Hình ảnh, ngôn từ ấn tượng, mới lạ trong bức tranh thơ hiện

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại (Trang 43)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Hình ảnh, ngôn từ ấn tượng, mới lạ trong bức tranh thơ hiện

Thơ văn xuôi mượn tới hình thức trình bày bằng văn xuôi nhưng không có nghĩa là nó cho phép đưa tất cả câu chữ của văn xuôi vào. Thơ văn xuôi không chấp nhận những cái tầm thường, xoàng xĩnh, nó không phải là một trò chơi chữ hay một lối khoe trí tuệ. “Thơ không phải là trò giải trí, thậm chí cũng không phải là một dạng nghệ thuật, mà chắc chắn nó là mục tiêu bản thể của ta… Thêm vào đó, thơ còn là máy tăng tốc khổng lồ của trí tuệ cả người viết lẫn người đọc. Nhờ nó, ta phát hiện ra những mối liên hệ hay phụ thuộc mà ta chưa từng ngờ đến trong ngôn ngữ, trong tiếng nói. Đó là phương tiện nhận thức độc nhất, vô nhị” (J.Brodsky). Thơ văn xuôi, với những tác phẩm tuyệt bút và tác giả nổi tiếng đã thực sự khẳng định được chỗ đứng của mình trong nền thơ ca hiện đại.

Nếu văn xuôi lấy ý nghĩa làm biểu tượng thì thơ gợi trí tưởng tượng bằng hình ảnh. Nhà thơ để cho ngôn ngữ tiếp xúc trực tiếp với chúng ta, dùng ngôn ngữ tạo linh hồn cho vạn vật… Họ viết về thế giới, thiên nhiên với tư tưởng phóng khoáng, tự do, bay bổng.

Hãy nghe Đinh Hùng “cảm thu” trong nỗi niềm của lữ khách thương nhớ thu xưa:

“Nắng ở đây vẫn là nắng ngày xưa và linh hồn tôi vẫn là linh hồn tôi năm trước. Tôi vẫn ngỡ như không sự đổi thay, vì lại thấy mình đi trên đường này, thu năm nay, giữa lúc cây vàng rơi lá. Đường nay hiu hắt, tôi đem lòng về để gặp mùa thu thươg nhớ cũ, và may cũng thấy thu về để nước hồ xanh.

Tôi như một người lữ khách xưa, ra đi từ một mùa thu… thế rồi cũng một mùa thu trở lại những bước đầu tiên trên con đường bạn, mắt buồn như nước, mảng tím hồn mình hiu hắt trong hồn thu mới…

Thu đã về đây, tôi làm lữ khách đi hết sông này, sông khác, cả núi, cả đèo, và lại cả rừng, cả suối, bây giờ tôi cũng về đây để buồn thêm một ít, nhớ thêm một ít, và yêu thêm rất nhiều”.

Cũng viết về mùa thu nhưng dưới ngòi bút tinh tế của Hoàng Vũ Thuật, khung cảnh mùa thu hiện ra như một thước phim quay cận cảnh đến từng chi tiết, từng hình ảnh:

“Một dòng sông êm ả chảy qua tôi, bồng bềnh huyền ảo màn sương khuya. Một ngọn đèn con ướt át như từ nghìn trùng rọi tới, soi cho tôi đặt bàn chân lên cõi vô cùng. Một tiếng chim ứa ra từ nước mắt, rồi vụt tắt trong yên lặng đất trời.

Mùa thu còn đó. Ngọn gió thảng thốt, hồn nhiên thổi ngược sườn đồi, qua các hàng cây tương tư rủ lá.

Bước chân mùa thu dịu dàng, trinh trắng đi qua chỗ tôi nằm…”

( Hoàng Vũ Thuật- Mùa thu ơi!) Với một cái nhìn thẩm mĩ mới, thơ văn xuôi đã bộc lộ hết mình trong dòng chảy của tư duy sáng tạo nghệ thuật.

Nguyễn Xuân Sanh cảm nhận về âm thanh và giọt mưa:

“Mưa rơi. Giọt mưa rơi…

Mưa rơi, mưa kết tinh suy tưởng của hồn ta. Tương tư của hai ta có phải cần gửi cho đâu vô bờ bến? Nó thành giọt, để đọng ngọc nhớ thương. Nó nhẹ nhàng, êm ái nhưng nó bao la như những cõi vô cùng, hàng vạn

triệu. Chiều nay, ngoài khung cửa sổ đợi ta. Từng giọt, từng giọt, nhưng ta biết lấy gì đếm đươc…

Mưa rơi từ trăng xuống. Mưa rơi từ đất cỏ, đi lên. Từ trăng xuống, từ đất lên. Những sáng và những trưa mai, vẫn giọt mưa rơi…”

( Nguyễn Xuân Sanh- Giọt mưa rơi) Lê Thụ Ân cảm nhận về màu sắc:

“Đi tìm em suốt mùa phượng đỏ, anh gặp vầng trăng ngủ quên trên đóa hoa quỳnh…

Đêm hạ vàng ánh muôn sắc thủy tinh, gió mơn trớn làn da hoa trinh bạch. Từng cánh trắng run run như lạnh. Hoa đến thì- hoa nở- đêm nay.

Vườn trầu già nghiêng ngả như say. Mặc gió đẩy giạt ngang trời hạ. Sao cứ nháy như ánh nhìn rối lạ. Hoa vẫn trắng hoài- cho hương bay đi..”

( Lê Thụ Ân- Một thoáng hoa quỳnh) Thu Bồn cảm nhận về ánh sáng:

Ánh sáng róc rách- ánh sáng xóa bóp- ánh sáng vỗ về- ánh sáng râm ran mạch máu- ánh sáng tủy năng- ánh sáng hồng cầu- ánh sáng đại não- ánh sáng thần kinh- ánh sáng là em!”

( Thu Bồn- Con Xà Mâu tội nghiệp) Các hình ảnh sáng tạo, độc đáo được các thi sĩ làm nổi bật qua những thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, liên tưởng…

- “Nước trong như một cặp mắt tuyệt vời. Những cây liễu xanh đứng buồn như những nàng cung nữ thời xưa và trong vườn nhà ai thấp thoáng, hoa phù dung buổi sáng nở trắng như một linh hồn con trẻ?”

( Đinh Hùng- Cảm thu) - “Hãy lại gần đây, các em ơi! Những ngón tay xinh và trắng như ngó cần mở ra cùng với những cặp môi xinh như tim con gà mái tơ, thắm như nhuộm máu, những ngón tay dịu dàng đưa lên ngời ánh của lưỡi dao nhỏ, để cắt những trái hồng ngâm… Những miếng hồng ngâm vàng ngà, ròn như cùi dừa, và da bong như nước men, đã đặt bên cạnh những trái hồng

thắm vỏ đỏ như miệng thắm ai, mòng mọng, nứt nứt như một vết thương rớm máu!

Những người con gái đẹp làm sao! Hôm nay đến tiễn chúng ta và ngày mai không quen nữa! Những người con gái nói dịu như gió mùa thu, có những tấm lòng vừa vừa như trái hồng ngâm hay chin nẫu như trái hồng thắm đã đến ôm lấy chúng ta, và... hôn một lần cuối cùng…”

(Tuấn Trình- Hai trái hồng) - “Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên Thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong và xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hung lao động! Tre, anh hung chiến đấu!”

( Thép Mới- Cây tre) - “Trăng là ánh sáng? Nhất là trăng giữa mùa thu, ánh sáng càng thêm kỳ ảo, thơm thơm, và nếu người thơ lắng nghe một cách ung dung, sẽ nhận thấy có nhiều miếng nhạc say say gió xé rách lả tả... Và rơi đến đâu, chạm vào thứ gì là chỗ ấy, thứ ấy vang lên tuy chẳng một ai thấy rõ sức rung động. Nghĩa là trăng rằm trung thu, một đêm siêu hình, vô lượng, tượng trưng của một mùa ao ước, xây bằng châu lệ, làm bằng chia ly, và hơn nữa, hiện hình của một nguồn khoái lạc chê chán...

Thơ xưa lấy “ý tại ngôn ngoại” là trọng nên đề cao cái ước lệ, cái lý tưởng hóa đến sáo mòn. Cuộc sống hiện đại đã mở ra cho người nghệ sĩ nhãn quan mới về đời sống, con người. Ảnh hưởng của văn xuôi lên thơ đã góp phần đưa lại cho thơ luồng sinh khí mới, thơ trở nên linh hoạt hơn, biên độ thơ mở rộng hơn, sẵn sàng dung nạp mọi khía cạnh, ngõ ngách của hiện thực.

Có thể nói một cách hình ảnh: “Thơ văn xuôi thành công là cuộc bắn pháo hoa trí tuệ ngoạn mục. Ở đó, qua từng câu, từng đoạn, như từng chùm pháo hoa lung linh màu sắc, và kết thúc là một sự bùng nổ, chói sáng, rực rỡ và đẹp khiến ta phải sững sờ, kinh ngạc” [23, tr.651].

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ trong thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)