Tình hình Thái Lan

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 2000-2009 (Trang 43)

Thái Lan là một trong những nƣớc dân chủ hoá lâu đời nhất của châu Á và luôn đóng vai trò lãnh đạo về chính trị và kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, Thái Lan lại trải qua một quá trình phát triển dân chủ không mấy bằng phẳng trong suốt hơn 50 năm qua. Từ khi Thái Lan chuyển đổi từ nền quân chủ sang quân chủ lập hiến theo Hiến pháp năm 1932, Thái Lan thực thi chế độ vừa dân sự vừa do quân đội lãnh đạo, và chứng kiến nhiều thế hệ chính phủ không ổn định và tồn tại không lâu.

Chính trị Thái Lan những năm đầu thế kỷ XXI luôn trong tình trạng bất ổn. Thứ nhất, khủng hoảng chính trị diễn ra “thƣờng xuyên” thể hiện sự yếu kém của quá trình dân chủ hoá. Hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối đòi chính phủ đƣơng thời từ chức nổ ra gay gắt, khiến cho nền dân chủ Thái Lan luôn trong tình trạng bế tắc. Mâu thuẫn quyền lợi giữa các đảng phái chính trị vẫn tiếp tục diễn ra và chƣa có dấu hiệu kết thúc. Bên cạnh đó, sự phân hoá ngày càng sâu sắc trong đời sống chính trị giữa miền Nam và miền Bắc, giữa thành thị và nông thôn và đặc biệt là sự điều hành độc đoán của Thaksin với tham vọng biến Thái Lan thành một nƣớc tƣ bản. Vấn đề bạo lực, xung đột leo thang ở miền Nam Thái Lan

vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để và ngày càng bất ổn. Đặc biệt, sau vụ hơn 80 ngƣời Hồi giáo bị chết tại Narathiwat [7,134] vào cuối tháng 10/2004, Chính phủ Thái Lan phải đối phó với nguy cơ xung đột gia tăng và sự phản ứng mạnh từ trong nƣớc và quốc tế, nhất là trong cộng đồng Hồi giáo. Cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ Thái Lan năm 2006 diễn biến phức tạp và sâu sắc đỉnh điểm là cuộc đảo chính quân sự ngày 19/9/2006 khiến toàn bộ thể chế điều hành đất nƣớc bị xáo trộn, lật đổ chính quyền của Thủ tƣớng Thaksin và lập ra Chính phủ lâm thời. Thứ hai, tình trạng tham nhũng ngày càng gia tăng: tham nhũng chính trị, gian lận bầu cử, mua bán phiếu bầu, và các hoạt động bảo trợ là đặc trƣng của nền “chính trị tiền bạc” Thái Lan và đã trở thành vấn nạn của đất nƣớc. Trƣớc cuộc bầu cử Hạ viện, chiến dịch vận động tranh cử ở Thái Lan trên thực tế là cuộc đua tranh quyết liệt giữa các đảng phái. Kết quả bầu cử cho thấy không có đảng nào giành thắng lợi áp đảo để có thể độc lập đứng ra thành lập chính phủ mới. Thứ ba, xung độc sắc tộc, tôn giáo ở Thái Lan ngày càng căng thẳng. Thứ tư, sự trở lại của giới quân sự trong nền chính trị Thái Lan. Thứ năm, vai trò của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trung lƣu và xã hội dân sự ngày càng phát triển ở Thái Lan. Đến năm 2009, Chính phủ Abhisit chƣa giải quyết đƣợc cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài ở Thái Lan là do phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhƣ: sự chống phá mạnh mẽ của phe đối lập thân cựu Thủ tƣớng Thaksin, mâu thuẫn trong Liên minh cầm quyền ngày càng sâu sắc, tình trạng bạo lực ở miền Nam Thái Lan vẫn gia tăng, kinh tế vẫn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, chịu tác động tiêu cực của giá dầu thế giới..., tình hình an ninh, chính trị trong nƣớc bất ổn kéo dài. Tuy nhiên, trong năm này Thái Lan đã tổ chức Hội nghị ASEAN và các Hội nghị liên quan với các đối tác ngoài khu vực, tham gia Hội nghị G-20... Tuy nhiên, việc Thái Lan thất bại trong việc kiểm soát cuộc biểu tình của UDD dẫn tới Hội nghị cấp cao ASEAN với các đối tác bị hủy bỏ vào tháng

4/2009 đã khiến vai trò, vị thế của Chính phủ Thái Lan và cá nhân Thủ tƣớng Abhisit phần nào bị giảm sút trong khu vực và quốc tế.

Về ngoại giao, Thái Lan thực hiện một chính sách ngoại giao hết sức năng động, đƣa ra nhiều sáng kiến hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhằm nâng cao vị thế và ảnh hƣởng của nƣớc này, thực hiện tham vọng vƣơn lên trở thành lãnh đạo khu vực. Thái Lan tiếp tục ƣu tiên quan hệ với các đối tác chiến lƣợc và các nƣớc lớn, dùng hoạt động ngoại giao để thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao vị thế trên trƣờng quốc tế, thúc đẩy các sáng kiến hợp tác chiến lƣợc khu vực… Tuy nhiên, cuộc đảo chính năm 2006 tại Thái Lan đã bị dƣ luận quốc tế chỉ trích là một bƣớc thụt lùi đối với nền dân chủ. Vì thế sau khi đƣợc thành lập, Chính phủ lâm thời đã cam kết tiếp tục duy trì và thực hiện chính sách đối ngoại của Chính phủ Thaksin, Thủ tƣớng Thái Lan đã thăm các nƣớc ASEAN, tham dự nhiều diễn đàn quốc tế, khu vực nhƣ Hội nghị cấp cao APEC- 14, cuộc gặp cấp cao Trung Quốc - ASEAN nhằm tranh thủ sự ủng hộ đối với Chính phủ lâm thời, cải thiện hình ảnh và môi trƣờng đầu tƣ của Thái Lan. Thái Lan tích cực hoạt động để cân bằng quan hệ với Mỹ, Trung Quốc nhƣng đã chú trọng tranh thủ sự thông cảm và làm giảm chỉ trích, phản đối của Mỹ đối với Chính phủ lâm thời Thái Lan. Quan hệ Thái - Việt tiếp tục đƣợc thúc đẩy trên nhiều lĩnh vực. Chính phủ lâm thời Thái Lan đã thể hiện thiện chí và sự hợp tác với Việt Nam thúc đẩy nhiều hoạt động quan hệ hợp tác cả về song phƣơng và đa phƣơng, tiếp tục thực hiện chính sách không cho phép các tổ chức, cá nhân lợi dụng lãnh thổ Thái Lan làm bàn đạp chống phá Việt Nam. Giải quyết tốt việc xem xét cấp quốc tịch cho Việt kiều ở Thái Lan. Chính phủ hai nƣớc luôn có những đoàn thăm chính thức lẫn nhau. Thái Lan chủ trƣơng chính sách đối ngoại là giữ vững các cam kết đối với quốc tế, khu vực và các nƣớc láng giềng, trong đó ƣu tiên phục vụ ổn định tình hình chính trị, kinh tế trong nƣớc, khôi phục hình

ảnh và uy tín của Thái Lan trƣớc cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế vai trò và hiệu quả đóng góp của Thái Lan đối với hợp tác khu vực đang bị hạn chế, gặp không ít khó khăn trong việc tiếp tục thực hiện một số chính sách đối ngoại với ASEAN của chính quyền Thaksin trƣớc đây. Thái Lan thận trọng trong việc xử lý quan hệ với các nƣớc láng giềng có chung biên giới là Lào, Campuchia, Myanmar và Malaysia với trọng tâm là xây dựng lòng tin, tạo môi trƣờng ổn định và giảm thiểu những tác động trực tiếp tới các lợi ích quốc gia của Thái Lan.

Về kinh tế, kể từ khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, mặc dù là nƣớc chịu nhiều tác động tiêu cực nhất, song nền kinh tế Thái Lan đã có những phục hồi đáng kể và vẫn đƣợc xếp vào một trong những nƣớc phát triển mạnh trong khu vực. Thứ nhất, Thái Lan đã thực hiện các chính sách điều chỉnh toàn bộ nền kinh tế và gặt hái đƣợc nhiều thành công, trong đó phải kể đến các chính sách kinh tế mới của cựu thủ tƣớng Thaksin Shinawatra kể từ khi ông lên nắm chính quyền từ năm 2001. Thứ hai, có sự thay đổi trong trụ cột tăng trƣởng kinh tế đó là xuất khẩu là trụ cột quan trọng nhất trong tăng trƣởng kinh tế (vì trƣớc khủng hoảng: đầu tƣ và xuất khẩu là yếu tố chính thúc đẩy tăng trƣởng, sau khủng hoảng: chỉ có xuất khẩu, trong khi đó đầu tƣ tƣ nhân và FDI giảm mạnh), tiếp tục phát triển ngành công nghiệp và chế tạo, tăng cƣờng vốn và lao động. Thứ ba, đổi mới trong chủ trƣơng, kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia. Nền kinh tế tự chủ do Quốc vƣơng Bhumibol Adulyadej khởi xƣớng và đƣợc cụ thể hoá trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia lần thứ 9 (2001-2006) và tiếp tục đƣợc theo đuổi trong Kế hoạch lần thứ 10 (2007- 2011). Nền kinh tế tạo lập giá trị do Thaksin khởi xƣớng thông qua việc tạo ra các giá trị mới mang phong cách riêng của Thái Lan (không đơn thuần là gia tăng giá trị) trong các sản phẩm và dịch vụ.

Thứ tư, thúc đẩy mạnh mẽ tự do hoá thƣơng mại và hội nhập kinh tế quốc tế thông qua chiến lƣợc ký kết FTA song phƣơng, đa phƣơng và tích cực đàm phán

hiệp định thƣơng mại tự do với Mỹ, Nhật Bản... Thứ năm, phân phối thu nhập và tình trạng nghèo đói đƣợc cải thiện. Từ chỗ tăng trƣởng kinh tế âm trong hai năm 1997-1998, nền kinh tế Thái Lan đã đạt đƣợc chỉ số tăng trƣởng cao: 1,9% năm 2001 lên 5,3% năm 2002; 6,2% năm 2004 và 4,5% năm 2005. Năm 2006, mặc dù có biến động về tình hình chính trị trong nƣớc nhƣng kinh tế Thái Lan nhìn chung vẫn giữ mức tăng trƣởng, các chỉ số kinh tế cơ bản đều đạt đƣợc: GDP tăng trƣởng khoảng 5%, xuất khẩu tăng 15%, doanh thu du lịch tăng 14%, đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 3 tỷ USD, lạm phát 4,6%, dự trữ ngoại tệ ở mức cao khoảng 60 tỷ USD [9,217]. Tuy nhiên, tình hình chính trị Thái Lan cũng làm ảnh hƣởng tiêu cực đối với lòng tin của các nhà đầu tƣ giảm sút. Việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) giữa Thái Lan với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc bị đình hoãn. Doanh thu từ du lịch, các mặt hàng tiêu dùng, hàng nhập khẩu giảm mạnh.

Ở khía cạnh xã hội, các cải cách lớn về giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội hƣớng tới các tầng lớp nông dân ở các vùng nông thôn đã mang lại cho hàng chục triệu ngƣời nghèo các cơ hội tiếp cận tài chính, y tế, giáo dục cho dù thu nhập của họ ở mức nào. Đây là chính phủ đầu tiên trong lịch sử Thái Lan thành công trong việc cố gắng “tái phân phối” thu nhập, mang lại công bằng hơn cho giới thị dân nghèo và nông dân ở những vùng khó khăn. Tuy nhiên, nền kinh tế Thái Lan sau đó lại bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng chính trị của chính nƣớc này, cộng với những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới nhƣ giá dầu leo thang, khủng hoảng năng lƣợng, sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ cũng nhƣ sự suy giảm về cầu trên toàn cầu, khiến cho nền kinh tế lại phải đƣơng đầu với những thách thức mới.

Việt Nam và Thái Lan đang trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, quan hệ Việt Nam - Thái Lan với các nƣớc, các tổ chức quốc tế không ngừng mở rộng. Do vậy, mọi diễn biến tích cực hay tiêu cực của tình hình an ninh, chính trị,

kinh tế thế giới, khu vực và nội tình hai nƣớc đều tác động đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam và Thái Lan.

Là một nƣớc láng giềng gần gũi với Thái Lan và đang trong quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hƣởng từ các vấn đề chính trị, kinh tế của Thái Lan, đặc biệt là mối quan hệ ngoại giao và thƣơng mại trong nhiều năm qua. Hơn nữa, Việt Nam và Thái Lan đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vai trò của Thái Lan trong quá trình phát triển của khu vực ngày càng gia tăng, mọi đề xuất và chiến lƣợc ngoại giao của Thái Lan đối với khu vực nhất định sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới toàn bộ khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị của Thái Lan trong thời gian qua cũng làm xuất hiện những cơ hội để Việt Nam tăng cƣờng vai trò trong các sáng kiến khu vực và tiểu khu vực; tăng cƣờng quảng bá hình ảnh đất nƣớc để thu hút du lịch, đầu tƣ, thâm nhập thị phần các thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa mà trƣớc đây Thái Lan có thế mạnh cạnh tranh quyết liệt.

CHƢƠNG 2

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH, KINH TẾ VÀ

VĂN HÓA - XÃ HỘI GIỮA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN 2000 - 2009 2.1. Quan hệ chính trị - an ninh:

Hơn 30 năm qua, kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (6/8/1976) đến nay, quan hệ hai nƣớc Việt Nam - Thái Lan đã có bƣớc phát triển nhanh chóng và vững chắc. Quan hệ hợp tác hai nƣớc đi vào ổn định, phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt nổi bật về chính trị và an ninh. Hai bên đã xây dựng đƣợc mối quan hệ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Nhìn lại lịch sử hơn 30 năm quan hệ, chúng ta thấy rằng để có sự hợp tác hòa bình, ổn định nhƣ ngày nay, Việt Nam - Thái Lan đã rất nỗ lực để vƣợt qua những tồn tại do lịch sử để lại.

Kể từ năm 1976 đến trƣớc năm 2000, những chuyến thăm và làm việc của các cấp lãnh đạo hai nƣớc diễn ra thƣờng xuyên. Điều này thể hiện sự thiện chí cố gắng đẩy mạnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan.

Về phía Việt Nam: Tháng 7/1976, Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh gửi thƣ cho Bộ trƣởng Ngoại giao Thái Lan Phi-xay Rắt-ta-cun, đƣa ra chính sách 4 điểm đối với các nƣớc Đông Nam Á làm cơ sở cho bình thƣờng hóa quan hệ Việt Nam - Thái Lan. Tháng 1/1978 Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh thăm chính thức Thái Lan, hai bên ký các Hiệp định thƣơng mại, hợp tác khoa học kỹ thuật, Hiệp định về vận chuyển hàng không giữa hai nƣớc. Tháng 2/1978, Việt Nam lập Đại sứ quán tại Băng Cốc. Tiếp theo là các chuyến thăm và làm việc tại Thái Lan của Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng (tháng 9/1978), Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (tháng 5/1980), đoàn Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Bình dẫn đầu (tháng 7/1989), Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo (tháng 9/1990), Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt (tháng 10/1991), Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời (tháng 10/1993), thành lập Hội hữu nghị Việt

Nam - Thái Lan do Thứ trƣởng Ngoại giao Trần Quang Cơ làm Chủ tịch (tháng 10/1993), Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (tháng 9/1996). Tháng 7/1997 Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký Hiệp định phân định ranh giới trên vịnh Thái Lan. Tháng 10/1998, Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thăm chính thức Thái Lan [18, 15].

Về phía Thái Lan: Tháng 8/1976, Bộ trƣởng Ngoại giao Phi-xay Rắt –ta –cun thăm chính thức Việt Nam, ký Thông cáo chung thiết lập quan hệ Ngoại giao giữa Việt Nam và Thái Lan. Tháng 3/1978, Thái Lan lập Đại sứ quán tại Hà Nội. Tháng 1/1984, Bộ trƣởng Ngoại giao Sit Sa-vết-si-la tuyên bố: Các công ty tƣ nhân Thái Lan đƣợc phép buôn bán với Việt Nam và đến năm 1989 ông tới Việt Nam. Tiếp theo đó là các chuyến thăm Việt Nam của: Đoàn Ủy ban Đối ngoại, Hạ nghị Viện Thái Lan do Chủ tịch Ủy ban Pra-sộp But-sa-ra-kham dẫn đầu (3/1989), Phó thủ tƣớng Phi-xay Rắt –ta –cun (11/1989), Thủ tƣớng A-năn Păn-da-sun đến Việt Nam và ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ (1/1992), Thái tử Ma-hả Va-chi-ra-lông-con (11/1992), Bộ trƣởng Ngoại giao Pra-sổng Sùn-si-ri thăm chính thức Việt Nam và ký các hiệp định: Tránh đánh thuế hai lần, cho Việt Nam vay dài hạn 150 triệu Baht (12/1992), Công chúa Ma- hả Chặc-cri Si-rin-thon (2/1993), Thủ tƣớng Suôn Lịch-phay ký kết Hiệp định hợp tác Du lịch và Thỏa thuận giữa Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam với Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (3/1994), Thử tƣớng Băn-hản Sỉn-la- pạ-a-cha (10/1995), Bộ trƣởng Ca-sểm S. Ca-sểm-sỉ (4/1996), Thử tƣớng Cha- va-lit Dông-chay-dut (3/1997), Thái tử Ma-hả Va-chi-ra-lông-con (9/1997), Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Nội vụ Xa-nằn Kha-chon-pra-xạt (3/1999), Phó Thử tƣớng Phi-xay Rắt –ta –cun (10/1999) [18,15].

Hai mƣơi ba năm kể từ ngày hai nƣớc Việt Nam - Thái Lan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao 1976 đến năm 1999, hợp tác này diễn ra thƣờng

xuyên và tích cực, tăng cƣờng tinh thần đoàn kết và hữu nghị giữa hai quốc gia.

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 2000-2009 (Trang 43)