Phương pháp phân tích cảm quan

Một phần của tài liệu nghiên cứu sản xuất bột rong nho (Trang 43)

Đánh giá cảm quan theo phương pháp cho điểm được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3215 - 79). Sử dụng hệ điểm 20, thang điểm 6 bậc (từ 0 đến 5) và điểm cao nhất cho mỗi chỉ tiêu là 5 điểm [22].

Bảng 2.2. Thang điểm cảm quan chuẩn

STT Bậc đánh giá Điểm chưa có trọng số

Tiêu chuẩn đánh giá

1 1 5

Trong chỉ tiêu đang xét, sản phẩm có tính chất tốt đặc trưng và rõ rệt cho chỉ tiêu đó, sản phẩm không có sai lỗi và khuyết tật nào.

2 2 4 Sản phẩm có khuyết tật nhỏ hoặc sai lỗi nhỏ hoặc cả hai

3 3 3

Sản phẩm có khuyết tật hoặc sai lỗi hoặc cả hai, số lượng và mức độ khuyết tật sai lỗi làm giảm giá trị cảm quan sản phẩm nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn.

4 4 2

Sản phẩm có khuyết tật hoặc sai lỗi hoặc cả hai, số lượng và mức độ khuyết tật sai lỗi làm cho sản phẩm không đạt mức chất lượng và quy định trong tiêu chuẩn nhưng còn xác nhận là bán được.

5 5 1

Sản phẩm có khuyết tật và sai lỗi ở mức trầm trọng. Không đạt mục đích sử dụng chính của sản phẩm đó song vẫn chưa coi là hỏng, sản phẩm đó không thể bán được nhưng sau khi tái chế vẫn có thể sử dụng được.

6 6 0 Sản phẩm có khuyết tật và sai lỗi ở mức trầm trọng, sản

phẩm coi là hỏng không thể dùng được nữa.

Khi đánh giá các chỉ tiêu cảm quan thì có 5 kiểm nghiệm viên tham gia. Kết quả trình bày là điểm trung bình cộng của các kiểm nghiệm viên.

Điểm trung bình cho từng chỉ tiêu (điểm có trọng lượng) là tích của điểm trung bình với hệ số quan trọng của chỉ tiêu đó. Điểm chung về cảm quan một mẫu sản phẩm là tổng điểm có trọng lượng của tất cả các chỉ tiêu cảm quan được tính như sau:

n Ki Xi n i tb Đ    1 . Trong đó

Xi: là điểm của chỉ tiêu thứ i

Ki: là hệ số quan trọng của chỉ tiêu thứ i n: là số lượng chỉ tiêu cần đánh giá

Đtb: là điểm trung bình có trọng lượng của tất cả các chỉ tiêu

Dựa theo TCVN 3215-79 và dựa vào một số tài liệu tham khảo cùng với quá trình làm thí nghiệm, bảng đánh giá chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm bột rong được trình bày cụ thể ở phụ lục 2.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sản xuất bột rong nho (Trang 43)