0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ - HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 93 -93 )

- Phải thực sự chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu

3.3.5.5. Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

sát trong đầu tư xây dựng

Để đảm bảo cho hoạt động đầu tư XDCB đem lại hiệu quả KTXH cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển KTXH và tiến hành đúng khuôn khổ pháp luật, chính sách nhà nước. Đồng thời giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng nắm sát và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư và những tồn tại, khó khăn trong quá trình đầu tư để có biện pháp điều chỉnh thích hợp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực làm thất thoát, lãng phí vốn trong quá trình thực hiện đầu tư.

Kiểm tra và tự kiểm tra là quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời, kiểm tra giúp phát hiện ra những sai sót, lệch lạc để có biện pháp uốn nắn, khắc phục, bảo đảm cho mọi hoạt động SXKD nói chung, công tác đầu tư XDCB trong Công ty ĐLNĐ nói riêng được thực hiện đúng phương hướng và đạt hiệu quả cao nhất.

Kiểm tra và tự kiểm tra là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện các quyết định trong quản trị tổ chức từ Công ty ĐLNĐ đến các đơn vị trực thuộc Công ty, bảo đảm các kế hoạch công tác được thực hiện với hiệu quả cao. Nhờ kiểm tra và tự kiểm tra, các nhà quản lý trong Công ty có thể kiểm soát được những yếu tố biến động của môi trường sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của Công ty như thế nào để có những phản ứng đối phó và đưa ra các giải pháp thích hợp.

Thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra sẽ khuyến khích chế độ phân cấp, phân quyền và phối hợp công tác giữa các đơn vị trong toàn Công ty ĐLNĐ được tốt hơn. Mặt khác, thông qua việc tổ chức công tác kiểm tra và tự kiểm tra còn tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới của Công ty, trong đó có công tác cán bộ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty.

Cơ chế kiểm tra và tự kiểm tra của Công ty ĐLNĐ được xây dựng theo quy trình phản hồi. Theo đó các cấp quản trị của Công ty sẽ phải tiến hành đo lường (đánh giá) kết quả thực tế, so sánh các kết quả này với các tiêu chuẩn, xác định và phân tích các sai lệch trong quản lý điều hành. Sau đó, để thực hiện những điều chỉnh cần thiết, các nhà quản trị của Công ty phải đưa một loạt các chương trình hành động cụ thể cho các hoạt động điều chỉnh và tổ chức thực hiện các chương trình đó nhằm đi tới kết quả mong muốn.

Kết quả mong muốn

Kết quả

thực tế Đo lường kết quả thực tế So sánh với các tiêu chuẩn Thực hiện điều chỉnh Xây dựng chương trình điều chỉnh Phân tích nguyên nhân sai lệch Xác định các sai lệch

Sơ đồ 3.1: Quy trình kiểm tra

Những yêu cầu đối với việc tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra:

- Công tác kiểm tra và tự kiểm tra trong Công ty ĐLNĐ phải được tiến hành và theo các kế hoạch hàng năm. Phải xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn kiểm tra cụ thể. Đây là hệ thống các chuẩn mực mà mọi cá nhân, tập thể phải thực hiện đảm bảo các mặt hoạt động của Công ty đạt hiệu quả mong muốn.

- Trình tự thực hiện công tác kiểm tra và tự kiểm tra phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất từ Công ty ĐLNĐ đến các đơn vị trực thuộc.

- Công tác kiểm tra, tự kiểm tra trong Công ty phải được tổ chức gọn nhẹ, đơn giản và được đặt ra phải phù hợp với cơ cấu tổ chức và con người trong Công ty (vị trí, trình độ, tay nghề...) và phải được tổ chức linh hoạt, hợp lý, có trọng tâm trọng điểm, có địa chỉ cụ thể và phải có hiệu quả.

- Các hình thức kiểm tra cơ bản: kiểm tra toàn bộ, kiểm tra từng bộ phận và kiểm tra cá nhân (kiểm tra trong kế hoạch và kiểm tra ngoài kế hoạch)

- Tần suất kiểm tra: kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, kiểm tra thường xuyên liên tục.

- Thanh tra, kiểm tra phải kết hợp chặt chẽ với giám sát, đánh giá đầu tư, tiến hành từ khâu xem xét lại quyết định đầu tư có phù hợp với chiến lược và kế hoạch đầu tư; đến khâu thực hiện và khai thác dự án có đúng trình tự thủ tục theo quy định, từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.

- Thanh tra, kiểm tra trong đầu tư xây dựng cần kết hợp với việc phổ biến giải thích pháp luật, để ngăn ngừa những hành vi vi phạm. Đồng thời phát hiện những sơ hở trong các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng để kiến nghị với cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi, thay thế bằng văn bản mới cho phù hợp, phục vụ cho việc quản lý đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng.

- Tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư XDCB:

+ Đánh giá tổng thể về đầu tư:

Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư theo các chỉ tiêu phản ảnh quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ, hiệu quả đầu tư.

Đánh giá mức độ đạt được so với quy hoạch được duyệt, nhiệm vụ kế hoạch. Xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình và kết quả đầu tư; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế họach; Đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế họach được duyệt.

+ Công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư:

Kiểm tra sự đảm bảo các quy định về pháp lý; đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư của ngành điện và của địa phương, thẩm quyền quyết định đầu tư đối với dự án; đánh giá năng lực của chủ đầu tư về chuyên môn, kinh nghiệm quản lý dự án trong việc chuẩn bị đầu tư;

Việc chấp hành các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, dự toán; công tác đấu thầu; điều kiện khởi công xây dựng; việc bố trí kế hoạch huy động và sử dụng vốn của dự án, thanh toán trong quá trình thực hiện dự án, thực hiện tiến độ, tổ chức quản lý dự án; các yêu cầu về quản lý môi trường, sử dụng đất đai…của quá trình thực hiện dự án đầu tư;

Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư, quá trình khai thác và vận hành dự án sau thực hiện dự án đầu tư.

+ Đối với giám sát đầu tư của cộng đồng:

Đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư đối với quy hoạch phát triển KTXH; quy hoạch phát triển ngành điện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng…. trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Đánh giá việc chủ đầu tư chấp hành về: chế độ quản lý, sử dụng đất; về quy hoạch xây dựng; về bảo vệ môi trường; về đền bù, giải phóng mặt bằng, phương án tái định cư; về tiến độ, kế hoạch đầu tư; về việc thực hiện quy định công khai dân chủ trong đầu tư xây dựng. Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích cộng đồng, những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống trong quá trình

thực hiện đầu tư và vận hành dự án.

Theo dõi, phát hiện những việc làm sai trái gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản thuộc dự án.

3.4. Kiến nghị:

3.4.1. Về phía nhà nước

- Trước hết, cần tiếp tục xây dựng và ban hành kịp thời, đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng. Sửa đổi, bổ sung, đồng bộ hoá các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Kế toán, Luật Điện lực, Luật Đất đai, Luật Thuế, các luật giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Bổ sung nội dung đối với các Luật, Pháp lệnh, đặc biệt là quy định bắt buộc phải thi hành đúng cơ chế đã quy định. Mức phạt cụ thể khi không thi hành đúng từng nội dung đã quy định trong văn bản đó, giống như quy định của luật thuế hiện nay, việc phạt thuế được quy định ngay trong luật thuế. Việc quy định như thế có tính răn đe rất tốt, mặt khác nó làm cho luật pháp rõ ràng hơn, tránh được các tiêu cực có thể xảy ra.

Tăng cường các quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính. Đặc biệt lưu ý các chế định phạt tiền, quy định cách chức khi vi phạm ở các mức độ cụ thể.

Các văn bản quy phạm pháp luật phải rõ ràng cụ thể, hạn chế nhiều bậc hướng dẫn, tránh những quy định chung chung mang tính nguyên tắc tạo cơ hội cho tham nhũng, lách luật. Tất cả các văn bản hướng dẫn Luật phải hướng dẫn đầy đủ cả các văn bản liên quan tạo cho người đọc có thể thực hiện được ngay.

- Thực hiện nghiêm pháp luật đề ra: Để pháp luật thực hiện được nghiêm thìtrước hết phải thực hiện nghiêm ở các cơ quan bảo vệ pháp luật. Có cơ chế thưởng,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ - HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 93 -93 )

×