BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN VĂN HÙNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VINAPHONE TẠI ĐỊA BÀN KHU VỰC 1 CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN VĂN HÙNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
VINAPHONE TẠI ĐỊA BÀN KHU VỰC 1
CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Khánh Hòa – 2013
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN VĂN HÙNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
VINAPHONE TẠI ĐỊA BÀN KHU VỰC 1
CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của mạng thông tin di động Vinaphone tại địa bàn khu vực I của Công ty
dịch vụ viễn thông’’ là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn này là trung thực
Tác giả
NGUYỄN VĂN HÙNG
Trang 4
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa kinh tế - Trường Đại học
Nha Trang, đặc biệt là TS Đỗ Thị Thanh Vinh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn
cho tôi trong suốt quá trình viết luận văn
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Dịch vụ Viễn thông khu vực
I đã cung cấp nhiều thông tin và tài liệu tham khảo giúp cho tôi thực hiện đề tài
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều
kiện và động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả
NGUYỄN VĂN HÙNG
Trang 5
MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 5
1.1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH 5
1.1.1 Một số khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 5
1.1.2 Bản chất và vai trò của cạnh tranh 6
1.1.3 Hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh 9
1.1.4 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến Năng lực cạnh tranh 12
1.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG 16
1.2.1 Khái niệm Viễn Thông 16
1.2.2 Tổng quan các lĩnh vực trong viễn thông 16
1.2.3 Khái niệm về ngành Viễn thông 19
1.2.4 Vị trí, vai trò của mạng viễn thông Việt nam và mạng di động Vinaphone 20
1.2.5 Thực trạng của Ngành Viễn thông so với Khu vực và Thế giới 21
1.2.6 Đặc thù cạnh tranh trong ngành 21
1.2.7 Định hướng phát triển ngành Viễn thông của Việt Nam 22
1.3 KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH VIỄN THÔNG 25
1.3.1 Kinh nghiệm trong nước 25
1.3.2 Kinh nghiệm nước ngoài 26
1.4 MA TRẬN TOWS, MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH 29
1.4.1 Ma trận TOWS 29
1.4.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 30
TÓM TẮT CHƯƠNG I 32
Trang 6
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẠNG VINAPHONE TẠI ĐỊA BÀN KVI CỦA CÔNG TY VNP 33
2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KV1 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dịch vụ Viễn thông VNP 33
2.2 TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KVI ( VINAPHONE 1) 35
2.2.1 Mô hình tổ chức của Trung tâm Dịch vụ Viễn thông KVI 36
2.2.2 Chiến lược kinh doanh và các hoạt động chính của Trung tâm Dịch vụ Viễn thông KVI 39
2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NGÀNH 39
2.3.1 Quá trình phát triển của Ngành Thông tin Di động tại Việt Nam 39
2.3.2 Phân tích Môi trường Kinh doanh Ngành 41
2.3.3 Phân tích Môi trường bên trong 44
2.4 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẠNG VINAPHONE CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KV1 47
2.4.1 Đánh giá thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu 47
2.4.2 Giới thiệu về đối thủ cạnh tranh của Vinaphone 52
2.4.3 Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài để hình thành ma trận TOWS (hay SWOT) cho Vinaphone 53
2.4.4 Khảo sát ý kiến khách hàng sử dụng mạng Vinaphone tại địa bàn khu vực 1 56
2.4.5 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Vinaphone khu vực 1 58
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 62
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VINAPHONE TẠI ĐỊA BÀN KHU VỰC I CỦA CÔNG TY DịCH VỤ VIỄN THÔNG 63
3.1 CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN MẠNG VINAPHONE VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VNPT 63
3.1.1 Chủ trương phát triển mạng Vinaphone 63
3.1.2 Quan điểm, phương hướng và các mục tiêu phát triển đối với dịch vụ Vinaphone 67
3.1.3 Chiến lược phát triển của Vinaphone tại khu vực I 68
3.2.1 Giải pháp nghiên cứu thị trường thông tin di động để có chiến lược CSKH phù hợp 68
Trang 7
3.2.2 Giải pháp xây dựng hoạt động chiêu thị 72
3.2.3 Giải pháp chăm sóc khách hàng 77
3.2.4 Giải pháp về Hợp tác Quốc tế 75
3.2.5 Giải pháp về Nguồn Nhân lực 76
3.2.6 Giải Pháp về Vốn 80
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 80
3.3.1 Đề xuất đối với Vinaphone1 80
3.3.2 Đề xuất với Công ty Vinaphone 81
3.3.3 Kiến nghị với VNPT 82
3.3.4 Kiến nghị với Bộ Thông Tin và Truyền Thông 83
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO i
PHỤ LỤC iii
Trang 8
ADSL Asymmetric Digital Subcriber
Line
Đường dây thuê bao số không đối xứng
AFTA Asean Free Area Khu vực mậu dịch tự do Asean
BTS Base Transmissiton State Trạm thu phát gốc BTS
CDMA Code Division Multiple
Access
Đa truy nhập phân chia theo mã
EDGE Enhanced Data Rate For
Global Evoiution
Tốc độ dữ liệu nâng cao đối với phát triển toàn cầu
GDP Gross Domestic Product Thu nhập quốc dân
GSM : Global System for Mobile
Communications
Hệ thống di động truyền thông toàn cầu
GPRS General Packet Radio Serice Dịch vụ vô tuyến gói chung
Trang 9
HSCSD High Speed Circuit Switched
Data
Dữ liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao
ICT Information and
Communications Technology
Công nghệ thông tin và truyền thông
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
IP Internet Protocol Giao thức Internet
ITU International
Tekecommunication Union
Liên minh Viễn thông quốc tế
ISO International Standard
Organization
Quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế
PDA Personal Digital Assistant Máy hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số
PDC Personal Digital Cellular Tế bào cá nhân
PHS Personal Handyphone System Hệ thống điện thoại caamg tay cá nhân
PSTN Public Swiched Telephone
Network
Mạng điện thoại công cộng
R&D Reseach & development Nghiên cứu và triển khai
PPS Prepaid Service Dịch vụ trả tiền sau
SMS Short Message Service Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện
TDMA Time Division Multiple
Access
Đa truy nhập phân chia theo thời gian
VMS Voice Mail Service Dịch vụ điện thoại thư điện tử
Viettel Viettel Group Tập đoàn viễn thông quân đội
VNPT Viet Nam Post and Telecom Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
VoIP Voice over Internet Protocol Dịch vụ điện thoại sử dụng công nghệ IP
WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế gới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
3G Third Generation Mobile Network Mạng điện thoại di động thế hệ thứ ba
ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Các nước Đông nam Á
Trang 10
DANH MỤC CÁC BẢNG
Biểu 2: Kết cấu của ma trận hình ảnh cạnh tranh 31
Bảng 1: Tình hình phát triển thuê bao của VNP và VNP1 47
Bảng 2: Tốc độ phát triển của VNP và VNP1 qua các năm 48
Bảng 3: Thị phần mạng ba mạng Vinaphone, Mobifone và Viettel trên cả nước và tại
khu vực 1 qua các năm 48
Bảng 4: Mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ
điện thoại Di động .56
Bảng 5: Đánh giá của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Vinaphone .57
Bảng 6: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của Dịch
Trang 11
DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành 15
Hình 2: Sơ đồ ma trận TOWS 30
Hình 3: Logo Vinaphone 34
Hình 4: Logo một số dịch vụ 34
Hình 5: Cơ cấu tổ chức VNP1 36
Hình 6: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter 41
Hình 7: Biểu đồ So sánh số thuê bao lũy kế giữa khu vực 1 và cả nước 48
Hình 8: Biểu đồ thị phần của ba nhà mạng trên cả nước tính đến 31/12/2012 49
Hình 9: Biểu đồ thị phần của ba nhà mạng tại khu vực 1 tính đến 31/12/2012 49
Hình 10: Sơ đồ ma trận TOWS cho Vinaphone 56
Trang 12
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với xu thế hội nhập kinh tế, Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách mở
cửa thị trường, kể cả đối với những lĩnh vực Bưu chính Viễn thông…Sự đổi mới
về chủ trương và chính sách của Nhà nước sẽ dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt và
quyết liệt trên thị trường ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực nhạy cảm như
công nghệ thông tin, viễn thông, thông tin di động…
Ngành Viễn thông Việt Nam là một ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng, có
tiềm năng đóng góp to lớn cho ngành kinh tế, có tốc độ phát triển cao, nhiều lao
động trí thức và năng lực sáng tạo và là ngành “ công nghiệp sạch’’ đồng thời là một
ngành hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế - xã hội Trong chỉ thị 58 – CT/TW, Bộ chính trị đã
nhấn mạnh “Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan
trọng’’ [27]
Trước đây ngành Viễn thông nước ta còn lạc hậu, tỷ trọng doanh thu trong
tổng sản phẩm quốc nội không nhiều chiếm khoảng 0,52% vào năm 1991 Trong
những năm gần đây, ngành Viễn thông đã có những tiến bộ đáng khích lệ, đóng
góp rất quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của nước ta Trong năm 2012, với
tổng doanh thu ngành là 284.2 nghìn tỷ đồng, ngành Viễn thông đã đóng góp
đứng thứ hai sau ngành Dầu khí cho sự phát triển kinh tế Ngành Viễn thông còn
là công cụ đắc lực phục vụ cho sự quản l í của nhà nước, bảo đảm trật tự xã hội,
giữ vững an ninh quốc phòng, có một vai trò lớn trong ngành ngoại giao, giáo
dục, văn hóa, giải trí… Nhìn chung, ngoài những đóng góp về mặt kinh tế còn có
vai trò quan trọng đối với tất cả các ngành kinh tế - xã hội khác
Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ về thông tin và xu hướng
hội tụ giữa hai nghành công nghệ thông tin và viễn thông, thuật ngữ mới ICT
(Information and Communication Technology), ở Việt nam gọi là công nghệ
thông tin và truyền thông - Theo quan niệm của Bộ Bưu chính và Viễn thông
Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) bao gồm bốn thành phần
chính: cơ sở hạ tầng CNTT&TT, công nghệ CNTT&TT, ứng dụng CNTT&TT và
nguồn nhân lực CNTT&TT cùng với các chủ thể phát triển là chính phủ, doanh
nghiệp và người sử dụng Trong đó, hạ tầng CNTT&TT chính là ngành Viễn
thông Việt Nam
Trang 13
Từ năm 2012, theo số liệu của Bộ Thông tin truyền thông đã là năm “Bùng
nổ về thông tin “ và chưa bao giờ thị trường viễn thông lại sôi động như hiện nay
Doanh thu của toàn ngành chiếm 9,7% GDP cả nước Cạnh tranh sẽ mang lại
nhiều lợi ích cho khách hàng và nhà khai thác, nhưng cạnh tranh như thế nào để
có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả của
riêng mình Thị trường hiện nay đã có nhiều thay đổi, các doanh nghiệp phải có
cái nhìn và định hướng mới cho doanh nghiệp mình
Hiện nay với cơ chế xóa bỏ độc quyền, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh,
hợp pháp của Nhà nước, các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động không nằm
ngoài lộ trình đó Công ty Dịch vụ Viễn thông VNP, chịu sự quản lí của Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), có trách nhiệm vận hành, khai thác
mạng di động Vinaphone, mạng di động lớn thứ 2 tại Việt Nam hiện nay bước vào
giai đoạn mới : giai đoạn kinh doanh trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt
Trước nhu cầu khách quan đó và cũng là một thành viên của Công ty Dịch vụ viễn
thông tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của mạng thông tin di động Vinaphone tại địa bàn khu vực I của Công ty dịch
vụ viễn thông’’ cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung :
Luận văn tập trung phân tích năng lực cạnh tranh của mạng thông tin di
động Vinaphone tại địa bàn khu vực I của Công ty dịch vụ viễn thông, phát hiện
ra những điểm mạnh, hạn chế cùng các nguyên nhân của nó; từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng thông tin di động Vinaphone
tại địa bàn khu vực I của Công ty
Mục tiêu cụ thể :
Đề tài được xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và thực tiễn cạnh tranh
trong lĩnh vực mạng điện thoại di động
- Đánh giá lại môi trường thông tin di động hiện nay, phân tích thực trạng
kinh doanh mạng thông tin di động Vinaphone của Công ty VNP tại địa bàn khu
vực I
Trang 14
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ di
động Vinaphone của Công ty VNP tại địa bàn khu vực I
Chiến lược cạnh tranh được xây dựng từ việc khái quát hóa môi trường
kinh doanh hiện tại của Vinaphone , đánh giá lại các nguồn lực từ đó có chính
sách phát triển hợp lý lâu dài trong xu thế kinh doanh mới
3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Năng lực cạnh tranh của mạng thông tin
di động Vinaphone
Về phạm vi, nghiên cứu được thực hiện ở Khu vực I gồm 28 tỉnh, thành phố
từ Hà Tĩnh trở ra các tỉnh phía Bắc đặc biệt là Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Nội
Đơn vị: Trung tâm Dịch vụ Viễn thông khu vực I (VNP1)
Đề tài căn cứ vào định hướng phát triển của VNPT cho dịch vụ di động
Vinaphone để xây dựng các giải pháp khả thi thiết thực nhất đối với Trung tâm Dịch vị
Viễn thông KVI
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên quan điểm duy vật biện chứng, luận văn đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau :
Phương pháp thống kê, so sánh và mô tả;
Phương pháp tổng hợp và phân tích;
Phương pháp dự báo;
Phương pháp chuyên gia
đã sử dụng các công cụ như mô hình phân tích ngành của Michel Porter, Ma trận
hình ảnh cạnh tranh và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá như thị phần, PSI…
5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo một số công tình
nghiên cứu có liên quan sau:
- Luận Văn Thạc sỹ (2010) của tác giả Trần Thị Hồng Minh, Nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty Thông tin Di động ( VMS) trên địa bàn Hà Nội
Nhóm tác giả trên cơ sở phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty VMS để đề
xuất các nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các dòng sản phẩm của
Công ty
Trang 15
- Luận văn Thạc sỹ (2011) của tác giả Vũ Thị Thắm, Nâng cao năng lực
cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập Kinh
tế Quốc tế Thành công của Luận văn này là đã đề cập đến những mặt mạnh và
những điểm còn hạn chế trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh
trong nước của TCT Viễn Thông Quân đội
- Luận án Tiến Sỹ (2011) của tác giả Vũ Anh Thư, Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Tập đoàn VNPT Trong điều kiện hội nhập Luận án là một công trình nghiên
cứu toàn diện bối cảnh của tập đoàn VNPT trong điều kiện thị trường Viễn thông và
Thông tin di động được mở cửa Từ đó đề xuất những giải pháp mang tính định hướng
cho Tập đoàn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cũng như những khuyến
nghị cho Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này
Các công trình trên đã cho thấy một thị trường khá sôi động của các công
ty tham gia vào thị trường Viễn thông ở Việt Nam Tuy nhiên, chưa có đề tài nào
nghiên cứu về giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinaphone trên địa bàn
khu vực 1 Luận văn không có sự trùng lắp về nội dung
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Trong nền kinh tế thị trường, năng lực cạnh tranh có tính
quyết định đến sự thành bại của mọi doanh nghiệp Muốn tồn tại và phát triển thì
mỗi doanh nghiệp đều phải có năng lực cạnh tranh
Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng năng lực cạnh tranh cho một doanh
nghiệp Đề tài nghiên cứu có một ý nghĩa khoa học là tổng hợp lý luận đã có từ
nhiều nguồn khác nhau, để xây dựng một quy trình nâng cao năng lực cạnh tranh
cho một doanh nghiệp một cách bài bản nhất, dễ hiểu và dễ sử dụng
Ý nghĩa thực tiễn: Quy trình nâng cao năng lực cạnh tranh được áp dụng
cho Trung tâm Dịch vụ Viễn thông khu vực 1 Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt
và bình đẳng của mọi doanh nghiệp theo luật pháp, để tồn tại và phát triển thì
trước tiên phải phải có năng lực cạnh tranh hiệu quả Do đó đề tài cũng có thể áp
dụng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp khác có đặc điểm tương tự
7 Cấu trúc nội dung đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh
Chương 2: Tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Trung
tâm Dịch vụ Viễn thông khu vực 1
Chương 3: Nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng thông tin di động
Vinaphone tại địa bàn khu vực I của Công ty dịch vụ viễn thông
Trang 16
Các học thuyết kinh tế thị trường, dù trong trường phái nào đều thưa nhận
Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là linh
hồn của thị trường
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, do cáh tiếp cận khác
nhau, nên có các quan điểm khác nhau về cạnh tranh
- Theo K.Marx: “ cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” [9]
- Cuốn từ điển rút gọn về kinh doanh đã định nghĩa “Cạnh tranh là sự ganh
đua, sự kình địch giữa các nhà khinh doanh trên thị trường, nhằm giành cùng một
loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” [22]
- Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD – Oganization of Economic Cooperation and Development)
cho rằng, “Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc
tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”
- Theo cuốn kinh tế học của P Samuelson thì: “Cạnh tranh là sự kình địch
giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng, thị trường” [4]
- Theo các tác giả của cuốn Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách
cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thì: “Cạnh tranh có thể được hiểu
là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp, trong việc dành một số nhân tố sản xuất
hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục
tiêu kinh doanh cụ thể” [23]
1.1.1.2 Năng lực cạnh tranh
Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu còn sử dụng các khái
niệm năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh … Tuy nhiên, các khái niệm này là một
khái niệm phức hợp, được xem xét ở các mức độ khác nhau như: năng lực cạnh
tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm và dịch
Trang 17
vụ Một số tác phẩm như Pual Krugman phê phán khái niệm năng lực cạnh tranh
của quốc gia, theo Kurgman không có quốc gia nào phá sản vì năng lực cạnh tranh
kém, nhưng doanh nghiệp có thể bị phá sản vì không cạnh tranh được trên thị
trường Do đó, việc nhận biết và phân loại những khái niệm năng lực cạnh tranh
khác nhau là rất cần thiết, nếu muốn hiểu một các đầy đủ khái niệm năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp [21]
1.1.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Theo Fafchamps, “ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm, với chi phí biến đổi trung bình thấp
hơn giá của nó trên thị trường, nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản
phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác, nhưng với chi phí
thấp hơn thì có khả năng cạnh tranh cao” [11]
- Randall lại cho rằng, “ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng dành
được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định”
Dunning lập luận rằng “ Năng lực cạnh tranh là khả năng cung ứng sản phẩm của
chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau, mà không phân biệt nơi bố trí của
doanh nghiệp đó”
- Philip lasser, “ Năng lực cạnh tranh của một công ty trong lĩnh vực được xác
định bằng những thế mạnh mà công ty có, hoặc huy động được để có thế cạnh tranh
thắng lợi” [11]
- Markusen đã đưa ra một khái niệm “ một nhà sản xuất là cạnh tranh nếu như có
một mức chi phí đơn vị trung bình bằng, hoặc thấp hơn chi phí đơn vị của các nhà
cạnh tranh quốc tế” [21]
- Theo quan điểm của riêng tôi về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là: “Năng
lực cạnh tranh là khả năng doanh nghiệp đó có được mức thị phần nhất định trên thị
trường, mang lại doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng, thông qua sự vượt trội về sản
phẩm, tiếp thị, kênh phân phối so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường
1.1.2 Bản chất và vai trò của cạnh tranh
1.1.2.1 Bản chất của cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường, tuỳ từng cách hiểu
và cách tiếp cận, mà có nhiều quan điểm về cạnh tranh
- Cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
mình sao cho tốt hơn doanh nghiệp khác
Trang 18
- Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ cạnh tranh, nhằm giành lấy
thị trường và khách hàng về doanh nghiệp của mình
- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trường, nhằm dành
được những ưu thế hơn cùng một loại sản phẩm dịch vụ, hoặc cùng một loại khách
hàng về phía mình so với các đối thủ cạnh tranh
Dưới thời kỳ CNTB phát triển vượt bậc, K.Marx đã quan niệm rằng
“ Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để
thu được lợi nhuận siêu ngạch” [9]
Ngày nay, dưới sự hoạt động của cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô
của nhà nước, khái niệm cạnh tranh có thay đổi đi, nhưng về bản chất nó không hề
thay đổi : Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức,
các doanh nghiệp, nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và
kinh doanh, để đạt được mục tiêu của tổ chức hay doanh nghiệp đó
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu
tố kích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất
phát triển, tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội
- Như vậy, cạnh tranh là qui luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá vận
động theo cơ chế thị trường Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra
càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông, thì cạnh tranh càng gay gắt Kết
quả cạnh tranh sẽ có một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị
trường, trong khi một số doanh nghiệp khác tồn tại và phát triển hơn nữa Cạnh
tranh sẽ làm cho doanh nghiệp năng động hơn, nhạy bén hơn, trong việc nghiên
cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả và các dịch vụ sau bán hàng, nhằm
tăng vị thế của mình trên thương trường, tạo uy tín với khách hàng và mang lại
nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.1.2.2 Vai trò của cạnh tranh
- Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân:
Canh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã
hội Một nền kinh tế mạnh, là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh
nghiệp phát triển, có khả năng cạnh tranh cao Tuy nhiên, ở đây cạnh tranh phải là
cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để
Trang 19
cùng phát triển, cùng đi lên, thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững Còn
cạnh tranh độc quyền, sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi
trường kinh doanh không bình đẳng, dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích
kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn định Vì vậy, Chính phủ cần
ban hành lệnh chống độc quyền trong cạnh tranh, trong kinh doanh, để tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh Cạnh tranh hoàn hảo sẽ đào thải các doanh nghiệp
làm ăn không hiệu quả Do đó buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn phương án
kinh doanh có chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Như vậy cạnh
tranh tạo ra sự đổi mới, mang lại sự tăng trưởng kinh tế
- Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng:
Trên thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì
người được lợi nhất là khách hàng Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng không
phải chịu một sức ép nào, mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh
mang lại như: chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ
cao hơn Đồng thời khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng
những yêu cầu về chất lượng hàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ Khi đòi
hỏi của người tiêu dùng càng cao, làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày
càng gay gắt hơn, để giành được nhiều khách hàng hơn
- Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp:
Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt, mà các doanh
nghiệp không thể tránh khỏi, mà phải tìm mọi cách vươn nên để chiếm ưu thế và
chiến thắng Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng
sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại ,
tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của
mình, để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản
phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao
Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “ bản
lĩnh” của mình trong quá trình kinh doanh Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng
vững mạnh và phát triển hơn, nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường
Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền
kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng, nên việc nâng cao khả năng
Trang 20
cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế
thị trường
Cạnh tranh là quy luật khách quan của kinh tế thị trường, mà kinh tế thị
trường là kinh tế TBCN Kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu và Việt Nam
đang xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng
XHCN có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, lấy thành phần kinh tế nhà nước làm
chủ đạo Dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp cũng phải vận
hành theo qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường Nếu doanh nghiệp nằm
ngoài quy luật vận động đó thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không thể tồn tại Chính vì
vậy chấp nhận cạnh tranh và tìm cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình,
chính là doanh nghiệp đang tìm con đường sống cho mình
1.1.3 Hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
Khi đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp cần lưu ý các khía cạnh sau:
Phải lấy yêu cầu của khách hàng là chuẩn mực
Thực lực của doanh nghiệp là yếu tố cơ bản đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng Khi nói năng lực cạnh tranh là bao hàm ý so sánh với các đối thủ
cạnh tranh của doanh nghiệp Muốn giữ và lôi kéo được khách hàng, doanh
nghiệp phải có được thực lực, được thể hiện bằng các lợi thế so sánh với các đối
thủ cạnh tranh
Ít có các doanh nghiệp nào có đầy đủ các lợi thế, mà thường thì mạnh mặt
này nhưng yếu mặt khác Vì thế cần phân tích từng mặt yếu, mặt mạnh mà có kế
hoạch hạn chế mặt yếu, phát huy mặt mạnh
Việc đánh giá năng lực cạnh tranh, nếu chỉ dừng lại ở định tính thì không
tránh được các yếu tố cảm tính, vì vậy phải cố gắng lượng hóa Tuy nhiên khó có
được một chỉ tiêu tổng hợp đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Do
vậy, cần sử dụng những chỉ tiêu cơ bản sau:
1.1.3.1 Thị phần của doanh nghiệp
Đó là thị trường mà doanh nghiệp có được, cụ thể hơn là số lượng khách
hàng mà doanh nghiệp đó có Thị phần càng lớn, thể hiện năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp càng mạnh Để tồn tại và có năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải
chiếm giữ được một thị phần dù nhiều hay ít Chính điều này phản ánh được quy
mô tiêu thị thương mại Qua đó cũng có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh
Trang 21
của mỗi doanh nghiệp, ưu thế cũng như các điểm mạnh , điểm yếu tương đối của
doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh
1.1.3.2 Chất lượng sản phẩm
Thông thường, nhắc đến chất lượng sản phẩm thì người ta thường nghĩ đến
thuộc tính bên trong của sản phẩm, đó là sự bền bỉ của sản phẩm theo thời gian
Nhưng ngày nay, theo quan điểm của Quản Trị chất Lượng, thì chất lượng sản
phẩm còn có ý nghĩa rộng hơn rất nhiều - là phù hợp với nhu cầu Khách hàng khi
mua sản phẩm trước tiên họ nghĩ ngay rằng, sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu
nào của họ Chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp cần
phải hướng tới, vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững chắc” (vì thay đổi giá
thì dễ, nhưng thay đổi chất lượng thì phải có thời gian) Chất lượng sản phẩm là
con đường mà doanh nghiệp phải hướng tới, để thu hút khách hàng và tạo dựng uy
tín lâu dài
1.1.3.3 Giá cả sản phẩm
Giá bán của một sản phẩm, mà số tiền mà người bán có thể nhận được của
người mua, để đổi lại cho người mua quyền sử dụng và sở hữu sản phẩm Khách
hàng đôi khi chú trọng đến các chi phí khác hơn là chỉ chú trọng tới mức giá mà
họ bỏ ra khi mua sản phẩm
Tầm quan trọng của giá:
Đối với nền kinh tế, giá là yếu tố điều phối cơ bản nền kinh tế, ảnh hưởng
đến việc bố trí các tài lực trong nền kinh tế (Sản xuất, tài nguyên)
Đối với Công ty, giá ảnh hưởng đến nhu cầu, ảnh hưởng tới vị thế cạnh tranh
trên thị trường, ảnh hưởng tới thu nhập của công ty Vì giá cả thường đi đôi với
chất lượng nên trước khi định giá, doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi: Với giá
đó thì người mua được gì ?
1.1.3.4 Kênh phân phối
Phân phối là cách thức đem sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng qua
một hệ thống gọi là kênh phân phối Nó là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại Vì trong
kinh doanh hiện đại, sản phẩm và giá cả là hai yếu tố quyết định những giá trị cơ
bản dành cho khách hàng ở khâu sản xuất, còn phân phối lại đem lai cho khách
hàng những giá trị gia tăng, những lợi ích hữu hình và vô hình cho khách hàng
Trang 22
(thời gian, sức lực, tiền bạc,…) Mặc dù giá trị này không chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số giá trị dành cho khách hàng, nhưng lại quyết định sự hài lòng của
khách hàng
1.1.3.5 Vị thế tài chính
Vị thế tài chính của một doanh nghiệp, có tầm quan trọng cao trong việc
nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Khả năng nguồn tài chính mạnh cần
được xem xét qua các chỉ số: Tỉ suất lợi nhuận, vòng quay vốn, dữ trữ và hiệu
suất lợi tức cổ phần, các hệ số thanh khoản, các hệ số hoạt động …
1.1.3.6 Quản lý và Lãnh đạo
Theo JP.Kotter, quản trị là đương đầu với tính phức tạp, một quyết định
quản trị tốt phải đạt được khả năng định hướng đúng vào các vấn đề chất lượng và
tính sinh lời của sản phẩm Nhằm giả quyết tính phức hợp, các nhà quản trị tiến
hành việc hoạch định chiến lược, lập ngân sách, tổ chức nhân sự và kiểm tra, theo
dõi đôn đốc Việc đánh giá năng lực quản trị cần xem xét việc quản trị này có
năng lực và hiệu quả ra sao, so sánh với các đối thủ cạnh tranh Mặt khác, lãnh
đạo cũng giống như việc đương đầu với sự thay đổi – sự đạt tới của một tầm nhìn
PJ Kotter biện luần rằng, điều này đòi hỏi nhà quản trị phải có khả năng thúc đẩy
và truyền cảm – giữ mọi người hành động theo định hướng đúng bất chấp những
trở ngại và thay đổi bằng việc khơi dậy những nhu cầu giá trị và cảm hứng có
tính căn bản, nhưng thường chưa được khai thác Việc đánh giá năng lực lãnh đạo
cần được cân nhắc trên cơ sở những thay đổi trong nghiên cứu môi trường bên
ngoài, kỳ vọng đối với doanh nghiệp trong tương lai Những thách thức đối với
doanh nghiệp càng lớn thì tầm quan trọng của sự lãnh đạo hiện càng lớn [21]
1.1.3.7 Truyền Thông và Xúc Tiến
Chiêu thị trường gọi là truyền thông Marketing, là tất cả các phương tiện
mà các nhà Marketing sử dụng để truyền thông liên lạc với thị trường mục tiêu
Mục đích nhằm truyền thông, thuyết phục, nhắc nhở khách hàng về công ty Làm
các nào gây ảnh hưởng đến cảm nghĩ, niềm tin và hành vi khách hàng Hoạt động
Marketing không thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, nó là vũ khí của doanh nghiệp, quyết định sự thành công của doanh
nghiệp Tùy theo từng doanh nghiệp, cũng như mục tiêu của kế hoạch tiêu thụ sản
phẩm khác nhau mà các doanh nghiệp chi phí cao hay thấp Khi xem xét chi phí
Trang 23
hoạt động cho Marketing so với tổng doanh thu ta thấy, nếu tỷ lệ này cao mà
doanh nghiệp vẫn duy trì và mở rộng được thị phần so với mục tiêu đề ra thì có
nghĩa là đầu tư cho hoạt động Marketing là có hiệu quả Còn nếu đầu tư cho
Marketing cao mà doanh nghiệp không đạt được mục tiêu doanh thu đề ra thì hãy
xem xét lại chiến lược đầu tư vào Marketing đã đúng hay chưa, hay có thể đầu tư
vào chiều sâu để tăng lợi ích lâu dài, như đầu tư vào nghiên cứu phát triển…
1.1.3.8 Trình Độ Lao Động
Việc phân tích yếu tố này bao hàm các yếu tố về năng suất, kỹ năng lao
động, đào tạo và các kế hoạch tuyển dụng, điều kiện làm việc và tinh thần của
nhân viên… Điểm hạn chế sức cạnh tranh của các doanh nghiệp là sự yếu kém về
kỹ năng lao động, bộ máy cồng kềnh và thiếu năng động Con người là yếu tố
quyết định đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt trong việc cung ứng các
dịch vụ cho khách hàng hiệu quả Những tác nhân như sự thân mật , sự đáp ứng
kịp thời , sự nhanh chóng trong thủ tục xử lý đơn hàng , sự thanh toán thành thạo,
kỹ năng biểu cảm, sự nhiệt tình và bình tĩnh của bộ máy nhân sự là chìa khóa cho
sự thành công của doanh nghiệp trong cạnh tranh
1.1.4 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến Năng lực cạnh tranh
Như đã đề cập ở trên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
vượt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển bản thân doanh nghiệp
Thông thường, người ta đánh giá khả năng này thông qua các yếu tố nội tại doanh
nghiệp như: quy mô, khả năng tham gia cạnh tranh và rút khỏi thị trường , sản
phẩm, năng lực quản lý, năng suất lao động , trình độ công nghệ và lao động tuy
nhiên, những khả năng này lại bị tác động đồng thời bởi nhiều yếu tố bên ngoài ở
trong nước và quốc tế Vì vậy, khi phân tích tới các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng
tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phải đề cập tới các nội dung sau:
1.1.4.1 Các Nhân tố quốc tế
- Các nhân tố thuộc về chính trị: Người ta cho rằng, tổ chức chính trị quan
trọng nhất là nhà nước chủ quyền, do nó có khả năng phát hành tiền tệ, đánh thuế
và định ra các luật lệ trong một quốc gia Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số
khía cạnh chính trị quan trọng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tác động không
nhỏ đến môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, như:
+ Mối quan hệ giữa các chính phủ Khi mối quan hệ trở nên thù địch, thì sự
mâu thuẫn giữa hai chính phủ có thể hoàn toàn bị phá hủy các mối quan hệ kinh
Trang 24
doanh giữa hai nước Nếu mối quan hệ chính trị song phương được cải thiện sẽ
thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
trong kinh doanh
+ Các tổ chức quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và vận
dụng các chính sách biểu lộ nguyện vọng chính trị của các quốc gia thành viên
Như chính sách của quỹ tiền tệ quốc tế IMF và ngân hàng thế giới chịu tác động
bởi quan điểm của các nước công nghiệp phát triển, những nước có vai trò tài trợ
chính cho các tổ chức này
Đối thủ cạnh tranh quốc tế: Ngày nay sự bành trướng của các tập đoàn đa
quốc gia đang là mối đe dọa với các công ty trong nước của các nước đang phát
triển Các tập đoàn này có lợi thế về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý Ngược
lại những doanh nghiệp nhỏ trong nước thường kém về những mặt trên nên
thường thua thiệt và dẫn đến phá sản
Xu hướng toàn cầu hóa: Xu hướng hội nhập kinh tế vùng, khu vực có ảnh
hưởng quan trọng đối với các công ty đang hoạt động trong thị trường khu vực
Hội nhập kinh tế diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau, nhưng đặc biệt tập trung
vào vấn đề hợp tác kinh tế, được thiết lập để mang lại sự phụ thuộc kinh tế lẫn
nhau nhiều hơn giữa các quốc gia, như Khu vực thương mại ASIAN (AFTA), liên
minh châu âu (EU), Tổ chức thương mại thế giới WTO
1.1.4.2 Các Nhân tố trong nước
- Các nhân tố kinh tế: Đây là nhóm nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến
thách thức cho các doanh nghiệp, nhưng đồng thời lại là nguồn khai thác, cơ hội
hấp dẫn đối với mỗi doanh nghiệp Các nhân tố này tác động đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp theo các hướng:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: nếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao làm
cho thu nhập của dân cư tăng, dẫn đến sức mua hàng hóa của họ tăng hay nhu cầu
về hàng hóa tăng Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp thương mại Trái lại, khi
nền kinh tế suy thoái, chỉ tiêu của đại bộ phận dân cư giảm, nhu cầu về hàng hóa
dịch vụ giảm, do đó sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh và tạo ra nhiều nguy cơ đối
với các doanh nghiệp trong thực tế, suy thoái kinh tế thường gây ra các cuộc
chiến tranh về giá cả trong các ngành hoạt động trong giai đoạn bảo hòa
+ Lãi suất: Lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp thiếu vốn phải
Trang 25
đi vay vốn ngân hàng Khi lãi suất của ngân hàng lên xuống đều ảnh hưởng đến
chi phí của hộ, năng lực cạnh tranh của họ sẽ bị ảnh hưởng
+ Tỷ giá hối đoái: Nhất là trong nền kinh tế mở, tỷ giá có ảnh hưởng rất
nhiều đến các doanh nghiệp Nếu đồng nội tệ lên giá các doanh nghiệp trong nước
sẽ giảm năng lực cạnh tranh ở thị trường nước ngoài và ngược lại Khi đồng nội tệ
lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu, hàng hóa trong nước sẽ bị cạnh tranh nhiều
hơn, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó khăn hơn vì phải cạnh trnh với hàng hóa
nhập khẩu
+ Lạm phát: Lạm phát làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và gây ra nhiều
biến động về tỷ giá hối đoái Nếu lạm phát cao, doanh nghiệp không thể dự đoán
trước tương lai điều gì sẽ xẩy ra, nên thường hạn chế đầu tư vào giai đoạn này vì
giá trị sinh lời trong tương lai có thể không bù đắp đắp được đầu tư hiện tại
+ Các nhân tố về chính trị, pháp luật: một thể chế chính trị rõ ràng và ổn
định sẽ đem lại thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp Ví dụ như chính sách
về thuế, chính sách về xuất nhập khẩu, các điều luật thương mại , an ninh tật tự trong
nước có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
+ Trình độ khoa học công nghệ: Trình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa
quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên năng lực cạnh tranh của các sản
phẩn trên thị trường là giá bán và chất lượng Khoa học công nghệ tác động đến
chi phí của doanh nghiệp do đó nó tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Tuy nhiên trên thế giới hiện nay cạnh tranh về giá đang giảm mà chuyển sang
cạng tranh về công nghệ, các dịch vụ và sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao Kỹ
thuật và công nghệ phát triển sẽ giúp quốc gia tạo ra kỹ thuật và công nghệ tiếp
theo, nhằm trang bị và tái trang bị mức công nghệ của doanh nghiệp hay toàn bộ
nền kinh tế Công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Nhân khẩu: Đây là nhân tố tạo lập quy mô thị trường, được đề cập trên
những khía cạnh : Quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số, trình độ học vấn của các
tầng lớp dân cư
+ Các nhân tố về văn hóa xã hội: nay là nhóm quan trọng tạo lập nên nhân
cách và lối sống của người tiêu dùng, đồng thời cũng là cơ sở cho các nhà quản lý
lựa chọn và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh
Trang 26
+ Các nhân tố thuộc môi trường ngành: Các nhân tố này tác động lên hoạt
động của doanh nghiệp nên nó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Ngành kinh doanh là ngành hoạt động trong đó bao gồm các doanh
nghiệp cùng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có thể thay thế lẫn nhau nhằm đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng
- Theo Michael Porter đã đưa ra mô hình năm lực lượng cạnh tranh trong
ngành bao gồm:
Các đối thủ mới có tiềm năng gia nhập ngành
Các đối thủ trong ngành
Khả năng mặc cả của người mua
Khả năng mặc cả của người cung ứng
Các sản phẩm thay thế trong ngành
CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG
NHÀ
CUNG
ỨNG
CÁC ĐỐI THỦ TRONG NGÀNH
DOANH NGHIỆP
NGƯỜI MUA
SẢN PHẨM THAY
THẾ
Hình 1: Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành
Nói tóm lại, khi đánh giá các nhân tố cạnh tranh của doanh nghiệp cần phải
xem xét đầy đủ các nhân tố tác động lên doanh nghiệp, từ đó có biện pháp hữu
hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 27
1.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG
1.2.1 Khái niệm Viễn Thông
Thuật ngữ Viễn Thông (télécommunication) được ghép từ từ communication
(liên lạc) với tiền tố télé (từ xa) Edouard ESTAUNIE, người Pháp, chính là người đưa
ra thuật ngữ télécommunication vào năm 1904 Thời bấy giờ từ télécommunication
dùng để chỉ chung cho telegraph và telephone Từ tiếng Anh gọi là telecommunication
hay người ta vẫn gọi tắt là telecom
Thuật ngữ viễn thông được dùng để chỉ tập hợp các thiết bị, các giao thức để
truyền thông tin từ nơi này đến nơi khác
Thực tế, viễn thông đã tồn tại từ rất xa xưa Sơ khai nhất có thể kể đến việc liên
lạc bằng cách đốt lửa cho bốc khói lên để báo động Hoặc dùng tiếng kèn, trống,
chuông, ám hiệu… để báo hiệu những mối nguy hiểm đang đến gần Tiếp theo là sự ra
đời của telegraph, rồi telephone Và ngày nay thì có vô số loại hình viễn thông khác
nhau, như Internet, hệ thống điện thoại di động, satellite, Bluetooth, infrared… Trong
bất cứ hệ thống viễn thông nào kể trên, chúng ta điều có thể nhận ra các thành phần cơ
bản kể trên
Nhiệm vụ của viễn thông là làm thế nào để truyền thông tin nhanh, chính xác,
chất lượng cao, bảo mật tốt, và dĩ nhiên là đáp ứng nhu cầu truyền thông của con
người Do đó có thể nói ngành viễn thông bao gồm tất cả các lĩnh vực nhằm góp phần
vào việc thực hiện và cải tiến quá trình truyền thông
1.2.2 Tổng quan các lĩnh vực trong viễn thông
Mục đích của phần viết này là nhằm giới thiệu một cách tiếp cận các lĩnh vực
khác nhau trong viễn thông
a Xử lý tín hiệu
Trước tiên, cốt lõi của viễn thông là truyền thông tin Thông tin là một phần
quan trọng không thể thiếu Thông tin trong viễn thông có nhiều dạng khác nhau, như
tiếng nói, hình ảnh, video… Mỗi thông tin có các thuộc tính khác nhau
Thông tin có thể tồn tại dưới 2 dạng: analog (tính hiệu liên tục theo thời gian
hay còn gọi là tín hiệu tương tự) hoặc digital (tính hiệu số) Tín hiệu liên tục theo thời
gian cũng được xử lý một cách hiệu quả theo qui trình: biến đổi tín hiệu tương tự thành
tín hiệu số , xử lý tín hiệu số (lọc, biến đổi, tách lấy thông tin, nén, lưu trử, truyền, )
và sau đó, nếu cần, phục hồi lại thành tín hiệu tương tự để phục vụ cho các mục đích
cụ thể
Trang 28
Tất cả các xử lý thông tin như nén kích thước thông tin, chuyển đổi định dạng,
giảm kích thước thông tin, watermaking, xóa nhiễu, tái chế, phục hồi, nhận dạng …
được gọi chung là xử lý tín hiệu (Signal Processing) Thực chất xử lý tín hiệu là một
môn cơ sở không thể thiếu được cho nhiều ngành khoa học, kỹ thuật như: điện, điện
tử, tự động hóa, tin học, vật lý và viễn thông Xứ lý tín hiệu có nội dung khá rộng dựa
trên một cơ sở toán học tương đối phức tạp Nó có nhiều ứng dụng đa dạng, trong
nhiều lĩnh vực khác nhau Rất khó phân biệt rạch ròi đâu là xử lý tín hiệu trong viễn
thông, đâu không phải là cho viễn thông
b Truyền thông kỹ thuật số
Truyền thông kỹ thuật số xây dựng và phát triển các giao thức viễn thông ở lớp
vật lý và lớp kết nối thông tin Cùng với sự ra đời và phát triển của nhiều công nghệ
truyền thông mới, đặc biệt là các công nghệ không dây, truyền thông kỹ thuật số cũng
không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu truyền thông với tốc độ nhanh và hiệu quả
cao (ít lỗi) Các nghiên cứu nhằm tìm ra hoặc cải tiến các quá trình mã hóa, điều chế,
các mã hóa sữa sai phối hợp phức tạp, các cách thức “access” vào kênh truyền có chọn
lọc, các kỹ thuật trãi phổ mới vẫn đang tiếp diễn Khuynh hướng thiết kế dây chuyền
truyền thông có khả năng tự thích ứng (adaptive), có khả năng nhận thức (cognitive),
có thể tự cấu hình (reconfigurable) để có thể truyền thông tin trên nhiều mạng truy cập
khác nhau hay còn gọi là software defined radio vẫn đang được tập trung nghiên cứu
phát triển Các kỹ thuật mới này đòi hỏi các thành phần RF (radio frequency) hoặc các
bộ vi xử lý số (digital processor), bộ nhớ phải ngày càng cung cấp nhiều tính năng
hơn với giá thành thấp hơn và năng lượng tiêu thụ thấp
c Mạng viễn thông
Thông thường, thông tin trao đổi giữa hai thực thể sẽ được truyền qua nhiều
thực thể trung gian để tạo thành một đường nối giữa 2 thực thể này Tất cả các thực
thể tham gia cấu thành cho quá trình trao đổi thông tin này tạo thành một mạng
(network) viễn thông
- Mạng lõi/trục: Khuynh hướng phát triển của mạng lõi sẽ là mạng IP (IP-based
core) để cho phép nối kết nhiều công nghệ mạng truy cập khác nhau lại với nhau dễ
dàng và bởi vì thông tin trong tương lai sẽ hoàn toàn ở dạng gói Vấn đề của mạng lõi
là làm thể nào để chuyển gói thông tin thật nhanh (hàng trăm Gbps trở lên)
Trang 29
- Công nghệ Internet: Internet có thể được xem như là một mạng công cộng ở tầm thế
giới dựa trên công nghệ IP (Internet Protocol)
Điểm khác biệt của Internet và mạng điện thoại lõi là trong Internet thông tin sẽ
được đóng thành gói (packet) và không cần thiết phải tạo một mạch nối giữa 2 thực thể
liên lạc đầu và cuối.Internet hoặc động trên nhiều giao thức khác nhau Trong công
nghệ mạng IP, người ta càng ngày càng quan tâm đến chất lượng dịch vụ: giao thức
QoS, điều khiển tắt nghẹn mạng (congestion), điều chỉnh lưu thông traffic trong mạng,
đặt/thuê trước tài nguyên mạng ,… Cũng nhằm hướng đến một chất lượng dịch vụ tốt
hơn các router, switch tốc độ cực nhanh (ultra-high speed) cũng đang được quan tâm
nghiên cứu Kéo theo là các nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả lý thuyết hàng đợi nâng
cao, phân bố công việc nâng cao trong các thiết bị viễn thông Bên cạnh Internet tốc độ
cao, Internet di động (mobile) là một nhu cầu cấp thiết: Internet không dây, VoIP di
động, quản lý di động (Mobile IP, Mobike, IKEv2, IPv4-IPv6 translation)
- Công nghệ mạng di động không dây: Công nghệ mạng di động ngày càng phát triển
mạnh mẻ Mỗi mạng di động phát triển nhằm vào những đối tượng người dùng khác
nhau, những ứng dụng khác nhau Các công nghệ nổi bật:
+ Đầu tiên phải kể đến là mạng tế bào (cellular):Mạng tế bào phát triển thông qua
các thể hệ từ 1G đến beyond 3G Mạng di động thể hệ thứ 3G (UMTS, CDMA2000)
đang được triển khai rộng khắp Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đang hướng về mạng thể
hệ 3.9G (gẫn 4G) như 3G LTE của 3GPP và UMB của 3GPP2 Mục đích là tăng tốc
độ truyền thông tin lên tầm hàng trăm Mbps
+ Mạng satellite được dùng thay thể cho cáp dưới biển và dùng cho liên lạc ở những
nơi mà không thể triển khai hạ tầng mạng (liên lạc đến các tàu trên đại dương, trên sa
mạc…) Satellite còn dùng cho định vị ở ngoài trời (GPS)
+ Mạng WLAN 802.11: Hiện tại trên thị trường chỉ tìm thấy mạng 802.11a/b/g còn
các chuẩn khác như i/k/l/m/n/f/e… nhiều chuẩn đã hoàn tất giai đoạn hóa và đang
trong qua trình đưa ra thị trường và cũng nhiều chuẩn đang trong giai đoạn nghiên cứu
và chuẩn hóa
+ Mạng WIMAX , WiBro (802.16): Phiên bản cố định (802.16d) đang trong giai
đoạn thử nghiệm và triển khai ở một số nước, phiên bản di động (802.16e) đã được
chuẩn hóa xong và IEEE đang bắt tay vào nghiên cứu và chuẩn hóa 802.16j (relay
Wimax)
Trang 30
+ Mạng Wireless Personal Area Network (WPAN): Mạng này hoạt động ở khỏang
cách tầm vài mét trở lại như Bluetooth (802.15.1), Zigbee (802.15.4), RFID, mạng
băng thông cực rộng UWB (Ultra Wideband) (802.15.3) Vấn đề giải quyết giao thoa
RF là một trong những vấn đề mà WPAN cần phải giải quyết Bên cạnh người ta cũng
đang ứng dụng mạng WPAN vào việc định vị trong nhà (indoor) vì GPS chỉ cho phép
định vị outdoor
+ Mạng adhoc và cảm biến: Ứng dụng của nó ngày càng rộng rải, trong quân đội,
trong đời sống hằng ngày, trong y tế, trong quản lý môi trường… Một số vấn đề nổi
cộm của mạng adhoc và cảm biến là routing, khả năng tự hiệu chỉnh (reconfigurable),
bảo mật và tiết kiệm năng lượng
d Bảo mật
Trong viễn thông vấn đề bảo mật ngày càng trở nên quan trọng và thiết yếu Bảo
mật có thể chia thành 2 mảng chính, đó là bảo mật cho mạng (network security) và mã
hóa (cryptology) Ngành mã hóa là một ngành khoa học lâu đời Trong kỷ nguyên hiện
đại, mã hóa được xây dựng dựa trên các lý thuyết tóan học phức tạp về số nguyên tố,
định lý fermat, hay gần đây là dựa vào đường elip, lượng tử … Cùng với sự phát triển
vượt bật của tốc độ tính toán, các thuật tóan mã hóa ngày càng phải được cải tiến để
chóng lại việc bẻ khóa bằng thuật tóan tìm kiếm Trong suốt quá trình liên lạc, thông
tin cần phải được mã hóa sao cho chỉ có 2 thực thể đang liên lạc với nhau có thể giải
mã được thông tin ấy còn các thực thể trung gian chỉ có thể đọc được địa chỉ để
chuyển thông tin đi Mã hóa có thể tham gia vào quá trình thông ở nhiều mức độ khác
nhau: sóng radio, thông tin góiIP ,… Trong mạng viễn thông, nhiều giao thức được
nghiên cứu và hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu bảo mật trong liên lạc như: SSL/TLS,
IPsec, VPN, Radius/Diameter, EAP….Mỗi một công nghệ mạng di động có một cơ
chế bảo mật riêng Một số vần đề bảo mật trong mạng là làm thế nào để thực hiện các
quá trình xác thực, các thực thể trong mạng nhanh, giảm khối lượng thông tin trao đổi
giữa các thực thể, giải quyết bài toán bảo mật trong mạng hội tụ…
1.2.3 Khái niệm về ngành Viễn thông
Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ về thông tin và xu hướng
hội tụ về hai ngành công nghệ thông tin và viễn thông, thuật ngữ mới
ICT(Information And Commuication Technology) – Việt nam gọi là công nghệ
thông tin và truyền thông – đã ra đời Theo quan điểm của Bộ Thông tin và
Trang 31
Truyền thông (công nghệ thông tin và truyền thông) bao gồm bốn thành phần
chính: Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ thông tin và
truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và nguồn nhân lực
Công nghệ thông tin và truyền thông cùng với các chủ thể phát triển là chính phủ,
doanh nghiệp và người sử dụng Trong đó, hạ Công nghệ thông tin và truyền
thông chính là ngành Viễn thông Việt Nam
1.2.4 Vị trí, vai trò của mạng viễn thông Việt nam và mạng di động Vinaphone
Ngành Viễn thông Việt nam là một ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng, có
tiềm năng đóng góp to lớn cho ngành kinh tế, có tốc độ phát triển cao, nhiều lao
động trí thức, năng lực sáng tạo và là ngành “công nghiệp sạch”, đồng thời là một
ngành hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế - xã hội Trong chị thị 58 – CT/TW, bộ
chính trị đã nhấn mạnh: “ Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội quan trọng”
Trước đây ngành viễn thông nước ta còn lạc hậu, tỷ trọng doanh thu trong
tổng sản phẩm quốc nội không nhiều, chiếm khoảng 0.52% vào năm 1991 Trong
những năm gần đây, Ngành Viễn thông đã có những tiến bộ đáng khích lệ, đóng
góp rất quan trọng vào sự tăng trưởng GDP cả nước trong năn 2012 tổng doanh
thu ngành là 284,2 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước là 38,22 nghìn tỷ đồng,
Ngành Viễn thông đã đóng góp đứng thứ hai sau Ngành Dầu Khí cho sự phát triển
kinh tế Ngành viễn thông còn là công cụ đắc lực phục vụ cho sự quản lý nhà
nước, bảo đảm tật tự xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, có một vai trò lớn
trong nghành ngoại giao, giáo dục, văn hóa, giải trí,… nhìn chung, ngoài những
đóng góp về mặt kinh tế, Ngành Viễn thông còn có vai trò quan trọng đối với các
ngành kinh tế - xã hội khác
Với vai trò chung của ngành viễn thông như vậy, thì mạng di động
Vinaphone cũng đóng góp một phần trong đó Là một trong ba mạng di động lớn
nhất ở Việt nam Mục tiêu của công ty là phục vụ xã hội là chính, khẩu hiệu
“Không ngừng vươn xa” là vươn đến vùng sâu , vùng xa, hải đảo như đầu tư một
trạm BTS khoảng 1,2 tỷ đồng như ở vùng sâu vùng xa ít dân cư, nhưng
Vinaphone cũng lắp đặt trạm để phục vụ nhân dân, cho chính quyền trong việc chỉ
đạo phòng chống bão lũ, cháy rừng,tội phạm Mặc dù thời gian thu hồi vốn chậm
Điện thoại di động đã đóng góp rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế đất nước
Trang 32
Doanh thu hàng năm của công ty : năm 2010 là 21 nghìn tỷ đồng, năm 2011 là
25.6 nghìn tỷ đồng, năm 2012 là 31 nghìn tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà
nước một phần không nhỏ
1.2.5 Thực trạng của Ngành Viễn thông so với Khu vực và Thế giới
Hiện nay thị trường Viễn thông châu Á đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
thế giới, theo dự đoán của ITU, lợi nhuận khu vực thu được từ Viễn thông sẽ tăng
từ 360 tỷ USD ( năm 2010 ) đến 520 tỷ ( năm 2020) Hiện tại thế giới có 3,8 tỷ
người sử dụng Điện thoại Di động chiếm khoảng 55% dân số sử dụng điện thoại
di động, hàng tháng có khoảng 20 triệu thuê bao phát triển mới Tiềm năng phát
triển của thông tin di động còn rất lớn, dự kiến đến năm 2020 có gần 5 tỷ người
sử dụng điện thoại di động, tăng cả về số lượng người và tần suất sử dụng
Tại thị trường Đông Nam Á, khoảng 52 % con số tăng trưởng xuất phát từ
các nước mới phát triển trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, Sự phát triển
này diễn ra chủ yếu từ khu vực thị trường mới với tốc độ khoảng 8%
Tại Việt Nam, gần 60% dân số sử dụng điện thoại di động, được đánh giá
có tốc độ phát triển cao và ổn định, chỉ xếp sau Indonesia Tốc độ thâm nhập của
điện thoại di động tại Viêt Nam rất nhanh khoảng 20% , Việt Nam vẫn đứng ở vị
trí trung bình trong thị trường Viễn thông thế giới
Trong giai đoạn 2007 đến 2012, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất
khu vực, với tốc độ bình quân tăng trưởng điện thoại di động là 185% năm [29]
Việt Nam có tỷ lệ mật độ điện thoại/GDP đầu người cao nhất các nước
Đông Nam Á, đến năm 2012 Việt Nam đã có gần 130 triệu thuê bao di động
Về năng suất lao động, ngành Viễn thông Việt Nam thuộc hàng cao trong
khu vực, trung bình một nhân viên quản lý 1.000 thuê bao Năng suất lao động
Viễn thông trung bình trên một nhân viên là 55.000 USD/năm, doanh thu trung
bình trên một thuê bao là 65 USD/năm ( Báo cáo thi đua khen thưởng ngành Viễn
thông năm 2012 của Bộ TT & TT)
1.2.6 Đặc thù cạnh tranh trong ngành
Ngày nay với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói
chung và trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, thông tin di động nói riêng Về cơ
bản, vấn đề cạnh tranh trong ngành dịch vụ viễn thông cũng như các lĩnh vực
Trang 33
khác, tuy nhiên do đặc thù mang tính vô hình hay phi vật chất, tính không lưu giữ
được nên hoạt động cạnh tranh cũng có những điểm riêng biệt
Trước tiên, đó là việc đề cao các yếu tố về chất lượng dịch vụ và các công
cụ hỗ trợ bán hàng hơn cả các yếu tố về chi phí đầu vào, thiết kế mẫu mã Bên
cạnh đó, việc định giá các dịch vụ cạnh tranh, nhất là dịch vụ điện thoại di động
cũng rất khó khăn
Khi xem xét về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cần
nhấn mạnh đến các yếu tố do doanh nghiệp quyết định là chủ yếu Cạnh tranh
trong lĩnh vực viễn thông mang những đặc điểm hết sức riêng biệt, có tính nhạy
cảm cao Mỗi công cụ, biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thường có ảnh
hưởng nhanh và mạnh tới tâm lý người tiêu dùng Ngoài ra, công nghệ viễn thông
luôn mang đặc tính hiện đại và thu hút sự quan tâm phát triển của cả thế giới Khác
với các ngành khác, chất lượng dịch vụ viễn thông được thể hiện rất rõ, dễ cảm nhận,
dễ gây tâm lý không tốt khi không đáp ứng đòi hỏi của người tiêu dùng
Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy rằng, khi xem xét năng lực cạnh tranh
của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cần chú ý đến
các điểm mấu chốt sau:
- Chất lượng, dung lượng mạng lưới viễn thông, khả năng làm cho dịch vụ
có tính riêng biệt
- Vấn đề nghiên cứu, phát triển, triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng trên
mạng viễn thông
1.2.7 Định hướng phát triển ngành Viễn thông của Việt Nam
Sau hơn 20 năm đổi mới ngành Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông
tin Việt Nam đã có những bước tiến toàn diện, vượt bậc, tăng nhanh năng lực,
không ngừng hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong
khu vực và trên thế giới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh,
quốc phòng và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Từ năm 1986 thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI đề ra, ngành Bưu chính, Viễn thông đã dũng cảm xây dựng và triển khai
chiến lược đột phá với phương châm chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế
"tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm" Nhanh chóng khẳng định được vị thế vững
chắc, ngành đã tiếp tục tập trung thực hiện chiến lược "Tăng tốc" giai đoạn 1993 -
2000 với phương châm "đi thẳng vào công nghệ hiện đại" và "lấy ngoài nuôi
Trang 34
trong", đạt được mục tiêu số hóa hoàn toàn mạng lưới viễn thông, phát triển các
dịch vụ mới, kinh doanh ngày càng hiệu quả, mở rộng phạm vi phục vụ đến các
vùng nông thôn
Nắm bắt cơ hội, tận dụng lợi thế, ngành Bưu chính, Viễn thông và Công
nghệ thông tin đã kịp thời thực hiện chiến lược "Hội nhập và phát triển" giai đoạn
2001 - 2010 với phương châm "phát huy tối đa nội lực, tạo môi trường cạnh tranh
sâu, rộng và hội nhập quốc tế", đổi mới quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh
doanh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu
tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp,
mở cửa thị trường và chuyển sang cạnh tranh trên tất cả các loại hình dịch vụ
Nhờ thực hiện thành công hai Chiến lược nêu trên, ngành Bưu chính, Viễn
thông và Công nghệ thông tin nay là ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông
Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ Mật độ điện thoại đạt gần 50%
(vượt chỉ tiêu 35% do Đại hội Đảng toàn quốc lần thức X đề ra), 100% số xã có
điện thoại, số người sử dụng Internet đạt trên 20%, bán kính phục vụ trung bình
của một điểm bưu chính giảm xuống dưới 2,3 km Hầu hết các cơ quan nhà nước
và trên 50% doanh nghiệp đã ứng dụng Công nghệ thông tin Tỷ lệ cán bộ công
chức biết sử dụng thành thạo Công nghệ thông tin và khai thác Internet ở các cơ
quan trung ương là 70% Công nghệ thông tin phát triển với tốc độ ngày càng cao,
công nghiệp phần cứng đạt tốc độ phát triển trung bình từ 20 - 30%; công nghiệp
phần mềm và dịch vụ đạt tốc độ phát triển trung bình từ 30 - 40% Nhiều tập đoàn
Công nghệ thông tin và Truyền thông hàng đầu thế giới đã tham gia vào thị
trường Việt Nam, mở ra nhiều điều kiện thuận lợi mới Công nghệ thông tin và
Truyền thông đang góp phần quan trọng nâng cao năng lực quản lý, sản xuất kinh
doanh, xóa đói giảm nghèo; rút ngắn khoảng cách số; đảm bảo an toàn, an ninh
thông tin quốc gia
Tuy nhiên, những kết quả nêu trên vẫn "chưa tương xứng với tiềm năng, thế
mạnh của ngành và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (Trích thông
báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp với Bộ Bưu chính, Viễn thông
ngày 10/05/2007), chưa phát huy, khai thác hết năng lực con người trong quản lý
nhà nước cũng như quản lý các doanh nghiệp, năng suất lao động còn thấp so với
các nước trong khu vực và trên thế giới Hệ thống văn bản, cơ chế chính sách vẫn
Trang 35
đang trong quá trình hoàn thiện và cụ thể hóa, chưa giải phóng hết tiềm năng của
mọi thành phần kinh tế trong ngành
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong tiến trình đổi
mới đang có những biến đổi to lớn và "tăng tốc" mạnh mẽ, đòi hỏi ngành Công
nghệ thông tin và Truyền thông với tư cách ngành hạ tầng kinh tế - xã hội cần
phải đi trước, chuyển nhanh sang giai đoạn "cất cánh", phát triển mạnh hơn, với
chất lượng ngày càng cao hơn, vượt qua nguy cơ tụt hậu, tận dụng cơ hội vươn ra
biển lớn, bắt kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới Xu thế hội tụ
công nghệ và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông cùng với
quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội đột phá toàn diện, nhưng cũng đặt
ra những thách thức sâu sắc về quản lý, công nghệ, đầu tư, sản xuất kinh doanh
đòi hỏi toàn ngành phải biết đón bắt thời cơ, liên kết phát triển và chuyển nhanh
sang hoạt động theo mô hình mới linh hoạt, chủ động, sáng tạo, đa lĩnh vực, đa
dịch vụ
Với vai trò quan trọng của ngành là dịch vụ, kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng kinh
tế - xã hội và là tiền đề cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Công nghệ
thông tin và Truyền thông Việt Nam cần tiếp tục phát triển theo hướng cập nhật
công nghệ hiện đại, "đi tắt đón đầu", bảo đảm kết nối thông tin thông suốt giữa
các nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực đủ về
số lượng, cao về trình độ và chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và
quốc tế
Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020 ("Chiến lược Cất cánh") thể hiện tinh thần chủ động chuẩn bị
tích cực và ý chí mạnh mẽ của toàn ngành quyết tâm đưa Công nghệ thông tin và
Truyền thông Việt Nam vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội do cuộc
cách mạng Công nghệ thông tin và Truyền thông mang lại, góp phần "sớm đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thắng lợi
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức" (Trích
Báo cáo của Ban Chấp hành TW tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X)
Trang 36
1.3 KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH VIỄN THÔNG
1.3.1 Kinh nghiệm trong nước
Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn Viễn thông
Quân đội (Viettel)
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là một doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc Bộ Quốc Phòng, được thành lập từ năm 1989 với tên gọi ban đầu là Tổng
công ty Điện tử Thiết bị Thông tin (SIGELCO) Trong thời gian đầu, Viettel chủ
yếu phục vụ nhu cầu truyền dẫn thông tin của Bộ tư lệnh thông tin - Bộ Quốc
Phòng Sau đó Viettel lần lượt đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội ( ngày
20/10/2003), Tổng công ty Viễn thông Quân đội ( ngày 06/06/2005) và Tập đoàn
Viễn thông Quân đội ( ngày 14/12/2009 theo Quyết định số 2079/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội)
Các thành tựu đạt được của Viettel tại Việt Nam, phải kể đến đó là Thương hiệu
mạnh nhất Việt Nam ngành Bưu chính Viễn thông do người tiêu dùng bình chọn;
doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính Viễn thông tại
Việt Nam; mạng di động đứng đầu Việt Nam cung cấp dịch vụ 3G trên toàn quốc,
có 42 triệu thuê bao , và là những mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất
thế giới ( Tạp chí Wirless Intelligence bình chọn); Viettel là một trong những
doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và là mạng di
động được ưa chuộng tại Camphuchia Trên thế giới, Viettel nằm trong 80 thương
hiệu Viễn thông lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị
trường mới nổi trong hệ thống giải thưởng Frost&Sullivan Asia Pacific ICT
Awards 2009
Để đạt được thành tựu này , Viettel đã không ngừng đổi mới tổ chức sản xuất,
đưa ra nhiều giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh hữu hiệu:
Tăng cường năng lực lãnh đạo bằng cách: luôn chăm lo xây dựng sự đoàn kết
thống nhất , phát huy vai trò lãnh đạo tập thể đi đôi với phân công cá nhân phụ
trách Ban lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược đúng đắn , sáng tạo và toàn diện, nắm
chắc tình hình thực tiễn và dự báo tình hình phát triển của ngành Viễn thông trong
nước, khu vực và thế giới, xu thế hội tụ công nghệ, những quan điểm chiến lược
được củ thể thành mục tiêu , chương trình và bước đi phù hợp từng giai đoạn , cả
Trang 37
trước mắt và lâu dài cho Viettel có bước tiến nhảy vọt , điều hành nhanh, thay đổi
nhanh, quán triệt theo phong cách người lính Đây là bài học kinh nghiệm thể hiện
sức mạnh cốt lõi của Viettel
Chú trọng đến công tác sử dụng và phát triển nguồn nhân lực; có cơ chế thu
hút lao động có chất lượng cao, tránh chảy máu chất xám, tổ chức tuyển dụng và
đào tạo ở nước ngoài tạo nguồn cán bộ kế cận, thực hiện tự đào tạo đã tạo nên một
lớp đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững chắc, đáp ứng kịp thời cho
nhiệm vụ từng giai đoạn, có đủ trình độ, năng lực quản lý hệ thống mạng lưới
rộng khắp trong nước và ngoài nước
Kết hợp kinh tế với sự phát triển bền vững an sinh xã hội, vừa tạo cho
Viettel thị trường lớn, vừa mang lại cho xã hội lợi ích phát triển dân trí, dân sinh,
kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với quốc phòng và an ninh
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ ngày đầu Có thể nói đây là nền tảng
tư tưởng xây dựng nên nhân cách con người Viettel, và tạo nên một thương hiệu
Viettel khác biệt và bền vững không chỉ ở trong nước mà còn ở tầm quốc tế
Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài Từ hoạt động thực tiễn luôn tìm ra cái mới,
làm những việc mà các doanh nghiệp khác không làm hoặc chưa làm, những việc
khó mà mọi người không làm để dành thắng lợi
1.3.2 Kinh nghiệm nước ngoài
1.3.2.1 Tập đoàn Viễn thông NTT DoCoMo, Inc ( Nhật Bản)
NTT DoCoMo, Inc là nhà cung cấp dịch vũ Viễn thông lớn nhất Nhật Bản
và là một trong những Tập đoàn Viễn thông hàng đầu thế giới, NTT DoCoMo, Inc
được tách ra từ NTT vào tháng 8/1991 để đảm nhận điều hành hệ thống điện thoại
di động Tập đoàn này cung cấp hàng loạt các dịch vụ viễn thông di động hàng
đầu như I-mode, dịch vụ 2G(MOVA)PDC ở băng tần 800MHz và 1,5 GHz và
dịch vụ 3G WCDMA ở băng tần 2G NTT DoCoMo có 50 triệu khách hàng dẫn
đầu về thị phần ở nhật bản chiếm 57% , và giảm nhẹ trong những năm gần đây
Thêm vào đó với mạng lưới các chi nhánh ở Châu Âu và Bắc Mỹ, Tập đoàn Viễn
thông NTT DoCoMo, Inc đã mở rộng mục tiêu toàn cầu qua chiến lược liên minh
với các nhà cung cấp dịch vụ di động và đa phương tiện ở Châu Âu và Châu Á,
Tập đoàn Viễn thông NTT DoCoMo, Inc đã niêm yết chứng khoán Tokyo,
London, NewYork
Trang 38
Làm việc trong môi trường với khẩu hiệu “ Tạo nên một nền văn hóa viễn
thông mới”, Tập đoàn Viễn thông NTT DoCoMo, Inc đã xây dựng cho mình một
tiếng nói vững chắc trong lĩnh vực viễn thông trong khi vẫn đang khuyến khích
các dịch vụ đa phương tiện và những giá trị tương lai lạc quan cho khách hàng và
cổ đông của Tập đoàn Bên cạnh đó , Tập đoàn Viễn thông NTT DoCoMo, Inc
đang hoàn thiện chiến lược từ trung đến dài hạn cho dịch vụ đa phương tiện , toàn
cầu hóa Tập đoàn cũng đã thiết lập các nguyên tắc kinh doanh hạt nhân với việc
cacwts giảm chi phí và quản lý chặt chẽ
Trong mục tiêu toàn cầu của mình, Tập đoàn Viễn thông NTT DoCoMo, Inc
đang khuyến khích phát triển công nghệ thế hệ thứ ba WCDMA, và các dịch vụ
đa phương tiện đến với thế giới Với sự tập trung tối đa , Tập đoàn Viễn thông
NTT DoCoMo, Inc đã làm việc với các tổ chức hàng đầu thế giới để tiếp thu và
chuyển giao công nghệ , chia sẻ các kinh nghiệm Để làm được điều này, Tập
đoàn Viễn thông NTT DoCoMo, Inc đã cung cấp tài chính cho hàng loạt các tổ
chức làm việc tại các phòng thí nghiệm hàng đầu của mình
Để thực hiện chiến lược phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh, Tập
đoàn Viễn thông NTT DoCoMo, Inc đã:
Thứ nhất, tăng cường công tác phân đoạn thị trường, có chiến lược kinh
doanh rõ ràng và dài hạn dựa trên cơ sở nhóm khách hàng, trong đó, mục tiêu thị
trường rõ ràng, áp dụng phương thức đơn giản nhất và ít tốn kém nhất để điều tra
thị hiếu khách hàng , xác định chiến lược giá cước , chiến lược tiếp thị hợp lý dựa
trên thực trạng thị trường
Thứ hai, tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ việc phát huy và tận
dụng tối đa hoạt động sáng tạo của các đối tác kinh doanh, lựa chọn công nghệ
gắn liền với các dịch vụ khách hàng đến tận dụng tiệt để các ưu thế của mạng đã
hoạt động để khuếch trương thị trường
Thứ ba, có chiến lược kinh doanh rõ ràng, xây dựng một hệ thống cung cấp
dịch vụ năng động và có hiệu quả, xoay quanh điểm cốt yếu là khách hàng để đưa
ra chiến lược tiếp thị, nội dung khinh doanh, xác định giá cước và nội dung công
nghệ
Thứ tư, nâng cao hiệu quả năng lực hợp tác kinh doanh đối với các đối tác
kinh doanh, áp dụng cơ chế khuyến khích cả hai bên cùng có lợi bằng việc áp
Trang 39
dụng cơ chế phân chia doanh thu hấp dẫn, thúc đẩy họ sáng tạo thêm các nội dung
mới và càng có nhiều người truy nhập nội
1.3.2.2 Tập đoàn Viễn thông Trung Quốc ( China telecom)
China telecom hiện là nhà khai thác thông tin di động đứng thứ ba trên thế
giới sau Vodafone của Anh và NTT DoMoCo, Inc của Nhật Bản trong năm
2003, China telecom đã mở rộng dịch vụ ra các tỉnh ngoài Quảng Đông, Triết
Giang và Giang Tô bằng cách mua lại các mạng di động thuộc sử hữu nhà nước ở
các tỉnh Hải Nam, Hà Nam và Phúc Kiến China telecom cũng có 11% cổ phần
trong Cable & Wireless HKT, nhà cung cấp viễn thông hàng đầu của Hồng Kông
Chính phủ trung Quốc kiểm soát China telecom thông qua Bộ Công Nghiệp và
Thông tin
Năm 2003, China telecom đã phát triển rất mạnh Mạng lưới của Tập đoàn
đã được mở rộng ra 6 tỉnh với tổng dân số là 320 triệu người Tập đoàn đã đạt
mức tăng trưởng cao cả về số thuê bao, mức độ sử dụng mạng và duy trì được vị
trí dẫn đầu trong thị trường thông tin di động ở Trung Quốc Số thuê bao của Tập
đoàn trong toàn bộ 6 tỉnh là 15,621 triệu thuê bao, vào cuối năm 2003 tăng
139,2% so với cuối năm 2002 Thị phần của Tập đoàn trong tổng thị phần viễn
thông 6 tỉnh là 87,4% chiếm 36,1% tổng số thuê bao di động ở Trung Quốc
Trong những năm gần đây, ngành viễn thông di động ở Trung Quốc phát
triển nhanh do đó, mục tiêu của Tập đoàn là tận dụng vị thế chi phối của mình ở
Quảng Đông và Triết Giang để củng cố lợi thế cạnh tranh, phát triển thuê bao,
nâng cao lợi nhuận Để đạt được mục tiêu này , Tập đoàn đã tập trung vào các
biện pháp sau:
Một là, nâng cao năng lực mạng lưới bằng cách mở rộng dung lượng và
quy mô phủ sóng trên cơ sở dự báo mức tăng trưởng thuê bao, Tập đoàn tiếp tục
mở rộng độ phủ sóng và tăng dung lượng mạng, tập trung phát triển nhanh các
mạng GSM tiếp tục hoàn thiện và tối ưu hóa các mạng TACS, xây dựng cơ sở hạ
tầng truyền dẫn riêng của mình ở một số vùng chưa lắp đặt các thiết bị truyền dẫn
Hai là, tăng cường chất lượng mạng lưới : Tập đoàn cho rằng để duy trì vị
thế chi phối trên thị trường và năng lực cạnh tranh một cách có hiệu quả nhằm
giành được các thuê bao mới phụ thuộc rất nhiều khả năng tăng cường chất lượng
dịch vụ, hiệu quả hoạt động của mạng lưới và cần phải đi đầu trong việc đổi mới
công nghệ Do vậy, Tập đoàn đã áp dụng các hệ thống quản lý mạng tiên tiến và
hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp thiết bị di động hàng đầu thế giới để phát
Trang 40
triển một cơ sở công nghệ vững chắc, cho phép tận dụng những thành tựu công
nghệ trên thế giới Để tăng cường hiệu năng tổng thể của mạng, Tập đoàn đang
phát triển các dịch vụ GTGT và các khả năng truyền dữ liệu tiên tiến sẽ làm tăng
mức sử dụng của thuê bao và tạo thêm các nguồn doanh thu mới
Ba là, tăng cường đầu tư vào thiết bị và phát triển kênh phân phối để mở
rộng thuê bao bằng cách phát triển hình ảnh của mình như là một nhà cung cấp
dịch vụ có chất lượng thông qua việc xúc tiến các hoạt động quảng cáo mạnh mẽ
hơn Tập đoàn cũng phát triển mạng phân phối rộng rái đến các cữa hàng bán lẻ
viễn thông, các bưu cục và tiếp tục mở rộng các cữa hàng bán lẻ của riêng mình,
khai thác các cơ hội để đa dạng hóa các kênh phân phối
Bốn là, nâng cao năng lực Marketing bằng cách chú ý đặc biệt đến dịch vụ
hậu mãi và củng cố sự hài lòng của khách hàng như, tiếp tục nâng cao chất lượng
hoạt động của các trung tâm chăm sóc khách hàng và tập trung vào việc hướng
dẫn cho khách hàng về công nghệ di động , các đặc tính về mạng cũng như dịch
vụ của Tập đoàn ; cung cấp một loạt các dịch vụ khách hàng từ điểm bán hàng trở
đi, bao gồm các đường dây hỗ trợ khách hàng , các trung tâm chăm sóc khách
hàng trợ giúp trực tuyến cho khách hàng có các câu hỏi về thanh toán, kỹ thuật và
các kía cạnh khác về khai thác và dịch vụ đảm bảo sự tiện lợi trong thanh toán và
kịp thời của việc giải quyết các trục trặc về mạng để củng cố lòng trung thành của
khách hàng
Năm là, nâng cao năng lực tài chính bằng cách kiểm soát chi phí và nâng cao
hiệu quả khai thác thông qua việc triển khai các hệ thống quản lý thông tin tiên
tiến và kỹ thuật quản lý quốc tế, đồng thời bằng cách duy trì và thu hút các nhân
viên có trình độ cao để tăng cường khả năng sinh lời của mình
1.4 MA TRẬN TOWS, MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH
1.4.1 Ma trận TOWS
Sau khi phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài Doạnh nghiệp, sắp xếp
theo thứ tự tầm quan trọng ta hình thành nên ma trận TOWS Ma trận Nguy cơ –
cơ hội - điểm mạnh – điểm yếu là các công cụ quan trọng để có thể giúp cho nhà
quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau : các chiến lược điểm mạnh – cơ hội
(SO), các chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), các chiến lược điểm yếu – cơ hội
(WO), các chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT) Sự kết hợp các yếu tố quan trọng