĩ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh CPH doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành BCVT Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Năm: 2005
18. Nguyễn Thường Lạng (1997), “Cần có một chiến lược phát triển các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài trong công nghiệp Việt Nam hiện nay”, Tạp chí công nghiệp số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần có một chiến lược phát triển các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài trong công nghiệp Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thường Lạng
Năm: 1997
19. Hoàng Văn Long (2001), “Một số giải pháp về thị trường và quản lý chi phí sản xuất, giá cả đối với DN có vốn ĐTNN”, Tạp chí TTGC- số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp về thị trường và quản lý chi phí sản xuất, giá cả đối với DN có vốn ĐTNN
Tác giả: Hoàng Văn Long
Năm: 2001
21. Nguyễn Xuân Nga (1999), “Giải pháp nào để quản lý tiền lương và thu nhập trong các DN có vốn ĐTNN”, Tạp chí LĐ & XH số tháng 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nào để quản lý tiền lương và thu nhập trong các DN có vốn ĐTNN
Tác giả: Nguyễn Xuân Nga
Năm: 1999
22. Nguyễn Thanh Phú (2002) “Một số vấn đề pháp lý về vốn pháp định của DNLD có vốn ĐTNN tại Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu và pháp luật số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề pháp lý về vốn pháp định của DNLD có vốn ĐTNN tại Việt Nam
30. Ngô Công Thành (2001), “Bàn về CPH các DN có vốn ĐTNN”, Tạp chí Thương mại số tháng 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về CPH các DN có vốn ĐTNN
Tác giả: Ngô Công Thành
Năm: 2001
31. Hoàng Công Thi (1978), “ Những mâu thuẫn của tài chính xí nghiệp hiện nay và hướng giải quyết”,Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 5+6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những mâu thuẫn của tài chính xí nghiệp hiện nay và hướng giải quyết
Tác giả: Hoàng Công Thi
Năm: 1978

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty VFT - hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ngành viễn thông
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty VFT (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w