Tình hình Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 2000-2009 (Trang 38 - 43)

Bƣớc sang thế kỷ XXI, bên cạnh một số thuận lợi nhƣ tình hình chính trị - xã hội ổn định, quan hệ quốc tế đƣợc mở rộng, tiềm lực kinh tế đƣợc tăng cƣờng, kinh nghiệm điều hành nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng đƣợc tích luỹ sau 15 năm đổi mới... nƣớc ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới phát sinh ở trong nƣớc, thiên tai, dịch bệnh lớn gây thiệt hại nặng nề xảy ra hàng năm, cơ sở hạ tầng yếu kém… Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu, vƣợt qua khó khăn, tranh thủ thời cơ, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trên từng ngành và lĩnh vực cụ thể.

Về chính trị: Thứ nhất, trong giai đoạn 2000-2009, Việt Nam đã tiến hành những kỳ đại hội, hội nghị quan trọng nhƣ: Đại hội Thi đua, Đại hội Đảng

toàn quốc, Hội nghị Trung ƣơng... Thứ hai, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò và vị thế của mình trên trƣờng quốc tế thông qua việc tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5/2004), Hội nghị cấp cao Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) lần thứ 14 (2006), tạo dấu ấn sâu đậm cho bạn bè quốc tế về hình ảnh một nƣớc Việt Nam năng động, cởi mở, mến khách và ổn định, đồng thời chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ về chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa và chủ trƣơng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam. Đặc biệt, năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Bên cạnh đó, với cƣơng vị là Ủy viên không thƣờng trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam hoàn thành tốt chức trách của mình và cƣơng vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an trong tháng 7/2008, thể hiện và bảo vệ quan điểm, lập trƣờng mang tính nguyên tắc của Đảng, Nhà nƣớc ta trong giải quyết các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế, khẳng định uy tín và vị thế mới của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Thứ ba, Việt Nam đã quyết liệt chống tham nhũng. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí đƣợc đẩy mạnh. Tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Phòng chống tham nhũng; rà soát sửa đổi, bổ sung và xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm chủ động ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí; ban hành quy định về xử lý trách nhiệm đối với ngƣời đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng; chỉ đạo xử lý kiên quyết, công khai, đúng pháp luật các vụ việc tham nhũng, nhất là một số vụ việc tham nhũng lớn, gây bức xúc trong dƣ luận. Những hoạt động thiết thực của Đảng và Nhà nƣớc đã tạo thêm lòng tin trong xã hội vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí và sự nghiêm minh của pháp luật.

Về ngoại giao: Quan hệ đối ngoại đƣợc triển khai dồn dập và trên bình diện rộng, ghi dấu ấn đậm trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Quan hệ Việt - Mỹ

tiếp tục đƣợc củng cố sâu sắc sau chuyến viếng thăm của Tổng thống Bill Clinton tới Việt Nam tháng 11/2000, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ƣớc phân định vịnh Bắc Bộ về lãnh hải, khu vực đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa, các chuyến thăm hữu nghị chính thức của Việt Nam tới các nƣớc bạn và ngƣợc lại... Việt Nam tham gia các hội nghị quốc tế quan trọng, đóng góp thiết thực vào các Diễn dàn, Tổ chức khu vực và quốc tế nhƣ ASEAN-8 (Campuchia), ASEM-4 (Đan Mạch), APEC-10 (Mexico), Cộng đồng Pháp ngữ (Libăng), đồng thời Quốc hội Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội đồng AIPO lần thứ 23 tại Hà Nội. Nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng đƣa vị thế Việt Nam lên tầm cao mới và hội nhập sâu hơn vào thế giới và đạt nhiều thành tựu quan trọng nhƣ Việt Nam đã hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thƣờng trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, khẳng định bản lĩnh, trách nhiệm và vị thế của Việt Nam. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao hoạt động của Việt Nam trong thời gian qua. Thành công này đánh dấu một bƣớc tiến về ngoại giao đa phƣơng của nƣớc ta, thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Về kinh tế: Sau 25 năm tiến hành đổi mới đất nƣớc (1986-2010) và hội nhập quốc tế, thế và lực của nƣớc ta cũng nhƣ kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đều đã đƣợc tăng lên đáng kể. Kinh tế Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Thứ nhất, kinh tế tăng trƣởng với tốc độ tƣơng đối cao và cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2000 tổng sản phẩm trong nƣớc tăng 6,7%; năm 2001, đạt 6,89% [91,7]; năm 2002, đạt 7,08 [91,7]. Năm 2003, mặc dù tình hình quốc tế có nhiều bất lợi (chiến tranh Iraq, đại dịch SARS, khủng hoảng kinh tế...) nhƣng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt đƣợc những bƣớc tiến rất vững chắc: đạt mức tăng trƣởng GDP đạt 7,34% [91,7], cao nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai châu Á. Năm 2004, tiếp tục đạt mức tăng

trƣởng kinh tế khá, đạt 7,69% [91,7]. Năm 2005, GDP đạt tốc độ tăng trƣởng ngoạn mục, đạt 8,44% [92,7], năm 2006 đạt 8,23% [16,9]. Năm 2007, kinh tế đạt mức tăng trƣởng 8,48% [16,9], cao nhất trong vòng 10 năm qua. Năm 2008, việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đạt kết quả bƣớc đầu quan trọng. Tám nhóm giải pháp Chính phủ đề ra, nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và khó khăn kinh tế nghiêm trọng trong nƣớc, đã đạt kết quả bƣớc đầu quan trọng, duy trì mức tăng trƣởng GDP là 6,23% [16,9]. Năm 2009, các biện pháp kích thích kinh tế kịp thời mang lại hiệu quả kinh tế xã hội quan trọng. Các chƣơng trình kích thích kinh tế của Chính phủ đã giúp Việt Nam ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trƣởng GDP hợp lý ở mức 5,2%, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tiếp tục bị tác động nặng nề bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Thứ hai, vốn đầu tƣ phát triển và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế đã tăng lên đáng kể. Đầu tƣ phát triển là một trong những yếu tố quyết định tăng trƣởng kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề xã hội vì hoạt động này trực tiếp làm tăng tài sản cố định, tài sản lƣu động, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực; đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao mức sống dân cƣ và mặt bằng dân trí; bảo vệ môi trƣờng sinh thái và đƣa các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội khác vào cuộc sống. Do nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của đầu tƣ phát triển nhƣ vậy nên trong những năm vừa qua chúng ta đã có nhiều chính sách và giải pháp khơi dậy nguồn nội lực và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để huy động vốn cho đầu tƣ phát triển. Nhờ vậy, tổng số vốn đầu tƣ phát triển năm 2000 là 151.183 tỷ đồng đến năm 2009 đã đạt tới là 708.826 tỷ đồng [87], gấp 4,7 lần. Thứ ba, đời sống các tầng lớp dân cƣ tiếp tục đƣợc cải thiện và xoá đói giảm nghèo đạt kết quả quan trọng. Do kinh tế tăng trƣởng với tốc độ tƣơng đối khá, giá cả ổn định và việc

điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu cùng với việc triển khai nhiều chƣơng trình xoá đói giảm nghèo nên đời sống các tầng lớp dân cƣ ở cả thành thị và nông thôn nhìn chung tiếp tục đƣợc cải thiện.

Về văn hóa - xã hội: Thứ nhất, giáo dục luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm vì “nhân tài là nguyên khí của quốc gia”. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tiếp tục đƣợc triển khai trên phạm vi cả nƣớc. Ngành giáo dục đang đặt mục tiêu tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu “một xã hội học tập” vào năm 2010. Thứ hai, thể dục thể thao ngày càng phát triển. Việt Nam đã tổ chức thành công SEA Games 22 và Para Games 2. Vƣợt qua khuôn khổ một hoạt động thể thao đơn thuần, đây còn là một sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội to lớn. Những nguyên tắc “đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình và phát triển” đã đƣợc Việt Nam thể hiện xuất sắc. SEA Games là một cú hích quan trọng đối với đầu tƣ cơ sở hạ tầng, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Hoạt động thể thao quần chúng đƣợc tăng cƣờng cả về quy mô, nội dung và hình thức... Thứ ba, về vấn đề thiên tai, dịch bệnh. Việt Nam là đã khống chế thành công dịch SARS, đại dịch cúm H5NI, A/H1N1... Thiên tai bão lũ có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội trong năm qua nhƣng nhờ có sự chủ động và tích cực phòng chống đã hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về ngƣời và tài sản.

Trong 10 năm qua (2000-2009), Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn bắt nguồn từ thế và lực của đất nƣớc, sự nỗ lực và hoạt động có hiệu quả của cả hệ thống chính trị và những cố gắng phấn đấu vƣợt bậc để vƣợt qua thách thức khó khăn của các tầng lớp nhân dân, của cộng đồng các doanh nghiệp, đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nƣớc. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, chúng ta cũng nhìn nhận rằng, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều bất cập. Tốc độ tăng GDP tuy vƣợt kế hoạch đề ra nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, sự phát triển của khoa học - công nghệ,

giáo dục - đào tạo, bảo vệ - cải thiện môi trƣờng, chăm sóc sức khoẻ nhân dân vẫn chƣa đáp ứng kịp yêu cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều trở ngại. Những yếu kém, bất cập nói trên không phải là những vấn đề mới, nhƣng việc khắc phục còn rất chậm, chƣa tạo đƣợc sự chuyển biến rõ nét, đòi hỏi phải có những nỗ lực cao hơn, với những giải pháp thiết thực hơn để vƣợt lên những khó khăn, thách thức đƣa đất nƣớc ngày càng phát triển và tạo đƣợc bàn đạp vững chắc trong mối quan hệ với các nƣớc trên thế giới vì Việt Nam ngày nay là đối tác chiến lƣợc của nhiều nƣớc nói chung và của Thái Lan nói riêng.

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 2000-2009 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)