- Phải thực sự chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu
3.3.5.3. Tăng cường hiệu quả quản lý công tác đấu thầu, nâng cao chất lượng đấu
đấu thầu của các nhà thầu, tăng cường quản lý hợp đồng sau đấu thầu.
- Tập trung chủ yếu giao thầu công trình theo hình thức đấu thầu, trong đó ưu tiên là đấu thầu rộng rãi; trong trường hợp phải chỉ định thầu cũng tiến hành lập hồ sơ đề xuất theo đúng quy định đấu thầu để làm cơ sở cho công tác kiểm soát thanh toán. - Trong công tác đấu thầu cần công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.
- Cần tuân thủ nguyên tắc đánh giá và lựa chọn nhà thầu như: đánh giá năng lực về kinh nghiệm, kỹ thuật và khả năng tài chính; đánh giá các tiêu chí về tiến độ thực hiện, giá dự thầu, tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật sản phẩm, điều kiện hợp đồng… đúng theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật sửa đổi bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng... và các văn bản pháp quy hiện hành. Nhà thầu được xét trúng thầu phải chứng minh đầy đủ năng lực tài chính được huy động để thực hiện gói thầu.
Công ty ĐLNĐ đã chú trọng đến việc đảm bảo tính khả thi của các dự án, công trình xây dựng sau khi đấu thầu. Trong thời gian tới, Công ty cần chú trọng hơn đến việc rà soát năng lực của các nhà thầu tham dự thầu. Bên cạnh đó, cần xem trọng đến khả năng thực hiện công trình, dự án của các nhà thầu cả trên sổ sách, hồ sơ và trên thực địa. Điều đó đảm bảo tính khả thi của nhiều hồ sơ dự thầu. Quá trình lựa chọn nhà thầu theo luật đấu thầu, yêu cầu phải đảm bảo tính hiện thực, khả thi của việc thực hiện sau khi ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn. Đây là một khía cạnh thể hiện chất lượng đấu thầu vì nó phòng ngừa tình trạng chọn được nhà thầu không có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu và chi phí thực hiện gói thầu thấp nhất khi đưa về cùng một mặt bằng, khi thực hiện tìm cách tăng khối lượng phát sinh.
Chất lượng đấu thầu xây dựng công trình là một chỉ tiêu tổng quát, nó không chỉ đòi hỏi các yêu cầu phải bảo đảm tính pháp lý, tính khoa học, tính khả thi, nó còn đòi hỏi việc lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm yêu cầu hiệu quả kinh tế. Yêu cầu hiệu quả kinh tế được hiểu là việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo sử dụng một cách tiết kiệm các nguồn kinh phí thực hiện gói thầu.
Công tác tổ chức đấu thầu phải được tiến hành sao cho nhanh gọn, tiết kiệm. Việc áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu với hình thức chủ yếu là đấu thầu rộng rãi là một cách tốt nhất để thực hiện yêu cầu này. Thông qua việc áp dụng hình thức này, sẽ hạn chế các tiêu cực có thể xảy ra làm suy yếu vai trò của hoạt động đấu thầu. Việc các nhà thầu nghiên cứu kỹ lưỡng, tự cân đối khả năng và năng lực để quyết định tham dự thầu hay không sẽ là cơ sở cho việc tiết kiệm có hiệu quả các nguồn lực của mình và của xà hội.
+ Tăng cường công tác quản lý dự án, tiến độ thi công đảm bảo, giám sát quản lý chặt chẽ đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình thi công.
+ Kiểm soát chặt chẽ hạn chế phát sinh làm tăng khối lượng của công trình thi công.
lượng thi công đã hoàn thành.
Tăng cường công tác giám sát nhà thầu thi công. Ngoài tư vấn giám sát trực tiếp tại hiện trường, Ban quản lý dự án cử cán bộ kỹ thuật của Ban theo dõi để nắm chắc tiến độ diễn biến của quá trình thi công của nhà thầu, để cùng phối hợp với tư vấn giám sát và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tháo gỡ những vướng mắc kịp thời và đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình thi công.
Giai đoạn thi công xây dựng phải nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong quá trình theo dõi quản lý dự án phải nghiên cứu hiện trường, kiên quyết không giải quyết bất kỳ đề xuất nào từ phía tư vấn và nhà thầu nếu đề xuất đó không thật sự cần thiết.
3.3.5.4. Quyết toán gọn công trình đã hoàn thành:
Việc quyết toán phải đảm bảo tuân theo các qui định hiện hành của nhà nước và các điều ước quốc tế của nhà tài trợ đã được qui định tại Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính và các qui định liên quan của Điều ước quốc tế.
Thông qua quyết toán nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất hiệu quả đầu tư mang lại, xác định rõ trách nhiệm của Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, từ đó rút kinh nghiệm nhằm không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư XDCB.