Khảo sát các kiểu nhịp điệu trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại (Trang 59)

6. Bố cục của luận văn

3.1.3. Khảo sát các kiểu nhịp điệu trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện

3.1.3.1. Nhịp điệu đối xứng

3.1.3.1.1. Định nghĩa

Nhịp điệu đối xứng là kiểu tổ chức nhịp điệu thành từng cặp có sự cân xứng, ứng đối nhau, vế trước hô ứng với vế sau, cân bằng về số tiếng, đối xứng về thanh điệu. Ví dụ:

- (1) Hăm hở bước tới T

/ hay (2) êm dịu trở về B

?

( Phạm Văn Hạnh- Giọt sương hoa) - Hỡi em Tuổi Nhỏ, (1) giã từ B

/, (2) từ giã T/. (1) Ly biệt T/, (2) biệt ly B //.

( Xuân Diệu- Giã từ Tuổi Nhỏ)

3.1.3.1.2. Kết quả khảo sát

Trong tổng số 160 bài thơ văn xuôi được khảo sát, chúng tôi tìm được 87 bài sử dụng kiếu nhịp điệu đối xứng, chiếm tỉ lệ 55%. Trong đó: giai đoạn trước 8-1945 là 14/ 23 bài (chiếm 60,8%); sau 8-1945 đến nay là 73/ 137 bài (chiếm 53%).

Sau đây là bảng thống kê một số tác phẩm tiêu biểu có sử dụng nhiều mô hình nhịp điệu đối xứng.

GIAI ĐOẠN TRƯỚC 8-1945

Tác giả- tác phẩm Tần số xuất hiện Ví dụ

Xuân Diệu- Dè dặt 6 - (1) Trí non nớt nghĩ chi điều

rộng rãi T

/. (2) Mắt ti teo nhìn chưa thấu chân trời B

//.

giờ cùng vũ trụ T /, thì (2) người không thể nếm chốc lát hết chua cay B //.

Xuân Diệu- Giã từ Tuổi Nhỏ 20 - (1) Trời sắp đậu T / thì (2) hoa phải tànB /, nếu (1) hạt thóc không chết đi B /, thì (2) cây lúa cũng không sống T //. - Thôi,(1)em đi B /, (2)ta ở T /, (3) ta dậyT /, (4)em về B //.

GIAI ĐOẠN TỪ 8-1945 ĐẾN NAY

Tác giả- tác phẩm Tần số xuất hiện Ví dụ

Thảo Phương- Người đàn bà chờ

đợi

100% văn bản - (1) Người đàn bà chờ đợi/- những cơn mưa không làm dịu cõi lòng/- mặt trời lên chậm chạp/- nắng mệt nhoài trong nỗi chờ mong//

(2) Người đàn bà chờ đợi/- những bước chân chập choạng lối mòn/- gió bỗng thành xa lạ/- thổi điên cuồng trên những ngón tay thon//

(3) Người đàn bà chờ đợi/- đi một mình trên lằn rạch hoàng hôn/- hoàng hôn hồn hoang vắng/- trắng chân mây một tiếng vọng trầm buồn//

Viễn Phương- Đời đời ghi nhớ

95% văn bản

- (1) Đôi tay yếu mẹ đẩy lùi máy chém T /, (2) tấm thân gầy mẹ cản xích xe tăng B

- (1) Thề chết đứng T

/ (2) chẳng sống quỳ B

//.

- (1)Thần,người căm giậnT

/.(2) Ầm, ầm chiến dịch Hồ Chí MinhB

//.

3.1.3.1.3. Đặc điểm

Nhịp điệu đối xứng là một trong những kiểu nhịp điệu cơ bản của thơ ca. Là một thể loại mới, thơ văn xuôi vừa tiếp thu mô hình nhịp điệu đối xứng của thơ ca cổ, vừa có nét cách tân, sáng tạo phù hợp với nội dung biểu đạt.

a) Trong thơ cổ, nhịp điệu đối xứng thường xuất hiện ở từng câu, tạo thành từng cặp, vế đối xứng chặt chẽ. Còn trong thơ văn xuôi, nhịp điệu đối xứng có thể xuất hiện tự nhiên ở một bộ phận của câu thơ. Ví dụ:

- Chị bảo: Là nhà văn mà chú không biết luật này: (1) buôn nhỏ nói to B /,

(2) buôn to nói nhỏ T

//.

( Phạm Việt Thư- Tháng ngày) - Hai mươi lăm năm anh đi lang thang, (1) gieo hạt buồn vui B /, (2) gặt mùa cay đắng T

/, (1) anh từng gặp nhiều người đàn bà B /, (2) anh từng sống nhiều đêm khách sạn T

/, nhưng những người đàn bà chỉ gợi cho anh nỗi nhớ về gốc nhãn năm xưa //.

( Trịnh Thanh Sơn- Bến xưa) - Tôi nghe họ gọi em: (1) sợi dây báu anh thương B / (2) sợi dây yêu anh quý

T

//.

( Thi Nhị- Đồng chí) b) Trong thơ cổ, nhịp điệu đối xứng thường gồm hai vế, tạo thành từng cặp đối xứng nhau và thường cân bằng về số tiếng. Trong thơ văn xuôi, nhịp điệu đối xứng có thể gồm 3, 4 hoặc 5 vế đối xứng nhau và có thể không cân bằng về số tiếng. Ví dụ:

- Cái đồng hồ ba kim, (1) kim giây là con B /, (2) kim phút là bố T /, (3) kim giờ là ông B

//. ( 3 vế đối xứng)

- (1) Khách địa tha hương B/, (2) giai nhân tài tử T/, (3) đầu xanh mây biếcT/,

(4) người trắng huê hồng B /, trời Nam ai vẽ bức Thiên Thai mà mỗi bên bớt đi một//. ( 4 vế đối xứng)

( Tản Đà- Kỉ niệm hái hoa đào) - Mảnh giấy xanh đưa đến tận nơi: Ngày hai mươi nhăm tháng bảy năm Canh Thân là ngày anh (1) tạ đất tạ trời B/, (2) cướp công cha mẹ T/, (3) dứt tình vợ con B

/, (4) chia rẽ anh em B/, (5) chia đường kim cổ T//. ( 5 vế đối) ( Tương Phố- Giọt lệ thu) - (1) Không một người gánh gồng /, hai đầu thúng nhún xuống nhún lên /, ngực thở thành tiếng // ( 3 nhịp, 16 tiếng)

(2) Không một người đàn bà vội vàng / chân trụi đập thình thịch / hai tay đánh xa để thêm sức nhanh // ( 3 nhịp, 20 tiếng)

(3) Cũng không một con chó thẩn thơ / mũi cúi xuống đường /, hít óng đặc sệt như mực đen vì gần lớp nhựa // ( 3 nhịp, 22 tiếng)

( Xuân Diệu- Thương vay) c) Các vế trong nhịp đối xứng không chỉ cân bằng về số tiếng mà còn đối xứng về thanh điệu bằng (B)- trắc (T). Ví dụ:

- (1) Quên cái đã gặp T

/, (2) ngả về cái chưa tìm B

/,(3) nhớ cái sẽ mất T//.

( Nguyễn Xuân Sanh- Thanh khí)

- (1) Cây không đi tìm gió T /, nhưng (2) kẻ thù sẽ đến tìm ta B //.

( Hữu Thỉnh- Đối thoại biển) - Hãy đo (1) chiều cao những chuồng cọpT/, (2) chiều sâu những vết thương B

/, (3) sức nặng những gông xiềng B /, (4) bề rộng những vành đai trắng xóa T //.

( Chế Lan Viên- Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ…)

3.1.3.2. Nhịp điệu trùng điệp

3.1.3.2.1. Định nghĩa

Nhịp điệu trùng điệp là kiểu tổ chức nhịp điệu có sự lặp lại nhiều lần một quãng nhịp, một yếu tố hay một đường nét âm thanh nào đó. Ví dụ:

- Ánh sáng róc rách- ánh sáng xóa bóp- ánh sáng vỗ về- ánh sáng râm ran mạch máu- ánh sáng tủy năng- ánh sáng hồng cầu- ánh sáng đại não- ánh sáng thần kinh- ánh sáng là em!

( Thu Bồn- Con Xà Mâu tội nghiệp)

3.1.3.2.2. Kết quả khảo sát

Qua 160 bài thơ văn xuôi được chúng tôi khảo sát thì có 75 bài sử dụng nhịp điệu trùng điệp, chiếm tỉ lệ 46,8%. Trong đó: giai đoạn trước 8-1945 là 10/23 bài (chiếm 43,5%); sau 8-1945 đến nay là 65/137 bài (chiếm 47,4%).

Sau đây là bảng thống kê một số tác phẩm tiêu biểu có sử dụng nhiều mô hình nhịp điệu trùng điệp.

GIAI ĐOẠN TRƯỚC 8-1945 Tác giả- tác phẩm Tần số xuất hiện Ví dụ Nguyễn Xuân Sanh- Đất thơm

4 - Muốn nhìn/, muốn gửi/, muốn nếm/, muốn thương//.

- Đất say mê/, đất tha thiết/, đất tin tưởng/, đất hiền từ//.

- Ta nghĩ đến những sự kết tinh lạ lùng và thâm thúy/, những vựa muối từ nước bể gây nên/, những giọt hương đầu ngọn lá/, những tư tưởng đọng trên tâm hồn/, những cảm tình thành ngọc trong câu thơ//.

Xuân Diệu- Thương vay

9

- Tôi nghĩ cảnh,/ tôi nghĩ tôi,/ tôi nghĩ tất cả.//

- Cũng không nói,/ cũng không rên,/ cũng không ngừng.//

- Mà giọng đứa em thì buồn bã như mọi giọng ra trẻ con, thấm bao nhiêu mênh mông kinh hãi của cánh đồng/, bao nhiêu u uất của đêm không đủ đèn sáng,/ bao nhiêu thương nhớ xa xôi của những linh hồn mộc mạc…//

GIAI ĐOẠN SAU 8-1945 ĐẾN NAY

Tác giả- tác phẩm Tần số xuất hiện Ví dụ

Lò Ngân Sủn- Người đẹp

100% văn bản - Người đẹp trông như tuyết, chạm vào lại thấy nóng

Người đẹp trông như lửa, sờ vào lại thấy mát

Người không khát- nhìn thấy người đẹp cũng khát

Người không đói- nhìn thấy người đẹp cũng đói

Người muốn chết- gặp người đẹp lại không muốn chết nữa

Vĩnh Quang Lê- Ví

100% văn bản

- Anh không muốn ví em với một loài hoa nào

Vì anh biết hoa tàn rất sớm Anh không muốn ví em với một loài chim nào

Vì chim hót có mùa và tiếng hót không sâu

Anh không muốn ví em với một sự vật nào

3.1.3.2.3. Đặc điểm

Nhịp điệu trùng điệp là kiểu nhịp điệu điển hình của thơ văn xuôi Việt Nam. Các tác phẩm sử dụng kiểu nhịp điệu này với số lượng lớn, mật độ dày đặc, nhất là các tác phẩm từ sau 8- 1945 đến nay.

a) Trong thơ văn xuôi, nhịp điệu trùng điệp thường gắn liền với phép điệp từ, điệp ngữ. Ví dụ:

- Nhờ gió mà đường cong áo em khiến anh thật lòng thán phục

Nhờ gió mà trời xanh hoàn thành xuất sắc công việc tạo dáng em trước trùng khơi

Nhờ gió mà năm châu được chiêm ngưỡng sắc đẹp người con gái Việt.

( Trần Quốc Thực- Đề sau bức ảnh) - Chỉ có mắt em, đặt màu sắc lên cuộc đời; chỉ có lòng em, ngỡ ngàng như má đứa trẻ; chỉ có mặt em, lông tơ bao bọc; chỉ có tuổi em, cuộc đời bông hoa.

( Xuân Diệu- Giã từ Tuổi Nhỏ) - Năm con chim cao nguyên, năm bức gấm thêu, năm mảnh thủy tinh, năm mảnh gương soi, năm tinh thể lung linh, năm hạt mưa sao, năm cung bậc sắc màu hợp thành một tấu khúc tân kỳ, từng lúc biến hóa theo mỗi sắc điệu ca thanh.

( Trinh Đường- Chim năm sắc bi ca) b) Trong nhịp điệu trùng điệp, yếu tố lặp lại có thể là một âm tiết hoặc một tổ hợp âm tiết ( cụm từ, ngữ. câu). Ví dụ:

- Bấy nhiêu lâu, vun cho hoa, che cho hoa, tưới cho hoa; cho hoa tươi, cho hoa tốt, cho hoa nở, cho hoa cười.

( Tản Đà- Lúc đi xa để lại cho vườn hoa) - Từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều trái tim đập theo nhịp đập máy tính

Từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều những khu nhà tập thể giống nhau Từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều cái khung thời gian cho các loài hoa Từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều ngôn ngữ của chim cũng thành hàng hóa

( Nguyễn Trác- Ngoại ô) - Hạnh phúc sắp đến rồi! Thôi đừng bắt ta chờ đợi nữa

Hạnh phúc sắp đến rồi! Nào ai có thể chờ lâu!

( Chế Lan Viên- Tầu đi) c) Trong thơ văn xuôi còn có sự phối hợp nhịp điệu trùng điệp với nhịp điệu đối xứng, thích hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt của tác giả. Ví dụ:

- Biển như người khổng lồ/, nóng nảy/, quái dị/, gọi sấm gọichớp // Biển như trẻ con/, nũng nịu/, dỗ dành/, khi đùa khi khóc //

( Khánh Chi- Biển) - Cứ tự do thế em/, con ngựa miền hoang dã/, tìm thánh địa giấc mơ chập chờn cỏ lá //

Cứ chạy qua hỡi em/, bao mùa đông trắng xóa/, như gấu trắng cô đơn nhảy trên những đụn tuyết //

Cứ bay đến hỡi em/, những ngày hè xanh biếc/, như bướm ong khát khao mật nhụy tình ngọt lịm //

( Trân Sa- Ngựa gấu trắng bướm ong)

3.1.3.3 Nhịp điệu tự do

3.1.3.3.1. Định nghĩa

Nhịp điệu tự do là kiểu tổ chức nhịp điệu không gò theo một khuôn hình cố định nào, không có sự trùng lặp, đối ứng về nhịp, thanh điệu nhưng vẫn tạo nên sự cân đối, hài hòa trong nhịp điệu. Ví dụ:

- Giá mà có anh!...

Nỗi buồn ngang qua mắt em, đọng lại thành sương… Sương cứ rưng rưng ướt rèm mi co.

Anh với bờ môi nồng nàn nắng gió…giờ đã xa rồi, khuất dấu một mùa xưa. Chỉ còn em với những cơn mưa. Mưa thì cũng vô tình như anh vậy.

( Ngô Thị Ý Nhi- Vườn thu mưa)

Trong các tác phẩm thơ văn xuôi Việt Nam trước và sau 8-1945 đến nay, nhịp điệu tự do được sử dụng rộng rãi, hầu như bài nào cũng có một đoạn thơ sử dụng nhịp điệu này.

Sau đây là bảng thống kê một số tác phẩm tiêu biểu sử dụng nhịp điệu tự do.

Tác giả- tác phẩm Tần số xuất hiện Ví dụ

Mai Quỳnh Nam- Ảo giác Hirosima

100% văn bản Tôi nghe rõ tiếng bom vừa nổ, khói hình nấm cuộn lên. Tất cả rã tan. Tất cả. Đám lửa cháy. Những vạt than. Hoa úa tàn. Nước hăng hồng. Máu trắng. Khói hình nấm. Ngoài sân chơi rất nhiều trẻ con. Rất nhiều

trẻ con

Ý Nhi- Tiếng gọi 100% văn bản

Giữa đám đông ồn ào, xuôi ngược, vội vã này có ai vừa gọi tôi

Có ai vừa cất lời

giữa đám đông ồn ào, xuôi ngược, vội vã này

Không ngoảnh lại lòng chợt vỡ òa

nỗi buồn thương thăm thẳm

Hàn Nguyệt- Cổ tích đêm trăng

bạc

100% văn bản

Thuở bầu trời văn vắt xanh. Viên ngọc rơi xuống đồi trăng tím ngát. Gió vút lên và hát. Thiên tình ca. Chiếc áo voan điểm hoa. Bung xòe mơ ước. Những vì sao lung linh nước. Choàng lên đồi sim.

Chị Hằng Nga giật mình, sai nữ tỳ đi tìm ngọc quý. Nữ tỳ đốt ngàn

đốm lửa. Đom đóm lập lòe.

Gã tiều phu tham lam nhặt được viên ngọc hồng. Giấu biệt. Nữ tỳ không tìm được, bay hết về trời. Hằng Nga tối sầm gương mặt. Từ đó đêm sương mù. Trăng bạc. Những cô gái khóc thầm và hát. Hằng Nga ơi hỡi Hằng Nga. Đừng phơi trăng bạc mà ta phụ tình.

3.1.3.3.3. Đặc điểm

Nhịp điệu tự do trong thơ văn xuôi Việt Nam có những đặc điểm sau: a) Nhịp điệu tự do trong thơ văn xuôi đã đánh dấu bước bứt phá khỏi những ràng buộc của nhịp điệu thơ cách luật, hướng đến một lối viết tự do, phóng khoáng, mà ở đó chủ thể trữ tình được thoải mái bộc lộ cách cảm, cách nghĩ về thế giới quan, nhân sinh quan sinh động.

b) Nhịp điệu tự do tạo nên cấu trúc linh hoạt, phá cách của thơ văn xuôi. Ở nhiều tác phẩm, nhịp điệu tự do có thể không cần sử dụng dấu câu, không tuân theo trật tự ngữ pháp thông thường. Ví dụ:

- Trời nước mông mông tán thành nhân gian thương nhớ rộng thênh thu nào Lục Tỉnh bờ Tiền Giang Châu Đốc em Sa Đéc Hóc Môn mùa Lái Thiêu Sầu Riêng Măng Cụt hương mật mớm chảy tràn môi nhau. Em nhe răng thánh thót cười vui như tuổi trẻ đứng bên bờ ngồi bên bến tựa gốc cây ngó chuồn chuồn bay bốn bên như quay múa buổi nào bên nhau dưới đèn, con đếm bản địa đồ Nam Việt bốn mùa đi còn để lại nguyên lành nguyên ngọt nước dòng sông chần chừ chậm chảy sóng lên lời che chở em đi về Vũng Tàu nghỉ mát anh đi về Thủ Đức Thủ Dầu Một Thủ Thiêm Bà Rịa Biên Hòa Rạch Giá Sóc Trăng trăm năm ròng rã anh quên rồi tên tuổi đã xô về dấu tóc ngập mơ màng buồm sóng khói Hà Tiên.

Có những bài thơ được sắp xếp thành cuộc đối thoại hỏi- đáp tạo nên nhịp điệu tự nhiên, độc đáo. Ví dụ:

- Hỏi: thể nghiệm cô đơn làm gì? Chắc ông buồn lắm.

Đáp: cô đơn mà là buồn? Thú vị đấy. Cô đơn, tôi về tôi- ông về ông. Tiện!

- Cô đơn mức độ nào thì tốt?

- Cô là cứ phải toàn phần mới sinh năng lượng. Năng lượng 1! Từ 1 mà đi

Hỏi: thể nghiệm đậm nhạt là thế nào? Nhạt có việc gì không?

Đáp: 3 loại nhạt: nhạt 1- nhạt 2- nhạt 3- Nhạt 3 thì cực độc- Đây ông xem phích đánh số- Nhạt 3: giá thông dụng gọi là phô

Hỏi: thể nghiệm dài ngắn là thế nào? Chắc ông không ưa loại nhạt Đáp: phép văn là thế. Ít- ít- ít nữa thì tốt. Đây ông xem phích. Dài: ôi lải nhải!

( Đặng Đình Hưng- Một cái ngoặc)

- “Mày lại đâu rồi? Con vẫn đây Đây là đâu Cửa sổ ạ

Ngồi đấy làm gì Chẳng làm gì cả

Nói dối. Có gì mà nhìn suốt thế

Thì cây cối. Tường nhà bác Dĩ. Và mưa Mưa à

Mẹ lạ thật. Mưa xiên chéo khắp trời thế này…

Sẽ có lúc mưa mày cũng không thấy nữa cho mà xem…”

( Dạ Thảo Phương- Cuộc đối thoại của nước)

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)