Hoàn thiện cơ chế quản lý, chuyển kinh tế từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, sang kinh tế thị trường và hội nhập vào kinh tế quốc tế là một sự thay đổi căn bản trong phương thức sản xuất, kết cấu kinh tế và con đường phát triển kinh tế. Ngành điện là một ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp năng lượng phục vụ sản xuất kinh doanh (SXKD) và sinh hoạt của nhân dân với hàng hóa đặc biệt là điện năng. Nam Định nằm ở phía Nam vùng châu thổ sông Hồng, là một tỉnh đồng bằng ven biển có bờ biển dài 72km. Nằm trong bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước, Nam Định đã và đang là một trung tâm kinh tế - chính trị quan trọng của vùng Nam đồng bằng sông Hồng với những thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp dệt may, chế biến nông sản, thực phẩm, thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí, điện, điện tử. Công ty Điện lực Nam Định (ĐLNĐ) là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (ĐLMB) – Tập đoàn Điện lực Việt Nam (ĐLVN), là một đơn vị SXKD và mặt hàng kinh doanh chủ yếu là điện năng thương phẩm. Mạng lưới truyền tải và phân phối do Công ty ĐLNĐ quản lý đã phát triển tương đối hoàn thiện song vẫn còn không ít những tồn tại và hạn chế gây nên nguy cơ mất an toàn và tổn thất điện năng lớn. Lưới điện trung, cao thế có nhiều tuyến, lộ dây cũ nát được xây dựng từ rất lâu. Do đường dây được thiết kế và xây dựng từ lâu nên hiện nay đã không còn đảm bảo đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để vận hành: Tiết diện dây nhỏ gây ra hiện tượng quá tải, cột điện cũ không đảm bảo an toàn kỹ thuật... Ngành điện và tỉnh Nam Định chủ trương tiếp nhận lưới điện hạ thế nông thôn của tỉnh (trước đây do địa phương tự đầu tư) để Công ty ĐLNĐ quản lý, đầu tư cải tạo, bán điện trực tiếp đến hộ dân để toàn tỉnh (nhất là nông dân) được hưởng giá điện, chất lượng điện như thành phố mà không phải đóng góp thêm kinh phí. Thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nam Định và Tập đoàn ĐLVN, Công ty ĐLNĐ xây dựng kế hoạch tiếp nhận lưới điện hạ thế toàn tỉnh. Thời gian giao - nhận lưới điện hạ thế của tỉnh trong năm 2008, 2009, 2010. Sau việc bàn giao lưới điện trung áp nông thôn cho ngành điện quản lý đã được hoàn tất, Chính phủ tiếp tục có chủ trương chuyển giao lưới điện của thủy nông, nông lâm trường, quân đội, và lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý. Sau tiếp nhận, khó khăn lớn nhất đặt ra là khối lượng quản lý lớn, hạ tầng lưới điện đã cũ nát, mất an toàn, tổn thất điện năng cao. Từ đó đòi hỏi vốn đầu tư lớn và sự nỗ lực cao độ của tập thể cán bộ công nhân viên trong quản lý vận hành, đầu tư xây dựng và cải tạo lưới điện. Thời giam qua, ngành điện đã đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định 1.824 tỷ đồng, trong đó đầu tư tại khu vực nông thôn là 1.332 tỷ đồng. Công ty ĐLNĐ đã có nhiều cố gắng và cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB). Tuy vậy cơ chế quản lý đầu tư XDCB ở Công ty ĐLNĐ còn nhiều hạn chế cần phải từng bước khắc phục. Vì vậy, hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư XDCB nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động XDCB, là điều kiện tiên quyết để Công ty ĐLNĐ phát triển, trở thành đơn vị hàng đầu của ngành ĐLVN. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, là người đang trực tiếp công tác tại Công ty ĐLNĐ tôi chọn đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư XDCB ở Công ty Điện lực tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
Trang 11.1.2 Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và sự cần thiết phải hoàn thiện cơ
chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 13
+ Đặc điểm về kinh doanh điện năng: 45
+ Đặc điểm về công nghệ sản xuất: 45
+ Đặc điểm về tổ chức vận hành và bảo dưỡng hệ thống 46
3.3.5 Các giải pháp đặc thù khác 84
3.3.5.2 Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, cá nhân liên quan đến đầu tư XDCB, chuyên nghiệp hoá công tác quản lý dự án 85
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý: 85
- Nâng cao năng lực của cán bộ tham gia quản lý dự án, chuyên gia xét thầu: 85
- Phải thực sự chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu 86
3.3.5.3 Tăng cường hiệu quả quản lý công tác đấu thầu, nâng cao chất lượng đấu thầu của các nhà thầu, tăng cường quản lý hợp đồng sau đấu thầu 87
3.3.5.5 Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong đầu tư xây dựng 89
- Thực hiện nghiêm pháp luật đề ra: Để pháp luật thực hiện được nghiêm thì trước hết phải thực hiện nghiêm ở các cơ quan bảo vệ pháp luật Có cơ chế thưởng, phạt thật hấp dẫn để làm cho người vi phạm không dám vi phạm, người phát hiện và xử lý được hưởng quyền lợi thoả đáng làm cho người vi phạm không thể hối lộ được Lấy tiền phạt thu được làm tiền thưởng cho người phát hiện, xử phạt Người phát hiện vi phạm mà không xử phạt theo đúng quy định sẽ bị phạt theo đúng mức phạt đó Thưởng, phạt nghiêm đúng mức độ một thời gian sẽ không còn vi phạm nữa Củng cố và tăng cường các hoạt động tư pháp cho phù hợp với cơ chế thị trường: Hệ thống toà án phải đảm bảo khả năng xét xử một cách nhanh chóng, công minh đúng pháp luật tất cả các mối quan hệ của các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau Xây dựng và thực hiện quy định về thể thức và quy trình làm việc, thông báo công khai các thủ tục trong quá trình xem xét giải quyết công việc .93
KẾT LUẬN 96
Trang 2CDMA : Công nghệ đa truy cập phân chia theo mãCNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Trang 3Bảng 2.1: Khối lượng quản lý vận hành chính Error: Reference source
not found Bảng 2.2: Tình hình tài chính Error: Reference source not found Bảng 2.3: Công suất các nhà máy đưa vào vận hành giai đoạn 2005-2010
Error: Reference source not found Bảng 3.1: Chi tiết các thành phần phụ tải điện Error: Reference source
not found Bảng 3.2 Chỉ tiêu kinh doanh viễn thông điện lực Error: Reference
source not found
BIỂU
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu kinh tế năm 2005 và 2009 Error: Reference source not
found
SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2
1.1.2 Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 13
+ Đặc điểm về kinh doanh điện năng: 45
+ Đặc điểm về kinh doanh điện năng: 45
+ Đặc điểm về công nghệ sản xuất: 45
+ Đặc điểm về công nghệ sản xuất: 45
+ Đặc điểm về tổ chức vận hành và bảo dưỡng hệ thống 46
+ Đặc điểm về tổ chức vận hành và bảo dưỡng hệ thống 46
3.3.5 Các giải pháp đặc thù khác 84
3.3.5 Các giải pháp đặc thù khác 84
Trang 43.3.5.2 Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, cá nhân liên quan đến đầu tư XDCB, chuyên nghiệp hoá công tác quản lý dự án 85
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý: 85
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý: 85
- Nâng cao năng lực của cán bộ tham gia quản lý dự án, chuyên gia xét thầu: 85
- Nâng cao năng lực của cán bộ tham gia quản lý dự án, chuyên gia xét thầu: 85
- Phải thực sự chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu 86
- Phải thực sự chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu 863.3.5.3 Tăng cường hiệu quả quản lý công tác đấu thầu, nâng cao chất lượng đấuthầu của các nhà thầu, tăng cường quản lý hợp đồng sau đấu thầu 873.3.5.3 Tăng cường hiệu quả quản lý công tác đấu thầu, nâng cao chất lượng đấuthầu của các nhà thầu, tăng cường quản lý hợp đồng sau đấu thầu 873.3.5.5 Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sáttrong đầu tư xây dựng 89
- Thực hiện nghiêm pháp luật đề ra: Để pháp luật thực hiện được nghiêm thì trước hết phải thực hiện nghiêm ở các cơ quan bảo vệ pháp luật Có cơ chế thưởng, phạt thật hấp dẫn để làm cho người vi phạm không dám vi phạm, người phát hiện và xử lý được hưởng quyền lợi thoả đáng làm cho người vi phạm không thể hối lộ được Lấy tiền phạt thu được làm tiền thưởng cho người phát hiện, xử phạt Người phát hiện vi phạm mà không xử phạt theo đúng quy định sẽ bị phạt theo đúng mức phạt đó Thưởng, phạt nghiêm đúng mức độ một thời gian sẽ không còn vi phạm nữa Củng cố và tăng cường các hoạt động tư pháp cho phù hợp với cơ chế thị trường: Hệ thống toà án phải đảm bảo khả năng xét xử một cách nhanh chóng, công minh đúng pháp luật tất cả các mối quan hệ của các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau Xây dựng và thực hiện quy định về thể thức và quy trình làm việc, thông báo công khai các thủ tục trong quá trình xem xét giải quyết công việc .93KẾT LUẬN 96
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Hoàn thiện cơ chế quản lý, chuyển kinh tế từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung,sang kinh tế thị trường và hội nhập vào kinh tế quốc tế là một sự thay đổi căn bảntrong phương thức sản xuất, kết cấu kinh tế và con đường phát triển kinh tế
Ngành điện là một ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí rất quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân, cung cấp năng lượng phục vụ sản xuất kinh doanh (SXKD) vàsinh hoạt của nhân dân với hàng hóa đặc biệt là điện năng
Nam Định nằm ở phía Nam vùng châu thổ sông Hồng, là một tỉnh đồng bằngven biển có bờ biển dài 72km Nằm trong bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước,Nam Định đã và đang là một trung tâm kinh tế - chính trị quan trọng của vùng Namđồng bằng sông Hồng với những thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, kinh tế biển,công nghiệp dệt may, chế biến nông sản, thực phẩm, thuỷ sản, sản xuất vật liệu xâydựng và cơ khí, điện, điện tử
Công ty Điện lực Nam Định (ĐLNĐ) là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộcTổng Công ty Điện lực Miền Bắc (ĐLMB) – Tập đoàn Điện lực Việt Nam(ĐLVN), là một đơn vị SXKD và mặt hàng kinh doanh chủ yếu là điện năng thươngphẩm
Mạng lưới truyền tải và phân phối do Công ty ĐLNĐ quản lý đã phát triểntương đối hoàn thiện song vẫn còn không ít những tồn tại và hạn chế gây nên nguy
cơ mất an toàn và tổn thất điện năng lớn
Lưới điện trung, cao thế có nhiều tuyến, lộ dây cũ nát được xây dựng từ rấtlâu Do đường dây được thiết kế và xây dựng từ lâu nên hiện nay đã không còn đảmbảo đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để vận hành: Tiết diện dây nhỏ gây ra hiện tượngquá tải, cột điện cũ không đảm bảo an toàn kỹ thuật
Ngành điện và tỉnh Nam Định chủ trương tiếp nhận lưới điện hạ thế nôngthôn của tỉnh (trước đây do địa phương tự đầu tư) để Công ty ĐLNĐ quản lý, đầu tưcải tạo, bán điện trực tiếp đến hộ dân để toàn tỉnh (nhất là nông dân) được hưởng
Trang 6giá điện, chất lượng điện như thành phố mà không phải đóng góp thêm kinh phí.Thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nam Định và Tập đoànĐLVN, Công ty ĐLNĐ xây dựng kế hoạch tiếp nhận lưới điện hạ thế toàn tỉnh.Thời gian giao - nhận lưới điện hạ thế của tỉnh trong năm 2008, 2009, 2010.
Sau việc bàn giao lưới điện trung áp nông thôn cho ngành điện quản lý đãđược hoàn tất, Chính phủ tiếp tục có chủ trương chuyển giao lưới điện của thủynông, nông lâm trường, quân đội, và lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản
lý Sau tiếp nhận, khó khăn lớn nhất đặt ra là khối lượng quản lý lớn, hạ tầng lướiđiện đã cũ nát, mất an toàn, tổn thất điện năng cao Từ đó đòi hỏi vốn đầu tư lớn và
sự nỗ lực cao độ của tập thể cán bộ công nhân viên trong quản lý vận hành, đầu tưxây dựng và cải tạo lưới điện
Thời giam qua, ngành điện đã đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định 1.824 tỷđồng, trong đó đầu tư tại khu vực nông thôn là 1.332 tỷ đồng Công ty ĐLNĐ đã cónhiều cố gắng và cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong đầu tư xây dựng cơ bản(XDCB) Tuy vậy cơ chế quản lý đầu tư XDCB ở Công ty ĐLNĐ còn nhiều hạnchế cần phải từng bước khắc phục Vì vậy, hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư XDCBnhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động XDCB, là điều kiện tiên quyết để Công tyĐLNĐ phát triển, trở thành đơn vị hàng đầu của ngành ĐLVN
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, là người đang trực tiếp công tác tại Công
ty ĐLNĐ tôi chọn đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư XDCB ở Công ty Điệnlực tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian vừa qua, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về cơchế quản lý đầu tư XDCB ở một số ngành, địa phương như:
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của Phạm Ngọc Biên với đề tài “Hoàn thiện cơchế quản lý đầu tư XDCB hạ tầng giao thông trong thời kỳ CNH-HĐH” năm 2002
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Khắc Thiện với đề tài “Tăng cườngvai trò quản lý của nhà nước đối với đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách nhà nước tạitỉnh Hà Tây” năm 2006
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Bình với đề tài “Đổi mới quản lý
Trang 7nhà nước đối với đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước ở Hà Nội” năm 2007.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Thanh với đề tài “Tăng cườngquản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ ngân sách của thành phố Hà Nội”năm 2008
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thanh Bình với đề tài “Tăng cườngquản lý đầu tư XDCB của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam” năm 2008
Tuy nhiên về cơ chế quản lý đầu tư XDCB của Công ty ĐLNĐ thì chưa có
đề tài nào nghiên cứu và nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống dưới góc độKinh tế chính trị
Vì vậy đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư XDCB ở Công ty Điện
lực tỉnh Nam Định” đã chọn vẫn mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, bổ
sung và làm phong phú thêm tình hình nghiên cứu khoa học về cơ chế quản lý đầu
tư XDCB
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, hệ thống hoá cơ sở lý luận về cơ chế quản lý đầu tư XDCB, từ
đó làm tiền đề để hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư XDCB ở Công ty ĐLNĐ
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý đầu tư XDCB của Công ty ĐLNĐtrong thời gian qua, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu, những lợi thế, những khókhăn Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư XDCB
ở Công ty ĐLNĐ trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đầu tư XDCB ở Công ty ĐLNĐ
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động đầu tư XDCB ở Công ty ĐLNĐ
đặt trong mối quan hệ với Tổng Công ty ĐLMB, Tập đoàn ĐLVN
Thời gian nghiện cứu: từ năm 2006 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp vớichủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp thống kê phân tích thu thập xử lý số liệu, tổng hợp, so sánh;
Trang 8phương pháp logic kết hợp lịch sử sử và một số phương pháp khác
6 Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ những vấn đề cơ bản về đầu tư XDCB và cơ chế quản lý đầu tư XDCB
- Giới thiệu tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của Công tyĐLNĐ, những đóng góp của Công ty ĐLNĐ cho sự phát triển kinh tế - xã hội(KTXH) của tỉnh Nam Định, cho việc hoàn thành những nhiệm vụ SXKD của TổngCông ty ĐLMB và Tập đoàn ĐLVN trong những năm qua
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý đầu tư XDCB ở Công tyĐLNĐ trong thời gian qua, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu, những lợi thế, nhữngkhó khăn, xác định nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tácquản lý đầu tư XDCB
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lýđầu tư XDCB ở Công ty ĐLNĐ trong tình hình mới bao gồm các giải pháp ở tầm vĩ
mô, cấp ngành và các giải pháp của Công ty ĐLNĐ
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn được kết cấu gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở Công
ty Điện lực Nam Định Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực Nam Định
Trang 9CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư xây dựng cơ bản
Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư được hiểu là việc bỏ vốn ra hôm nay đểmong nhận được kết quả lớn hơn trong tương lai Kết quả mang lại đó có thể là hiệuquả KTXH
Đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo
ra các tài sản mới cho nền kinh tế quốc dân của một nước, hoặc một vùng, một tỉnh,thành phố Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản giữa các cánhân, các tổ chức không phải là đầu tư đối với nền kinh tế
Đầu tư theo nghĩa hẹp là đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng cácnguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tươnglai lớn hơn các nguồn lực đã đầu tư để đạt được các kết quả đó
Đầu tư có thể tiến hành theo những phương thức khác nhau: đầu tư trực tiếp,đầu tư gián tiếp
- Đầu tư gián tiếp: là loại hình đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra chovay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (mua trái phiếuchính phủ, trái phiếu công trình, chứng khoán, trái khoán, gửi tiết kiệm ) hoặc lãisuất tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát hành Theophương thức đầu tư này, người bỏ vốn đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý vàđiều hành dự án Đầu tư gián tiếp không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ
Trang 10làm tăng giá trị tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư Vì vậy, phương thức đầu tưnày còn gọi là đầu tư tài chính.
- Đầu tư trực tiếp: Theo phương thức này, người bỏ vốn đầu tư sẽ trực tiếptham gia quản lý trong quá trình đầu tư, quá trình quản lý kinh doanh khi đưa dự ánvào khai thác, sử dụng sau này Đầu tư trực tiếp có hai hình thức:
+ Đầu tư dịch chuyển: Đầu tư dịch chuyển là bỏ chi phí ra để mua cổ phần
của người khác nhằm chuyển dịch quyền quản trị trong hoạt động kinh doanh Đó làhình thức đầu tư mà ở đó chỉ liên quan đến việc tăng hoặc giảm quy mô của từngnhà đầu tư cá biệt, nó không ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hoặc giảm quy môvốn trên toàn xã hội
+ Đầu tư phát triển (ĐTPT): ĐTPT là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hình
thức đầu tư mà ở đó có liên quan đến sự tăng trưởng quy mô vốn của nhà đầu tư vàquy mô vốn trên phạm vi toàn xã hội Điển hình của ĐTPT là đầu tư vào khu vựcsản xuất, dịch vụ, đầu tư vào yếu tố con người và đầu tư vào cơ sở hạ tầng KTXH
Đó là quá trình chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật để tạo nên những yếu
tố cơ bản của SXKD dịch vụ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực SXKD mớithông qua việc mua sắm lắp đặt thiết bị, máy móc, xây dựng nhà cửa vật kiến trúc
và tiến hành các công việc có liên quan đến sự phát huy tác dụng của các cơ sở vậtchất kỹ thuật do hoạt động của nó tạo ra
ĐTPT đòi hỏi nhiều loại nguồn lực Theo nghĩa hẹp, đó chính là nguồn vốn.Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy mócthiết bị, tài nguyên Vì vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệuquả hoạt động đầu tư cần tính đúng tính đủ các nguồn lực tham gia
Đối tượng của ĐTPT là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiệnnhằm đạt được những mục tiêu nhất định Trên quan điểm phân công lao động xãhội, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnhthổ Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia thành hai nhómchính là công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận Trên góc độxem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành loại được khuyến khích
Trang 11đầu tư, loại không được khuyến khích đầu tư và loại bị cấm đầu tư Từ góc độ tàisản, đối tượng đầu tư chia thành tài sản hữu hình (gồm tài sản cố định và tài sản lưuđộng) và tài sản vô hinh như phát minh sáng chế, uy tín thương hiệu
Kết quả của ĐTPT là sự tăng thêm tài sản vật chất (như nhà xưởng thiếtbị ), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật ) và tài sản
vô hình (phát minh sáng chế, bản quyền )
Mục đích của ĐTPT là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộngđồng và nhà đầu tư Trong đó, đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và đời sống của các thànhviên trong xã hội Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận,nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực Nội dung ĐTPT ởdoanh nghiệp và phạm vi nền kinh tế có thể khác nhau Trên góc độ nền kinh tế,ĐTPT phải làm gia tăng tài sản cho nền kinh tế chứ không phải là hiện tượng chuchuyển tài sản giữa các đơn vị
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây, khi nói đầu tư chúng ta thườnghiểu đó là đầu tư XDCB Tuy nhiên, đầu tư XDCB chỉ là một trong nhiều loại đầu
tư Cụ thể, ĐTPT được chia thành:
Thứ nhất: Đầu tư để hình thành tài sản phi vật chất đó là tài sản trí tuệ, môi
trường sinh thái, nguồn nhân lực
Thứ hai: Đầu tư hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: i, Đầu tư mua
sắm trang thiết bị, chế tạo ra những cơ sở vật chất không gắn với đất như đóng tàu,
chế tạo máy bay ; ii, Đầu tư nhằm hình thành cơ sở vật chất gắn liền với đất được
gọi là đầu tư XDCB
XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung nên đầu tư XDCB cóđầy đủ các đặc điểm và các tính chất của hoạt động đầu tư Trong đó nổi lên các đặc
điểm cơ bản là đặc thù của hoạt động đầu tư XDCB: Một là, Sản phẩm của đầu tư
XDCB có tính cố định, nơi sản xuất cũng đồng thời là nơi tiêu thụ sản phẩm TSCĐ
sẽ chịu tác động rất lớn của các điều kiện về địa lý, địa hình, môi trường KTXH
Sản phẩm XDCB chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu, thời tiết Hai là, Thời gian
Trang 12XDCB và thời gian tồn tại của sản phẩm XDCB lâu dài, khối lượng vốn đầu tư lớn.
Ba là, Tính đơn chiếc và chu kỳ sản xuất không lặp lại là đặc điểm riêng có của đầu
tư XDCB Dù thiết kế giống nhau, nhưng địa điểm xây dựng khác nhau, thời gian,khí hậu các vùng khác nhau dẫn đến sản phẩm không giống nhau hoàn toàn từ đóchi phí sản xuất cũng không giống nhau
Hoạt động đầu tư XDCB là hết sức cần thiết, bởi vì:
- Do đặc điểm sử dụng TSCĐ tham gia nhiều lần vào quá trình tái sản xuất,giá trị TSCĐ bị giảm dần và chuyển dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm nênphải tiến hành đầu tư XDCB để bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn và duy trì dự trữnguyên vật liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo Như vậy, đầu tư XDCB nhằm thựchiện tái sản xuất giản đơn TSCĐ
- Theo sự phát triển chung của xã hội, nhu cầu quy mô sản xuất ngày càng
mở rộng đòi hỏi phải tiến hành đầu tư XDCB nhằm tăng thêm TSCĐ mới và tăngthêm dự trữ tài sản lưu động Như vậy, đầu tư XDCB nhằm thực hiện tái sản xuất
mở rộng TSCĐ
- Trong thời đại của tiến bộ công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhiều máy mócthiết bị trở nên lạc hậu Vì vậy, phải tiến hành đầu tư mới để thay thế các tài sản sảnxuất đã bị hao mòn vô hình
Trong doanh nghiệp, đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo TSCĐ.Đầu tư XDCB bao gồm các hoạt động chính như: xây lắp, mua sắm máy móc thiết
bị Để các hoạt động SXKD của doanh nghiệp diễn ra bình thường, cần phải xâydựng các nhà xưởng, kho tàng, các công trình kiến trúc, mua sắm lắp đặt máy mócthiết bị
Đầu tư XDCB có đặc điểm nổi bật là thời gian dài, số tiền bỏ ra lớn, khảnăng chịu rủi ro cao Để giảm thiểu khả năng rủi ro, các nhà đầu tư thường đầu tưtheo những dự án đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyếtminh và phần thiết kế cơ sở Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô nhỏ,đơn giản và các công trình tôn giáo thì chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựngcông trình trong đó bao gồm các yêu cầu, nội dung cơ bản theo quy định
Trang 13Theo quy định của Chính phủ tại nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10tháng 12 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, các dự án đầu tưxây dựng công trình được phân loại như sau:
+ Theo quy mô và tính chất, bao gồm: dự án quan trọng quốc gia do Quốchội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3nhóm A, B, C
+ Theo nguồn vốn đầu tư, bao gồm: i, Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; ii, Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước; iii, Dự án sử dụng vốn ĐTPT của doanh nghiệp nhà nước; iv, Dự án
sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn
Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể pháttriển KTXH, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, đảm bảo an ninh, an toàn xãhội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai vàpháp luật liên quan Tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, nhà nước thực hiệnviệc quản lý các dự án theo quy định sau:
+ Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thànhphần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trươngđầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi côngxây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng
+ Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảolãnh, vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước và vốn ĐTPT của doanh nghiệp Nhà nướcthì Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư Doanh nghiệp có dự án
tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của phápluật có liên quan
+ Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tựquyết định hình thức và nội dung quản lý dự án Đối với các dự án sử dụng hỗn hợpnhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thỏa thuận về phương thức quản lýhoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm lớn nhất trongtổng mức đầu tư
Trang 14Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự ánthành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thựchiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiệnnhư một dự án độc lập Việc phân chia dự án thành phần do người quyết định đầu tưquyết định.
Đầu tư XDCB xét về bản chất nó là ngành sản xuất vật chất có chức năng táisản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các TSCĐ có tính chất sản xuất và phisản xuất thông qua hình thức xây dựng mới, xây dựng lại hay hiện đại hóa và khôiphục lại tài sản đã có
1.1.1.2 Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản trong phát triển kinh tế xã hội
Đầu tư XDCB có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuậtcho xã hội, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi nước,thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước Đặc trưng của XDCB làmột ngành sản xuất vật chất đặc biệt có những đặc điểm riêng khác với nhữngngành sản xuất vật chất khác cả về sản phẩm và vốn đầu tư XDCB
Trong bất kỳ xã hội nào cũng đều phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng,việc bảo đảm tính tương ứng này chính là nhiệm vụ của hoạt động đầu tư XDCB.Như vậy muốn có nền kinh tế phát triển thì điều kiện trước tiên và cần thiết là phảitiến hành các hoạt động đầu tư XDCB
Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế, đầu tư XDCB có tác động đến tăng trưởng
và phát triển bởi vì:
- Đầu tư XDCB tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế:
Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, cần phải đầu tư Đầu tư là một yếu tố chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế Đối với tổng cầu, tác động củađầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phậnchiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư(I) làm cho tổng cầu (AD) tăng, nếu các yếu tố khác không đổi
AD = C + I + G + X - M
Trang 15Trong đó: C: Tiêu dùng;
G: Tiêu dùng của chính phủ;
X: Xuất khẩu;
M: Nhập khẩu
Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung
từ nước ngoài Trong đó, bộ phận chủ yếu là cung trong nước, là một hàm của cácyếu tố sản xuất: vốn (K), lao động (L), nguồn tài nguyên (R), công nghệ (T) , đượcthể hiện qua phương trình:
Q = F (K, L, T, R )Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổngcung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi Ngoài ra, tác động của vốnđầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, đổi mới công nghệ Như vậy, đầu tư gián tiếp làm tăng tổng cung củanền kinh tế
Khi các dự án đầu tư hoàn thành phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vàohoạt động thì tổng cung (đặc biệt là tổng cung dài hạn) tăng lên, sản lượng tiềmnăng tăng, giá cả sản phẩm giảm, từ đó tiêu dùng tăng Tăng tiêu dùng lại kích thíchsản xuất tăng lên Khi sản xuất phát triển, tích lũy tăng, KTXH phát triển, tăng thunhập cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân
- Đầu tư XDCB có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế.
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư XDCB đến tổngcung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư XDCB đềucùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định củanền kinh tế của mọi quốc gia
Khi tăng đầu tư XDCB, cầu của các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá cả củacác hàng hoá có liên quan tăng, đến một lúc nào đó dẫn đến yếu tố lạm phát Lạmphát dẫn đến ngừng trệ sản xuất, đời sống lao động gặp nhiều khó khăn, thâm hụtngân sách, kinh tế phát triển chậm lại Mặt khác khi tăng đầu tư XDCB làm cho cầucủa các yếu tố có liên quan tăng lên, dẫn đến sản xuất của các ngành này phát triển,
Trang 16thu hút thêm lao động, giảm thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động , tất cảcác vấn đề này tạo điều kiện cho phát triển tinh tế.
- Đầu tư XDCB tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Đầu tư làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, các vùng kinh tế Đểphát triển kinh tế ổn định, vững chắc với tốc độ cao, cần thiết phải đầu tư để chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH nâng cao tỷ trọng các ngành côngnghiệp, dịch vụ trong GDP đồng thời giải quyết sự mất cân đối về phát triển giữacác vùng lãnh thổ nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh giữa các vùnglãnh thổ của đất nước
Nước ta hiện nay, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tăng tỷ trọng cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng củangành nông nghiệp
- Đầu tư XDCB tác động đến khoa học và công nghệ, là nhân tố quan trọng
ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa học, công nghệ của một doanhnghiệp và quốc gia
Công nghệ là trung tâm của CNH-HĐH Đầu tư XDCB là điều kiện tiênquyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ
Công nghệ có được là do nhập khẩu hoặc tự nghiên cứu và ứng dụng Song,
dù nhập hay tự nghiên cứu để có công nghệ cũng cần có vốn đầu tư lớn Mỗi doanhnghiệp, mỗi nước khác nhau cần phải có bước đi phù hợp để lựa chọn công nghệthích hợp Từ đó đầu tư phù hợp có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của từngđơn vị cũng như toàn nền kinh tế
- Đầu tư XDCB tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng, vừa tác động đến chất lượngtăng trưởng Tăng quy mô đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tốquan trọng nâng cao hiệu quả đầu tư, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Từ đó nâng caochất lượng tăng trưởng kinh tế
Trang 17Biểu hiện của mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng kinh tế được thể hiện
ở công thức tính hệ số đầu tư tăng trưởng (hệ số ICOR):
ICOR = Vốn đầu tư tăng thêm = Đầu tư trong kỳ
GDP tăng thêm GDP tăng thêm
Như vậy: Mức tăng GDP =
Vốn đầu tưICORNếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư
Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, thayđổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách của quốc gia Hướng phấnđấu của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 mức tăng trưởng GDP bình quân từ7% đến 8%/năm, điều này đòi hỏi Chính phủ phải có cơ chế quản lý, chính sách thuhút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả
1.1.2 Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.2.1 Khái niệm về cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Theo từ điển Từ và ngữ Việt Nam giải nghĩa từ “cơ chế” như sau: “cơ là máymóc; chế là phép định ra Cơ chế là cách thức sắp xếp theo một trình tự nhất định”
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng năm
2000 giải nghĩa: “Cơ chế là cách thức theo đó một quá trình thực hiện”
Theo từ điển Tiếng Việt (Vũ Chất, Nhà xuất bản văn hoá thông tin) năm
2009 thì quản lý chính là việc sắp đặt, trông nom
Khi nói đến quản lý là nói đến chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Để kiểmsoát đối tượng quản lý và hướng đối tượng quản lý theo đúng chủ đích của mình,chủ thể quản lý phải có những ý tưởng để tiết chế đối tượng quản lý thông qua công
cụ quản lý Cơ chế quản lý là phương thức để chủ thể quản lý tác động tới đối tượngquản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra
Như vậy, ta có thể hiểu: Cơ chế quản lý đầu tư XDCB là cách thức quản lý
đầu tư XDCB, là phương thức tác động từ chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý
Trang 18đầu tư XDCB nhằm đạt được mục tiêu đặt ra Cơ chế quản lý đầu tư XDCB bao
gồm những quy định về nội dung, trình tự công việc cần làm; tổ chức bộ máy đểthực thi các công việc và những quy định về thưởng, phạt khi thực hiện tốt hoặckhông tốt công việc đó
1.1.2.2 Nguyên tắc cơ bản trong cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Tuy cơ chế quản lý mang tính chủ quan nhưng hiệu quả của cơ chế đòi hỏi
nó phải phù hợp với yêu cầu khách quan trong điều kiện lịch sử cụ thể Do đó cơchế quản lý nói chung và cơ chế quản lý đầu tư XDCB nói riêng phải luôn luônđược hoàn thiện để đáp ứng các điều kiện khách quan của thực tiễn Quản lý đầu tưXDCB phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả cao
Tiết kiệm và đạt hiệu quả cao vừa là mục tiêu, vừa là phương hướng, tiêuchuẩn đánh giá trình độ, năng lực quản lý đầu tư XDCB
Nội dung của nguyên tắc này là quản lý sao cho với một đồng vốn đầu tưXDCB bỏ ra phải thu lại lợi ích cao nhất Để tạo ra được một năng lực sản xuất mới,hay một chất lượng phục vụ tốt hơn thì cần phải quản lý như thế nào để tiết kiệm chiphí ở mức tối ưu Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả phải được xem xét trên phạm vi toàn
xã hội và trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
- Nguyên tắc tập trung, dân chủ
Tập trung, dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất Tập trung thống nhấtvào một đầu mối có thể hội tụ được trí tuệ, tình cảm, ý chí và cơ sở vật chất nhằmđạt hiệu quả tổng thể cao nhất, tránh được hiện tượng phân tán, rối loạn, triệt tiêusức mạnh và tiềm năng chung Dân chủ làm tăng tính chủ động, sáng tạo, linh hoạtcủa mỗi người, tạo được khí thế tích cực, quyết tâm cho người thực hiện
Tính dân chủ là đảm bảo cho mọi người cùng tham gia vào quản lý đầu tưXDCB Dân chủ đòi hỏi phải công khai cho mọi người biết, thực hiện phương châmdân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trên tất cả các khâu lập quy hoạch, kếhoạch phân bổ, cấp phát, thanh quyết toán Phát huy dân chủ sẽ tạo ra sự thi đua,
nỗ lực, cạnh tranh lành mạnh trong việc quản lý đầu tư XDCB
Trang 19- Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế
Đảng cộng sản Việt Nam đã thống nhất quan điểm: “phát triển kinh tế lànhiệm vụ trọng tâm, xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt” Về cơ bản và lâu dài,chính trị và kinh tế thường thống nhất với nhau, hỗ trợ cho nhau Kinh tế, thể hiệncác lợi ích cụ thể, trực tiếp, có thể đem ra đo đếm được Còn chính trị, mang tínhtrừu tượng, khái quát, mang tính giai cấp, dân tộc
Lãnh đạo chính trị cuối cùng cũng phải phấn đấu đạt được các mục tiêu kinh
tế Ngược lại, có ổn định chính trị mới tạo ra được môi trường tin cậy và thuận lợicho các hoạt động kinh tế, góp phần đem lại sự ổn định, tăng trưởng kinh tế
Thực hiện nguyên tắc này, khi xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB phải dựavào chủ trương, đường lối của Đảng đã vạch ra trong từng thời kỳ Khi lựa chọn dự
án đầu tư phải tính toán đầy đủ hiệu quả KTXH
- Nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa các lợi ích.
Lợi ích là mục tiêu cuối cùng, là vấn đề quan tâm hàng đầu của quản lý Lợiích vừa là mục đích, vừa là yêu cầu, là động lực mạnh mẽ nhất đối với hành độngcủa con người
Kết hợp hài hoà các mặt lợi ích sẽ tạo động lực cho các bên tham gia đầu tư.Nhà nước tính toán thấy có lợi sẽ đầu tư nhiều hơn, các doanh nghiệp đầu tư có lãi
sẽ nhanh chóng thu hồi được vốn đầu tư mở rộng SXKD, người lao động được đảmbảo thu nhập hợp lý, sẽ yên tâm công tác, hăng say lao động, tránh được những viphạm, tiêu cực
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng, lãnh thổ
Quản lý theo ngành nhằm phát huy lợi thế trên toàn quốc về chiều sâu kinh
tế - kỹ thuật Quản lý theo vùng, lãnh thổ tạo ra thế chủ động cho các cấp chínhquyền địa phương, làm cho quá trình quản lý sâu sát với đối tượng quản lý hơn Kếthợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng lãnh thổ sẽ tạo cho quá trình quản lýhiệu quả hơn
Quản lý đầu tư XDCB theo ngành trước hết bằng các quy định về tiêu chuẩn,định mức kỹ thuật do Bộ Xây dựng và các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành
Trang 20Quản lý đầu tư XDCB theo địa phương, theo vùng là xây dựng đơn giá vật liệu,nhân công, ca máy cho từng địa phương.
Ngoài ra, trong quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước còn phải tuân thủ cácnguyên tắc như: phải thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng; phân định rõ tráchnhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn vànhà thầu trong quá trình đầu tư XDCB
1.1.2.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Cơ chế quản lý đầu tư XDCB là phương tiện tác động từ chủ thể quản lý đếnđối tượng quản lý đầu tư XDCB Cơ chế quản lý đầu tư XDCB quyết định đến hiệuquả đầu tư Việc cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý hiện hành về đầu tưXDCB xuất phát từ những lý do sau đây:
- Nền kinh tế nước ta hiện tại là nền kinh tế thị trường sơ khai với những đặcđiểm cơ bản: thị trường thiếu đồng bộ, đặc biệt là thị trường các yếu tố đầu vào cònđang trong giai đoạn sơ khai, manh mún như thị trường vốn, thị trường lao động Các giao dịch, thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế còn chiếm tỷ trọng quálớn Ngoài ra ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể kinh tế còn nhiều hạn chế
Xuất phát từ yêu cầu phát triển KTXH của nước ta đi lên nền kinh tế thịtrường từ một nền kinh tế kém phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế vàtoàn xã hội còn hết sức thiếu thốn, cơ cấu kinh tế đã bước đầu được chuyển dịchsong tốc độ chuyển dịch còn chậm Vì vậy mục tiêu đặt ra là phải đẩy nhanh pháttriển KTXH Mặc dù việc quản lý đầu tư XDCB đã có nhiều thay đổi nhưng nhìnchung hiệu quả chưa cao Tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún và thất thoát trongđầu tư XDCB, đặc biệt là từ nguồn vốn của ngân sách Nhà nước còn lớn, cần phảihoàn thiện cơ chế quản lý hơn nữa
- Do vận động, phát triển của nền kinh tế làm gia tăng về lượng kéo theo sựbiến đổi về chất dẫn đến chuyển dịch và thay đổi cơ cấu kinh tế Nền kinh tế đangtrên đà chuyển dịch cơ cấu nên đòi hỏi cơ chế quản lý kinh tế nói chung và cơ chếquản lý đầu tư XDCB cũng phải thay đổi thích ứng với cơ cấu kinh tế mới Để tạođiều kiện cho nền kinh tế tiếp tục phát triển thì việc quản lý phải thay đổi cho phùhợp với cơ cấu kinh tế mới, trong đó phải hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư XDCB
Trang 21- Quản lý đầu tư XDCB nhằm đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêuchiến lược phát triển KTXH từng thời kỳ của quốc gia Ở Việt Nam, đó là chiếnlược phát triển KTXH theo định hướng XHCN, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằmthực hiện CNH-HĐH, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của nhân dân, vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ -công bằng - văn minh.
- Cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước là một trongnhững nội dung đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.Trong quá trình đổi mới của đất nước, bộ máy quản lý nhà nước nói chung và bộmáy quản lý đầu tư XDCB nói riêng đã không ngừng được nâng lên Song do yêucầu của thực tiễn quản lý thì trình độ, năng lực của bộ máy Nhà nước vẫn còn nhiềubất cập, đặc biệt là kiến thức quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực trong nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN, sự nhạy cảm quản lý đối với những vấn đề hộinhập kinh tế quốc tế Như vậy, chính sự vận động của thực tiễn quản lý đã làm rõ sựbất cập về năng lực của bộ máy quản lý
Phân công, phân cấp quản lý trong hệ thống bộ máy Nhà nước là tính tất yếucủa mọi loại hình nhà nước Từ sự phân công, phân cấp đã hình thành nhiều tổchức, nhiều chủ thể trong hệ thống quản lý, đồng thời tạo ra tính độc lập tương đốigiữa các cơ quan hoạch định, soạn thảo, ban hành và trực tiếp quản lý Do tính chất,đặc điểm của sản phẩm XDCB chi phối, nên ngoài các chủ thể trong hệ thống quản
lý của Nhà nước còn cả các chủ thể với tư cách là doanh nghiệp cũng tham gia vàoquá trình đầu tư XDCB (đơn vị tư vấn, thi công ) Về mặt lợi ích, giữa Nhà nước
và doanh nghiệp nhiều khi rất khác nhau theo khuynh hướng của người bán là tối đahóa lợi nhuận, còn người mua là tối đa hóa lợi ích Trình độ chuyên môn của các cơquan quản lý Nhà nước, các chủ đầu tư, ban quản lý, đơn vị nhận thầu đã được nânglên nhưng chưa đồng đều, chưa có sự chuẩn hóa về trình độ cho các vị trí trên, dẫnđến tính hiệu quả quản lý chưa cao, cần hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư XDCB
- Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã đẩy mạnhcông tác hoàn thiện hệ thống pháp luật do đó môi trường pháp lý đã được cải thiện
Trang 22đáng kể Song nhìn chung, thực trạng nền pháp lý vẫn còn nhiều bất cập: tình trạngthiếu Luật và không đồng bộ trong hệ thống Luật còn tồn tại, việc tổ chức triển khaithực hiện Luật còn qua nhiều khâu, nhiều nấc, nhiều tầng (Luật, Nghị định, Thông
tư, Quyết định ) không đảm bảo tính kịp thời và có lúc, có nơi chưa thống nhất vớinhau, chế tài thực hiện Luật còn thiếu, đặc biệt là các chế tài về trách nhiệm kinh tế,pháp chế chưa được tăng cường hữu hiệu, pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống.Với thực trạng môi trường pháp lý đang trên đà hoàn thiện đã đặt ra yêu cầu kháchquan thường trực cho việc hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư XDCB
- Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư XDCB nhằm huy động tối đa và sử dụng
có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tận dụng và khaithác tốt các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động ; bảo vệ môitrường sinh thái; chống tham ô lãng phí trong XDCB Bảo đảm xây dựng theo quyhoạch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong XDCB Kiểm tra, kiểm soát ngănngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn nhà nước nhằm tránh thấtthoát, lãng phí ngân sách của nhà nước Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực do việc
sử dụng đầu vào của các chủ dự án không đúng trên lợi ích toàn diện, lâu dài củađất nước Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực khác có thể gây ra như các công trìnhxây dựng được tạo ra bởi dự án cảnh quan, thuần phong mỹ tục, an ninh quốc gia
- Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của các quốc gia trên thếgiới Đối với Việt Nam, từ tháng 1 năm 2007 đã trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu một giai đoạn hội nhập sâu rộng vớicác quốc gia trên thế giới Để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta hội nhập, tận dụngđược những nguồn lực ngoài nước và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nước đòihỏi chúng ta phải điều chỉnh cơ chế quản lý chung trong đó có quản lý đầu tưXDCB để đáp ứng theo các yêu cầu hội nhập chung
- Đối với doanh nghiệp, hoạt động đầu tư XDCB là một bộ phận trong hoạtđộng SXKD nhằm duy trì và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, là điều kiện pháttriển SXKD của doanh nghiệp Vì vậy, cơ chế quản lý đầu tư XDCB nhằm đạt hiệuquả cao nhất với chi phí đầu tư thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định trên
Trang 23cơ sở đạt được các mục tiêu quản lý từng giai đoạn của dự án Sử dụng hợp lý, tiếtkiệm, hiệu quả nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và các tiềmnăng khác, bảo vệ môi trường sinh thái, chống tham ô lãng phí trong sử dụng vốnđầu tư và khai thác các kết quả của đầu tư.
Quản lý dự án đầu tư XDCB đảm bảo cho quá trình đầu tư, xây dựng côngtrình đúng quy hoạch và thiết kế được duyệt, đảm bảo bền vững và mỹ quan, đảmbảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý
1.2 Các bộ phận cấu thành và nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực
1.2.1 Các bộ phận cấu thành cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực
1.2.1.1 Hệ thống luật pháp, chính sách, văn bản hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Môi trường chính trị, pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ngàycàng ổn định và đi vào hoàn thiện Các chính sách của Nhà nước đối với phát triểnKTXH ngày càng mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp SXKD Cơchế chính sách của Chính phủ luôn giành ưu tiên cho phát triển lĩnh vực điện, đồngthời cũng sẽ có bảo hộ nhất định cho ngành điện Đây là điều kiện hết sức thuận lợicho việc phát triển SXKD của Công ty ĐLNĐ
Việc thể chế hoá Luật nhằm đáp ứng yêu cầu vận hành các hoạt động xâydựng theo hướng vừa bảo đảm tính cạnh tranh, hội nhập của ngành xây dựng vàonền kinh tế trong khu vực, vừa bảo đảm tuân thủ các quy định đã được Chính phủ
và các Bộ, ngành cụ thể hoá trong các Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn
Hệ thống các văn bản trên, lần đầu tiên đã xác lập khung pháp lý tương đối hoànchỉnh, đồng bộ nhằm điều tiết hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam
- Trước yêu cầu hội nhập quốc tế của nền kinh tế và do yêu cầu chuyên mônhóa ngày càng cao về quản lý trong hoạt động xây dựng, Quốc hội nước Cộng hòaXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Xây dựng, đánh đấu một bước phát triển mớitrong hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng ở Việt Nam
Trang 24Luật Xây dựng điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trong hoạt động xâydựng giữa các tổ chức, cá nhân; quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cácnhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng Các tổ chức, cá nhân trongnước; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xâydựng trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng.Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết hoặc gia nhập
có quy định khác với Luật Xây dựng thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó
Luật xây dựng đã nâng cao tính pháp lý về quản lý nhà nước đối với các hoạtđộng: quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch; đầu tư xây dựng công trình; lập
dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, xây dựng công trình; lựa chọn nhà thầu và hợp đồngxây dựng; quản lý thi công xây dựng công trình; kiểm tra giám sát các khâu của quátrình xây dựng; quản lý dự án và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư xây dựngcông trình Luật xây dựng tách quản lý nhà nước về đầu tư và quản lý nhà nước vềxây dựng theo từng chế định luật riêng, đảm bảo điều kiện cho chuyên môn hoángày càng cao hoạt động chuyên ngành và đáp ửng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tếcủa hoạt động kinh tế liên quan đến đầu tư và xây dựng
Cơ chế quản lý của nhà nước được chuyên môn hoá theo từng khâu của quátrình xây dựng: quy hoạch xây dựng, lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng; quản
lý thi công xây dựng công trình và kiểm tra giám sát trong đầu tư xây dựng Luậtxây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho bộ máyquản lý nhà nước vận hành cơ chế quản lý; đồng thời đường hướng rõ ràng, cụ thểtrách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi chủ đầu tư, các chủ thể tham gia đầu tư XDCB
- Năm 2005, Quốc hội thông qua Luật Đấu thầu, đã tạo lập tính pháp lý caonhất của các quy định về đấu thầu; công khai minh bạch hoạt động đấu thầu, đápứng yêu cầu cấp thiết về cơ chế quản lý đầu tư XDCB và thông lệ quốc tế trong tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt góp phần đáp ứng tích cực cho việc đàmphán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước ta
Luật Đấu thầu quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cungcấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau:
Trang 25+ Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển,bao gồm: dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xâydựng: dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;
dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng
đô thị, nông thôn; dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật
và các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển
+ Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ cải tạo, sửachữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư củadoanh nghiệp nhà nước
Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầucủa các dự án nêu trên và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầuphải thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu Khuyến khích các tổ chức, cá nhântrong nước và nước ngoài áp dụng Luật Đấu thầu đối với các dự án không thuộcphạm vi điều chỉnh của Luật này
Trường hợp có đặc thù về đấu thầu quy định ở luật khác thì áp dụng theo quyđịnh của luật đó Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế mà Cộng hòaXHCN Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền của Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ký kết
Ưu việt của Luật đấu thầu thể hiện rõ tính công khai, minh bạch trong đấuthầu; quy định về thông tin liên quan đến quá trình đấu thầu được đăng tải côngkhai trên hệ thống thông tin về đấu thầu do Bộ Kế hoạch và đầu tư quản lý Từ đótạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận và tìm kiếm thông tinđấu thầu, giúp cơ quan quản lý kiểm soát được tính minh bạch ở khâu lựa chọn nhàthầu Luật đấu thầu nâng cao tính cạnh tranh, từng bước xoá bỏ tình trạng khép kín
và liên kết tiêu cực trong đấu thầu Hình thức lựa chọn nhà thầu quy định chặt chẽhơn, hạn chế tình trạng lạm dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu kém cạnh tranh
- Trong quá trình thi hành Luật có nhiều ý kiến kiến nghị cần phải điều chỉnh
bổ sung một số nội dung trong Luật và các Nghị định hướng dẫn thi hành cho phù
Trang 26hợp với thực tế Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của cácLuật liên quan đến đầu tư xây dựng Việc dùng một luật để sửa nhiều luật là cáchlàm mới, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựngđược ban hành sẽ có tác động tích cực trong cơ chế quản lý đầu tư XDCB, thể hiện
ở một số điểm sau:
• Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về đầu tư XDCB, góp phần cải thiện môitrường đầu tư ở nước ta, tạo điều kiện để thu hút đầu tư, đặc biệt là đẩy nhanh giảingân vốn đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển KTXH;
• Giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc, bức xúc của các nhà đầu
tư về trình tự thủ tục đầu tư, góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư;
• Giải quyết cơ bản những vấn đề chồng chéo, không nhất quán trong hệthống pháp luật liên quan đến đầu tư XDCB;
• Góp phần thực hiện tốt cam kết quốc tế, minh bạch hoá trong quản lý đầu
tư tạo điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế;
• Tạo lập cơ sở pháp lý để thực hiện việc kiểm tra, giám sát trong quá trìnhthực hiện đầu tư, chống thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xâydựng: Chủ đầu tư đã được trao thẩm quyền cao hơn trong các dự án đầu tư XDCB.Luật nêu ra những nét mới trong hoạt động xây dựng, trong đó nâng cao vai trò củachủ đầu tư xây dựng công trình hơn bởi chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc ngườiđược giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình, do vậy mà mức
độ gắn bó, thấu hiểu quá trình xây dựng cũng như khả năng nắm bắt những đòi hỏi,nhu cầu phát sinh trong suốt quá trình xây dựng bao giờ cũng cao hơn những ngườikhác Về mặt quản lý chi phí dự án, chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm quản lý chi phí
dự án đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi công trìnhđược đưa vào khai thác, sử dụng Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn đểthực hiện việc lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí dự án đầu tư xây dựng công trìnhphù hợp với nguồn vốn sử dụng, điều kiện cụ thể của công trình XDCB
Trang 27Trong lĩnh vực đấu thầu: Vai trò của chủ đầu tư một lần nữa được nhấnmạnh hơn, cụm từ “người có thẩm quyền” được thay thế bằng “chủ đầu tư” Theoquy định mới, chủ đầu tư là người có quyền xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầucũng như xem xét, quyết định việc điều chỉnh hợp đồng đối với hình thức hợp đồngtheo đơn giá và hợp đồng theo thời gian Tăng cường phân cấp trong đấu thầu chochủ đầu tư cùng với việc tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xử phạt củangười quyết định đầu tư, nhằm rút ngắn thời gian trong đấu thầu và gắn trách nhiệmtrực tiếp của chủ đầu tư đối với chất lượng và tiến độ của dịch vụ tư vấn, hàng hoá
và xây lắp Tăng cường chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu đối với cáchành vi: bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu, nhà thầu không bảo đảm chấtlượng và tiến độ theo thoả thuận trong hợp đồng, sử dụng lao động nước ngoài khilao động trong nước có đủ khả năng thực hiện gói thầu Xử lý vướng mắc về thủ tụcđấu thầu, phù hợp với tình hình thực tế
- Một số vấn đề của Luật đất đai liên quan tới hoạt động xây dựng
Luật Đất đai quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diệnchủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và
sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Đối tượng áp dụngLuật này bao gồm: Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diệnchủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước vềđất đai; người sử dụng đất và các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sửdụng đất
Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dungquan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai Việc gắn quy hoạch sử dụng đất và kếhoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng và thực hiện, triển khai các dự án đầu tưxây dựng công trình là yêu cầu quan trọng để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng vàphát triển công nghiệp, đô thị, khu dân cư một cách bền vững
Ở cấp quốc gia và địa phương, quy hoạch sử dụng đất xác định tổng nhu cầuđất cho mục đích phát triển KTXH, trong đó có đất phục vụ mục đích đầu tư xâydựng công trình và phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển
Trang 28KTXH, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất nêu rõ kếhoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạtầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị, khu dân cư Đối với các công trình,
dự án đã có chủ đầu tư thì trong kế hoạch sử dụng đất sẽ có danh mục nêu rõ quy
mô sử dụng đất, địa điểm, dự kiến tiến độ thực hiện và tiến độ thu hồi đất Sự gắnkết, đồng bộ, phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất với quyhoạch xây dựng tạo thuận lợi rất lớn trong việc đầu tư xây dựng các công trình
Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự ánđầu tư xây dựng công trình: Đất đai là loại tài sản đặc biệt, có hạn, giữ vai trò là tưliệu sản xuất của nhiều ngành kinh tế, trong đó có việc đầu tư xây dựng công trìnhnên căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụngđất được pháp luật quy định rất chặt chẽ nhằm đảm bảo việc giao đất, cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện đúng đối tượng, tăng hiệu quả sử dụngđất Trên thực tế, việc thể hiện nhu cầu sử dụng đất trong dự án đầu tư XDCB đanggây khó khăn rất lớn khi đầu tư xây dựng công trình vì khi chưa được giao đất, chothuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì chủ đầu tư không có mặt bằng để điềutra, khảo sát, đo đạc, xác định diện tích đất phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựngcông trình Để tháo gỡ vướng mắc này, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số59/2007/NQ-CP ngày 30/11/2007 về một số giải pháp xử lý những vướng mắctrong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối vớidoanh nghiệp
- Một số vấn đề của Luật Đầu tư liên quan tới hoạt động xây dựng
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình
để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư Luật đầu tư quy định về hoạtđộng đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảođảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lýnhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài Hoạt độngđầu tư được hiểu là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm cáckhâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư
Trang 29Đối tượng áp dụng Luật đầu tư là các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nướcngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ranước ngoài và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư.
- Trong hoạt động điện lực, Luật Điện lực được Quốc hội thông qua làm cơ
sở pháp lý cho mọi hoạt động điện lực, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểmsoát và điều phối thị trường điện lực
Điện năng là một loại hàng hoá đặc thù, là động lực để phát triển sản xuất vàđời sống xã hội Trong những năm qua hoạt động Điện lực luôn được Đảng và nhànước đặc biệt quan tâm đầu tư thích đáng Luật Điện lực khái quát toàn bộ các vấn
đề liên quan đến việc quy hoạch và ĐTPT của Đảng và nhà nước đối với các hoạtđộng điện lực nói chung và thị trường điện lực nói riêng Điều chỉnh những vấn đề
cụ thể như: tiết kiệm điện, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể hoạt động điện lực và
sử dụng điện, trách nhiệm bảo vệ công trình điện, thiết bị điện, các vấn đề an toàntrong hoạt động điện lực và sử dụng điện, các vấn đề khác thuộc phạm vi quản lýcủa nhà nước và chính sách chung phù hợp hiến pháp, pháp luật
Hệ thống văn bản hướng dẫn là điều kiện cần thiết cho công tác quản lý đầu tưXDCB có cơ sở khoa học, quản lý một cách có hệ thống và hiệu quả trong Công ty Điệnlực Để đáp ứng nhu cầu quản lý đầu tư XDCB, hệ thống văn bản hướng dẫn của ngànhđiện cần:
Thứ nhất, đối với văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về đầu tư và xây
dựng phải ban hành nhanh, rõ ràng, chi tiết cho tất cả các đơn vị thành viên
Thứ hai, đối với văn bản quy định của ngành điện trong lĩnh vực đầu tư XDCB
phải phù hợp với tình hình thực tế của các đơn vị thành viên
1.2.1.2 Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Việc thực hiện nghiêm túc trình tự đầu tư và xây dựng là một đặc trưng cơ bảntrong hoạt động đầu tư, có tác động trực tiếp và gián tiếp như những nhân tố ảnhhưởng đến tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong hoạt động đầu tư Vì vậy,
ở mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư cần có giải pháp quản lý thích hợp để ngăn chặncác hiện tượng tiêu cực gây ra lãng phí, thất thoát, tham nhũng có thể xảy ra
Trang 30Đối với việc quản lý đầu tư XDCB cần phải theo dõi sát sao và nắm chắcđược trình tự đầu tư và xây dựng Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt trình tựthực hiện dự án đầu tư bao gồm các giai đoạn theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Trình tự thực hiện dự án đầu tư
Qua sơ đồ trên cho thấy:
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Bao gồm các công việc :
- Lập kế hoạch, Trọng tâm của bước lập kế hoạch đầu tư là xác định chủ trươngđầu tư: đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào và đầu tư bao nhiêu thì sẽ mang lại hiệu quảcao nhất Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư Tiến hành thăm
dò, xem xét thị trường; tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xétkhả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư Tiến hành điều tra,khảo sát và chọn địa điểm xây dựng
- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
Giai đoạn Chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn Thực hiện đầu tư
Đưa vào khai thác sử dụng
Trang 31Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư cần tập trung quản lý tổng chiphí của công trình xây dựng thể hiện bằng chỉ tiêu tổng mức đầu tư
Theo nghị định số 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình: Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng (GXD); chi phíthiết bị (GTB); chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (GGPMB); chi phí quản lý dự
án (GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV); chi phí khác (GK) và chi phí dựphòng (GDP):
Tổng mức đầu tư = GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV +GK + GDP
* Giai đoạn thực hiện đầu tư: Bao gồm các công việc:
- Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán là một bước cụ thể hoá hơn
so với việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư Chi phí đầu tư xây dựng trong giaiđoạn này được xác định theo tổng dự toán, dự toán xây dựng hạng mục công trình.Tổng dự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng côngtrình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thicông Dự toán xây dựng hạng mục công trình là chi phí cần thiết để hoàn thành khốilượng công tác xây dựng của hạng mục công trình được tính toán từ thiết kế bản vẽthi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công
Nội dung dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng (GXD); chi phí thiết bị(GTB); chi phí quản lý dự án (GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV); chi phíkhác (GK) và chi phí dự phòng (GDP):
Dự toán công trình = GXD + GTB + GQLDA + GTV +GK + GDP
- Lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng, Chi phí đầu tư XDCB chủ yếu được thựchiện thông qua hợp đồng kinh tế với các nhà thầu Việc lựa chọn nhà thầu được thựchiện thông qua các hình thức: đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnhtranh trong mua sắm hàng hóa, tự thực hiện
- Thanh toán vốn đầu tư là việc chủ đầu tư trả tiền cho nhà thầu khi có khối lượngcông việc hoàn thành Quản lý việc giải ngân vốn đầu tư XDCB theo tiến độ thi côngcông trình là nhân tố quan trọng đảm bảo công trình thi công đúng tiến độ
Trang 32- Theo dõi kiểm soát chi phí phát sinh trong qua trình thi công
- Giám sát chất lượng, nghiệm thu công trình, Chất lượng công trình đượcxác định dựa theo hồ sơ thiết kế đã được xác định trước khi xây dựng Giám sát chấtlượng công trình là một phần công việc quản lý đầu tư, việc giám sát chất lượngcông trình nhằm đảm bảo vốn đầu tư bỏ ra có thể mua được công trình theo đúngchất lượng đã xác định
* Giai đoạn kết thúc đầu tư đưa dự án vào khai thác sử dụng Bao gồm cáccông việc:
- Quyết toán vốn đầu tư của một dự án là tổng kết, tổng hợp các khoản thu,chi để làm rõ tình hình thực hiện một dự án đầu tư Thực chất việc quyết toán vốnđầu tư của một dự án, công trình, hạng mục công trình là xác định giá của dự án,công trình, hạng mục công trình đó, hay chính là xác định vốn đầu tư được quyếttoán Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trongquá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phítheo đúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán đã được phê duyệt, bảo đảm đúngquy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán và những quy định hiệnhành của Nhà nước có liên quan
Tất cả các dự án đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu, quyếttoán đưa dự án vào khai thác sử dụng chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm quyết toánvốn đầu tư, hoàn tất các thủ tục thẩm tra trình cấp thẩm quyền phê duyệt quyết toánvốn đầu tư dự án hoàn thành Kết quả phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình,
dự án hoàn thành trong mọi hình thức: đấu thầu, chỉ định thầu, hoặc tự làm… đềukhông được vượt tổng dự toán công trình và tổng mức đầu tư đã được phê duyệt
- Giám sát, kiểm tra: Giám sát, kiểm tra xem xét để phát hiện, ngăn chặn những
gì trái với quy định nhằm tăng cường quản lý có hiệu quả trong đầu tư XDCB
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về trình tự nêu trên là cơ sở để khắc phụcnhững khó khăn, tồn tại do đặc điểm riêng có của hoạt động đầu tư XDCB gây ra
Vì vậy, những quy định về trình tự đầu tư xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp và gián
Trang 33tiếp đến chất lượng công trình, chi phí xây dựng công trình trong quá trình thi côngxây dựng và tác động của công trình sau khi hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụngđối với nền kinh tế của địa phương, của khu vực cũng như đối với cả nước Do đó,việc chấp hành trình tự đầu tư và xây dựng có ảnh hưởng rất lớn vì có tính chấtquyết định không những đối với chất lượng công trình, dự án đầu tư mà còn có thểgây ra những lãng phí, thất thoát, tạo sơ hở cho tham nhũng về vốn và tài sản tronghoạt động đầu tư, xây dựng; từ đó làm tăng chi phí xây dựng công trình, dự án, hiệuquả đầu tư thấp.
Bên cạnh việc chấp hành trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, vấn đề tổ chứcnguồn nhân lực giữ vai trò rất quan trọng trong đầu tư XDCB, quyết định đến việclàm sao để thực hiện tổ chức quản lý đầu tư XDCB một cách hiệu quả nhất
Cơ cấu tổ chức phản ánh mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức, sự phâncông công việc, lao động giữa các bộ phận tham gia quản lý đầu tư XDCB; phâncông quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận Như vậy cơ cấu của tổ chức là mộttrong những yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động và hiệu quả quản lý đầu tưXDCB
Nguồn nhân lực tham gia quản lý đầu tư XDCB của Công ty Điện lực cầnđược xem xét, làm rõ để không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư XDCB,nâng cao hiệu quả SXKD
1.2.1.3 Tăng cường giám sát, kiểm tra trong đầu tư xây dựng cơ bản
Hoạt động đầu tư XDCB của Công ty ĐLNĐ cần tăng cường thực hiện giámsát, kiểm tra một số khâu như: thẩm định và phê duyệt dự án; quản lý thi công xâydựng công trình, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng…
Trong giai đoạn lập dự án đầu tư, kiểm tra giám sát thể hiện ở phần thiết kế cơ sở
và tập trung vào một số điểm như: Giám sát sự phù hợp của dự án với quy hoạch đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt tại khu vực và các công trình lân cận; ý tưởngcủa phương án thiết kế kiến trúc, các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khíhậu, môi trường, văn hóa, xã hội tại khu vực xây dựng; phương án gia cố nền,móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật của công trình; phương án
Trang 34chống cháy nổ và bảo vệ môi trường và cuối cùng là xác định tổng mức đầu tư cũngnhư thời gian xây dựng công trình.
Theo quy định tại nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý thi công xâydựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng,quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên côngtrường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng Vì vậy, trong giai đoạn quản lý thicông xây dựng công trình tập trung vào giám sát những vấn đề sau:
- Về chất lượng công trình đi sâu vào giám sát việc đáp ứng yêu cầu về tiêuchuẩn, quy chuẩn, quy phạm xây dựng công trình, việc cấp phối vật liệu theo đúngquy định ban hành tại các thời điểm thi công, thi công theo đúng kích thước đượcduyệt tại bản vẽ kỹ thuật thi công
- Về tiến độ thi công: Tiến độ thi công công trình phải phù hợp với tổng tiến
độ của dự án đã được duyệt Những trường hợp kéo dài thi công phải có lý do chínhđáng và phải có chấp thuận của người quyết định đầu tư bằng văn bản; khuyếnkhích đẩy mạnh tiến độ thi công nhưng phải đảm bảo chất lượng công trình
- Về quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình: Thi công xây dựngphải theo khối lượng của thiết kế được duyệt hay khối lượng trung thầu Giám sátnghiệm thu khối lượng giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công phải dựa trên nguyên tắckhối lượng thi công thực tế có trên hiện trường Trường hợp khối lượng thực tế vượtkhối lượng trúng thầu hoặc khối lượng trong bản vẽ thiết kế được duyệt phải trìnhcấp có thẩm quyền phê duyệt
- Về quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng: Nhà thầu thi công xâydựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xâydựng Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trêncông trường xây dựng Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quanphải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường
Trang 35- Về quản lý môi trường xây dựng: Nhà thầu thi công xây dựng phải thựchiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường vàbảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lýphế thải và thu dọn hiện trường Đối với những công trình xây dựng trong khu vực
đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quyđịnh Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp chechắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tưphải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng,đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
Đối với công tác giám sát, kiểm tra khâu nghiệm thu, bàn giao đưa côngtrình vào khai thác sử dụng Đây là giai đoạn cuối cùng mang tính tổng thể, xácđịnh trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp tham gia trong quá trình đầu tư như: chủđầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công, lắp đặt thiết bị; đơn vị thi công xâydựng và cung ứng thiết bị; đơn vị nhận TSCĐ bàn giao
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực
1.2.2.1 Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước
Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng là các quy định của Nhà nước thông qua các
cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt độngđầu tư xây dựng Nếu cơ chế quản lý đầu tư xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ lànhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, tiết kiệm trong việcquản lý vốn đầu tư XDCB, ngược lại nếu chủ trương đầu tư thường xuyên bị thayđổi sẽ gây ra những lãng phí to lớn đối với nguồn vốn đầu tư XDCB
Mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã có nhiều cố gắng nghiên cứu sửa đổi
bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp hơn trong điều kiện nền kinh tế thịtrường, song cơ chế chính sách quản lý kinh tế nói chung, quản lý đầu tư XDCB nóiriêng vẫn chưa theo kịp thực tế cuộc sống
Trang 361.2.2.2 Chiến lược phát triển kinh tế và chính sách kinh tế trong từng thời kỳ
Đối với nước ta, chiến lược phát triển KTXH là hệ thống quan điểm địnhhướng của Đảng, của Nhà nước về phát triển KTXH theo ngành, theo vùng kinh tếtrong từng giai đoạn Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của chiến lược phát triển KTXHViệt Nam là tập trung vào hai nội dung cơ bản: Tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tếcao và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nhanh chóng đưa nước ta trở thành mộtnước công nghiệp, tiến sát với trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thếgiới trong một vài thập kỷ tới Cùng với chính sách kinh tế và pháp luật kinh tế,hoạt động đầu tư của Nhà nước nói chung và hoạt động đầu tư XDCB nói riêng làbiện pháp kinh tế nhằm tạo môi trường và hành lang cho doanh nghiệp phát triểnSXKD và hướng các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của kếhoạch vĩ mô
1.2.2.3 Thị trường:
Trong nền kinh tế đa thành phần, các loại thị trường (thị trường vốn, thịtrường đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm ) là một căn cứ hết sức quan trọng đểnhà đầu tư quyết định đầu tư Việc phân tích thị trường xác định mức cầu sản phẩm
để quyết định đầu tư đòi hỏi phải được xem xét hết sức khoa học và bằng cả sựnhạy cảm trong kinh doanh để đi đến quyết định đầu tư Trong hoạt động đầu tưXDCB, khi xem xét yếu tố thị trường không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh Yếu tốnày đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc đầu tư dựa trên tình hình hiện tại của mình, đặc biệt
là tình hình cạnh tranh trên thị trường đầu tư XDCB và dự đoán tình hình trongtương lai để quyết định có nên tiến hành đầu tư XDCB không, nếu có thì lựa chọnphương thức đầu tư nào để đầu tư có hiệu quả
Hiện nay, bên cạnh ngành SXKD chính là kinh doanh điện năng, Công tyĐiện lực đang đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông điện lực Lĩnh vực viễn thông đangphải cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông lớn (như Tập đoàn Bưu chính viễnthông, Viễn thông quân đội Viettel ) Trong lĩnh vực kinh doanh điện năng, nhu
Trang 37cầu sử dụng điện tăng cao đòi hỏi đầu tư lớn Điều này đòi hỏi Công ty Điện lựcphải tính toán, lựa chọn đầu tư hợp lý.
1.2.2.4 Sự tiến bộ của khoa học công nghệ:
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ có thể là cơ hội và cũng có thể là nguy cơ
đe dọa đối với một dự án đầu tư Trong đầu tư, chủ đầu tư phải tính đến thành tựucủa khoa học, công nghệ để xác định quy mô, cách thức đầu tư về trang thiết bị, quytrình kỹ thuật, công nghệ sản xuất Sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đòihỏi nhà đầu tư dám chấp nhận sự mạo hiểm trong đầu tư nếu muốn đầu tư thànhcông Đặc biệt trong đầu tư XDCB, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm tăngnăng suất lao động, giúp cải tiến nhiều trong quá trình tổ chức thi công, rút ngắnthời gian hoàn thành công trình Bên cạnh đó quá trình quản lý hoạt động đầu tưXDCB đòi hỏi phức tạp hơn
1.2.2.5 Năng lực cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản:
Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty, thì lợi thế thôngqua con người được xem là yếu tố căn bản Con người được xem là nguồn lực cănbản và có tính quyết định của mọi thời đại Nguồn lực từ con người là yếu tố bềnvững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức
Quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động là một trong những nhân tốquan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh doanhnghiệp hoạt động cạnh tranh gay gắt Vì vậy, xây dựng chiến lược về nhân sự cóđịnh hướng lâu dài sẽ là nền tảng, là căn cứ cho các kế hoạch đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực của doanh nghiệp
Nhân tố con người là nhân tố vô cùng quan trọng đối với cơ chế quản lý đầu
tư XDCB, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môi trường đầu tư thuậnlợi nhưng năng lực quản lý đầu tư xây dựng yếu kém, luôn có xu hướng tìm kẽ hởtrong chính sách để tham nhũng thì công tác quản lý XDCB sẽ không đạt được hiệuquả mong muốn
Trang 381.3 Kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản của một số đơn vị ngành điện và bài học cho Công ty Điện lực Nam Định
1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản của một số đơn vị thuộc ngành điện
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội
Ngày 5 tháng 2 năm 2010, Bộ Công Thương ban hành quyết định số738/QĐ-BCT về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty ĐLTP Hà Nội trên cơ sở
tổ chức lại Công ty ĐLTP Hà Nội, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công tycon Tổng công ty ĐLTP Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập,trực thuộc Tập đoàn ĐLVN Nằm trong sơ đồ tổ chức của Tập đoàn ĐLVN, Tổngcông ty ĐLTP Hà Nội là mộtcông ty phân phối điện trên địa bàn thành phố Hà Nội.Tổng Công ty gồm: Văn phòng, các ban chức năng và 38 đơn vị thành viên, với trên6.000 cán bộ công nhân viên Ứng với mỗi địa bàn (quận, huyện, thị xã) có một đơn
vị của Tổng công ty quản lý gọi là Công ty Điện lực Toàn Tổng công ty khối Công
ty Điện lực có 29 Công ty tham gia quản lý vận hành, kinh doanh điện năng và 6Công ty khác, Trung tâm, Ban Quản lý dự án gồm: Công ty Viễn thông và Côngnghệ thông tin Điện lực Hà Nội; Trung tâm Điều độ - Thông tin; Công ty Thínghiệm điện Điện lực Hà Nội; Công ty Lưới điện cao thế thành phố Hà Nội; Công
ty Cơ điện Điện lực Hà Nội; Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội Mỗi Công tyĐiện lực là một doanh nghiệp hoạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng công ty ĐLTP
Hà Nội
Trong cơ cấu tổ chức mới, Tổng Công ty đã có nhiều giải pháp hoàn thiện cơ
chế quản lý; thường xuyên kiểm tra, chủ động lập các phương án cải tạo lưới điện,đảm bảo cấp điện an toàn liên tục phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, chủ động lập
kế hoạch và cải tạo các khu có tỷ lệ tổn thất cao Với định hướng chiến lược đúngđắn, linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thủ đô và ngành điện, trongnhững năm qua, Tổng công ty đã hoàn thành xuất sắc vai trò của một đơn vị chủ
Trang 39chốt trong việc cung cấp điện năng cho thủ đô với tỷ lệ phát triển hàng năm từ 15% Đồng thời, chủ động từng bước tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh kháctheo cơ chế thị trường Trong đó, kinh doanh viễn thông công cộng được xác định làmột trong những nhiệm vụ kinh doanh chính, giữ vai trò quan trọng trong sự pháttriển của Tổng công ty
12%-Bên cạnh đó, Tổng công ty thường xuyên quan tâm đến nhiệm vụ giáo dụcchính trị, quan tâm đến các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, tạo cơ hội cho cán
bộ công nhân viên cống hiến, rèn luyện và trưởng thành góp phần cùng Tổng công
ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đảm bảo cung ứng điện cho thủ đô, đảmbảo doanh nghiệp kinh doanh có lãi, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càngđược nâng cao
Trong công tác quản lý đầu tư XDCB, Tổng công ty có trách nhiệm lập kếhoạch đầu tư xây dựng hàng năm và 5 năm trình Tập đoàn phê duyệt làm cơ sở thựchiện Tổng công ty được uỷ quyền quyết định phê duyệt tất cả các công việc trongcác giai đoạn đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình do Tổng công ty làm chủđầu tư có tổng mức đầu tư đến 50% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính củatổng công ty được công bố tại quý gần nhất nhưng không vượt quá 2.000 tỷ VNĐ.Tổng công ty quản lý tập trung các nguồn vốn đầu tư XDCB và phân bổ cho cácCông ty Điện lực thực hiện Để nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, tạo điều kiệnchủ động cho các Công ty Điện lực quận, huyện trên địa bàn thành phố, Tổng công
ty ĐLTP Hà Nội đã liên tục ban hành các quy chế phân cấp quản lý tạo điều kiệnphát huy tính chủ động sáng tạo của đơn vị thành viên trực thuộc
Thực hiện Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về Quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng và công văn số3300/EVN-QLĐT ngày 10/8/2010 hướng dẫn triển khai thực hiện của Tập đoànĐLVN, ngày 13/8/2010 Tổng Công ty ĐLTP Hà Nội đã có văn bản số 4262/EVNHANOI-B13 yêu cầu các đơn vị trực thuộc Tổng công ty nghiêm túc triển khai thựchiện thí điểm đấu thầu qua mạng Theo đó, kể từ ngày 15/9/2010 các đơn vị trựcthuộc Tổng công ty sẽ thực hiện đấu thầu qua mạng một số gói thầu dịch vụ tư vấn,
Trang 40mua sắm hàng hoá và xây lắp có hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi,đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh trong nước.
Trong thời gian qua, trước những khó khăn và thách thức, Tổng công tyĐLTP Hà Nội đã đề ra những chủ trương biện pháp phù hợp, kịp thời, củng cố toàndiện các mặt hoạt động của Tổng công ty nhằm cấp điện ổn định, phục vụ nhu cầuCNH-HĐH, góp phần phát triển KTXH ở thủ đô Hàng ngàn công trình chống quá
tải đã được thực hiện Hoàn thành và đưa vào vận hành nhiều công trình nguồn, lưới
điện quan trọng với khối lượng thực hiện 3.331,15 tỷ đồng Sau khi Hà Nội mởrộng đã tiếp nhận trọn vẹn lưới điện hạ áp nông thôn của 219 xã với 385.973 hộ đưatổng số khách hàng dùng điện lên trên 1,7 triệu khách hàng, tăng hơn 1 triệu kháchhàng so với năm 2005 Điện thương phẩm năm 2009 đạt 7.878,9 kWh, tăng 196,79
% so với đầu kỳ năm 2005 Tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện giảm dần: từ 8,9 %năm 2005, năm 2006 là 8,25; năm 2009 là 8,05% Tổng số thuê bao viễn thông đếnngày 31/12/2009 là 371.356 thuê bao Doanh thu bán điện của Tổng công ty đạt27.219 tỷ đồng Nộp ngân sách đạt 553,21 tỷ đồng
Năm 2010, thực hiện việc tiếp nhận lưới điện nông thôn, bán điện đến từng hộtiêu thụ, chủ động xây dựng các biện pháp kỹ thuật, đầu tư xây dựng trạm biến áp giảmbán kính cấp điện, thay công tơ, cải tạo lưới điện ngay sau khi tiếp nhận theo hướngđầu tư tối thiểu, tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vận hành và kinhdoanh bán điện
Giá trị khối lượng thực hiện đầu tư xây dựng trong năm 2010 đạt 1.605.775triệu đồng Hoàn thành thi công 11 công trình 110kV cấp bách đảm bảo cấp điệncho thủ đô năm 2010-2011 và các năm tiếp theo với khối lượng: công suất tăngthêm 280MVA cho các trạm 110kV và 64,4km đường dây 110kV Các công trình110kV khác đang phấn đấu thực hiện đúng tiến độ đã đăng ký với Tập đoàn: Năm
2011 khởi công một công trình trạm biến áp 220kV, một công trình đường dây 220kV,
9 công trình cải tạo trạm biến áp 110kV, 6 công trình xây dựng mới trạm biến áp110kV, 8 công trình cải tạo đường dây 110kV và 1 công trình xây dựng mới đườngdây 110kV Đối với lưới điện 110kV, theo tiến độ yêu cầu trong năm 2011 sẽ phải