nghiên cứu sản xuất bột rong nho

120 2.3K 12
nghiên cứu sản xuất bột rong nho

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 06/03/2015, 10:18

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • MỞ ĐẦU

    • Rong Nho (Caulerpa lentillifera) là một loài rong mới được du nhập về trồng ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Rong Nho là loài rong biển có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao. Trong thành phần của rong Nho có chứa nhiều loại vitamin nhóm A, nhóm B, nhóm C. Đặc biệt, trong rong Nho còn chứa Caulerpin (dimethyl 6,13 -dihydrodibenzo phenazine - 5,12 - dicarboxylate, C24H18N2O4) giúp điều hòa huyết áp và tăng cường tiêu hóa. Vì thế, rong Nho được người Nhật rất ưa chuộng và gọi là “sâm” của thế kỷ XXI. Rong Nho được xem là món ăn cao cấp ở Nhật và hiện nay nhu cầu về rong Nho ngày càng gia tăng. Rong Nho thường được ăn tươi ở Nhật, Hàn Quốc, Philippin và một số nước khác ở Đông Nam Á.

    • Nhu cầu tiêu thụ rong Nho trên thế giới ngày càng tăng trong những năm gần đây. Vì vậy, việc nuôi trồng loài rong ngày càng phát triển ở các nước Nhật Bản, Philippin, Thái Lan... Rong nho đã được nhu nhập vào Việt Nam và trồng với quy mô công nghiệp ở một số địa phương như Ninh Hòa, Cam Ranh - Khánh Hoà, Phan Thiết - Bình Thuận. Hiện nay rong nho mới đang được sản xuất và tiêu thụ ở dạng tươi với khả năng bảo quản chỉ trong một thời gian ngắn (khoảng 7 đến 10 ngày), nên tính tiện dụng chưa cao. Chính vì thế nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới từ rong Nho nhằm đa dạng hoá các sản phẩm từ rong Nho, mở rộng đầu ra cho rong Nho cũng như kéo dài thời gian bảo quản là một nhu cầu thiết yếu. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu sản xuất bột rong Nho” là cần thiết.

    • Tạo ra sản phẩm mới, sản phẩm bột rong Nho vẫn giữ được mầu xanh ban đầu của rong Nho và có khả năng tái hydart hoá tốt dùng làm sản phẩm mẫu chào sang thị trường Nhật Bản.

    • Nội dung của đề tài:

    • Sự thành công của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc triển khai sản xuất tạo ra sản phẩm bột rong Nho - sản phẩm mới từ rong nho, góp phần đa dạng hoá và mở rộng đầu ra cho nghề nuôi trồng rong Nho, góp phần giúp đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi trồng rong Nho và giúp xoá đói giảm nghèo cho người dân ven biển.

    • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

    • 1.1. GIỚI THIỆU VỀ RONG NHO

    • 1.1.1. Đặc tính sinh học của rong nho

      • Rong Nho mọc trên nền đáy là đất bùn cát, tại vùng biển có độ mặn cao. Rong Nho chỉ phát triển ở nhiệt độ nóng, với nhiệt độ dưới 200C, rong Nho có thể ngừng phát triển. Rong Nho có khả năng tăng trưởng rất nhanh, mỗi ngày dài thêm khoảng 2cm. Trong môi trường nhiều chất hữu cơ, rong Nho càng phát triển mạnh. Sau hai tháng nuôi trồng, rong Nho có thể thu hoạch. Công đọan xử lý sau thu họach chủ yếu giữ cho rong Nho đạt được độ cứng. Khi thu hoạch, rong Nho cần được rửa sạch nước biển, cắt bỏ phần nhánh và rễ sau đó đóng gói. Để đạt được thành thương phẩm, rong Nho phải có chiều dài trên 5cm. Rong tươi có thể lưu hành trên thị trường trong vòng 5 ngày đến 1 tuần. Ngoài lợi ích tạo ra được nguồn thực phẩm bổ dưỡng, có giá trị cao, trồng rong Nho còn có thể làm sạch môi trường nuớc bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Đặc biệt, sau khi được sử dụng làm tác nhân thay đổi môi trường, rong Nho vẫn còn có khả năng sử dụng bình thường, không độc hại đối với người sử dụng [23, 30].

      • Do nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây, cho nên cùng với quá trình khai thác tự nhiên, việc nuôi trồng loài rong này cũng đã phát triển ở các nước Nhật Bản, Philippin, Thái Lan... Ở Việt Nam, Nguyễn Hữu Đại và cộng sự (Viện Hải dương học) cũng đã tìm thấy rong Nho tại đảo Phú Quý (Bình Thuận), chúng mọc rải rác xen kẽ ở gốc của các loài rong Lục khác, nhưng có kích thước khá nhỏ so với rong được nuôi trồng hiện nay [3]. Trong những năm gần đây rong Nho đã được di nhập vào Việt Nam và trồng với quy mô công nghiệp ở một số nơi như Phan Thiết tỉnh Bình Thuận, Ninh Hòa, Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa. Rong Nho có tốc độ phát triển nhanh, mỗi đợt nuôi từ 20 đến 30 ngày là cho thu hoạch nên rất thuận lợi trong kinh doanh. Do đây là loại rong có giá trị kinh tế cao dễ trồng nên trong tương lai sẽ được trồng rộng rãi tại các vùng ven biển nước ta [5, 9, 10].

      • 1.1.2. Phân bố

      • 1.1.3. Đặc tính sinh lý

        • Khi khảo sát môi trường của vịnh Yonaha (Nhật Bản), nơi rong Nho phát triển mạnh cho thấy rong mọc trên trầm tích cát hoặc cát bùn ở giữa và chung quanh vịnh, phân bố đến vùng sâu khoảng 8m [33].

        • Phân tích tổng hàm lượng các hỗn hợp nitơ vô cơ (NH4, NO3, NO2,) và những chất dinh dưỡng vô cơ khác tại vịnh này cũng thấy cao hơn hai lần so với những vùng có bãi đá ngầm và san hô mà rong nho mọc hoặc ở các vùng khác. Chính vì thế mà rong Nho phát triển tại vịnh Yonaha (Nhật Bản) mạnh hơn tại các vùng biển khác.

        • Như vậy hàm lượng các chất dinh dưỡng trong môi trường chính là yếu tố quan trọng đầu tiên cho việc phát triển của rong Nho. Một số yếu tố môi trường khác thích nghi cho loài rong này khá hẹp như: nếu độ mặn của nước thay đổi từ 30 - 35‰, nhiệt độ nước biển hạ thấp hơn 200C chúng sẽ tăng trưởng chậm hoặc ngừng tăng trưởng [32, 39].

        • Từ tháng 6 tới tháng 10 chính là mùa vụ tăng trưởng của rong Nho biển. Rong nho tăng trưởng nhanh từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm cùng với sự tăng lên của nhiệt độ nước. Qua tháng 11 khi nhiệt độ nước bắt đầu giảm dần thì tốc độ tăng trưởng của rong Nho cũng chậm dần và dừng lại. Tuy nhiên tại vịnh Yonaha chúng có thể sống qua suốt mùa đông và phân bố dọc theo eo biển (độ sâu 2 - 8m), do ở đây nhiệt độ nước ấm lên vào mùa đông vì có những dòng nước ấm từ ngoài vịnh đưa vào nhờ chế độ thủy triều [12, 13].

        • Rong Nho biển sinh sản bằng cả hai hình thức là sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng, nhưng chủ yếu bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng [7].

        • Tất cả các bộ phận dinh dưỡng của rong đều có thể phát triển thành cây rong mới. Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng của rong Nho thì phần thân bò sẽ mọc dài ra, phân nhánh và mọc ra các thân đứng. Từ thân đứng mọc ra các nhánh nhỏ hình cầu (ramuli) có đường kính khoảng 2 mm, màu xanh lục. Trong công nghệ nuôi trồng người ta có thể cất giữ số lượng lớn những quả cầu nhỏ này để làm giống vì những nhánh nhỏ hình cầu này cũng có thể tái sinh lại toàn bộ thành một cây rong mới. Cách sinh sản sinh dưỡng từ những quả cầu nhỏ của rong Nho được tiến hành bằng các thao tác dễ dàng, ít tốn kém và nhất là có hiệu quả cao nên đã được áp dụng rất rộng rãi. Sau khi được trồng bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng từ các nhánh rong Nho đã bị cắt khúc, rong sẽ phát triển và có thể đạt tốc độ tăng trưởng chiều dài khoảng 2 cm/ngày trong điều kiện thuận lợi [7, 27, 40].

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan